Thu nhập tu bưởi da xanh như thế nào

  • Thread starter Mytho$$TienGiang
  • Ngày gửi
mình có 4500m đất trồng bưởi da xanh 3 nam tuoi bắt đầu cho thu hoach nhưng ko lời lãi j mấy ttiền mình đầu mua đất , làm rào lưới b40 và llên liếp, phân bón cây giống trên 1tỉ ,cây mình xanh tốt mà ko ra hoa mình có lặc lá và phun thuốc xử lý hoa co ra nhưng rất ít rồi tự rụng, em trồng mật độ khoảng 400 gốc định ăn hết năm 4 rồi pở khoảng 120 gốc dc ko mong các anh tư vấn giúp vì thấy ông anh của em mỗi năm thu nhập từ vườn 5000m trên 200trieu/nam
 


mình có 4500m đất trồng bưởi da xanh 3 nam tuoi bắt đầu cho thu hoach nhưng ko lời lãi j mấy ttiền mình đầu mua đất , làm rào lưới b40 và llên liếp, phân bón cây giống trên 1tỉ ,cây mình xanh tốt mà ko ra hoa mình có lặc lá và phun thuốc xử lý hoa co ra nhưng rất ít rồi tự rụng, em trồng mật độ khoảng 400 gốc định ăn hết năm 4 rồi pở khoảng 120 gốc dc ko mong các anh tư vấn giúp vì thấy ông anh của em mỗi năm thu nhập từ vườn 5000m trên 200trieu/nam
Người ta nói tham thì thâm! Mình trồng 7200 m vuông chanh mà chỉ trồng được 215 gốc, trồng dày quá không có trái nhiều là phải rồi!
 
mình có 4500m đất trồng bưởi da xanh 3 nam tuoi bắt đầu cho thu hoach nhưng ko lời lãi j mấy ttiền mình đầu mua đất , làm rào lưới b40 và llên liếp, phân bón cây giống trên 1tỉ ,cây mình xanh tốt mà ko ra hoa mình có lặc lá và phun thuốc xử lý hoa co ra nhưng rất ít rồi tự rụng, em trồng mật độ khoảng 400 gốc định ăn hết năm 4 rồi pở khoảng 120 gốc dc ko mong các anh tư vấn giúp vì thấy ông anh của em mỗi năm thu nhập từ vườn 5000m trên 200trieu/nam


http://agriviet.com/threads/cung-cap-giong-cay-trong-tien-tien-dgreen-hoc-vien-nong-nghiep.261989/

Bác LH e nhé, em muốn thử giải pháp cho bác, em tin là sẽ giúp bác dc vụ này 45% ! Em với bác thử trước 10 cây, nếu hiệu quả thì em với bác mới bàn tiếp !

Trồng nhiều ntn mà hỏng thì phí quá !
 
mình có 4500m đất trồng bưởi da xanh 3 nam tuoi bắt đầu cho thu hoach nhưng ko lời lãi j mấy ttiền mình đầu mua đất , làm rào lưới b40 và llên liếp, phân bón cây giống trên 1tỉ ,cây mình xanh tốt mà ko ra hoa mình có lặc lá và phun thuốc xử lý hoa co ra nhưng rất ít rồi tự rụng, em trồng mật độ khoảng 400 gốc định ăn hết năm 4 rồi pở khoảng 120 gốc dc ko mong các anh tư vấn giúp vì thấy ông anh của em mỗi năm thu nhập từ vườn 5000m trên 200trieu/nam
4500m2 mà bác trồng đến 400 cây à?
 
bác này trồng bưởi để lấy lá bán cho bên đông y họ làm thuốc xông cảm cúm thì hợp lí hơn chứ có 4500m2 mà trồng tới 400 cây thì có lấ mà lấy là tốt rồi còn đòi nhiều trái thì bó tay, 1ha người ta khuyến cáo chỉ trồng từ 350-500 cây là tối đa.
 
Chào các anh!
Được biết các anh cũng là chuyên viên kỹ thuật về cây có múi nên em gửi các anh địa chỉ liên hệ bên kỹ sư nông nghiệp trạm BVTV huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai (khu vực bưởi Tân Triều) để 2 bên tiện trao đổi kỹ thuật
Chú Tam
Tel: 0962776263
Mail: kysu.ngoquangtam@gmail.com
Hiện tại em đang cung cấp phân bón cho cây bưởi trên toàn bộ khu vực huyện này và đem lại hiệu quả rất tốt.
Em gủi kèm theo 1 số thông tin phân bón sinh học nano Goldtech và thiết bị liên quan. Về hiệu quả phân bón anh có thể hỏi trực tiếp chú Tam
Mong rằng thông tin em cung cấp sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho cây trồng của bà con!
https://drive.google.com/file/d/0BzyWl7_xJII6ZGpnUHhvZVdKcWJMWDg4VzgzRVJOeE1FSC1v/view
https://drive.google.com/file/d/0BzyWl7_xJII6RGxIQmRYdU1xOTQ/view
Nguyễn Thanh Phú
Chuyên cung cấp:
Đại lí cấp 1 phân bón sinh học nano Goldtech
Hệ thống tưới phun sương, nhỏ giọt
Thiết bị bảo hộ lao động phun thuốc trừ sâu
Lưới che cho nhà lưới giá sỉ
Tel: 01666998600
Mail: phu.organic@gmail.com
 
trồng dzày quá thì bán bớt cho mình diiiii,, đag có nhu cầu day.
 

Theo tài liệu kỹ thuật trồng bưởi da xanh, khoảng cách tối thiểu cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Bạn này trồng dày quá.
Về khoản trái, bước vào năm thứ 3 cây cho trái lác đác chứ chưa nhiều lắm, khoảng vài trái, có khi ra hoa đậu trái rồi rụng. Sang năm thứ 4 cây có cho trái nhiều hơn 1 chút, bước vào năm thứ 5, thứ 6 mới gọi là bắt đầu thu hoạch. Năm thứ 3, thứ 4 chỉ ăn chơi thôi, kiếm chút đỉnh tiền phân tro thuốc.
Vì vậy cây bưởi của bạn chưa cho trái cũng là chuyện bình thường, không có gì phải lo lắng, thời gian này không nên dùng kỹ thuật để ép cây bưởi ra hoa, làm như vậy cây dễ bị suy về sau. Nếu vườn bưởi bước vào năm t5, t6 mà chưa cho trái mới dùng tới kỹ thuật ép bưởi ra hoa. Theo mình biết, để cho bưởi ra hoa đâu có ai lặt lá (mãng cầu ta mới lặt lá), người ta thường cắt nước một thời gian sau đó tưới lại kèm theo phun thuốc, bón phân, cây sẽ ra hoa.
Về doanh thu vườn bưởi, một đại gia ở Bình Dương trồng bưởi cho biết 1ha(10.000m2) 1 năm thu về 1 tỉ đồng vn. Người đó trồng 15 ha. Từ đó bạn tính vườn của mình sẽ thu bao nhiu 1 năm. Trái bưởi càng to(1,5kg trở lên) bán càng đc giá bạn ah, nên bạn trồng dày quá, trái kg to, giá sẽ không bằng người ta.
Vài lời góp ý cùng bạn.
 
Theo tài liệu kỹ thuật trồng bưởi da xanh, khoảng cách tối thiểu cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Bạn này trồng dày quá.
Về khoản trái, bước vào năm thứ 3 cây cho trái lác đác chứ chưa nhiều lắm, khoảng vài trái, có khi ra hoa đậu trái rồi rụng. Sang năm thứ 4 cây có cho trái nhiều hơn 1 chút, bước vào năm thứ 5, thứ 6 mới gọi là bắt đầu thu hoạch. Năm thứ 3, thứ 4 chỉ ăn chơi thôi, kiếm chút đỉnh tiền phân tro thuốc.
Vì vậy cây bưởi của bạn chưa cho trái cũng là chuyện bình thường, không có gì phải lo lắng, thời gian này không nên dùng kỹ thuật để ép cây bưởi ra hoa, làm như vậy cây dễ bị suy về sau. Nếu vườn bưởi bước vào năm t5, t6 mà chưa cho trái mới dùng tới kỹ thuật ép bưởi ra hoa. Theo mình biết, để cho bưởi ra hoa đâu có ai lặt lá (mãng cầu ta mới lặt lá), người ta thường cắt nước một thời gian sau đó tưới lại kèm theo phun thuốc, bón phân, cây sẽ ra hoa.
Về doanh thu vườn bưởi, một đại gia ở Bình Dương trồng bưởi cho biết 1ha(10.000m2) 1 năm thu về 1 tỉ đồng vn. Người đó trồng 15 ha. Từ đó bạn tính vườn của mình sẽ thu bao nhiu 1 năm. Trái bưởi càng to(1,5kg trở lên) bán càng đc giá bạn ah, nên bạn trồng dày quá, trái kg to, giá sẽ không bằng người ta.
Vài lời góp ý cùng bạn.
Bưởi da xanh cho ra hoa theo cách cắt nước tưới phân,... sẽ ra đồng loạt, cây mau suy, bán không được giá, kỹ thuật lặt lá dùng cho ra hoa suốt năm, mỗi đợt lặt lá cho 20-25% nhánh của cây, làm như vậy dễ chăm sóc, thu nhập đều suốt năm, không sợ rớt giá do tồn đọng, lại giữ cây ăn được lâu năm hơn.
 
Bưởi da xanh cho ra hoa theo cách cắt nước tưới phân,... sẽ ra đồng loạt, cây mau suy, bán không được giá, kỹ thuật lặt lá dùng cho ra hoa suốt năm, mỗi đợt lặt lá cho 20-25% nhánh của cây, làm như vậy dễ chăm sóc, thu nhập đều suốt năm, không sợ rớt giá do tồn đọng, lại giữ cây ăn được lâu năm hơn.
Mỗi vườn mỗi cách làm, tùy theo lựa chọn mỗi người phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.
Khi cây ra hoa đồng loạt cây sẽ cần nguồn dinh dưỡng nhiều hơn những cây ra hoa vài chục phần trăm. Khi đó cần nhất là cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cây. Khi cho cây ra hoa đồng loạt mà cung cấp không đủ dinh dưỡng, tất nhiên cây sẽ bị suy, đó là chuyện bình thường. Còn khi cung cấp đủ dinh dưỡng làm sao cây suy cho được.
Những ý kiến trên đây chỉ là kinh nghiệm và cách làm của tui. Những chủ vườn khác sẽ có cách làm khác, kỹ thuật họ áp dụng cũng khác. Cách cho ra hoa cũng khác. Tui chỉ cho ý kiến cái mình biết mà thôi, không tự cho rằng cái mình là hay nhất.
 
Mỗi vườn mỗi cách làm, tùy theo lựa chọn mỗi người phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.
Khi cây ra hoa đồng loạt cây sẽ cần nguồn dinh dưỡng nhiều hơn những cây ra hoa vài chục phần trăm. Khi đó cần nhất là cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cây. Khi cho cây ra hoa đồng loạt mà cung cấp không đủ dinh dưỡng, tất nhiên cây sẽ bị suy, đó là chuyện bình thường. Còn khi cung cấp đủ dinh dưỡng làm sao cây suy cho được.
Những ý kiến trên đây chỉ là kinh nghiệm và cách làm của tui. Những chủ vườn khác sẽ có cách làm khác, kỹ thuật họ áp dụng cũng khác. Cách cho ra hoa cũng khác. Tui chỉ cho ý kiến cái mình biết mà thôi, không tự cho rằng cái mình là hay nhất.
Nói đến Cam Bưởi ở Miền Tây thì có Châu Thành, HG và Mỹ Hòa VL, nông dân ở đây rất có KN cây có múi, bạn cho ra đồng loạt như mình nói, sâu bệnh sẽ nhiều, ra trái theo chùm, 3-4 trái 1 chùm, bản chất việc cắt nước tưới phân là làm cho cây bị sốc, sau đó cung cấp phân liều lớn, tế bào cây quá sung mà ra hoa, cái gì cũng thêd mà, nhịn đói nhịn khát 1 tuần rồi ăn uống nhiều vô, bạn thấy rằng việc ra hoa nhiều, nhà vườn sẽ mừng, nhưng việc ra hoa nhiều không đồng nghĩa với việc thu hoạch nhiều và được giá, cái điệp khúc này ở VN thì ai cũng biết, việc ra hoa nhiều và đồng loạt chưa kể thiên tai địch họa ập đến thì rủi ro biết bao, chi bằng chia nhỏ rủi ro, ăn đều trong năm, bền bỉ hơn, cây có thời gian phục hồi sâu bệnh cũng hạn chếm ngày trước nhà mình cho ra hoa đồng loạt, sau đó vẫn phải thêm 2 đợt cắt tỉa trái và tốn nhiều thuốc BVTV nữa, sau khi thu hoạch, trái, cây bị "xỉu", caid này nhà vườn rành lắm, lúc cây đang đeo trái mà bạn thu hái 1 lúc như vậy, dinh dưỡng để cây nuôi trái tồn đọc lớn, sẽ làm cây như bị héo lá ngta gọi đó là "xỉu", giai đoạn "xỉu" kéo dài 3-4 tháng để cây có thể tiêu hao phân hủy dd dư thừa đó, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất của năm tiếp theo, cây bưởi nếu chăm tốt bạn sẽ ăn được 15 đến 17 năm, như vậy quá trình làm vườn với cây bưởi là một quá trình dài và liên tục trong năm, không phải kiểu "bạo phát bạo tàn" thu hoạch xong là "khỏe". Cây bưởi có năng suất là cây được chăm trong thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa thu hoạch, chứ không phải chỉ giai đoạn ra hoa và đậu trái, cách thu hoạch rãi đều nỗi Quý là cách lợi cho người nông dân nhất trong giai đoạn hiện nay. Những lời có cánh, mĩ miều của báo chí về việc thu nhập tiền tỉ ở chỗ này chỗ kia, thực sự là con số ng ta gọi là có hồn mà không có xác, tức là bán bưởi rồi, tính lãi thì không bao nhiêu, hãy tĩnh táo và làm người nông dân thông minh!
 
Mỗi người, mỗi vườn có cách làm riêng, có lựa chọn riêng cho mình.
Mỗi cách đều có ưu điểm, nhược điểm, không có cách nào gọi là tốt nhất. Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, và tính toán của bản thân mà nhà vườn lựa chọn cách thích hợp cho mình. Còn cây bệnh, cây suy. Ông bà ta có câu " của bền tại người", tui thiết nghĩ cũng do cách của chúng ta chăm sóc và khai thác. Còn đổ thừa do cách này, cách kia, đó không phải là suy nghĩ của người khôn ngoan.
Nếu bạn nghĩ cách bạn tốt thì bạn áp dụng cho mình, tui không tranh luận thêm.
 
Mỗi người, mỗi vườn có cách làm riêng, có lựa chọn riêng cho mình.
Mỗi cách đều có ưu điểm, nhược điểm, không có cách nào gọi là tốt nhất. Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, và tính toán của bản thân mà nhà vườn lựa chọn cách thích hợp cho mình. Còn cây bệnh, cây suy. Ông bà ta có câu " của bền tại người", tui thiết nghĩ cũng do cách của chúng ta chăm sóc và khai thác. Còn đổ thừa do cách này, cách kia, đó không phải là suy nghĩ của người khôn ngoan.
Nếu bạn nghĩ cách bạn tốt thì bạn áp dụng cho mình, tui không tranh luận thêm.
ở đây là phân tích ra để hiểu vấn đề, làm sao có lợi cho người trồng, ý mình người nông dân thông minh là người biết thâm canh rãi đều vụ để tránh bị lỗ, được mùa mà mất giá, người nông dân thông minh không đem trứng bỏ vào cùng 1 rọ. mình không có nói bạn "không thông minh", nếu mình có nói gì vô tình làm bạn hiểu sai ý thì mình xin lỗi bạn, mn cùng phân tích để tìm ra điều tốt nhất thôi bạn nhé.
 
Nếu nói phân tích ra để hiểu, tui cũng xin mạn phép phân tích vài điều mà bạn cho là đúng và không đúng.
Khi làm nông nghiệp, thiên tai, dịch họa chúng ta không lường trước nên không bàn tới. Còn sâu rầy, thì lúc nào cũng có, hễ cây ra chồi non sâu rầy sẽ xuất hiện, không phân biệt nhiều hay ít chồi non mới xuất hiện tấn công. Nên bạn có tỉa lá cho ra tược( để ra hoa) vài chục phần trăm thì rầy sâu vẫn có như thường.
Khi dùng kỹ thuật để ép cây ra hoa( mà không theo tự nhiên) thì ít nhiều đều ảnh hưởng tới tuổi thọ của cây, cho dù dùng kỹ thuật gì (lặt lá cho cây ra hoa là dùng kỹ thuật ép cây ra hoa). Hiện tượng mà bạn nói cây xỉu sau khi cho trái ( bạn cho rằng do dư dinh dưỡng nên cây xỉu), nên giải thích thế này: cây sau thời gian cho trái sẽ mất sức cần thời gian nghĩ ngơi và bồi bổ. Nếu bồi bổ không đúng và không đủ, về sau cây sẽ suy rất nhanh. Nếu bồi bổ đúng và đủ, cây sẽ sung và phát trở lại như thường. Nếu cây sau cho trái cây dư dinh dưỡng cây không bao giờ "xỉu", cây sẽ vẫn phát triển tốt, chỉ có cây bị khai thác nhiều mà không đc bồi bổ đúng cách cây mới mất sức và cần thời gian dài hồi phục ( mà một số người gọi là xỉu).
Về thu hoạch: nếu rải trái đều trong 1 năm để giảm thiểu rủi ro, điều này cũng tạo nên nhược điểm. Khi có giá thì mình không đủ để bán, khi không có giá thì mình dư.
Về chăm sóc: khi cây lộn xộn tược, bông, trái nhỏ, trái lớn sẽ cực chăm sóc hơn so với chỉ thuần 1 loại. Phun thuốc sâu rầy, phải lựa loại nhẹ để ít ảnh hưởng đến bông, trái non( phun loại mạnh thì bông và trái non có khả năng bị rụng, không đậu trái) , dẫn đến không giải quyết dứt điểm tình trạng sâu rầy, làm cho trái thương phẩm có khả năng không đạt như mong muốn. Khi bón phân cũng vậy, bón dưỡng trái thì không hợp cho cây ra bông, đậu trái, bón kích ra bông, đậu trái thì không phù hợp cho dưỡng trái.
Đó là những nhược điểm dễ nhìn thấy khi lựa chọn cho cây ra trái quanh năm.
Tui không bảo vệ quan điểm cho cách làm nào. Cách nào cũng có ưu và nhược. Tùy theo mỗi người lựa chọn và áp dụng phù hợp với mình.
Hiệu quả về cây bưởi da xanh, không cần báo đài, chúng ta cũng tự tính đc năng suất của vườn mình( với điều kiện mình cũng chăm sóc tốt như người ta).
 


Back
Top