Thông tin mới - bán cổ phiếu cho nông dân

Bài viết này được copy từ một bài báo trên báo Thanh Niên. hy vọng có ích cho bà con mình.
[h=1]Bán cổ phiếu cho nông dân[/h] 19/11/2013 03:30



<tbody>
</tbody>
[h=2]Cách đây 10 năm, hình thức cho nông dân tham gia góp vốn vào doanh nghiệp bằng tiền hoặc quyền sử dụng đất đã được một số doanh nghiệp khởi xướng. Đến nay, việc bán cổ phần cho nông dân vẫn được xem là cách làm nhân văn để cùng chia sẻ lợi ích với người nghèo...[/h]
nongdan2.jpg

Khi trở thành cổ đông công ty, nông dân có thể bán trực tiếp sản phẩm cho doanh nghiệp của mình - Ảnh: D.Đ.Minh

<tbody>
</tbody>
Đổi lúa lấy cổ phiếu
Cuối tháng 10 vừa qua, Công ty CP bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) chính thức phát hành 2,48 triệu cổ phiếu ưu đãi cho nông dân toàn vùng ĐBSCL. Cụ thể, trong đợt phát hành này, AGPPS chọn ra 6.000 nông dân đang tham gia chương trình “Cùng nông dân ra đồng” của công ty để chào bán cổ phiếu với giá bằng 1/2 giá thị trường. Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT AGPPS, cho biết mức giá cổ phiếu công ty đưa ra là 30.000 đồng/cổ phiếu. Khi tham gia mua cổ phiếu, mỗi người dân có thể chọn 1 trong 3 “gói khối lượng”: 300, 400 hoặc 500 cổ phiếu, tương ứng khoảng 9 triệu, 12 triệu hoặc 15 triệu đồng đầu tư. Theo ông Thòn, hiện nông dân chưa bước vào vụ thu hoạch nên chưa có tiền mặt để mua cổ phiếu, vì vậy chưa tính được lượng cổ phiếu bán ra sẽ đạt khoảng bao nhiêu. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ hỗ trợ người trồng lúa tiếp cận các ngân hàng để vay vốn. Ngoài ra, thay vì trả bằng tiền, nông dân có thể đổi lúa lấy cổ phiếu, căn cứ vào giá trên thị trường cùng thời điểm.
Đánh giá về cách làm của AGPPS, GS-TS Võ Tòng Xuân, một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, cho rằng đây là cách làm hay và có lợi cho nông dân, bởi khi trở thành cổ đông thì đến vụ thu hoạch nông dân có thể bán lúa lại cho chính công ty của mình, không còn phải bán qua nhiều tầng thương lái, tránh được việc bị ép giá khi rộ vụ.
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Thực tế không phải AGPPS là doanh nghiệp (DN) đầu tiên áp dụng hình thức bán cổ phiếu cho nông dân. Cách đây nhiều năm, Công ty sữa Vinamilk, Công ty CP mía đường Lam Sơn (Lasuco) cũng đã dành một phần cổ phiếu bán ưu đãi cho nông dân. Tuy nhiên, sau đó do không có ràng buộc cụ thể nên số cổ phiếu ưu đãi dành cho nông dân lại tản mát vào tay người khác, rốt cuộc mục đích gắn kết lâu dài cùng chia sẻ lợi nhuận với nông dân vẫn chưa thể thực hiện đến nơi đến chốn.
Theo Ban lãnh đạo Lasuco, trong thời gian tới Lasuco sẽ tiếp tục chương trình cổ phiếu ưu đãi cho nông dân trồng mía. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm cách làm trước đây, công ty sẽ không bán cổ phiếu lấy tiền mặt của nông dân nữa mà chủ trương để nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất thông qua các công ty cổ phần nông nghiệp tại các địa phương, để họ được hưởng cổ tức hằng năm qua vốn góp, tiếp tục thâm canh và được nhận tiền công trên chính mảnh đất nhà mình. Đáng lưu ý, người dân được chủ động nếu không muốn góp vốn bằng đất nữa, họ có thể lấy ra canh tác bình thường.
Công ty CP mía đường Sơn La (SLS) cũng muốn bán cổ phần cho nông dân theo một mức giá ưu đãi. Theo ông Phạm Ngọc Thao, Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường Sơn La, các DN sản xuất mía đường có mối quan hệ mật thiết với người nông dân trồng mía, mong muốn của DN là có thêm nhiều cổ đông là các hộ nông dân trồng mía và các cán bộ - công nhân viên của DN tham gia mua cổ phần khi nhà nước thoái vốn, vì điều này sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững cho DN. Tuy nhiên, băn khoăn lớn với Công ty SLS là DN đã niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX), trong khi hầu hết nông dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc miền núi, không thể tiếp cận để biết được thông tin giao dịch trên sàn chứng khoán. Nếu muốn bán cổ phần cho nông dân theo một mức giá ưu đãi, công ty cũng chưa biết làm cách nào.

Tác giả của bài viết này là anh Quang Thuần. Ngatrovellcd là người copy!!!!
 


Thông tin cổ rồi mới gì nữa. Nhưng mà làm được khó lắm, cổ phần với nông dân là một lĩnh vực quá cao xa.
 
Oh òh!!! "Mới" đọc xong mà!!! Hồi trước cũng có nghe thoáng qua nên chưa biết rõ. Nay đọc đầy đủ và hiểu nhiều nhiều hơn một tý nên mới đăng lên để có ai như mình xem thêm!!!
Thật sự trách nông dân mình cũng đúng nhưng mấy ông doanh nghiệp mình cũng "đẹp" lắm nên phải dùng tới câu "tiên trách kỷ - hậu trách nhân".
Hy vọng những mô hình như thế bền vững hơn chi ít để nông dân ta có "chỗ đứng".
 
Góp vốn và lấy lãi theo % thì dân và doanh nghiệp không tin nhau, vì ai biết doanh thu thực tế là bao nhiêu?
Cho lên cổ phiếu thì dân ko biết tới thị trường chứng khoán. Có thì cũng chỉ là bộ phận nhỏ.
Doanh nghiệp cũng muốn làm chứ, vì có cổ phần dân tích cực làm hơn
 
Góp vốn và lấy lãi theo % thì dân và doanh nghiệp không tin nhau, vì ai biết doanh thu thực tế là bao nhiêu?
Cho lên cổ phiếu thì dân ko biết tới thị trường chứng khoán. Có thì cũng chỉ là bộ phận nhỏ.
Doanh nghiệp cũng muốn làm chứ, vì có cổ phần dân tích cực làm hơn
Mình nghĩ vấn đề cốt lõi ở đây chính là lòng tin và trách nhiệm. Nếu nông dân tin doanh nghiệp thì họ sẳn sàn làm và khi đó chỉ cần 2 bên có trách nhiệm thì sẽ ok. Khi nông dân góp cổ phần và thì họ không còn là người làm việc cho người khác mà là họ đang làm vì tương lai của họ (họ tự làm chủ mình) họ không còn sợ được mùa mất giá hay làm ra không biết bán cho ai. Về phần doanh nghiệp thì không còn lo thiếu hàng hoá nguyên liệu nữa.
Hai anh này mà làm ăn có lòng tin và trách nhiệm thì mọi chuyện sẽ ok!!!
 
Mình nghĩ vấn đề cốt lõi ở đây chính là lòng tin và trách nhiệm. Nếu nông dân tin doanh nghiệp thì họ sẳn sàn làm và khi đó chỉ cần 2 bên có trách nhiệm thì sẽ ok. Khi nông dân góp cổ phần và thì họ không còn là người làm việc cho người khác mà là họ đang làm vì tương lai của họ (họ tự làm chủ mình) họ không còn sợ được mùa mất giá hay làm ra không biết bán cho ai. Về phần doanh nghiệp thì không còn lo thiếu hàng hoá nguyên liệu nữa.
Hai anh này mà làm ăn có lòng tin và trách nhiệm thì mọi chuyện sẽ ok!!!

Vấn đề là bây giờ anh em còn không tin nhau, nói gì đến doanh nghiệp và người dân ?
Mình làm trực tiếp đây này. Đã ký hợp đồng mua sản phẩm sau khi thu hoạch, vậy mà đến khi thu xe mình 25 tấn chỉ đứng ở đường to không vào tận ruộng được. Mình mua giá 5000đ/kg thương lái họ đi xe vào tận ruộng mua giá 5100đ, thế là dân bán hết cho thương lái. Đến nói thì người ta bảo " thôi nhà tôi có tí thế này các anh thông cảm... %$^$#^%%*&^ đủ loại lý do. Mà mình thì ko thể kiểm soát hết ruộng được.
Hợp đồng ghi rõ nếu bán ra ngoài phải bồi thường với giá trị tương đương 1.500.000 đ/sào (tính theo năng suất trung bình). Nhưng mà ai vác được đơn đi kiện nông dân không? cả một doanh nghiệp với giá trị lớn thì kiện được chứ mỗi hộ vài ba sào mà đi kiện thì... bó tay đành chấp nhận
Viết cỡ chữ to lên cho đỡ hại mắt:anggry:
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề là bây giờ anh em còn không tin nhau, nói gì đến doanh nghiệp và người dân ?
Mình làm trực tiếp đây này. Đã ký hợp đồng mua sản phẩm sau khi thu hoạch, vậy mà đến khi thu xe mình 25 tấn chỉ đứng ở đường to không vào tận ruộng được. Mình mua giá 5000đ/kg thương lái họ đi xe vào tận ruộng mua giá 5100đ, thế là dân bán hết cho thương lái. Đến nói thì người ta bảo " thôi nhà tôi có tí thế này các anh thông cảm... %$^$#^%%*&^ đủ loại lý do. Mà mình thì ko thể kiểm soát hết ruộng được.
Hợp đồng ghi rõ nếu bán ra ngoài phải bồi thường với giá trị tương đương 1.500.000 đ/sào (tính theo năng suất trung bình). Nhưng mà ai vác được đơn đi kiện nông dân không? cả một doanh nghiệp với giá trị lớn thì kiện được chứ mỗi hộ vài ba sào mà đi kiện thì... bó tay đành chấp nhận
Viết cỡ chữ to lên cho đỡ hại mắt:anggry:

Đúng là kiểu "nông dân" thật. Nếu cứ làm như vậy thì đừng bao giờ mong có sự ổn định trong sản xuất nông nghiệp. Tại trại của mình giá gà thịt là được bao tiêu thông qua "hợp đồng bằng miệng" vậy mà cũng tồn tại và phát triển được 2 năm với khoảng 12 lứa gà xuất bán. Thật sự mình nghì uy tín và trách nhiệm là yếu tố cần thiết trong việc này. Muốn phát triển cần phải tạo ra đột biến và hợp đồng nông dân - doanh nghiệp là một trong những khâu như vậy.
Tiếc là bạn ở xa quá chứ gần gần mình thử liên kết làm các mặt hàng về la gim xem sao!!!!
 



Back
Top