Thủ tục xin gây nuôi Nhím

  • Thread starter trungthongcnsh
  • Ngày gửi
Chào các bạn!
Tôi thấy những bài viết trong diễn đàn rất hay và hữu ích. Qua theo dõi, tôi nhận thấy có nhiều ý kiến thắc mắc về thủ tục gây nuôi Nhím. Hiện tôi đang công tác tại chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, tôi có thể giúp các bạn một số ý như sau:
1. Các loài Nhím (Hýtriix spp.) được quy định trong phụ lục III công ước Cites (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp).
2. Theo quy định tại nghị định số 11/2002/NĐ-CP, ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc: quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã; Thông tư số 123/2003/TT-BNN, ngày 14/11/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nghị định 11/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Ch1inh phủ; Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản; Công văn số 456/CV-KL-VP Cites ngày 17/5/2004 của Cục Kiểm lâm về việc: Tăng cường công tác quản lý các trại gây nuôi sinh sản các loài động, thực vật hoang dã.
Việc mua Nhím về gây nuôi phải thực hiện các thủ tục như sau:
1. Thủ tục vận chuyển Nhím:
1.1. Nếu mua Nhím của các tổ chức:
- Hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ tài chính. Trường hợp vận chuyển nội bộ thì phải có phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ của tổ chức;
- Bảng kê động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng do tổ chức lập.
- Xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
1.2. Nếu mua của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân:
- Bảng kê động vật rừng hoặc bảng kê sản phẩm của chúng do cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân lập.
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi có động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng xác nhận.
2. Thủ tục đăng ký gây nuôi nhím:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi Nhím phải lập thủ tục đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm sở tại nơi gây nuôi, gồm:
a. Tên và địa chỉ của trại nuôi, chủ trại hoặc người quản lý trại.
b. Ngày thành lập.
c. Loài được nuôi sinh sản.
d. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của những con đực và con cái trong đàn giống sinh sản.
e. Tài iệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với công ước Cites và luật pháp quốc gia.
f. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của loài động vật nuôi và lý do.
g. Sản lượng sản xuất hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.
h. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen.
i. Loại sản phẩm xuất khẩu hay bán ra thị trường (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hay dẫn xuất khác).
j. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: Diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin.
3. Tiêu chuẩn trại nuôi;
a. Diện tích chuồng trại phù hợp với loài vật nuôi, phù hợp với năng lực sản xuất đã đăng ký.
b. Những loài động vật hoang dã được cơ quan thẩm quyền khoa học Cites Việt Nam xác nhận có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong điều kiện nuôi nhốt.
c. Bảo đảm an toàn cho người nuôi và vật nuôi.
d. Có cán bộ chuyên môn để quản lý, chăm sóc vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
e. Có xác nhận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.
Cơ quan Kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm) chỉ chấp nhận và mở sổ đăng ký đầu vật nuôi cho các trại và hộ gia đình cung cấp đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các điều kiện chuồng trại như đã hướng dẫn nêu trên.
trungthongcnsh@yahoo.com
 


Last edited by a moderator:
Bác gửi cái món này hay đấy!

Cám ơn bác trungthongcnsh đã gửi cái món đặc biệt này. Nó rất hữu ích đấy!
 
Chào các bạn!
Mình thấy những bài viết trong diễn đàn rất hay và hữu ích. Qua theo dõi, tôi nhận thấy có nhiều ý kiến thắc mắc về thủ tục gây nuôi Nhím. Hiện tôi đang công tác tại chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, tôi có thể giúp các bạn một số ý như sau:
1. Các loài Nhím (Hýtriix spp.) được quy định trong phụ lục III công ước Cites (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp).
2. Theo quy định tại nghị định số 11/2002/NĐ-CP, ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc: quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã; Thông tư số 123/2003/TT-BNN, ngày 14/11/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nghị định 11/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Ch1inh phủ; Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản; Công văn số 456/CV-KL-VP Cites ngày 17/5/2004 của Cục Kiểm lâm về việc: Tăng cường công tác quản lý các trại gây nuôi sinh sản các loài động, thực vật hoang dã.
Việc mua Nhím về gây nuôi phải thực hiện các thủ tục như sau:
1. Thủ tục vận chuyển Nhím:
1.1. Nếu mua Nhím của các tổ chức:
- Hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ tài chính. Trường hợp vận chuyển nội bộ thì phải có phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ của tổ chức;
- Bảng kê động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng do tổ chức lập.
- Xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
1.2. Nếu mua của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân:
- Bảng kê động vật rừng hoặc bảng kê sản phẩm của chúng do cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân lập.
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi có động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng xác nhận.
2. Thủ tục đăng ký gây nuôi nhím:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi Nhím phải lập thủ tục đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm sở tại nơi gây nuôi, gồm:
a. Tên và địa chỉ của trại nuôi, chủ trại hoặc người quản lý trại.
b. Ngày thành lập.
c. Loài được nuôi sinh sản.
d. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của những con đực và con cái trong đàn giống sinh sản.
e. Tài iệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với công ước Cites và luật pháp quốc gia.
f. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của loài động vật nuôi và lý do.
g. Sản lượng sản xuất hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.
h. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen.
i. Loại sản phẩm xuất khẩu hay bán ra thị trường (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hay dẫn xuất khác).
j. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: Diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin.
3. Tiêu chuẩn trại nuôi;
a. Diện tích chuồng trại phù hợp với loài vật nuôi, phù hợp với năng lực sản xuất đã đăng ký.
b. Những loài động vật hoang dã được cơ quan thẩm quyền khoa học Cites Việt Nam xác nhận có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong điều kiện nuôi nhốt.
c. Bảo đảm an toàn cho người nuôi và vật nuôi.
d. Có cán bộ chuyên môn để quản lý, chăm sóc vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
e. Có xác nhận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.
Cơ quan Kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm) chỉ chấp nhận và mở sổ đăng ký đầu vật nuôi cho các trại và hộ gia đình cung cấp đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các điều kiện chuồng trại như đã hướng dẫn nêu trên.
trungthongcnsh@yahoo.com
Thanks bác nhiều nha em tìm cái này mãi,
 
Bác TRUNGTHONG CNSH cho em hỏi nếu nơi em ở không có Chi cục kiểm lâm sở tại thì em phải đăng ký thủ tục nuôi Nhím ở đâu ạ (EM Ở HƯNG YÊN)
Mong sớm nhận được hồi âm của bác
 
Bạn có thể đến Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn.
Chào bạn
 
Bác TRUNGTHONG CNSH cho em hỏi nếu nơi em ở không có Chi cục kiểm lâm sở tại thì em phải đăng ký thủ tục nuôi Nhím ở đâu ạ (EM Ở HƯNG YÊN)
Mong sớm nhận được hồi âm của bác

Hay nhỉ , em cũng ở(Khoái châu) Hưng yên lè bác , em cũng đang dự định nuôi nhím . Hay em cả bác nuôi chung nhỉ . số điện thoại của em là : 095 373 6041 .
 

Chào các bạn!
Hiện nay hệ thống văn bản có một số điều chỉnh để công tác quản lý các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng vấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã được tốt hơn, như:
+ Nghị định 82/2006/NĐ-CP thay cho nghị định 11/2002/NĐ-CP.
+ Ban hành chỉ thị 1284?CT-BNN-KL và công văn số 515/BNN-VPCITES để quản lý hệ thống các cơ sở
Để có được các văn bản naỳ, các bạn có thể tham khảo trang web: www.kiemlam.org.vn
 
mjnh cung o hung yen ne`

mjnh o huyen van gjang ne`
the ban o hung yen nuoi nau chua
 
Ban co the giup minh duoc khong?.

Minh o Bien Hoa, Dong Nai. Da nuoi nhim tu lau, hien tai co mot so nguoi quen o Bien Hoa, Dong Nai dang nuoi nhim. Nhung ho khong biet cach xin giay phep nuoi hoac khong co nhieu thoi gian de di lam giay to (Vi la nhung nguoi can bo, cong nhan vien chuc nha nuoc, cong ty nuoc ngoai...). Ban co the la cau noi dich vu giup ho lam giay to chan nuoi hop phap o chi cuc kiem lam Dong Nai duoc khong ha?. Chi phi, dieu kien the nao ban vui long cho biet nhe.
Xin chao.
Tonny
 
Last edited by a moderator:
Thủ tục nuôi nhím cũng đơn giản thôi. Bạn chỉ cần làm một bộ hồ sơ (có phôt công chứng) gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản/nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường (kèm theo công văn 515/KL-VPCITES - link: http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.a...5KL-VPCITES_huong_dan_dang_ky_trai_nuoi_DVHD/).
2. Chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (hoá đơn, biên bản kiểm tra, giấy mua bán cho tặng... có xác nhận của kiểm lâm sở tại nơi bán), bảng kê động vật hoang dã (số lượng, đực cái...)
3. Bản sao CNTND hoặc hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các ngành nghề có liên quan (đối với doang nghiệp).
Hồ sơ có thể gửi theo đường công văn về Chi cục Kiểm lâm hoặc trực tiếp đến nộp tại Hạt kiểm lâm sở tại (ví dụ bạn ở huyện Tân Phú có thể nộp hồ sơ tại văn phòng Hạt Kiểm lâm huyện Tân Phú).
Sau khi nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm sẽ trực tiếp (hoặc Uỷ quyền cho các Hạt Kiểm lâm trực thuộc) đến kiểm tra điều kiện nuôi, thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ và điều kiện nuôi nhốt hoàn chỉnh, hợp pháp bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh, bạn sẽ được hướng dẫn để hoàn chỉnh. Khi bạn được cấp giấy chứng nhận, Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố sẽ cấp cho bạn 01 quyển s theo dõi số lượng vật nuôi, sự thay đổi số lượng (ví dụ như sinh đẻ, mua bán, trao đổi, chết...).
 
À, còn vấn đề chi phí khi làm thủ tục: hiện nay, tại Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng (vì các Cơ quan kiểm lâm các tỉnh khác mình không rõ) chưa tổ chức thu phí làm thủ tục nên các bác, các chú, các anh chị em cứ yên tâm.
 
Có trường hợp nào mà k đc cấp phép k bác?
Mỗi lần sinh sản là phải báo cáo số lượng à?Rồi khi bán thì cần các loại giấy tờ gì?Thanks
 
Chào bạn!
Với câu hỏi 1. Tất nhiên khi người ta đặt ra luật thì sẽ có những điều kiện đi kèm, vì thế chắc chắn sẽ có trường hợp không được cấp phép nuôi động vật hoang dã, điển hình là những trường hợp vật nuôi không có nguồn gốc hợp pháp.
Với câu hỏi 2. Khi một trại đã được cấp giấy chứng nhận gây nuôi động, thực vật hoang dã thì đồng thời trại đó sẽ được theo dõi, giám sát. Hiện nay, trừ một số tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm, hệ thống kiểm lâm địa bàn đã được bố trí về khắp các phường, xã (ngoài ra còn có hệ thống ban lâm nghiệp xã) vì thế việc khai báo rất thuận lợi. Khi trại nuôi có sự biến động về số lượng vật nuôi (mua - bán, sinh sản, chết...) bạn chỉ cần báo cáo với cán bộ kiểm lâm địa bàn phụ trách khu vực của bạn (có thể qua điện thoại), mỗi cuối kỳ (tháng, quý) họ sẽ ký xác nhận vào sổ theo dõi của bạn.
Với câu hỏi 3. Đối với những trường hợp xuất bán, bạn chỉ cần làm giấy mua, bán, cho tặng... (trường hợp doanh nghiệp thì xuất hoá đơn GTGT) kèm theo bảng kê động vật hoang dã thông thường có sự xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại. Đối với các loài hoang dã quý hiếm (được nêu trong sách đỏ Việt Nam, thuộc các phụ lục của Công ước CITES, thuộc nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ...) khi mua bán, cho, tặng... ra ngoài tỉnh thì trại nuôi phải làm các thủ tục nêu trên rồi trình tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Chi cục Kiểm lâm sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu hợp pháp, đúng thủ tục... thì sẽ cấp cho trại nuôi giấy phép vận chuyển đặc biệt.
 
Câu trả lời của bạn rất hạn và khá đầy đủ. Mình cũng muốn tham khảo thêm 1 số ý của bạn như sau:
1. Giả sử mình vô tình tìm kiếm đc 1 nguồn vật nuôi của người nào đó bắt đc, hoặc của 1 người nào đó đang nuôi nhưng k có giấy phép, như vậy mình muốn hợp pháp hóa cho các vật nuôi này thì sao?
2. Hiện nay mình thấy cũng có rất nhiều người nuôi các loại thú quí hiếm, thậm chí có trong sách Đỏ, vậy những người này có vi phạm luật, có thể bị tịch thu hoặc bị xử lý gì không? Vì hiện nay trên mạng vẩn có nhiều người rao bán các loại này khá nhiều.
3. Trường hợp mua 1 loài thú nào quí hiếm mà đã đc nhồi bông,chở đi ngoài đường thì có bị gì k?Tất nhiên k có giấy tờ.
Chân thành cám ơn những chia sẻ của bạn.
 
Chào bạn!
1. Với câu hỏi: "Giả sử mình vô tình tìm kiếm đc 1 nguồn vật nuôi của người nào đó bắt đc, hoặc của 1 người nào đó đang nuôi nhưng k có giấy phép, như vậy mình muốn hợp pháp hóa cho các vật nuôi này thì sao?"
Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đều bị tiến hành xử lý theo pháp luật. Khi một người có hành vi khai thác, mua bán, cất giấu (tàng trữ, nuôi...), vận chuyển lâm sản (động thực vật và các sản phẩm của chúng), khai thác lấn chiếm đất rừng... đều bị:
1.1. Phạt tiền.
1.2. Phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc hoàn trả lại trạng thái ban đầu, buộc chịu chi phí cứu hộ, thả động vật về rừng...
Đối với trường hợp bạn đặt ra, có thể có một cách để có thể hợp pháp hoá nguồn vật nuôi của bạn: Bạn tự báo cho cơ quan kiểm lâm địa phương đến để xử lý. Cơ quan kiểm lâm khi xử phạt hành chính, đối với tang vật đã tịch thu sung công quỹ có cách xử lý như sau:
Theo điều 44 nghị định 159/2007/NĐ-CP quy định về xử lý tanh vật, phương tiện vi phạm hành chính: <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8"><meta name="ProgId" content="Word.Document"><meta name="Generator" content="Microsoft Word 11"><meta name="Originator" content="Microsoft Word 11"><link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CADMINI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]"Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật rừng bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IB hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.[/FONT]"
Sau đó bạn đứng ra mua lại thì bạn sẽ có nguồn giống hợp pháp. Tuy nhiên, có một số hạn chế: chỉ áp dụng đối với động vật hoang dã loại thông thường, chi phí cao, thủ tục lâu, chưa chắc bạn mua được (vì đấu giá, vì một số địa phương không tiến hành bán tang vật mà đem thả về rừng hoặc tiêu huỷ...).
2. Với câu hỏi: "Hiện nay mình thấy cũng có rất nhiều người nuôi các loại thú quí hiếm, thậm chí có trong sách Đỏ, vậy những người này có vi phạm luật, có thể bị tịch thu hoặc bị xử lý gì không? Vì hiện nay trên mạng vẩn có nhiều người rao bán các loại này khá nhiều."
Như mình đã nói ở phía trên: mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đều bị xử lý tuỳ mức độ. Nhẹ thì có thể xử phạt vi phạm hành chính. Nặng thì có thể xử lý hình sự.
3. Với câu hỏi: "Trường hợp mua 1 loài thú nào quí hiếm mà đã đc nhồi bông,chở đi ngoài đường thì có bị gì k?Tất nhiên k có giấy tờ."
Chắc chắn là có rồi bạn ạ. Cũng tuỳ mức độ vi phạm mà có mức xử lý khác nhau.

Chào bạn, rất mong những chia sẻ của mình có thể giúp ích cho bạn.
 
Thủ tục nuôi nhím cũng đơn giản thôi. Bạn chỉ cần làm một bộ hồ sơ (có phôt công chứng) gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản/nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường (kèm theo công văn 515/KL-VPCITES - link: http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.a...5KL-VPCITES_huong_dan_dang_ky_trai_nuoi_DVHD/).
2. Chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (hoá đơn, biên bản kiểm tra, giấy mua bán cho tặng... có xác nhận của kiểm lâm sở tại nơi bán), bảng kê động vật hoang dã (số lượng, đực cái...)
3. Bản sao CNTND hoặc hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các ngành nghề có liên quan (đối với doang nghiệp).
Hồ sơ có thể gửi theo đường công văn về Chi cục Kiểm lâm hoặc trực tiếp đến nộp tại Hạt kiểm lâm sở tại (ví dụ bạn ở huyện Tân Phú có thể nộp hồ sơ tại văn phòng Hạt Kiểm lâm huyện Tân Phú).
Sau khi nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm sẽ trực tiếp (hoặc Uỷ quyền cho các Hạt Kiểm lâm trực thuộc) đến kiểm tra điều kiện nuôi, thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ và điều kiện nuôi nhốt hoàn chỉnh, hợp pháp bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh, bạn sẽ được hướng dẫn để hoàn chỉnh. Khi bạn được cấp giấy chứng nhận, Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố sẽ cấp cho bạn 01 quyển s theo dõi số lượng vật nuôi, sự thay đổi số lượng (ví dụ như sinh đẻ, mua bán, trao đổi, chết...).
Em lam day du nhu bac huong dan ma kiem lam con nhieu khe.
 


Back
Top