tình hình cúm gia cầm đang tái phát

Tất cả anh em trong diễn đàn đã đc thông tin gì thì hãy up lên nha,
Tây ninh có 4ngừi tử vong vì cúm h5n1 , nghĩa là trong thời gian sắp tới dich sẽ bùng phát trở lại

đàn bồ câu nhà mình ở dầu tiếng se bị ảnh hưởng nhưng chưa biết mức độ ảnh hưởng ra sao, ko biết bên thú y có tiêu hủy tổng đàn 1000con của mình hay ko. Mình đang rất lo lắng

--------

Bà con chăn nuôi gia cầm thủy cầm, và chim chóc hãy cẩn thận , nếu có dịch bệnh thì nhanh chống thông báo cho cơ quan chức năng để tráh dịch bệnh lay lan ảnh hưởng tới bà con chăn nuôi, nói thì nói vậy chứ tui nghĩ lần này ko ai thoát nạn
 


Last edited:
Lục soát các dữ liệu khoa học không cho thấy rằng chim bồ câu có thể nhiễm các biến thể H5N1. Mặt khác, cũng không có dữ liệu cho thấy rằng chim bồ câu có thể truyền virus.
Trong thực tế, chim bồ câu nói chung ít bị ảnh hưởng của bệnh này so với hầu hết các loài gia cầm khác và ngay cả so với các động vật ăn thịt như mèo. Mèo có thể bị bệnh và chết vì H5N1 (với tỷ lệ cao) và có thể truyền virus cho các loài khác
Virus là loài đặc hữu hiện diện trong rất nhiều loài chim ở châu Á, điều này cho thấy sức đề kháng virus tương đối cao ở chim bồ câu và quan trọng là chưa thấy trường hợp con bồ câu nào nhiễm cúm gia cầm trong thực tế
 
Thank bác nhiều, có thể do tôi lo xa, xem thời sự đi anh em, hồi sáng tôi xem là ở campuchia đang bùng phát , tây ninh bị ảnh hưởng đầu tiên, có thể chiều nay 60giây sẽ thông tin thêm

--------

Cúm chết người đang lây lan
Thứ Năm, 31/01/2013 23:02
Một ổ cúm gia cầm vừa được phát hiện tại Tây Ninh. Nhiều khả năng nguồn bệnh là do chim trời mang đến
Ngày 31-1, Cơ quan Thú y Vùng VI (Cục Thú y - Bộ NN-PTNT) cho biết vừa phát hiện một ổ cúm gia cầm tại ấp Bàu Tép, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu - Tây Ninh. Sau thời gian lắng dịu trên cả nước, giờ đây, đúng vào những ngày giáp Tết, cúm gia cầm lại khởi phát khiến cơ quan chức năng lo ngại, nhất là trong bối cảnh ở Campuchia, khu vực sát biên giới tỉnh Tây Ninh, vừa có 4 người chết vì cúm gia cầm (H5N1).
Hai con chim trời “giết” hơn 8.000 con gà
Cơ quan Thú y Vùng VI đã cử cán bộ xuống điều tra ổ dịch và ghi nhận dịch xảy ra tại hộ chăn nuôi của ông Phạm Văn Rua. Ông Rua nuôi 1.020 con gà ta (khoảng 5 tháng tuổi) ở khu vực giữa đồng trống, xung quanh trồng cây ăn trái và cao su. Ở trại gà ông Rua, ngày phát bệnh đầu tiên là hôm 22-1 với 50 con bị chết đột ngột cùng triệu chứng chảy mũi, mào tích tím tái, phân lỏng màu xanh lá cây. Sau đó, 770 con gà của ông Rua chết tiếp vào ngày 23 và 24-1.
Hơn 25.000 quả trứng vịt các loại không giấy chứng nhận kiểm dịch
được vận chuyển lậu bị Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức thu giữ
Ngày 24-1, Chi cục Thú y Tây Ninh đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Cơ quan Thú y Vùng VI để xét nghiệm, kết quả dương tính với virus cúm gia cầm. Ngay sau đó, toàn bộ số gà còn lại trong trạiông Rua bị tiêu hủy.
Cơ quan Thú y Vùng VI nhận định đây là ổ dịch mới. Nguồn bệnh có thể do chim trời mang đến vìngày 22-1, ông Rua phát hiện 2 con chim trời chết trước sân nhà. Hiện Chi cục Thú y Tây Ninh đang tiến hành tiêu độc sát trùng khu vực chăn nuôi toàn bộ xã Tiên Thuận và tiêm vắc-xin cúm gia cầm. Cơ quan Thú y Vùng VI đề nghị Chi cục Thú y Tây Ninh kiểm soát chặt việc vận chuyển gia cầm ra vào vùng bệnh.
Thời điểm nguy hiểm
Bà Đặng Thị Tuyết, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức (TPHCM), cho rằng không nên xem thường ổ dịch khởi phát ở Tây Ninh. “Tây Ninh giáp ranh với Campuchia. Bên đó vừa có 4 người chết vì cúm gia cầm nên chúng ta cần cảnhgiác cao độ” - bà Tuyết nói.
Bà Tuyết cho biết việc vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm từ gia cầm trong dịp cận Tết hết sức phức tạp. Đối tượng vận chuyển dùng nhiều thủ đoạn để qua mặt cơ quan chức năng. Sáng 29-1, trong lúc đi kiểm tra trên Quốc lộ 1, cán bộ Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức đã phát hiện một xe khách có dấu hiệu bất thường nên phối hợp với lực lượng CSGT chặn kiểm tra và phát hiện hơn 25.000 trứng vịt lộn, trứng vịt lạt, trứng vịt bắc thảo và trứng vịt muối được giấu trên nóc, độn dưới ghế và hầm xe. Số trứng này không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trước đó, ngày 19-1, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức cũng phát hiện một xe tải xuất phát từ Trà Vinh chở lậu hơn 700 con gà đã giết mổ, khoảng 7.000 trứng vịt lộn… đến TPHCM. Theo bà Tuyết, không chỉ thịt gà mà ngay ở trứng vịt lộn cũng có thể ẩn chứa virus cúm gia cầm dính trên phân quyện ngoài vỏ hoặc trong phôi trứng.
Gà lậu vẫn vào bằng đường biển
Ngày 31-1, tại hội nghị trực tuyến sơ kết 2 tháng thực hiện phương án ngăn chặn kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc trên địa bàn Hà Nội và 1 tháng triển khai đề án phòng ngừa, ngăn chặn, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu trái phép, đại diện các bộ, ngành, địa phương nhận định càng gần Tết Nguyên đán, tình hìnhnhập lậu gà sẽ phức tạp với nhiều hình thức tinh vi hơn.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu, sản phẩm gia cầm lậu đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế ở Quảng Ninh, gà lậu vẫn được tuồn vào nội địa, các đầu nậu đã chuyển hướng vận chuyển bằng đường biển với những tàu có trọng tải lớn. Phó Thủ tướng đặcbiệt chỉ đạo 3 tỉnh trọng điểm là Thái Bình, HảiPhòng và Quảng Ninh cần lưu ý những thủ đoạn vận chuyển tinh vi của các đầu nậu, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
Ph.Nhung
Campuchia: 4 người chết vì virus H5N1
Theo TTXVN, ngày 28-1, 2 trẻ em Campuchia đã chết vì nhiễm virus H5N1, nâng tổng số bệnh nhân tại Campuchia được xác định nhiễm virus này trong năm 2013 lên 5 người, trong đó có 4 người đã thiệt mạng.
Ông Sony Krishnan, quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia, cho biết một bé gái 2 tuổi ở tỉnh Kampong Spư và một bé gái 9 tuổi ở tỉnh Kampot được xác định nhiễm virus cúm gia cầm, đã tử vong ngày 28-1. Trước đó, ngày 25-1, WHO và Bộ Y tế Campuchia đã xác nhận phát hiện 3 ca nhiễm cúm gia cầm mới trong năm 2013, trong đó 2 ca đã tử vong. Nạn nhân là một bé gái 15 tuổi ở tỉnh Takeo và một người đàn ông 35 tuổi ở tỉnh Kampong Spư. Bài và ảnh: NHƯ PHÚ
 
Last edited:
- Tình hình nguy hiểm quá vậy? mai định đi mua vài cặp bồ câu giống tình hình này sao giám đi ta?
 
Lục soát các dữ liệu khoa học không cho thấy rằng chim bồ câu có thể nhiễm các biến thể H5N1. Mặt khác, cũng không có dữ liệu cho thấy rằng chim bồ câu có thể truyền virus.
Trong thực tế, chim bồ câu nói chung ít bị ảnh hưởng của bệnh này so với hầu hết các loài gia cầm khác và ngay cả so với các động vật ăn thịt như mèo. Mèo có thể bị bệnh và chết vì H5N1 (với tỷ lệ cao) và có thể truyền virus cho các loài khác
Virus là loài đặc hữu hiện diện trong rất nhiều loài chim ở châu Á, điều này cho thấy sức đề kháng virus tương đối cao ở chim bồ câu và quan trọng là chưa thấy trường hợp con bồ câu nào nhiễm cúm gia cầm trong thực tế
Theo mình biết thì tất cả những loại chim và gia cầm đều có thể nhiểm và lan truyền h5n1. Riêng chỉ có chim Yến là vô hại với loại virus này, do đó có nghiên cứu đang tìm cách chế thuốc chống h5n1 từ loại chim này
 
lại một phen chao đảo với nông dân rồi
 

lại một phen chao đảo với nông dân rồi
Ông làm nhà khảo cổ học à !!
Topic này lập ra nay cũng gần 3 năm rồi mà bây giờ ông đào lên rồi còn chao với đảo gì nữa___ ??
 


Back
Top