thức ăn nuôi cóc

  • Thread starter KuTien
  • Ngày gửi
cốc là loại lưỡng cư,thức ăn của chúng cũng giống ếch thôi bạn ạ,chỉ khác ếch chỗ là thích trên khô hơn ếch....tận dụng nguồn thức ăn có sẵng địa phương nếu miền tây thì bột cá biển và ốc bưu vàng là ok.
Mình cũng dự tính nuôi ếch này 2 năm về trước rồi đó nhưng nguồn giống khó tìm wa nếu bắt tự nhiên về thuần thì hiệu quả năng suất ko cao mà cóc nhân tạo thì chưa có....
chúc bạn mau chóng thành công trên con cóc cậu ông trờiiiiii....he
 
hì, mình cũng bon chen đi bắt cóc về nuôi. Mình bỏ vào chuồng và đang đào 1 cái mương để thả xuống nuôi. Nhà có nuôi cút nên những khi dọn phân đem ra ngoài sân phơi thì thấy có rất nhiều dòi, mình múc dòi vào 1 cái mâm bỏ vào chuồng và thấy mấy e cóc đớp lia lịa. Hoặc bạn có thể cho ăn dế cơm, gián đât hay trùn cũng đc (lấy cơm pha cám TA-cái này đg thử):lol:^_^.
 
em cho coc ăn có vụn bằm trộn với dòi, vạy mà tụi nó lựa dòi ăn ko ha
há há đúng y như mình còn nhỏ cho nó ăn thịt với trùn nó chỉ ăn trùn, mà ăn hoài k biết no, ăn tới bụng như cái trống chầu vẫn còn ăn, tới khi ba nói cho ăn 1 2 con teunf ngầy là đủ rồi thì mới cho ăn 1 2 con cho tới khi học lớp 5 thì thả nó nghỉ nuôi, lúc đó nó bự lắm gần bàn tay ba lận đó. nhìn mà kiếp, mình bỏ nó teong lon sữa bò sáng nài cũng đỗ phân và nước đái of nó, với đầu mùa mưa nó kêu dữ lắm đó cả ngày lẫn đêm lun.

mà có cái kgi thả nó chỉ nhổng ng lên rồi bò thoi k nhảy :)))
 
Thức ăn cho cóc

mình tính nuôi cóc mà không biết nó ăn gì.mong các bạn giúp đỡ :2cat:

Bạn đã bắt tay vào thử nghiệm chưa?
Tôi đang xây dựng mô hình nuôi cóc, đang nuôi thử nghiệm với số lượng ít.
Dùng thức ăn là trùn rất khả thi, cóc ăn rất nhiều nên nếu bạn nuôi thì nên nuôi trun làm thức ăn.
 

Nếu có thể nuôi được cóc thì rất hay.
Hiệu quả kinh tế cũng không phải nhỏ.
Bạn đã có ý tưởng nuôi thì bạn đã xác định nuôi để làm gì. Nên ta không bàn về vấn đề này.

Về tài liệu và kỹ thuật nuôi cóc thì hiện giờ ở trên Internet chưa có, chắc bạn cũng đã tìm thử rồi. Nên ta chỉ lượm nhặt những kinh nghiệm thực tế mà mọi người đã làm và trải qua.
Mình thì cũng đã từng có ý tưởng nuôi cóc, và đây là những gì mình đã biết về con vật này:
Cóc là loài động vật máu lạnh nên có tập tính ngủ đông.
Mùa đông chúng thường chui vào những hốc cây, hang đất để ngủ qua mùa đông không ăn uống gì. Tới mùa hè chúng mới bò ra để đi kiếm ăn và sinh sản.

Cóc thường ăn mồi động, không ăn mồi tĩnh. Tất cả những con gì ngọ nguậy trước mặt và vừa mồm là chúng đớp, kể cả cóc con.
Thức ăn chủ yếu của cóc là sâu bọ, kiến mối, giun dế, cào cào châu chấu... Vv

Cóc kiếm ăn vào ban đêm. Ban ngày chúng thường chui vào những hang hốc để trú ẩn, ban đêm mới mò ra đi kiếm ăn.
Nếu nuôi cóc trong vườn bạn nên để vài tấm "blô" cho chúng có chỗ ẩn lấp vào giữa các khe của viên ngói.
Ban đêm bạn nên thắp một bóng đèn ngoài vườn để dụ côn trùng cho cóc ăn.
Bạn cần chuẩn bị cả bể nước để chúng xuống đẻ khi gặp điều kiện thuận lợi (trời mưa)
Bạn nên lưu ý là cóc có khả năng leo tường rất giỏi và chúng ăn thịt lẫn nhau nên khả năng hao hụt và thất thoát là không tránh khỏi.
Vài điều mình biết.
Chúc bạn thành công!
 
óc nhà (Bufo melanostictus) là loài cóc phổ biến và quen thuộc nhất ở Việt Nam. Cóc có rất nhiều ích lợi cho con người, cóc ăn các loại côn trùng, tiêu diệt các loài sâu bọ phá hoại mùa màng. Từ lâu Đông y đã dùng thịt cóc để làm ra nhiều loại thuốc quý. Thịt cóc còn là nguồn bổ sung chất đạm rất tốt ở thôn quê. Cóc trong tự nhiên chủ yếu chỉ sinh sản vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, sau đó cóc rất ít đẻ tiếp. Chính vì vậy, rất cần thiết phải có những phương pháp chủ động cho cóc sinh sản để phục vụ nghề nuôi cóc và công tác bảo tồn loài cóc. Những năm gần đây đã có nhiều trang trại nuôi một số loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao như rắn, kỳ đà, phát triển mạnh ở các tỉnh thành trong cả nước, trong đó cóc được sử dụng làm nguồn thức ăn chính và không thể thiếu. Người dân khắp nơi đổ xô đi săn lùng bắt cóc để bán. Thêm vào đó, việc lạm dụng sử dụng các loại thuốc trừ sâu tại một số địa phương đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, môi trường sống của các loài lưỡng cư, đe dọa trực tiếp đến khả năng sống của chúng.Vì vậy nguồn cóc trong thiên nhiên ngày một cạn kiệt. Nếu cứ tiếp tục khai thác như hiện nay thì trong tương lai rất gần cóc có nguy cơ bị tuyệt diệt, cân bằng sinh thái bị phá vỡ và có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. Tại tỉnh Hải Dương, đã có trên 90 hộ dân trong tỉnh đã đăng ký và lập trang trại nuôi rắn sinh sản và thương phẩm 2 loài rắn Hổ mang (Naja najia) và Rắn Ráo trâu (Ptyas mucosus), Các hộ nuôi tập trung chủ yếu ở thị xã Chí Linh và có tới 88 hộ nuôi với tổng số trên 50.000 con, mỗi hộ nuôi trung bình 600 con/hộ nuôi. Tính trung bình nếu cho rắn ăn 100% bằng cóc thì hàng năm tiêu thụ đến gần 150 tấn cóc (chu kỳ nuôi 2 năm, mỗi con tiêu thụ khoảng 6 kg cóc), như vậy chỉ sau một thời gian lượng cóc tự nhiên không còn nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái. Trước những vấn đề sinh thái và môi trường, năm 2012 UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt giao cho Viên Sinh học thuộc Viện Khoa học Việt Nam nghiên cứu đề tài "Xây dựng mô hình chăn nuôi và sinh sản nhân tạo cóc nhằm chủ động cung cấp nguồn thức ăn nuôi rắn tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương", bước đầu đề tài đã kết luận được một số vấn đề như sau:
Cơ sở khoa học cho nghiên cứu kích thích cóc sinh sản:
Cóc có hệ nội tiết sinh sản giống như các loài động vật có xương sống và cũng có thể dùng hoc môn để tác động lên quá trình sinh sản. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu dùng các hoc môn như progesterone, LHRHa ( D-Ala 6 des-Gly10 ethylamide ), HCG ( hoc môn nhau thai người ), PimozideTM để kích thích sinh sản cho cóc đực và cóc cái. Bằng cách sử dụng các quy trình tiêm khác nhau sử dụng các hoc môn trên, các nhà khoa học đã kích thích thành công cho một số loài cóc đẻ như các loài cóc sống ở Mỹ (Bufo fowleri, Bufo baxteri, Bufo americanus), ở Úc (Pseudophryne guentheri), và ở Puerto Rico (Peltophryne lemur).
Phương pháp dùng hoc môn kích thích cóc nhà sinh sản:
Năm 2012, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm dùng hóc môn tiêm kích thích cho cóc sinh sản tại trại nuôi rắn ở phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh- tỉnh Hải Dương. Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 18 đợt thí nghiệm, thử nghiệm sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp các hoc môn progesterone, LHRHa, HCG, cloprostenol dựa theo các quy trình tiêm của nước ngoài đã công bố và có cải tiến để tiêm cho cóc đực theo 2 quy trình và tiêm cóc cái theo 10 quy trình khác nhau.
Một số kết quả bước đầu thu được:
Kết quả cho thấy, tiêm HCG cho cóc đực với liều 500 IU sau 6 giờ kích thích được cóc đảm bảo có khả năng giao phối và thụ tinh cho cóc cái (nồng độ tinh trùng 106- 107 /ml, hoạt lực 60- 75%). Tiêm cóc cái 5mg progesterone kết hợp tiêm nhiều lần LHRHa với liều 60 và 100 µg/g đã kích thích buồng trứng phát triển giống với cóc cái sắp đẻ ngoài tự nhiên ( khối lượng buồng trứng cao nhất 17,5948g). Tuy nhiên, mặc dù một số cóc cái tìm đến chỗ có nước và cóc đực ôm cóc cái nhưng không có trường hợp cóc cái nào đẻ trứng.
Những tồn tại và kiến nghị cho các công trình nghiên cứu tiếp theo: Việt Nam có rất ít nghiên cứu về sinh sản của cóc. Trong các tài liệu trên thế giới khả năng sinh sản của cóc nhà ( Bufo melanostictus ) được thông tin rất khác nhau. Có tài liệu cho rằng cóc có thể đẻ hai lứa trong năm, nhưng đa số tài liệu cho rằng cóc chỉ đẻ một lứa trong năm. Việc thay đổi tập tính sinh sản tự nhiên của động vật là vô cùng khó khăn. Trên thế giới cũng chưa có tài liệu nào công bố về dùng hoc môn kích thích thành công cho cóc nhà đẻ. Trong khi đó, cơ chế sinh sản của các loài lưỡng cư rất khác nhau tùy theo sự phát sinh loài và môi trường sống. Mỗi loài có đặc điểm sống và sinh lý sinh sản khác nhau. Vì vậy các giải pháp kỹ thuật có khi thực hiện mang lại kết quả tốt ở loài này nhưng khi áp dụng vào loài khác lại không thu được kết quả tương tự. Trong thí nghiệm của chúng tôi, không có quy trình nào kích thích được cóc cái đẻ, mặc dù cóc đã được tiêm theo các quy trình được công bố là đã thu được kết quả tốt đối với các loài cóc khác trên thế giới. Do đó, theo chúng tôi, trước hết cần có thêm những công trình nghiên cứu cơ bản về sinh học sinh sản của loài cóc nhà, đặc biệt là nghiên cứu về tập tính sinh sản tự nhiên của cóc cái. Sau đó mới có thể tìm ra những quy trình thích hợp kích thích cóc đẻ.
Như vậy, vấn đề chủ động nguồn thức ăn cho rắn bằng cóc tại Hải Dương vẫn chưa thực hiện được, các hộ nuôi răn vẫn phải thu mua cóc bắt ngoài tự nhiên và sử dụng một phần thức ăn bằng gà, vịt mới ấp nở. Vấn đề về bệnh dịch khi nuôi rắn tăng lên vì sử dụng nhiều thức ăn bằng gà, vịt con mới ấp nở, đồng thời việc thu mua cóc tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, việc nuôi rắn và quản lý việc nuôi rắn cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu đưa ra giải pháp.
 
mình tính nuôi cóc mà không biết nó ăn gì.mong các bạn giúp đỡ :2cat:

Mô hình đó mình nuôi thử rồi cực lắm bác ơi!
Nếu bạn nuôi cho cốc đẻ thì phải xây chuồng thiệt là rộng nếu được 5*10 thì càng tốt.
Xung quanh thì bác lấy tấm mủ dựng cao lên khoảng 2m là vừa ( hay xây bằng gạch thì càng tốt). phía dưới để đất tự nhiên.
Một bên thì bác đào 1 cái hố khoảng 2/5 cái chuồng không cần sâu lắm đâu miễn là giữ được nước là được rồi, xong rồi bạn trồng lúa hay trồng cây gì cũng được để tạo môi trường tư nhiên.
Một bên thì bác làm nơi trú ẩn cho cóc và trồng thêm cây cỏ.
Còn về thức ăn thì cóc chỉ ăn mồi động thôi, thường thì cho ăn giun và dế ( nói chung là con trùng) dế thì bác cứ thả vô thì tự nó kiếm ăn.
Tại mô hình trên thì mình không có điều kiện để làm lúc trước có nuôi mà không giống với điều kiện tự nhiên nên nó không có đẻ với lại chi phí mua dế đắt quá. bác nuôi cóc phải nuôi thêm dế nữa? hi
chúc bác thành công!
 
Mình tính nuôi cóc mà ko biết bắt đầu đi đâu
Các bác chỉ giúp e với. Cảm ơn!
 
Mình thấy hình dạng con cóc là mình sợ rồi ko biết tại sao các bạn lại muốn nuôi tụi nó vậy? Trong sân mình có con cóc ở đâu đi lạc vô sân mà mình sợ quá tính kêu người ta bắt đem xa xa bỏ dùm mình mà giờ nó trốn mất tiêu ko kiêmi ra được, nhưng bên cạnh cây Lilac của mình có cái lổ ko biết phải con cóc chui xuống lổ ko ta?
 


Back
Top