Thu mua đĩa xuất sang Trung Quốc là chuyện có thật

Video về điểm tập trung thu mua đĩa hiện nay, chứng tỏ những thông tin về mua đĩa là chuyện có thật.



Xem thêm các bài khác :
http://agriviet.com/box/google/?cx=partner-pub-8546665254186854%3Agt7h3l-hkwz&cof=FORID%3A11&ie=UTF-8&q=thu+mua+đĩa
http://agriviet.com/box/google/?cx=partner-pub-8546665254186854%3Agt7h3l-hkwz&cof=FORID%3A11&ie=UTF-8&q=con+đĩa&sa=Tìm+kiếmf


Ám ảnh đỉa trâuTT - Mỗi ký đỉa trâu được các chủ vựa mua khắp nơi từ 80.000-150.000 đồng rồi cấp đông chuyển qua Trung Quốc. Trong quá trình sơ chế đỉa, loài hút máu này mặc nhiên phát tán sinh sôi ngay giữa khu dân cư, trở thành nỗi ám ảnh của người dân xung quanh.
ImageView.aspx
Bao nhiêu đỉa đem tới đều được lò bà Kim Anh mua sạch - Ảnh: Ngọc Khải

<tbody>
</tbody>
Khi nghe chúng tôi thông tin có đỉa bán thì tức khắc ông Vương, một đầu mối gom mua đỉa trâu tại Tân Biên (Tây Ninh), vồ vập qua điện thoại: “Đỉa bao nhiêu bên tui cũng thu gom hết, giá 80.000 đồng/kg”.
Ông Vương cho biết thời gian gần đây đỉa được các bạn hàng bên Trung Quốc đặt nhiều hơn. Để có nguồn cung 200-300kg đỉa sống từ Tây Ninh lên Sài Gòn, ông phải huy động hàng chục người đi “bẫy” đỉa ở các đầm lầy, ao hồ, nơi vùng trũng có nhiều trâu bò hay động vật có máu nóng rất có nhiều đỉa sinh sống.
“Chỉ cần một cái vợt với ít huyết heo, đỉa thấy mùi máu vây lại thì lấy vợt mà hớt” - ông Vương dặn dò thêm trước khi cúp máy. Mua đủ trăm ký, ông Vương chuyển về căn nhà ở tổ 1, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, Hóc Môn của chủ vựa Kim Anh, vợ một người Trung Quốc.
150.000 đồng/kg đỉa sống
Nhiều điểm gom mua đỉa
Lò đỉa của bà Kim Anh là nơi trung gian chính liên lạc trực tiếp xuất hàng qua Trung Quốc, do đó gần như tất cả các điểm gom mua nhỏ lẻ ở tỉnh Tây Ninh và một số tỉnh miền Tây đều bán lại trực tiếp cho lò này.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, có khoảng 20 điểm gom mua đỉa cung cấp cho bà Kim Anh. Các điểm này chịu sự chi phối của bà Kim Anh về giá cả và số lượng đỉa trâu mà bà cần.
Ông Dương ở Tân Biên (Tây Ninh), một điểm mua đỉa lẻ cung cấp cho bà Kim Anh, cho biết: “Tụi này chỉ biết chuyển lên cho bà Kim Anh chứ không biết hàng xuất đi đâu và làm gì. Vả lại trước khi bắt phải luôn gọi hỏi bà trước xem còn thu mua hay không. Có khi đủ đỉa bán mà bà ta hết lấy hàng thì cũng đành vứt đi. Tui cũng chỉ là một trong số những đầu mối chuyển đỉa cho bà ta thôi”.

<tbody>
</tbody>
Chiều 19-10, chúng tôi đến địa chỉ trên thì bà chủ Kim Anh không có nhà. Bà Hạ (mẹ của bà Kim Anh) thấy khách tới hỏi mối cung cấp đỉa thì đon đả dặn ngay: “Nhớ là đỉa phải còn sống mới được, giá 150.000 đồng/kg giao tận nhà tôi”.
Bà Hạ mách nước: “Muốn đỉa sống thì phải cho chúng vào túi vải mùng có hai lớp. Để vào bao nhựa chúng chết không dùng được đâu”. Cùng lúc đó, hai thanh niên đi xe gắn máy biển số tỉnh Tây Ninh chở bốn bao tải lớn vào. Hai thanh niên này vừa khệ nệ bỏ xuống tháo miệng bao, vô số đỉa bằng ngón tay lúc nhúc. Bà Hạ tỏ vẻ mừng rỡ: “Hôm nay hàng về khá quá”. Cộng trọng lượng các bao, bà Hạ cười hết cỡ: “206kg, hơn ba mươi triệu rồi đấy”.
Theo bà Hạ, trước kia vựa đỉa của bà nhận cả đỉa đã phơi khô với giá 1,5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thời gian gần đây do yêu cầu của bạn hàng nên chỉ nhận mua hàng còn sống. Bà Hạ nói: “Giờ lấy hàng sống về cấp đông chuyển đi cho họ sơ chế luôn. Để lạnh đỉa sống được tới mấy ngày, cả tuần lận mà”. Tuy vậy bà Hạ cũng không biết bên Trung Quốc người ta dùng đỉa để làm gì.
Có đỉa đến, hai nhân công được thuê với mức lương 100.000 đồng/ngày bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Đầu tiên là ngâm nước đá cho đỉa co lại và tiết ra dịch nhớt, sau đó rửa, cho vào khay với trọng lượng 10kg/khay. Cuối cùng là sắp xếp các khay vào trong hai tủ lạnh loại lớn để cấp đông. Trong khoảng sân chừng 6m2, hai nhân công liền tay vốc từng nắm đỉa ném vào khay.
Lễ, nhân công quê Lâm Đồng, nói: “Đỉa cắn hoài à, nhức lắm. Nhưng làm riết rồi quen, chẳng sợ nữa”.
Chiều 20-10, chúng tôi quay lại thì bà Kim Anh ra đón, chỉ nói vài câu: “Đỉa ở đây chủ yếu được gom từ các huyện Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu (Tây Ninh), có khi từ Campuchia về. Có gì cứ liên lạc qua điện thoại”.
Lúc này, hai nhân công đang đem từng khay đỉa ra kiểm tra, lọc lại những thứ thừa do đỉa tiết ra trong quá trình cấp đông. Một người chỉ ra chiếc xe tải in dòng chữ “Thu mua ốc bươu vàng” đậu đầu hẻm bảo: “Đợt này đi được cả tấn, tranh thủ kiểm tra lại để tối nay xuất hàng...”.
ImageView.aspx
Việc sơ chế đỉa rất sơ sài nên nhiều đỉa đã bò ra ngoài - Ảnh: N.Khải

<tbody>
</tbody>
Người dân lo lắng
Vựa đỉa của bà Kim Anh đã hoạt động gần hai năm nay nhưng gần ba tháng nay hoạt động liên tục và phát tán vô tội vạ ra môi trường nước ở khu vực. Trong quá trình “sơ chế”, nhiều đỉa lớn nhỏ bò ra ngoài đều nhanh chóng được dùng chân gạt mạnh sang xung quanh, mặc chúng bò đâu thì bò. Quanh nhà bà Hạ còn hơn 20 lô đất trống gần 1ha, đến mùa mưa thì ngập nặng. Các túi lưới lủng lẳng đỉa trâu lần lượt được rửa loại bỏ tạp chất. Nhiều con đói máu mau chóng bám vào tay hai nhân công.
Ông Quảng, làm việc tại đây, vội gỡ những con đỉa dính vào bàn tay, nói: “Để lâu chút nữa là nó hút máu, nhiều chứ chẳng ít đâu”. Xong việc, ông Quảng thản nhiên dùng vòi xịt luôn đám đỉa bò trên sân. Hàng trăm con đỉa lớn nhỏ theo vòi nước trườn thẳng xuống vùng ngập nước xung quanh tìm đường thoát thân.
Nhiều con bò lổm ngổm lên thềm nhà. Những bao lưới còn dính lủng lẳng đỉa, xô đựng đỉa vấy máu đỏ lòm cũng được hai nhân công này thản nhiên nhúng luôn xuống vùng nước ngập. Một người bà con của bà Hạ đến chơi thấy vậy chèn lời: “Chẳng cần đi đâu xa bắt cho mệt, chịu khó đi vợt vòng vòng đám ngập khu này một lúc cũng được 2-3kg rồi”(!).
Những năm trước, người dân trong khu dân cư mới này chiều chiều lại rủ nhau ra tán dóc, câu cá hay tận dụng vài đọt rau muống cho bữa tối. Nay thì đến trẻ con cũng bị người lớn cấm lảng vảng ra mé nước vì sợ đỉa. Dù cách xa lò đỉa Kim Anh hơn 30m nhưng chỉ cần cầm một cành cây khuấy động mặt nước, vô số đỉa to nhỏ nổi lên lượn lờ, bám luôn cả cành cây.
Anh Phúc, một người dân sống trong hẻm, giơ cành cây còn bám đầy đỉa nói: “Mới có ông già ấp trên không biết chuyện, thò chân xuống tính vớt rau thấy ngưa ngứa nhảy lên bờ thì chân đã dính gần chục con đỉa”.
Không chỉ có thế, nhà anh Thắng nằm ngay giữa vùng ngập, cả gia đình mấy phen hoảng hồn khi phát hiện đỉa chui ngược từ lỗ thoát nước trong phòng vệ sinh. Anh Thắng lắc đầu ngao ngán: “Ăn, ngủ lúc nào cũng bị ám ảnh đỉa. Nó dính vào hút máu còn đỡ, chứ sơ ý để mảnh tàn (mảnh tàn có thể phát triển thành đỉa con và sống ký sinh trong cơ thể - PV) của nó chui vào người thì toi chắc!”.
Anh Thành, ở đối diện nhà anh Thắng, cho hay năm trước nhà bà Hạ đã gom mua đỉa. Thời gian đó bà Hạ còn rủ rê người dân trong tổ đi bắt đỉa bán hoặc qua phụ bà ta xâu đỉa để phơi khô. “Những xâu đỉa giăng ngang dọc, bà con phải yêu cầu bà Hạ không được phơi nữa, lỡ bay tàn để trẻ hít phải thì rất nguy hiểm. Bà con phản ứng dữ quá, bà ta không xâu dây thép phơi nữa mà trải bạt nhựa ra phơi, chiều chiều lại thấy bà nhặt những con hình như không đủ tiêu chuẩn vứt bừa xung quanh” - anh Thành kể.
Ông Hiệp, tổ trưởng tổ 1 (ấp Chánh 1), cho biết: “Trước đây năm nào cũng làm ruộng mà có bao giờ gặp phải đỉa đâu, giờ thì nó đầy ra. Tui đang tính cùng bà con làm đơn kiến nghị lên trên, không thì phải chung tay mua vôi rắc xuống ngăn chặn bớt những khi nước ngập...”.
Cần nghiêm cấm
Theo thạc sĩ Phùng Lê Cang - trưởng phòng thí nghiệm động vật bộ môn sinh thái và sinh học tiến hóa khoa sinh học Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, đỉa trâu (Hirudinaria manillensis) thuộc ngành giun đốt (annelida), thuộc lớp đỉa (hirudinea, còn gọi là lớp giun không tơ achaeta).
Đây là sinh vật sống ngoại ký sinh, nguồn thức ăn chính là máu của các loài động vật thuộc nhóm động vật có xương sống. Khi bám vào sinh vật chủ, răng nó sẽ cứa vào da làm chảy máu vật chủ, nhờ có chất hirudin có hoạt tính gây tê cục bộ và chống đông máu tiết ra từ tuyến đơn bào trên thành hầu làm máu vật chủ không bị đông và đỉa rời vật chủ khi đã hút no máu. Vì thế, sinh vật chủ khi bị đỉa cắn sẽ khó nhận biết và vị trí bị cắn khó cầm máu.
Hiện nay trong y học hiện đại, một số nghiên cứu đang có xu hướng ly trích và sử dụng hoạt chất hirudin để sản xuất thuốc điều trị các bệnh về tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch...
Còn theo GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh - chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, dù đỉa là loài động vật không quý hiếm nhưng có những chức năng với hệ sinh thái đất. Việc bắt đỉa với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đến các thực vật, động vật khác. Đỉa trâu có thể đi lạc và sống ký sinh, sinh sản phát triển ngay trong cơ thể động vật và có sức sống khá mãnh liệt trong nhiều môi trường.
Người dân nên cảnh giác, đừng vì lợi nhuận trước mắt với hiện tượng mua đỉa như trên bởi có thể gây ra hậu quả khó lường.
“Tôi đề nghị cơ quan chức năng quản lý kiểm tra, xử lý việc mua bán đỉa và phát tán đỉa ra môi trường đô thị” - GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh kiến nghị.

<tbody>
</tbody>
NGỌC KHẢI - SƠN LÂM
 


đây là một hành vi sấu của trung quốc, mua đỉa của việt nam về bào chế thành một loại thuốc rồi lại bán cho người việt nam
 
đây là một hành vi sấu của trung quốc, mua đỉa của việt nam về bào chế thành một loại thuốc rồi lại bán cho người việt nam
Mua đi bán lại chẳng có gì xấu cả.
Thuận mua vừa bán.
Kỳ thị không mua bán mới là xấu.
*
Chuyện để đỉa chạy ra ngoài là xấu,
nhưng chuyện đó là chuyện khác.
*
 
Mua đi bán lại chẳng có gì xấu cả.
Thuận mua vừa bán.
Kỳ thị không mua bán mới là xấu.
*
Chuyện để đỉa chạy ra ngoài là xấu,
nhưng chuyện đó là chuyện khác.
*
nhưng em vẫn thấy tức thằng trung quốc nó hại biệt nam đủ thứ rồi ví dụ như truyện súi dục người làm chè ờ thái nguyên chộn bùn vào trè
như vây nó đã làm mất uy tín của hãng chè lổi tiếng nhất VIỆT NAM
 
Tôi thích cái thói Mỹ: thúc đẩy bán ra nước ngoài,
còn hàng nhập thì soi xét thật khó khăn. Nói ra có
vẻ không công bằng, nhưng thật ra thì rất công bằng
ở chỗ hàng làm ở Mỹ vốn đã kiểm tra rất ngặt trước
khi xuất ra khỏi cổng rồi, nhưng hàng nước ngoài Mỹ
thì rất ẩu, không kiểm tra ngặt không được.
*
Vì vậy, tôi rất mong bà con ta bán sang Trung Quốc,
bất cứ cái gì Trung Quốc muốn mua. Còn mua hàng TQ,
thì đấy là chuyện nhà buôn, không phải việc bà con
nông dân ta làm.
*
 

haizz TQ nó chơi VN mình không biết nao nhiêu lần rồi.Ốc bưu vàng,mèo,móng trâu,chè non,thủy sản..
Không biết sau vụ đỉa nảy thì VN lãnh hậu quả gì đây?Đĩa tràn lan mọi ngõ ngách chăng?????
Đúng là có tiền mà không phạm pháp thì cứ làm...nhưng...cái hậu quả cho xã hôi sau đó thì khó lường lắm các bác ah.
 
Có lẽ là phong trào nuôi đĩa sẽ phát triển mạnh đây, mà đỉa thì ko biết nuôi bằng gì các bác nhỉ?
Cái video có coi đc đâu up lên youtube cho tiện mọi nơi đều xem đc.
 
Last edited:
Nuôi bằng cách thò chân xuông bể nuôi đỉa.
Nói đùa vậy thôi.
Thật ra không phải mình thò chân, mà thả cả đàn trâu
bò xuống hồ nuôi đỉa thôi. Nhớ trồng cỏ và mua đậu thóc
cho trâu bò ăn nhiều mới có đủ máu nuôi đỉa.
*
 
Làm sao để có hàng bán ra nhiều, mua vào ít thì không biết có phải là cán cân mậu-dịch không, nhưng nếu bán thóc ra được 100 triệu, trừ mua phân, mua giống và gạo mắm ăn cho đủ sức cày tốn hết 90 triệu, thì là có tiền để dành. Mua càng rẻ càng tốt.

Nhưng tại sao cá Basa bán qua Mỹ rẻ, dân ăn thả giàn không lưng tiền túi bao nhiêu mà dân Mỹ kiện, bắt VN phải tăng giá cá lên?

Hy-lạp đang nợ như chúa Chỗm. Chính-phủ bắt dân thắt lưng buộc bụng. Dân không chịu, biểu-tình, đòi cho xài thoải-mái, "phá-sản" tính sau! Chính-phủ cho lính "dập" biểu-tình te-tua!

Hãng hàng-không Qantas của Úc đang trong cơn khủng-hoảng. Mấy trăm chiếc máy bay nằm ụ vì đình-công. Do bởi hãng muốn giảm gía vé cho hành-khách để cạnh-tranh. Mà để được vậy thì phải giảm bớt một số nhân-viên rất lớn. Bế-tắc. Vậy là chính-phủ nhúng tay vào, ra lệnh cho vừa Chủ, vừa Công-đoàn phải "xếp thù riêng", quay lại phi-trường cho phi-cơ cất cánh!

Mấy nước đó là Dân-chủ không đó chứ! Vậy mà họ hành-xử quyền-hành rất độc-tài. Mấy kiểu độc-tài nầy thì không thấy ở VN. Vài ví-dụ trên cho thấy : Gì thì gì, người dân trong nước là trên hết. Mà đã gọi là chính-phủ thì phải biết "nhìn trước" và rồi ra tay "điều-hợp". Nếu không, chính-phủ để làm gì?
 
Last edited:
Đã nhiều chục năm nay, nước Mỹ đã cho nhập hàng rẻ vào
giết chết nhiều ngành nghề của Mỹ, gây nên biểu tình
chiếm phố Uôn lan khắp nước Mỹ.
*
Vì thế, chuyện cá Basa của Việt Nam bị khó dễ, tôi cũng
không hiểu đầu cua tai nheo ra sao.
*
Nghe loáng thoáng thấy nói chuyện "loby" thì phải. Loby
là hành lang quốc hội. Nghĩa bóng là muốn bán được cá
basa, ta phải lân la ở hành lang quốc hội mà đút lót cho
nghị viên và dân biểu Mỹ phụ trách việc nhập cảnh Basa
thì việc mới xuôi lọt. Nghe vậy kể lại vậy chứ tôi cũng
không mấy tin, vì còn mong nghe được những ý hay hơn.
*
 
Cái vụ án loby thì nói thẳng ra là giống ăn hối lộ ở vn thôi. Có điều khác nhau là ở Mỹ có hẳn luật loby và người hành nghề cũng có bằng cấp chuyên ngành đàng hoàng.
Rất nhiều quốc gia muốn thân thiết với Mỹ và rất nhiều loại hàng hóa bán bên đó muốn êm xuôi đều phải loby cả.
Cái đó chẳng có gì xấu. Chỉ xấu là mấy thằng ăn thì ăn bẩn mà ăn rồi ko chịu ỉa. Lại cũng thằng đó đi ăn cướp nhưng miệng thì chửi thằng ăn cướp khác.

nhưng em vẫn thấy tức thằng trung quốc nó hại biệt nam đủ thứ rồi ví dụ như truyện súi dục người làm chè ờ thái nguyên chộn bùn vào trè
như vây nó đã làm mất uy tín của hãng chè lổi tiếng nhất VIỆT NAM
Nếu người ta làm ăn có lương tâm và sống ngay thẳng thì có làm theo lời xúi dục đó ko?
Rồi còn mấy pha mua bán, làm ăn khác mà từ trước tới giờ ta cứ chửi rủa TQ chơi đểu chơi xấu. Nếu ta chịu suy nghĩ kỹ thì có bị mắc lừa ko?
Nhưng thiết nghĩ những vấn đề có tính chất quốc gia kiểu đó đâu tới lượt dân đen phải đau đầu? Người chịu trách nhiệm và người có khả năng mà ko làm mới là có tội kìa.

Người ta mua nguyên liệu giá rẻ xong chế biến bán lại giá trên trời cũng chẵng có gì phải bàn. Cái cần bàn là tại sao ta ko đủ học thức lẫn kỹ thuật để làm được như người ta.
Bán 1 tấn cát biển Nha Trang làm sạch mua được 1 bộ đồ ăn (chén, dĩa, ly, tách) làm bằng pha lê không? Ta trách ai đây?

Câu nói TIÊN TRÁCH KỶ HẬU TRÁCH NHÂN hình như chẵng mấy ai còn nhớ nhỉ?
 
Last edited:
thói đời là thế thôi, thấy cái lợi trước mắt dù biết sai vẫn nhắm mắt làm, tới khi mở mắt ra thì chỉ còn biết.... nhưng...vì...tại...bị.....
 
Có vài chuyện bên Úc, kể bà con nghe chơi.
- Mấy năm trước, Tổng Giám-đốc Ngoại-thương Ngành Nông bị báo-chí phanh phui một vụ "lót tay, bôi trơn", rồi hình như bị cách chức, mà như vậy là còn nhẹ. Số là Hiệp-hội Nông-gia Úc thặng-dư lúa mì. Nha Ngoại-thương lo bán. Và "điều-đình" với giới-chức đối-tác Iraq, tặng ông thần kia 300 ngàn đô Úc. Ông kia ký hợp-đồng mua. Báo-chí biết được la um. Chính-phủ khó xử. Mất phiếu nông-dân như chơi!

- Đang um-sùm vụ hãng hàng-không Qantas của Úc. Hãng muốn giảm khoảng hơn 1 ngàn nhân-viên dư, ăn không ngồi rồi để tiết-kiệm, hầu có thể giảm gía vé để cạnh-tranh. Công-đoàn bay trên trời phối-hợp với công-đoàn làm việc ở sân bay đình-công. Ban Giám-đốc không chịu thua : "Chơi thì chơi!". Cho nằm ụ trên 1 trăm chiếc máy bay, mấy chục ngàn hành-khách kêu trời. Chính-phủ nhảy vào can-thiệp, vừa bắt đầu lại các phi-vụ. Ai cũng khen chính-phủ.

Bây giờ bàn ké vụ cá Basa :
- Gia-nhập WTO, VN được quyền buôn-bán với bất cứ nước nào trong WTO, mà phải theo đúng luật chơi.
VN nhân-công rẻ, xuất-cảng cá Basa qua Mỹ dĩ-nhiên là bán thật rẻ cũng có lời. Khỏe re!

Nhưng dân nuôi cá Mỹ không khỏe!

Chủ trại cá trả lương cho 1 nhân-công mỗi ngày gần 100 đô. VN trả lương nhân-công mỗi ngày 10 đô. Bán rẻ cũng còn lời chán. Thằng Mỹ kêu trời! Vậy là VN phá giá, phá hoại thị-trường. Mỹ thưa VN ra Tòa. Tòa Mỹ binh dân Mỹ, gõ búa :
- Mấy ông VN muốn bán cá Basa ở Mỹ, phải nâng giá lên. Rẻ chút thì còn được. Nhưng rẻ mạt thì không được.

Bây giờ trở lại Úc.
Ra tiệm cá, thấy đủ cá của Thái, Mã-lai, Đài-loan... (cá ở đâu tới phải ghi rõ chỗ quầy bán), gía bán chỉ bằng 2/3 gía của Úc. Ví-dụ 1 ký tôm thẻ cỡ đó Úc bán 15 đô/ký, tôm các nước khác tới 10 đô/ký. Vậy thì tui và người dân Úc tính sao? Tui thà chịu mua mắc chút, mà mua của Úc, trừ trường-hợp tôm cá của Úc đang hiếm. Nhưng cá tôm nhập-cảng qua Úc gía rẻ thì các nhà hàng lượm hết. Bởi nấu chín ra rồi thì có biết tôm cá nầy ở đâu? VN mình nên dùng chiêu nầy.

Trở lại Mỹ. Tui không nghĩ mấy tay Lolbyist (sửa-soạn dư-luận hành-lang) đủ sức cho mấy Dân-biểu ăn kẹo ngọt để bị cử-tri trừng-phạt vì mất phiếu.
Còn VN? Bộ Thương-nghiệp đang kỳ nghỉ hàng năm, nên chưa làm việc đó thôi. Chuyện gì còn làm được, chứ trị mấy thằng phá giá, tạo thị-trường ảo, thị-trường dõm là chuyện nhỏ.
Hì hì, tui không rành mấy chuyện nầy, nên góp ý là cho vui thôi. Bác anhmytran ở bên Mỹ, xem dùm vụ Basa thế nào, kể bà con nghe với!
Thân.
 


Back
Top