Thông báo: Thông tin dịch bệnh Cúm Gia Cầm Các Tỉnh

  • Thread starter nguyenbieu1984
  • Ngày gửi
ss-1.jpg


Thông báo:

tình hình thời tiết hiện nay thích hợp cho nhiều loại virut mà nguy hiểm nhất là H5N1 :wacko:có nhiều tỉnh trong nc đã công bố dịch riêng ở sóc trăng Mỹ xuyên và thạnh trị đã nổ dịch :huh:mong a e quan tâm đến ý thức phòng bệnh nhất là đối với tỉnh lân cận ( bạc liêu-sóc trăng-hậu giang)
1/ nói đến phòng bệnh là phải nói đến vaccine: a e nào chưa tiêm phòng hảy liên hệ ngay với thú y địa phương dù số lượng vật nuôi ít hay nhiều
2/ Đối với gia cầm đã dc tiêm phòng và trong thời gian chờ miễn dịch :6^: a e nên nâng cao khả năng miễn dịch của gia cầm bằng cách trộn thêm multivitamin và KS phổ rộng vào khẩu phần TA nc uống KS thì định kỳ nha và sát trùng thường xuyên 1tuần 2 -3 lần (ngoài vitamin có thể bổ sung thêm Sorbitol để nâng cao khả năng miễn dịch)
3/ Đối với gia cầm tiêm phòng và dc miễn dịch rồi mà nằm trong khu vực bệnh hoặc lân cận đã có đàn mắc bệnh A e đừng chủ quan vì dc tiêm phòng rồi dù dc tiêm phòng rồi nhưng tiếp xúc quá nhiều với mầm bệnh cũng có thể nổ dịch :wub:đừng để bị rồi mới nói tiêm rồi sao vẩn bị :anggry:có rất nhiều nguyên nhân từ khâu sx - khi tiêm vì vậy a e nên sát trùng thường xuyên ngày 1-2 lần và nâng cao khả năng miễn dịch của gia cầm hạn chế người tham quan nha:anggry:
"1 bước chân của khách tham quan có thể làm phá sản 1 người":7^:
:wub:bài viết có sơ xót gì mong a e thông cảm

Ghi chú: Mọi người cùng đóng góp thông tin dịch bệnh tại đây <--
 


Last edited by a moderator:
rất hay em rất cảm ơn bác

--------

mọi người thử tham khảo cách này xem liệu có giúp ích gì được cho bà con không
3 phương pháp phòng ngừa bệnh dịch của chúng tôi
- đã áp dụng vào thực tế rất thành công những phương pháp này vật nuôi của chúng tôi đã vượt qua được 2 ,đợt nguy hiểm cuối năm 2010 ( trời lạnh 8-9 độ c ,gà nhỏ bệnh phát sinh ) đã vượt qua đầu năm 2011 đợt dịch trong xã ( bệnh kí sinh trùng đường máu) số lượng lên tới 80 % bị mắc bệnh này mà chủ yếu là những trang trại chăn nuôi tập chung ,( trong khi đó gà em đã bình an vô sự không ảnh hưởng gì )

1 . tăng sức đề kháng
- lếu ta muốn phòng hay điều trị bệnh gì thì đầu tiên vật nuôi phải có sức đề kháng cao thi phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn các thức như sau ,,tăng khẩu phần ăn, dùng các loại thuốc bổ như ( glucose) giúp chống mất nước và tăng lượng nước cho vật nuôi , ( bcomlech) giúp trược lực , ( vitamin C ) giúp tăng sức đề kháng , (điện giải) giải độc và tăng sức đề kháng cho vật nuôi ,và các loại vitamin khác v.v.v.v.
gà ở môi trường có độ thông thoáng và nhiệt độ phù hợp với vật nuôi giúp vật nuôi thoải mái rất tốt cho phòng và trữa bệnh

2 . dùng vacxin đầy đủ và cẩn thận
- dùng vacxin để phòng dịch bệnh là cách thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay nhưng muốn phòng bệnh bằng vacxin có hiệu quả cao thì cũng phải đạt tiêu chuẩn ví dụ như , pha chế , đong đếm vacxin phải đúng liều lượng của hãng đó và vacxin phải đạt tiêu chuẩn là hàng có chất lượng va uy tín ví dụ như Việt Nam ,intavet ( hà lan ) , hanvet v.v.v.v không lên dùng vacxin của những hãng không có nguồn gốc không tiên tuổi v,v,v

3 . phòng bệnh bằng tác động bên ngoài
ngoài lếu những vùng lân cận đang có biểu hiện dịch - bệnh thì dầu tiên ta phải làm là ta lấy bạt che đậy kín đáo chuồng nuôi nhưng vẫn phải để có độ thông thoáng nhất định cách này giúp tránh hiện tượng gió đưa lông, bảy bụi virut, vi khuẩn của gà bệnh có nhiểm bay vào chuồng nuôi , và chánh hện tượng ruồi xanh, chim hoang , các loại côn trùng bay vao khu vực chăn nuôi
- và chúng ta cũng lên vệ sinh vệ sinh khi vực chăn nuôi để tránh các loại côn trùng như ruồi muỗi bay từ lơi có dịch vào chuồng nuôi và chúng ta cũng lên dùng cách loại thuốc diệt muồi muỗi rồi phun lên chỗn ruồi muỗi hay tập chung đặc biệt ruồi xanh nhưng chú y chánh phun vào gà không sẽ rât có hai cho gà
dù chăn nuôi vật gì thì chúng ta cũng lên chú ý ruồi xanh vì đây là vật rât nguy hiểm nó rất có thể là kẻ thù làm cho ta thất bại và phá sản vì ruồi xanh là loại côn trùng ăn sác chết và sinh sản ở sác ở chết lên hay mang mầm bệnh từ lơi này sang lơi khác như vậy ta phải tìm cách tiêu diệt ruồi xanh bất cư ở đâu nhât là lơi ruồi xanh hay tập chung
- khi những vùng lân cận đang có dịch bệnh thì ta phải hạn chế khác thăm quan và các động vận như cho mèo v.v.v ra vào khu vực chăn nuôi như vậy biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mới có hiệu quả cao hơn
 
Last edited:
dịch cúm H5N1

tình hình dịch cúm ở tỉnh nhà (huyện mỹ xuyên. tỉnh sóc trăng) chiếm đa số là bà con nông dân sinh sống theo mùa lúa .... hể xạ lá là mua vịt về thả .....cho đến khi cắt lúa .....
tôi thấy thực tế tại chợ huyện mỹ xuyên có vận chuyển vịt con từ ngoài tỉnh vào bán ồ ạc , mà cơ sở thú y không quan sát . ( với số lượng rất lớn ) những con vịt nầy không biết là có kiểm tra trước khi vào huyện nhà bán hay không !
còn bà con nơi đây thì ít chịu tim phòng vaccin cứ ham rẻ mà mua nuôi ! trong khi huyện nhà thì không có cơ sở ấp vịt ( an toàn), đến khi phát dịch có chết người thì mới phát hiện , bằng không gà vịt chết họ đều quăn xuống sông mặc cho chúng trôi dạt khắp nơi .( chưa có dòng sông nào bẩn bằng sông huyện mỹ xuyên )
hôm nay ....cách nhà tôi ,có hộ nuôi vịt xiêm đã bắt đầu chết ( vẫn như chiêu củ : cho xuống sông)
còn chưa nhắc đến dịch TAI XANH : cơ hội làm giàu cho lái heo!
người dân -cơ quan thú y - chưa nhất trí một lòng dập dịch . thì cơ hội dịch sẽ sang tỉnh bạn là đều không trành khỏi!
linh_tung
 
:botay:đúng tình trạng này hok chỉ riêng ở mỹ xuyên mà hầu hết các vùng nông thôn điều vậy cả mình còn định viết 1 bài về ý thức người chăn nuôi kinh thật nếu như các bác từng chứng kiến và còn đáng buồn hơn là họ hok hề có chút trách nhiệm nào hết nhằm người lại càng coi đó là chuyện bình thường mà tui lại sử dụng chung nguồn nc với họ nửa:1^:mỗi lần thấy thả trôi sông là ở đây tui vác bình sịt muốn còng lưng:anggry:giết người hok cần xài dao
 
thả gà vịt chết trôi sông là đều đáng ngại ...còn đằng nầy ::botay:hộ gia đình sát nhà tôi ! hể gà vịt của ai chết họ kéo vào xẽ thịt cùng nhau xơi !!!!!!!
nguồn nước từ nhà nầy sử dụng thảy ra thì thật là khủng cho những hộ chăn nuôi ở cuối nguồn ....họ còn nói ( ai sợ chết đem lại họ ăn dùm cho )
thật là :bash: ....khổ cho người chăn nuôi với những người thiếu ý thức như vậy!
còn hôm nay . tại chợ gà mỹ xuyên vẫn buôn bán thảng nhiên ! người mua ăn thì vô tư với H5N1
 
:angry:11 tỉnh có dịch
Ông Hoàng Văn Năm - Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT - cho biết, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch cúm gia cầm đã tái phát tại 11 tỉnh, thành.
Cụ thể, dịch đã xuất hiện tại 28 xã, phường của 21 quận, huyện thuộc các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Tổng cộng đã có 34.366 con gia cầm mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy.
Theo ông Năm, dịch phát ra lẻ tẻ và rải rác, phần lớn các tỉnh chỉ có một hoặc hai hộ chăn nuôi có dịch và các ổ dịch đều đã được địa phương phát hiện sớm, xử lý gọn.
“Dịch bệnh vẫn đang có chiều hướng gia tăng nhưng tốc độ tái phát đã chững lại. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng là rất cao”, ông Năm lưu ý.
Nguyên nhân, theo người đứng đầu Cục Thú y, vi rút cúm A H5N1 đang "lưu hành" rộng rãi ngoài môi trường, kể cả trên đàn gia cầm khỏe mạnh. Hiện nay, thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao, nhiều khi tới 90%, đang tạo điều kiện phát triển và lây lan cho loại vi rút này.
Trong khi đó, giết mổ và vận chuyển gia cầm gia tăng, nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch hoặc được nuôi mới, tại các tỉnh phía Bắc vi rút đã biến đổi nhưng chưa có vắc xin phù hợp nên dịch tái phát là hoàn toàn có thể xảy ra ở bất cứ địa phương nào
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120218/khan-cap-dap-dich-cum-gia-cam.aspx
a e nào chưa tiêm phòng thì khẩn trương lên nha và tuyên truyền cho những hộ chăn nuôi xung quanh nha:huh:
 

Last edited by a moderator:
không cứ gì chỗn các bác chỗn em cũng vậy còn khủng hơn nữa khu chăn nuôi và nhà em ở dáp bờ kệnh mới khổ chứ lếu nước kênh đầy thì không xao nhưng mỗi khi nước kênh cạnnào thì gà ,vịt ,lợn có khi có cả chó mèo v.v.v đều trôi lổi và mắc kẹt ở kênh rồi xanh cứ bẫu đầy thế mà rồi con xanh đó bay đến nhà ai thì ....
 
Tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng tăng nhanh nhất là cúm H5N1 tại các tỈnh ĐBSCL.

Trong thời gian này là thời kỳ người chăn nuôi vịt thả đồng nên là một trong những nguyên nhân làm bệnh thêm phức tạp.

Cúm H5N1 trên gà bắt đầu xảy ra trên một số khu vực (Sóc Trăng, Bạc Liêu...). Hiện tại, đa số chi cục đã nhập vaccine về. Bà con nên liên hệ với Trạm thú y gần nhất để được nhận vaccine về tiêm sớm..
 
Nguyenbieu ơi! tạo 1 topic nói về H5N1 biến chủng nhá!
Nghe nói miền Nam xuất hiện chủng mới, hổng biết Re-5 của Trung Quốc còn hiệu quả không nửa...
hic hic
 
:wacko:mình vẩn theo dõi hổm rày mà chưa cập nhật về chủng mới a e nào có thì cung cấp thêm thông tin nhe:9^:
 
Hiện nay, vẫn sử dụng vaccine chủng cũ để chích,mặc dù tỷ lệ bảo hộ thấp(70%) nhưng ae nên chích vẫn tốt hơn là không có.Thân ái.
 
Mình còn mấy chai văcxin H5N1 Re-5 của tàu chệt cũng mang ra tiêm lại, chả biết có ăn thua gì ko. Mọi người dù nuôi ít hay nhiều cũng nên tiêm phòng lại. Vì khi bệnh đã nổ ra thì coi như xong:122:, việc dùng văcxin chống lại bệnh khi đã xảy ra chỉ nhằm mục đích dập dịch mà thôi! Văcxin chỉ hạn chế việc đào thải virut ra ngoài môi trường chứ không tiêu diệt đc mầm mống của bệnh các bạn nhé. Phòng đc bệnh cho mình cũng là phòng bệnh cho người khác, góp phần ngăn chặn ko cho cúm trở thành đại dịch.:nono:
 
Những cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả

Mỗi năm ở Mỹ có tới 50.000 người chết vì bị viêm phổi, biến chứng từ bệnh cúm. Triệu chứng thường thấy khi bị bệnh cúm là ho khan, đau họng, đau nhức đầu, đau nhức bắp thịt, mệt nhiều, ớn lạnh, sốt, mỏi mắt.

1. Tiêm vacxin

Ngay từ tháng 5 hàng năm, hãy chích một mũi vacxin chống bệnh cúm, cách này hiệu quả và an toàn nhất. Đối với người trên 65 tuổi cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe kỹ trước khi thực hiện tiêm ngừa.

2. Tránh đám đông

Tránh môi trường ô nhiễm, nơi đông người. Nhà ga, bến tàu, bến xe đông đúc là nơi vi khuẩn cúm lây lan nhanh nhất. Cách tốt nhất là hạn chế tiếp xúc để tránh bị lây nhiễm virus bệnh cúm.

3. Đừng truyền “bọ” cúm đi xa hơn

Nếu bạn phải sống trong môi trường có khả năng nhiễm virus cúm cao hãy cố gắng đừng đến gần những người bị cúm, nhất là trẻ em vì chúng dễ lây cúm nhanh hơn cả.

4. Thuốc kháng cúm

Một số người dị ứng với các liều vacxin có thể dùng thuốc chống dị ứng ngay khi thấy có khả năng lây nhiễm từ người khác.

5. Chống stress

Suy nhược cơ thể và stress cũng khiến các virus cúm nhanh chóng tấn công. Vì thế, để chống cúm, bạn hãy nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy dấu hiệu của sự mệt mỏi xâm nhập.

6. Tập thể dục

Biện pháp này chẳng phải là liều vacxin nhưng dù sao ở một thân thể tráng kiện đầy sức sống, sức đề kháng cao và chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ đẩy lùi đáng kể các chú virus đáng ghét luôn lăm le đến gần.

7. Không hút thuốc và tránh môi trường khói thuốc

Khói thuốc và môi trường khói thuốc là nơi sản sinh nhanh nhất các virus cúm. Cộng hưởng các “phần tử xấu” với nhau, khói thuốc và cúm sẽ đốn ngã bất kỳ lực sĩ nào.

8. Hãy rửa tay

Rửa tay mọi lúc, mọi nơi nếu có thể, đây là ổ vi trùng lớn nhất có thể xâm nhập vào cơ thể bạn bất kỳ lúc nào và mang theo chúng cả những virus cúm đấy.

9. Đừng khịt mũi

Bạn sẽ khiến bệnh cúm trở nên trầm trọng hơn nếu cứ phồng mũi lên thở khò khè. Hãy cố đừng làm cho xoang mũi khó chịu bằng cách day nhẹ tay lên hai huyệt ngay hai cánh mũi hoặc dùng thuốc nhỏ thông mũi liên tục.

10. Theo dõi tin tức

Theo dõi tin tức trên báo chí để biết những nơi có dịch cúm để đề phòng.

Lưu ý: Bình thường chúng ta có thể tự chữa trị ở nhà. Nhưng, nếu thấy khó thở, ho nhiều, có đờm màu vàng - xanh thì cần phải tới bác sĩ khám bệnh, vì bệnh cúm có thể đã biến chứng thành viêm phổi.
 
cúm quay trở lại thì lo thiệt, mình vừa tiêm ngừa lúc chiều, dịch cúm mà nổ ra thì thịt gà, và trứng rẻ như bèo, khổ thật, chăn nuôi lời đâu chưa thấy, mà thấy lo trăm bề, thú y ở địa phương mình cũng đang phun sát trùng trên toàn địa bàn, hy vọng là kg đến vĩnh long,:wacko:
 


Back
Top