thuốc BVTV trị nấm thường là thuốc gốc kiềm???

  • Thread starter vananh_tran273
  • Ngày gửi
em đang sử dụng 1 loại phân bón lá, nhưng trên nhãn ghi k pha với những loại thuốc có tính kiềm! vậy có phải thuốc trị nấm thường là những loại có tính kiềm k ạ?? mong mọi người giúp giùm!!!chân thành cảm ơn mọi người
 


Theo mình thì nấm trico, bản thân nó là một loại nấm, vì vậy khi sử dụng thuốc trị nấm, thì nó cũng sẽ bị tiêu diệt,mức độ tùy theo loại thuốc bạn sử dụng. Như bạn phun thuốc trừ sâu trong vườn, đâu phải chỉ có con sau hại chết. Không phải mình không tin tưởng nấm trico của dhct, nhưng diệt nấm không nhất thiết phải dùng thuốc bvtv hay chế phẩm sinh học, cách tốt nhất là không tạo môi trường cho nấm phát sinh, phát triền, và không tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào cây trông. VD: nấm trico được sử dụng để ngăn bệnh chết nhanh do nấm phytopthora gây ra cho hồ tiêu, nhưng hoàn toàn có thể tranh bệnh này, bởi nấm phytopthora là nấm thủy sinh(vì thế cần tránh ngập úng, thoát nước tốt trong mùa mưa, mùa khô nên tưới nước vị trí cố định) xâm nhập do rễ, thân tiêu bị tổn thương(do làm cỏ, bỏ phân, rệp, tuyến trùng...)... và nấm cần một thời gian để ủ bệnh, khi đã phát bệnh thì vô phương. Mỗi người có một cách làm riêng. Nếu bạn muốn sử dụng cả 2, tại sao bạn không phun thuốc trừ nấm trước, rồi sau thời gian cách ly, bạn sử dụng nấm. Mong được góp ý.
Thân.
 


Bác này hình như có chút hiểu lầm với từ phổ rộng. Phổ rộng ở đây có nghĩa là nó sẽ có tác dụng với hầu hết những tác nhân gây hại cho một căn bệnh nào đó. Từ thường dân học vụ cho tới đại gia chính khách ...
Thường thì "phổ rộng" đồng nghĩa với thuốc rất mạnh. Mà đã mạnh thì ko nên dùng nhiều. Chỉ sử dụng trong trường hợp "mắc bệnh mà không rõ nguyên nhân". Dùng nhiều dễ chai thuốc và chai luôn cả hệ miễn dịch. (cây cũng như người)
@papy : theo tui hiểu thuốc đặc trị là dùng cho 1 loại nào đó , EX : vi khuẩn , hay nấm .
Còn nếu thuốc không còn công hiệu thì nhà sản xuất sẽ phát triển 1 thế hệ mới để theo kịp sự kháng lại của vi khuẩn , hay nấm . Còn phổ rộng thì có thể dùng loại này có tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn hay nấm .
Không biết tui hiểu có đúng không , có gì chỉ bảo dùm .



 
Phổ tác dụng của thuốc BVTV là số lượng các loài dịch hại mà thuốc có thể phòng trừ được. Thuốc phòng trừ được nhiều loài dịch hại gọi là thuốc phổ tác dụng rộng, phòng trừ được ít loài dịch hại gọi là thuốc phổ tác dụng hẹp (hoặc thuốc chọn lọc).

Trong mỗi nhóm thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ đều có loại thuốc phổ rộng và thuốc phổ hẹp. Các thuốc trừ sâu gốc Lân hữu cơ, Carbamate và Cúc tổng hợp đều là các thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút. Các thuốc điều tiết sinh trưởng côn trùng như chất Buprofezin chỉ trừ được sâu chích hút nhóm biến thái không hoàn toàn như rầy, rệp, bọ xít; chất Chlorfluazuron chỉ trừ được sâu non bộ cánh vẩy, là những thuốc có phổ tác dụng hẹp.

Các thuốc trừ bệnh như thuốc gốc đồng, Mancozeb, Zineb, Carbendazim, Benomyl, Propiconazole … là thuốc phổ rộng. Chất Validamycin chỉ trừ được nấm Rhizoctonia, chất Fthalide chỉ trừ nấm bệnh Đạo ôn, là những thuốc có phổ tác dụng hẹp.

Trong các loại thuốc trừ cỏ có các thuốc phổ rộng trừ được nhiều loại cỏ lá hẹp và lá rộng như Butachlor, Pretilachlor, Glyphosate … Các thuốc Quinclorac, Sethoxydim… chỉ trừ cỏ hòa bản; thuốc 2,4D, Bensulfuron.… chỉ trừ được cỏ năn lác và cỏ lá rộng, là các thuốc có phổ hẹp.

Thuốc trừ sâu phổ rộng thường dễ hại các loài thiên địch hơn thuốc phổ hẹp. Các thuốc phổ hẹp tác dụng với đối tượng phòng trừ thường mạnh hơn, nên còn gọi là thuốc đặc hiệu hoặc thuốc chuyên trị. Trong trường hợp cần trừ một loài sâu, bệnh hoặc cỏ đang phát triển mạnh thì nên chọn dùng thuốc đặc hiệu. Thí dụ có nhiều thuốc có thể trừ được nấm bệnh Đạo ôn nhưng khi bệnh phát triển nhiều nên dùng các thuốc đặc hiệu như Rabcide, Trizole, Beam …

Answer by : Ths: Nguyễn Mạnh Cường

tìm được cái này, mọi người đọc thử để phân biệt phổ tác động của thuốc BVTV cho dễ hen!
 
Chia sẻ với bác chủ topic:
Thuốc có tính kiềm phần lớn là gốc đồng: Oxine copper, hoặc Đồng sunphat (Cu2SO4), Norshiel của HN Hợp Trí chính là thuốc gốc đồng.
Tác dụng mạnh nhất của thuốc gốc đồng là trị bệnh do vi khuẩn và sát khuẩn là chính (quét lên thân cây) để phòng bệnh chứ sử dụng để trị bệnh do nấm thì hiệu quả không cao.
Một số nguyên nhân nhà sản xuất khuyến cáo không pha chung phân bón lá với thuốc có tính kiềm:
1. Phân bón lá có thành phần bị kết tủa (lợn cợn) với gốc -SO4.
2. Thuốc gốc kiềm làm tăng pH nên giảm hiệu lực của phân bón lá: giảm độ hòa tan và khả năng hấp thụ các nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Zn, Bo....của cây. Vì vi lượng hòa tan tốt trong môi trường hơi chua đến trung tính.
3. Thuốc gốc kiềm ảnh hưởng đến VSV có ích được chủng trong phân bón lá (loại này trên thị trường rất ít)
 
Có 3 nhóm tác nhân chính gây bệnh cho cây trồng: nấm, vi khuẩn và virus. Trong đó, virus chỉ có thể phòng ngừa (tiêu diệt côn trùng chích hút) không trị được. Vậy chỉ còn 2 nhóm là nấm và vi khuẩn. Nhóm thuốc BVTV để trị các bệnh do 2 nhóm này khác nhau, bà con mình thường không xác định tác nhân gây bệnh nên thường nhầm lẫn "mua thuốc trị nấm về trị bệnh do vi khuẩn gây ra và ngược lại" nên tốn chi phí nhiều!
Gốc thuốc trị vi khuẩn:
1. Validacin
2.Kasumin
3.Ningnamycin
4.Tetramycine
5. Thuốc gốc Đồng
6. Oxine copper

Gốc thuốc đặc trị bệnh đạo ôn trên lúa :
1. Anzoxystrobin
2. Fthanlide
3. Trycyclazole
4. Fenoxanil
5. Isoprothiolane
6. Isc benphos

Nhóm thuốc đặc trị lem lép hạt trên lúa:
1. Difenoconazole
2. Metconazole
3. Propiconazole

Nhóm thuốc đặc trị bệnh khô vằn
1. Hexaconazole
2. Cypiconazole
3. Carbendazim
4. Tebuconaxzole

Nhóm thuốc trị vàng lá chín sớm
1.Thiophante Metyl
2. Bennomyl
3. Propineb

Đây là tài liệu em sưu tầm và tổng hợp lại rồi phân loại theo từng nhóm bệnh. Tuy nhiên trên rau màu và cây ăn trái còn một số nhóm bệnh đặc trưng khác nữa, mỗi nhóm có 1 số thuốc đặc trị và cách phối thuốc khác nhau. Mong các bậc lão thành góp ý thêm dùm em!
 
em đang sử dụng 1 loại phân bón lá, nhưng trên nhãn ghi k pha với những loại thuốc có tính kiềm! vậy có phải thuốc trị nấm thường là những loại có tính kiềm k ạ?? mong mọi người giúp giùm!!!chân thành cảm ơn mọi người

Thuốc có tính kiềm thường là gốc đồng như: Coc 85, Norshield...

Theo kinh nghiệm và khuyến cáo của nhà sản xuất thì thuốc gốc đồng, Aliette thường phun đơn là an toàn nhất. Khi cộng chung với các loại sản phẩm khác sẽ gây ra phản ứng hoá học tạo nên 1 chất khác từ đó hiệu lực của cả 2 loại thuốc không còn hiệu quả cao nữa, trái lại có thể gây hại cho cây trồng.

Theo kinh nghiệm của nhà nông để biết những loại thuốc có pha chung được với nhau được hay không bạn có thể làm thử theo cách sau:

Cho 1 ít nước vào cống lường thuốc và cho từng loại thuốc vào (mỗi loại 1 giọt hoặc ít thuốc bột) rồi quan sát, nếu không thấy xảy ra những hiện tượng lạ như: đổi màu, lạnh, bốc khói, vón cục (kết tủa) thì có thể pha chung được.

Nếu bạn muốn sử dụng nấm Trichoderma mà trên cây trồng lại đang bệnh nặng bạn cũng muốn sử dụng thuốc hoá học nữa thì bạn có thể áp dụng theo trình tự như sau:
Trước tiên bạn sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của nhà sản xuất, mục đích làm giảm mật số dịch hại xuống thấp để cứu cây trước sau đó khoảng 7-10 ngày bạn sử dụng nấm Trichoderma để cân bằng hệ VSV trong đất là tương đối ổn. Khi sử dụng Trichoderma bạn phải tăng cường lượng phân hữu cơ cho cây để tạo môi trường cho nấm nhân mật số tốt trong giai đoạn đầu.

Vài kinh nghiệm xin gởi đến bạn.
 
đk .nhưng hiệu quả thấp
 



Back
Top