Tìm hiểu về hệ thống tưới tự động cho cây ăn quả

  • Thread starter tiphukhongtien
  • Ngày gửi
Tôi đang dự định trồng 1ha bưởi đoan hùng , muốn lắp đặt 1 hệ thống tưới tiêu tự động nhưng không nắm vững được vấn đề này lắm vậy bác nào có kinh nghiệm cho em hỏi vài vấn đề
- Việc tưới tiêu cho cây ăn trái thì nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt hay tưới kiểu phun mưa?
- lắp đặt hoàn thiện 1 hệ thống tưới cho 1 ha cần đầu tư bao nhiêu tiền ?
- Tưới cho 1ha 1 ngày cần lượng nước là bao nhiêu?
Xin trân thành cảm ơn các ý kiến của các bác
 


Về hệ thống tưới tự động

Về hệ thống tưới tự động thì theo em được biết có 02 loại chính: tưới nhỏ giọt và tưới béc phun.
Vườn nhà em đã lắp đặt cả 02 hệ thống này nên em có 01 ít kinh nghiệm chia sẻ cùng bác:
1. Tưới béc phun:
- Ưu điểm: tưới trên diện rộng (một béc nhiều cây), tăng độ ẩm rất tốt cho vườn, ướt đều gốc, về chi phí đầu tư thì thấp hơn tưới nhỏ giọt.
- Nhược điểm: hao nước (dẫn đến hao tiền), phải làm cỏ vào mùa khô (nếu cây đã phủ kín đất thì không lo vấn đề này), việc phân phối nước đến các cây có thể không đều nhau (cây nhiều, cây ít), trong khi vận hành thì hơi mệt vì mình bị ướt trong lúc chỉnh béc, nếu trồng trong vườn có cây nhỏ xen lẫn cây lớn thì khó hãm nước làm bông cho cây lớn.
2. Tưới nhỏ giọt:
- Ưu điểm: tiết kiệm nước (nên tiết kiệm tiền), nước thấm sâu, lượng nước đến từng cây được tính toán chính xác, chủ động trong việc hãm nước làm bông cho từng cây, kết hợp với bộ châm phân sẽ làm cho việc bón phân hiệu quả hơn nhiều lần, việc vận hành rất nhẹ nhàng (người già có thể làm được).
- Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi nhân công có trình độ nhất định để vận hành, nước thấm sâu nhưng không rộng (nếu muốn rộng thì phải tăng chi phí đầu tư)
Vì không biết điều kiện của bác như thế nào nên chưa biết tư vấn ra sao tuy nhiên em vẫn thích hệ thống tưới nhỏ giọt hơn. Dưới đây là một vài hình ảnh hệ thống tưới nhà em:

jpjd.jpg


Tưới nhỏ giọt

ykwt.jpg


Tước béc phun
 
Cám ơn bạn rất nhiều về bài viết và có hình ảnh cụ thể
Thực ra mình cũng có đọc rất nhiều về các loại hệ thống tưới tự động nhưng thực tế vẫn muốn biết những người đã trực tiếp qua sử dụng chứ nge quảng cáo cũng không biết đằng nào
bạn nói rằng tưới nhỏ giọt có nhiều ưu điểm hơn pp tưới khác mình cũng rất thích nhưng khi đọc trên các tài liệu nói rằng pp này hay bị tắc và bị các loại chuột bọ phá nếu mà cứ phải thường xuyên sửa chữa thì rất khó khăn. còn đầu tư thì không vấn đề vì trồng ít nến đắt 1 chút cũng không sao cốt là hiệu quả
mình muỗn tìm hiểu thêm về pp tưới nhỏ giọt ngoài những khó khăn bạn đã nói không biết còn có kk nào nữa k hãy phân tích giúp mình nhé , và nếu đầu tư cho pp tưới nhỏ giọt thì 1ha sẽ cần đầu tư là bao nhiêu tiền . cám ơn bạn nhiều
 
Khó khăn khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt

Cám ơn bạn rất nhiều về bài viết và có hình ảnh cụ thể
Thực ra mình cũng có đọc rất nhiều về các loại hệ thống tưới tự động nhưng thực tế vẫn muốn biết những người đã trực tiếp qua sử dụng chứ nge quảng cáo cũng không biết đằng nào
bạn nói rằng tưới nhỏ giọt có nhiều ưu điểm hơn pp tưới khác mình cũng rất thích nhưng khi đọc trên các tài liệu nói rằng pp này hay bị tắc và bị các loại chuột bọ phá nếu mà cứ phải thường xuyên sửa chữa thì rất khó khăn. còn đầu tư thì không vấn đề vì trồng ít nến đắt 1 chút cũng không sao cốt là hiệu quả
mình muỗn tìm hiểu thêm về pp tưới nhỏ giọt ngoài những khó khăn bạn đã nói không biết còn có kk nào nữa k hãy phân tích giúp mình nhé , và nếu đầu tư cho pp tưới nhỏ giọt thì 1ha sẽ cần đầu tư là bao nhiêu tiền . cám ơn bạn nhiều


Về khó khăn khi dùng hệ thống tưới nhỏ giọt thì theo em thấy khó khăn nhất là việc... thiếu thông tin. Như bác đã nói lên mạng tìm kiếm thông tin về tưới nhỏ giọt chỉ gặp mấy ông công ty đăng bài quảng cáo, thông tin đánh giá hoặc có giá trị tư vấn rất ít. Khi em làm hệ thống nhà em thì em cũng phải nín thở mấy lần vì các câu hỏi kiểu như: có đủ áp lực nước không? có bị nghẹt ống không? có hiệu quả không? Sau khi thử nghiệm thành công và đi đến lắp đại trà cho khoảng 1000 gốc tiêu (khoảng 0.5ha) thì thấy mọi thứ rất tuyệt vời. Em đã lắp đặt xong khoảng 6 tháng, cho đến giờ mọi thứ vẫn tốt. Về đặc điểm hay bị nghẹt ống thì bác có thể sử dụng hệ thống lọc nước công nghiệp (nhà em sử dụng giếng khoan nên không lo), khi lắp đặt chú ý có hệ thống van xả. Các đầu van bù áp (là cái thứ mắc tiền và dễ bị nghẹt nhất) thì lắp đặt sao cho dễ bảo trì, thay thế nhất, tránh dùng loại van bù áp gắn sẵn trong ống (lỡ có hư thì không thay thế được). Về giá tiền thì theo tính toán sơ bộ khoảng 30 triệu đồng/ha cho cây hồ tiêu (mật độ trồng 2.5m x 2.5m). Về việc bị chuột, sâu bọ cắn ống thì em chưa gặp (mà em nghĩ chuột bọ cũng không khoái mấy cái ống nhựa PVC, HPDE... này đâu :lol:).

bjwn.jpg


Van bù áp được nối với ống chính bằng ống 4mm để dễ thay thế, bảo trì về sau.
 
Những thông tin của bạn rất hữu ích với mình lại được kiểm nghiệm qua thực tế nên mình rất yên tâm, cho mình hỏi thêm chút là giữa 2 hàng cây cuẩ bạn chỉ có 1 đường ống như vậy khả năng thẩm thấu có thể đi đến tất cả các phần của mặt đất không ? vào mùa khô thì tưới 1 ngày cần một lượng nước là bao nhiêu cho 1 ha . cám ơn bạn nhiều.
 

Những thông tin của bạn rất hữu ích với mình lại được kiểm nghiệm qua thực tế nên mình rất yên tâm, cho mình hỏi thêm chút là giữa 2 hàng cây cuẩ bạn chỉ có 1 đường ống như vậy khả năng thẩm thấu có thể đi đến tất cả các phần của mặt đất không ? vào mùa khô thì tưới 1 ngày cần một lượng nước là bao nhiêu cho 1 ha . cám ơn bạn nhiều.

Vì em tưới tiêu nên không cần phải thẩm thấu tất cả các phần của mặt đất như cây ăn trái, tuy nhiên bác có thể làm lại phần đầu ra để nước thấm đều. Tiêu em còn nhỏ nên tưới 3-5ngày một lần, mỗi lần tưới 12lít/trụ (em dùng van 8l/giờ nên cần tưới 1.5 giờ).
@Cuốc lủi: van điều áp em mua khoảng 3.500 đồng/van (khi mua số lượng lớn, từ 1000 cái, thì trả giá còn 3.000 đồng).
Email của em: utcntt@gmail[chấm]com.
 
Tưới nhỏ giọt nếu dùng trên diện tích vài chục hecta thì hiệu quả rất cao:
+/Tiết kiệm nước
+/Tiết kiệm nhân công
+/Tiết kiệm phân bón

Tưới nhỏ giọt trên diện tích quá lớn(hàng trăm hecta) rất khó kiểm soát
+/Anh Hiệp chủ doanh nghiệp thanh long Hoàng Hậu ở Bình Thuận đã từng dính bài học xương máu "bạc tỷ" khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho trang trại khoảng 300hecta trồng thanh long
-/Lý do là khó vận hành+kiểm tra ống nhỏ giọt(côn trùng cắn,kiến chui vô lỗ nhỏ giọt,diện tích quá lớn nên khó kiểm ra khu vực nào ống nhỏ giọt hư)
Xài hệ thống tưới nhỏ giọt nên có thêm trạm trung tâm
+/Bộ lọc khoảng 25 khối/h
+/Đồng hồ đo áp lực
+/Van châm phân(cái này tiết kiệm có thể dùng ống nhựa trong thay thế)
.....

Có 2 loại dùng để tưới nhỏ giọt
+/Ống nhỏ giọt:dao động từ fi12=>fi20,dày 12mil=>20mil(4mil=1mm),lưu lượng 0,8l=>2l/h,khoảng cách lỗ nhỏ giọt từ 10cm=>20cm
+/bec nhỏ giọt(ripper):lưu lượng 4l=>7l/h,tùy khoảng cách khoang lỗ bỏ bec...ưu điểm(khó bị nghẹt hơn so với ống nhỏ giọt)
+/Vì dùng cho cây lâu năm nên không đề cập tới que cắm nhỏ giọt(dùng cho chậu trồng ớt chuông...)
Khi chuẩn bị lắp đặt hệ thống nhỏ giọt cần lưu ý:
+/Ống nhỏ giọt dày:để sử dụng lâu,trời nóng không bị co quắp lại,đề xuất 16mil
+/Lưu lượng vòi khoảng 1,6l/h
+/Phân bón nên dùng loại phân bón cao cấp hòa tan >95% như YaRa(tránh trường hợp nghẹt ống)
+/3-4 năm tháo ống ra ngâm 1 lần(ngâm nước+axit pha loãng)

Thường người ta lắp hệ thống nhỏ giọt cho cây lâu năm bằng 2 cách:
+/Từ ống nhánh chẻ ra sử dụng 1 khời thủy gắn ống nhỏ giọt vào và quấn quanh gốc(khoảng 2m/gốc,10 ống,khoảng cách ống 20cm)
+/Ống nhánh chạy dọc hàng cây,chỗ nào có cây thì khoan gắn bec nhỏ giọt

Còn những vấn đề như áp lực ống,áp lực nước(tăng áp,giảm áp)...thì khi lắp đặt bên kỹ thuật họ sẽ tư vấn lắp văn,nguồn điện,loại ống chính,ống nhánh sao cho hợp lý

Các công ty cung cấp hệ thống nhỏ giọt cấp 1:
+/Khang Thịnh(chi nhánh ĐàLạt,Bình Thuận,Buôn Mê Thuộc,Hồ Chí Minh) cung cấp dòng sản phẩm netafim...công ty nằm trên đường Phan Chu Trinh-ĐàLạt
+/Bảo Nông Thịnh(chi nhánh ĐàLạt,Bình Thuận) cung cấp dòng sản phẩm Metzerplas,Azud...công ty nằm trên đường Phan Chu Trinh-ĐàLạt
+/Tân Nông Thịnh(chi nhánh ĐàLạt,Bình Thuận) cung cấp dòng sản phẩm Plastro...công ty nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu-ĐàLạt
+/Thầy giáo Ánh(không nhớ tên công ty) công ty nằm trên đường Hùng Vương-Đà Lạt...cung cấp dòng sản phẩm Naadan
Tất cả ống nhỏ giọt,bec các công ty trên cung cấp đều xuất xứ từ Israel,Spain

Các bác cứ tra google tên cong ty rồi liên lạc,em chỉ thi công nhà kính không làm hệ thống tưới

Email:congnghenhakinh@gmail.com
 
Last edited by a moderator:
cảm ơn anh!
Nếu mình dùng tưới nhỏ giọt này là phải dùng thêm 1 máy bơm cao áp hay sao anh?
Tưới nhỏ giọt nếu dùng trên diện tích vài chục hecta thì hiệu quả rất cao:
+/Tiết kiệm nước
+/Tiết kiệm nhân công
+/Tiết kiệm phân bón

Tưới nhỏ giọt trên diện tích quá lớn(hàng trăm hecta) rất khó kiểm soát
+/Anh Hiệp chủ doanh nghiệp thanh long Hoàng Hậu ở Bình Thuận đã từng dính bài học xương máu "bạc tỷ" khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho trang trại khoảng 300hecta trồng thanh long
-/Lý do là khó vận hành+kiểm tra ống nhỏ giọt(côn trùng cắn,kiến chui vô lỗ nhỏ giọt,diện tích quá lớn nên khó kiểm ra khu vực nào ống nhỏ giọt hư)
Xài hệ thống tưới nhỏ giọt nên có thêm trạm trung tâm
+/Bộ lọc khoảng 25 khối/h
+/Đồng hồ đo áp lực
+/Van châm phân(cái này tiết kiệm có thể dùng ống nhựa trong thay thế)
.....

Có 2 loại dùng để tưới nhỏ giọt
+/Ống nhỏ giọt:dao động từ fi12=>fi20,dày 12mil=>20mil(4mil=1mm),lưu lượng 0,8l=>2l/h,khoảng cách lỗ nhỏ giọt từ 10cm=>20cm
+/bec nhỏ giọt(ripper):lưu lượng 4l=>7l/h,tùy khoảng cách khoang lỗ bỏ bec...ưu điểm(khó bị nghẹt hơn so với ống nhỏ giọt)
+/Vì dùng cho cây lâu năm nên không đề cập tới que cắm nhỏ giọt(dùng cho chậu trồng ớt chuông...)
Khi chuẩn bị lắp đặt hệ thống nhỏ giọt cần lưu ý:
+/Ống nhỏ giọt dày:để sử dụng lâu,trời nóng không bị co quắp lại,đề xuất 16mil
+/Lưu lượng vòi khoảng 1,6l/h
+/Phân bón nên dùng loại phân bón cao cấp hòa tan >95% như YaRa(tránh trường hợp nghẹt ống)
+/3-4 năm tháo ống ra ngâm 1 lần(ngâm nước+axit pha loãng)

Thường người ta lắp hệ thống nhỏ giọt cho cây lâu năm bằng 2 cách:
+/Từ ống nhánh chẻ ra sử dụng 1 khời thủy gắn ống nhỏ giọt vào và quấn quanh gốc(khoảng 2m/gốc,10 ống,khoảng cách ống 20cm)
+/Ống nhánh chạy dọc hàng cây,chỗ nào có cây thì khoan gắn bec nhỏ giọt

Còn những vấn đề như áp lực ống,áp lực nước(tăng áp,giảm áp)...thì khi lắp đặt bên kỹ thuật họ sẽ tư vấn lắp văn,nguồn điện,loại ống chính,ống nhánh sao cho hợp lý

Các công ty cung cấp hệ thống nhỏ giọt cấp 1:
+/Khang Thịnh(chi nhánh ĐàLạt,Bình Thuận,Buôn Mê Thuộc,Hồ Chí Minh) cung cấp dòng sản phẩm netafim...công ty nằm trên đường Phan Chu Trinh-ĐàLạt
+/Bảo Nông Thịnh(chi nhánh ĐàLạt,Bình Thuận) cung cấp dòng sản phẩm Metzerplas,Azud...công ty nằm trên đường Phan Chu Trinh-ĐàLạt
+/Tân Nông Thịnh(chi nhánh ĐàLạt,Bình Thuận) cung cấp dòng sản phẩm Plastro...công ty nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu-ĐàLạt
+/Thầy giáo Ánh(không nhớ tên công ty) công ty nằm trên đường Hùng Vương-Đà Lạt...cung cấp dòng sản phẩm Naadan
Tất cả ống nhỏ giọt,bec các công ty trên cung cấp đều xuất xứ từ Israel,Spain

Các bác cứ tra google tên cong ty rồi liên lạc,em chỉ thi công nhà kính không làm hệ thống tưới

Email:congnghenhakinh@gmail.com
 
Áp lực nước yếu thì điểm đầu và cuối của ống không đồng đều...điểm đầu 2l/h trong khi điểm cuối 1,2l/l
Áp lực nước mạnh thì ống chịu không nổi(dễ bể,mau hư)

Theo mình với diện tích nhỏ chỉ sử dụng điện 1 phare:
+/Xài 1 ống chính+nhiều ống nhánh,ở 1 ống nhánh có 1 van khóa
+/Tưới 1 lần từ 2000=>3000m/1 ống nhánh
Nên ta chỉ sử dụng máy bơm bình thường

Còn tùy vào địa hình:
+/Nguồn nước ở trên cao(đồi núi)
+/Ở khu vực Bình Dương(trồng cao su) hôm mình đi tham quan thì thấy nước ở đây là nước phèn...người ta xây nhiều bể lọc ở trên cao sau đó xả nước xuống từng vùng cần tưới
 
Như vậy mình củng có thể sài cái bể thượng? hay còn gọi là cái đài nước?
Áp lực nước yếu thì điểm đầu và cuối của ống không đồng đều...điểm đầu 2l/h trong khi điểm cuối 1,2l/l
Áp lực nước mạnh thì ống chịu không nổi(dễ bể,mau hư)

Theo mình với diện tích nhỏ chỉ sử dụng điện 1 phare:
+/Xài 1 ống chính+nhiều ống nhánh,ở 1 ống nhánh có 1 van khóa
+/Tưới 1 lần từ 2000=>3000m/1 ống nhánh
Nên ta chỉ sử dụng máy bơm bình thường

Còn tùy vào địa hình:
+/Nguồn nước ở trên cao(đồi núi)
+/Ở khu vực Bình Dương(trồng cao su) hôm mình đi tham quan thì thấy nước ở đây là nước phèn...người ta xây nhiều bể lọc ở trên cao sau đó xả nước xuống từng vùng cần tưới
 
Như vậy mình củng có thể sài cái bể thượng? hay còn gọi là cái đài nước?

Cái này tùy điều kiện của mình thôi. Nếu bơm của mình đủ mạnh, lượng nước dồi dào thì chỉ cần sử dụng bơm. Nếu không thì mình dùng tháp nước. Nhà em dùng 2 hai hệ thống kết hợp (bơm nước + tháp nước) chi phí tốn thêm 13-15 triệu đồng cho cái tháp nước này (7 triệu tiền tháp và 6 triệu tiền bồn 2000lít).

Agriviet.Com-bonnuoc.jpg
 
cảm ơn anh! bây giờ thì em khá hiểu, chi phí cho hệ thống tưới này là bao nhiêu tiền trên 1 sào(1000m2) vậy anh?
Nhà em có 4 sào tiêu.
 
bạn utcntt cho mình hỏi liệu cái hệ thống tưới nhỏ giọt mà bạn nói có thể tự chế được k bạn đã làm thử chưa. Thank
 
bạn utcntt cho mình hỏi liệu cái hệ thống tưới nhỏ giọt mà bạn nói có thể tự chế được k bạn đã làm thử chưa. Thank
Theo mình lên tự chế bạn ạ. sẽ rẻ rất nhiều, cơ bản là mất công thôi. mình cũng đã làm mấy cách thấy ok. cơ bản là bơm đặt tự động hoặc bơm áp, hoặc bể trên cao, ống nhựa
 
Theo mình lên tự chế bạn ạ. sẽ rẻ rất nhiều, cơ bản là mất công thôi. mình cũng đã làm mấy cách thấy ok. cơ bản là bơm đặt tự động hoặc bơm áp, hoặc bể trên cao, ống nhựa

Mình nghĩ tự chế chắc cũng không khó lắm nhưng vấn đề là khi mình tưới cây ở 1 diện tích lớn thì áp lực tới các gốc cây là khác nhau dẫn đến việc chia nước vào các gốc là không đồng đều , vì thế mình nghĩ tự chế thì không biết có cách nào điều chỉnh lượng nước vào các gốc cây không , nếu bạn đã làm rồi hãy chia sẻ nhé . Thank
 
Mình nghĩ tự chế chắc cũng không khó lắm nhưng vấn đề là khi mình tưới cây ở 1 diện tích lớn thì áp lực tới các gốc cây là khác nhau dẫn đến việc chia nước vào các gốc là không đồng đều , vì thế mình nghĩ tự chế thì không biết có cách nào điều chỉnh lượng nước vào các gốc cây không , nếu bạn đã làm rồi hãy chia sẻ nhé . Thank
Bác biết cái dây truyền nước biển không
 
cảm ơn anh! bây giờ thì em khá hiểu, chi phí cho hệ thống tưới này là bao nhiêu tiền trên 1 sào(1000m2) vậy anh?
Nhà em có 4 sào tiêu.

Chào bác .Em cũng mới lắp hệ thống này cho vườn đồng tiền 1200m2 của em - theo em được biết thì giá của hệ thống này là tùy vào thực địa vườn nhà - nếu mình thuê công ty thì sẽ có người đến đo thực địa và tính roán hợp lí cho mình - vườn em đc thi công bởi công ty bảo Nông Thịnh - Đà lạt giá là 10 tr 1 sào từ A- Z bảo hành 1 năm - công nhân làm việc kha cẩn thận . Tại e ko biết lắp nên mới thuê người ta lắp chứ e tìm hiểu là giá tự lắp rẻ hơn nhiều . Chào Bác chúc tìm ra giải pháp hợp lí cho vườn nhà
 


Back
Top