Thức ăn nuôi vịt

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Chế độ thức ăn để nuôi vịt cần có đủ yêu cầu sau: Thức ăn năng lượng, thức ăn protein, thức ăn khoáng, thức ăn vitamin.


1. Thức ăn năng lượng<o:p />


Còn
gọi là thức ăn carohydrat, gồm các loại ngũ cốc và sản xuất phụ phẩm
của chúng, có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới 18%.


Trung
bình thức ăn có chứa 12% protein thô. 75-80% lượng protein của nhóm
thức ăn này chất lượng không cao vì thiếu lizin, metionin và
triptophan. Liazin là axit amin hạn chế đầu tiên, do đó có thể thay thế
thức ăn này bằng thức ăn khác không làm tăng và giảm đáng kể chất lượng
protein của khẩu phần.


Hàm
lượng chất béo trung bình của loại thức ăn này là 2-5%. Tuy nhiên cũng
có một số sản phẩm phụ như cám lụa (của lúa) chứa 23% dầu. Chất béo
trong thức ăn cơ sởphần lớn được tạo thành từ axit béo không no.


Thức
ăn loại này giàu photpho, nhưng nghèo canxi. Theo ước tính hai phần ba
khối lượng thức ăn là carbohydrat, khả năng tiêu hoá khoảng 95%. Những
loại thức ăn thường được sử dụng gồm các hoà thảo như: thóc, ngô, kê,
cao lương...và các sản phẩm phụ của chúng như cám, tấm...


</b>



nước ta, thóc là nguồn lượng thực chính được sử dụng rộng rải trong
chăn nuôi vịt, đặc biệt trong phương thức chăn nuôi vịt rtuyền thống,
hầu hết nông dân các vùng sử dụng thóc là thức ăn duy nhất để nuôi vịt,
các thức ăn khác (mồi) phần lớn do vịt tự kiếm. Hiện nay trong chăn
nuôi vịt thâm canh, thóc cũng được sử dụng như là một trong những thức
ăn năng lượng chính. Năng lượng trao đổi của thóc là 2.630 - 2.8600
Kcal/kg ứng với 11-12 MrJ/kg chất thô. Tỷ lệ protein trung bình
7,8-8,7%, mỡ 1,2-3,5%, xơ 10-12%. Trong thóc hàm lượng lizin, acginin,
tryptophan cao hơn ngô. Hàm lượng của phần lớn các nguyên tố khoáng (đa
lượng và vi lượng) trong thóc rất thấp.


<b>+ Ngô<o:p />



Ngô
là nguồn thức ăn giàu năng lượng. Năng lượng trao đổi của ngô 3100-3200
Kcal ứng với 13-13,5 MJ/kg vật chất khô. Hàm lượng protein 8-12%, trung
bình là 9%, hàm lượng xơ thô rất thấp, 4-6%, cao hơn tỷ lệ mở trung
bình của các thức ăn năng lượng. Hàm lượng mỡ cao của ngô vừa là đặc
điểm tốt vừa là trở ngại khi sử dụng bởi hàm lượng mỡ cao làm cho ngô
nghiền rất dễ bị ôi, mất vị ngon, hoặc làm cho ngô nóng lên, nấm dễ
dàng phát triển làm giảm giá trị dinh dưỡng và xuất hiện độc tốt
Aflatoxin. Ngoài ra ngô rất nghèo khoáng như canxi (0,45%), mangan
(7,3%/kg)...


+ Cao lương<o:p /></b>


Cao
lương là loại cây vùng nhiệt đới trồng lấy hạt làm thức ăn cho gia cầm
rất tột Hạt cao lương có hàm lượng protein cao hơn ngô song các thành
phần dinh dưỡng khác thấp hơn ngô, tuy nhiên vẫn cao hơn thóc.Giá trị
sinh học của protein trong hạt cao lương thấp hơn ngô, thóc và gạo.
Protein thô 11-12%, mỡ 3,0-3,1%, xơ 3,1-3,2%, dẫn xuất không đạm
70-80%, năng lượng trao đổi 3000 Kcal ững với 12,61 MJ/kg chất thô.


</b>


Giá trị
nuôi dưỡng của kê bằng khoảng 95% ngô trắng, hạt kê thiếu vitamin A,
ptotein thô 10-11%, mỡ 2,3-2,7%, xơ 2,2-13,1%. Năng lượng trao đổi từ
2667-3192 Kcal ứng với 11,2-13,4 MJ/kg vật chất khô. Trong khẩu phần,
vịt con có thể dùng tới 44%. Do kích thước hạt kê nhỏ hơn hạt thóc,
ngô, cao lương nên kê dùng trong khẩu phần của vịt dò, vịt đẻ đều không
cần nghiền.


Trong chăn nuôi vịt, cám gạo được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra còn có sắn, khoai các loại.


<b>2. Thức ăn protein<o:p />



Trong
khẩu phần của vịt, khối lượng thức ăn năng lượng thường chiếm khoảng
70%. Do đó thức ăn protein chiềm không quá 30%. Thức ăn protein- Protein thực vật<o:p /></b>


Gồm
các loai cây họ đậu và khô dầu: Đỗ tương, đỗ xanh, lạc, khô dầu đỗ
tương, khô dầu lạc. Đặc điểm nổi bật của chúng là giàu protein và các
axit amin không thay thế. Protein đậu đỗ dễ hoà tan trong nước và giàu
lizin nên dễ tiêu hoá, hấp thu. Hàm lượng cãni, magiê, mangan, đồng
trong đậu đỗ cũng cao hơn hạt hoà thảo, nhưng nghèo photpho. Khác với
các loại hoà thảo. phần lớn các loại bộ đậu đều có độc tố vì vậy khi sử
dụng làm thức ăn cho gia cầm nói chung và vịt nói riêng cần phải xử lý,
chế biến làm giảm độc tố và nâng cao giá trị dinh dưỡng của chúng.


+ Đỗ


Đỗ
tương là loại thức ăn giàu protein 38-43%, mỡ 16-18%, năng lượng trao
đổi 3600-3700 Kcal ứng với 15-16 MJ/kg vật chất thô. Gía trị sinh học
của protein của đỗ tương cao, tương đương protein động vật, giàu axit
amin nhất là lizi và triptophan. Tuy nhiên, khi sử dụng đỗ tương phải
chú ý đến các tác nhân kháng dinh dưỡng (ức chế tripsin) có trong đó.
Để hạn chế tác hại các độc tố cơ thể dùng biện pháp xử lỹ nhiệt như
rang đỗ tương hoặc hấp chính. Những chất chứa trong hạt đỗ tương chưa
xử lý có thể tác động mạnh mẽ lên đường ruột và làm ảnh hưởng khả năng
tiêu hoávà sử dụng nhiều chất dinh dưỡng. Khi
sử dụng một lượng nhỏ đỗ tương chưa xử lý trong khẩu phần của vịt, tốc
độ tăng trọng bị giảm sút rõ rệt, tuyến tuỵ bị sưng to, hấp thu mỡ ở
vịt co giảm, năng lượng trao đổi của các thành phần khác trong khẩu
phần cũng giảm sút.


Đỗ
tương sau khi ép dầu tạo thành khô dầu đỗ tương, sử dụng tốt hơn đỗ
hạt. Vì khi ép dầu tách mỡ phải xử lý bằng nhiệt, đã phân huỷ và làm
mất hiệu lực của các độc tố kháng tripsin và heamagglutinin.


<b></b>


Lạc
nhiều dầu mỡ: 38-40% trong lạc và vỏ, 48-50% trong lạc nhân. Sử dụng
phụ của lạc sau khi ép dầu là dầu khô. Dầu lạc được sử dụng như là một
nguồn thức ăn protein trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm.
Hàm lượng protein 30-32% trong khô dầu cả vỏ, 45-50% trong khô dầu lạc
nhân, tỷ lệ xương tương ứng là 27,2 và 5,7%. Gía trị sinh học của
protein trong lạc khô và dầu lạc thấp hơn khô dầu đậu tương, bột cá vì
nghèo lizin. Do đó, khi dùng khô dầu lạc làm thức ăn protein phải chú ý
bổ sung thức ăn giàu lizin như đỗ tương, bột cá hoặc chế phẩm lizin.


Tuy nhiên, khi ẩm độ của khô dầu lên trên 15% khô lạc dễ bị mốc, nấm mốc phát triển làm giảm<span>  chất lượng khô dầu và tiết nhiều độc tố mycotoxin nhất là aflatoxin rất có hại cho vịt.


- Protein động vật


<i>NXB Nông Nghiệp
(2006-11-10)</i>
 


Last edited:


Back
Top