Bán [Toàn quốc] Bán rau riềng rừng, củ riềng rừng số lượng không giới hạn

  • Thread starter truongthanhhung
  • Ngày gửi
T

truongthanhhung

Guest
Doanh nghiệp tư nhân HÙNG LA HAI
Chuyên kinh doanh riềng khắp toàn quốc. Cần bán rau riềng , củ riềng tươi, củ riềng khô với số lượng lớn. Sản lượng không giới hạn và luôn ổn định.
Liên hệ: Trương Thanh Hùng
Điện thoại: 0975.096.396
Địa chỉ: Thị trần La Hai – Đồng Xuân – Phú Yên
 


Tác dụng của củ riềng

Tên khoa học của Riềng là: Languas officinarump

Họ Gừng: Zingiberaceae.

Riềng là vị thuốc phổ biến thường dùng trong nhân dân (sau khi đã loại bỏ rễ, lá, thân của cây thì được rửa sạch, thái lát phơi khô)

Riềng mọc hoang hoặc được trồng ở khắp nơi trên nước ta, và một số nhiệt đới ở châu Á. Riềng ưa ẩm, râm, song không chịu được úng.

Tác dụng dược lí

Riềng có tác dụng gây giãn mạch trên mạch máu cô lập và chống co thắt cơ trên ruột, có thể làm lành các vết loét, thay đổi một số thành phần trong thải lọc máu.

Theo y học cổ truyền: Riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh tỳ và vị , có tác dụng ôn trung, tán hân, giảm đau, tiêu thức ăn.

Trong Tây y: Riềng thường được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm sốt, sốt rét, có thể nhai dập chữa đau răng. Riềng bánh tẻ ngậm chữa viêm thanh quản (khàn tiếng) rất tốt.

Bài thuốc có Riềng

1. Chữa đau bụng, nôn mửa

Riềng: 8g, Đại táo: 3 quả. Sắc với một bát nước còn 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày.

2. Chữa tiêu chảy

- Riềng, Củ gấu, Gừng khô, Sa nhân, Trần bì, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

- Riềng: 200g, quế:120g, hậu phác: 80g, tán khô. Sắc uống mỗi lần 12g.

- Riềng: 20g, nụ sim: 80 g, vỏ gối: 60g. Dùng dạng bột hoặc viên ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

3. Chữa phong thấp, buồn nôn

Riềng, vỏ quýt, hạt tía tô lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần 5g, ngày 2 lần.

4. Chữa cảm sốt, sốt rét, kém ăn:

- Riềng tẩm dầu vừng sao 40g, Can khương nướng 40g. Hai vị tán nhỏ trộng với mật lợn thành viên bằng hạt ngô, ngày uống 15-20 viên.

- Quả Riềng tán nhỏ, uống ngày 6-10g.

5. Chữa sốt rét

Đây là bài thuốc dân gian dùng chữa sốt rét rất hay: Bột riềng: 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 20 viên trước khi lên cơn.

6. Chữa đau tức xối lên tim, toát mồ hôi lạnh, xuyến thở

Riềng, ô dược (ngâm rửa với rượu một đêm sao khô), tiểu hối hương, thanh bì lượng bằng nhau, uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

7. Chữa đau dạ dày

Riềng tẩm rượu 7 lần, sấy khô, tán nhỏ, trộn đều. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 5g chữa đau dạ dày, đầy bụng, ợ hơi rất hay, nhất là với bệnh mãn tính.

8. Chữa hắc lào

Củ riềng thật già, thái lát, ngâm với rượu 90 độ, càng lâu càng tốt, bôi ngày vài lần. Hoặc: Củ riềng già, chuối xanh và một chút vôi bột, bôi trị hắc lào cũng hay.

Tất nhiên bây giờ có nhiều thuốc Tây, nhanh và hiệu quả - song nếu bạn biết cách dùng riềng sẽ giúp bạn đỡ lo bệnh tật do ăn uống như hiện nay.

Theo Dược sĩ - Lương y Bùi Cửu Trường

(Nguồn Tintuconline)
 
up....................

up....................

up ...........
 
Last edited by a moderator:
riềng có nhiều loại. Tùy theo yêu cầu về chất lượng chúng tôi sẽ bán giá khác nhau. Nếu muốn rõ giá cả thì có thể liên hệ sđt: 0975096396 ( gặp Hùng)
 
Rau Riềng: Món ăn đặc sản; bài thuốc dân gian bị lãng quên

Rau Riềng: Món ăn đặc sản; bài thuốc dân gian bị lãng quên
Trong một chuyến công tác bên Nước bạn Lào chúng tôi vào 1 nhà hàng sang trọng để dùng cơm tối, sau một lúc được bồi bàn và cô hướng dẫn viên giới thiệu các món ăn cho các thực khách. Tôi nhận thấy trong thực đơn có các món ăn hơi lạ liên quan đến rau riềng: Nào là riềng sào thịt dê, riềng sào thịt đà điểu, riềng sào thịt bò, riềng sào thịt gà, riềng sào hải sản (tôm,mực,bạch tuột...). Ngoài ra rau riềng được dùng kèm vào các loại rau trong các món lẩu và các món hấp... Tôi thấy lạ liền kêu 1 đĩa bò xào rau riềng, khoảng 15 phút sau phục vụ bàn đem lên 1 đĩa bò sào rau riềng trông rất bắt mắt và bay mùi thơm rất lạ. Sau khi gắp 1 miếng thưởng thức tôi mới cảm nhận hết được món ăn dân dã này: Vị cay nồng của riềng hòa lẫn vào vị ngọt thịt bò rất ngon, mùi rất đặc trưng và rất lạ. Tôi liền mời mọi người xung quanh cùng thưởng thức ai ai cũng trầm trồ là món ăn ngon và lạ. Thế là mọi người cùng gọi thêm mấy món nữa. Bữa cơm đó ai cũng ăn rất nhiều tối lại ngủ rất ngon không có ai kêu tức bụng cả.
Sau chuyến công tác này hương vị của rau riềng hòa trộn vào món ăn cứ thôi thúc tôi lúc nào cũng nghĩ riềng ở Việt nam không thiếu mà sao trong các thực đơn của các nhà hàng sang trọng cho đến bình dân lại không có món ăn này.Thế là mỗi lần đi công tác trên các vùng miền của đất nước tôi mới tìm hiểu thì ra đây là món ăn lâu nay của các đồng bào dân tộc thiểu số như: Ê đê, Ba na ... vùng Tây Nguyên; Khơ me vùng Tây Nam Bộ. Qua tìm hiểu các già làng thì được biết rau riềng ở trên rừng ngày xưa thì rất nhiều nhưng bây giờ thì hiếm lắm. Chúng tôi mạnh khỏe ăn khỏe cũng nhờ riềng cả: Riềng không những là một món ăn; khử mùi tanh của hải sản; mùi hôi của các loại thịt, lòng động vật và quyện vào các nguyên liệu này tạo ra một món ăn mà bất cứ thực khách nào khi đã thưởng thức rồi thì không thể nào quên; mà nó còn là một loại thuốc quý chữa các loại bệnh như: Đau dạ dày. đau bụng, ợ hơi nhất là với bệnh mãn tính. Chữa cảm sốt, sốt rét. Rau riềng rừng có tính ôn trung hòa khi ăn món này sẽ kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, đau bụng đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, chống say tàu xe...
Chia tay các già làng tôi có hứa sẽ góp phần nhỏ của mình để đưa rau riềng rừng trở thành nguyên liệu trong món ăn của người Việt. Các già làng cũng rất phấn khởi và mong muốn là một ngày nào đó sẽ có thương lái tới buôn làng của họ mua những mớ rau riềng rừng trắng nõn mượt mà. Chắc lúc đó dân làng buôn mình sẽ bớt khổ vì có thêm 1 nghề nữa: Đó là nghề hái rau riềng rừng.
Các bạn đọc bài viết này có cùng ý tưởng như mình thì xin liên hệ với mình theo địa chỉ này nhe. Rất hân hạnh cùng hợp tác!
 

Củ riềng làm thuốc

Củ riềng làm thuốc

Riềng chữa được chứng đầy bụng.
Để chữa đầy bụng, nôn mửa, lấy riềng củ, gừng khô, củ gấu phơi khô lượng bằng nhau đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6 g.

Củ riềng (còn có tên là cao lương khương) và quả hột riềng đều vị cay, tính ấm, làm ấm bụng, chống khí lạnh, thường được dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, nấc. Liều dùng 3-10 g đối với củ, hoặc 2-6 g đối với quả.

Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:

- Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy: Riềng, củ gấu, gừng khô liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6 g, ngày uống 3 lần.

- Chữa sốt rét cơn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: Hạt riềng tán nhỏ, uống 6-10 g.

- Chữa hắc lào: Củ riềng già 100 g, giã nhỏ, ngâm với 200 ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi vài lần.

- Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.

BS Quang Minh, Sức Khoẻ & Đời Sống
 
Củ riềng với bệnh tiêu hóa

Củ riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh tỳ vị, có tác dụng ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thực. Quả riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cầm nôn, ợ hơi. Riềng rất tốt cho kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, điều trị bụng đầy hơi (trường bụng), rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đi ỉa lỏng, đau dạ dày. Riềng cond điều trị bệnh sốt rét, sốt cảm. Cũng có thể thái củ riềng mỏng ngậm, nhai điều trị đau nhức răng.


Riềng - Alpinia officinarum
Ảnh theo itmonline.org

Thông tin chung

Tên thường gọi: Riềng
Tên khác: Riềng thuốc Cao lương khương, Tiểu lương khương, Phong khương, La gan la, Kim sương
Tên tiếng Anh: Galingale
Tiếng nước khác: Java galangal, Sicomese garalgal (Anh), vrai galanga; Galanga official, Petit galangal (Pháp)…
Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance
Thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả

Riềng là loại cây thảo cao 1-1,5m, thân rễ hình trụ dài mọc bò ngang, đường kính khoảng 2 cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vảy, chia thành những đốt không đều. Lá riềng không có cuống, mọc so le thành hai dãy, hình mác hẹp, dài 25-40 cm, rộng 2-3 cm, gốc thuôn đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt; bẹ lá dạng vảy, có khía, lưỡi bẹ dạng vảy nhọn.

Cụm hoa mọc ở ngọn thành chủy thẳng, có lông mềm, dài khoảng 10 cm, lá bắc nhỏ. Hoa mọc sít nhau, dài hình ống, hơi loe ở đầu có lông, chia 3 răng ngắn, tràng có ống ngắn, có lông ở cả hai mặt, có 3 thùy tù, lõm, thùy lưng lớn hơn, bao phấn hình chữ nhật, nhẵn, nhị lép hình dùi ngắn và tù. Cánh môi to màu trắng có vân đỏ, bầu có lông.

Quả hình cầu, có lông.

Mùa hoa quả tháng 5-9. Thu hoạch tháng 9-10, củ riềng thu hoạch quanh năm.

Kỹ thuật trồng

Riềng được trồng nhiều trong nhân dân, chịu đất khô ráo, nóng, có độ ẩm cao. Chậm phát triển về mùa đông, phát triển tốt dưới tán cây chuối trong vườn nhà.

Nhân giống riềng bằng củ ra mầm, mùa xuân trồng riềng rất tốt, mỗi một gốc cách nhau 40-50 cm.

Riềng dùng củ tươi hoặc thái mỏng phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Thân rễ riềng chứa nhiều diarylheptanoid, ngoài ra còn chứa tinh dầu và có flavonoid. Tinh dầu riềng sệt loãng, màu xanh vàng, có mùi thơm long não, trong dầu có xineola và methylxinnamat, chất cay của riềng là galangola.

Tác dụng dược lý

Riềng có tác dụng gây giãn mạch trên mạch cô lập và chống co thắt cơ trơn ruột gây bởi histamin và acetylcholin trên động vật thí nghiệm.

Diaryheptanoid trong củ riềng có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin.

Với các bệnh nhân bị viêm, loét miệng nối (thường là sau phẫu thuật ống tiêu hóa một thời gian), catecholamin trong nước tiểu tăng lên trong các trường hợp thể nhiệt và giảm xuống trong các trường hợp thể hàn. Khi dùng bài thuốc có riềng và 4 vị dược liệu khác thì có sự đảo ngược lại là catecholamin nước tiểu giảm trong loét miệng nối thể nhiệt và tăng lên trong thể hàn.

Tính vị, công năng

Củ riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh tỳ vị, có tác dụng ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thực. Quả riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cầm nôn, ợ hơi.

Tác dụng của củ riềng

Riềng rất tốt cho kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, điều trị bụng đầy hơi (trường bụng), rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đi ỉa lỏng, đau dạ dày. Riềng cond điều trị bệnh sốt rét, sốt cảm. Cũng có thể thái củ riềng mỏng ngậm, nhai điều trị đau nhức răng.

Ngày uống 3-6 g, thuốc sắc, bột hoặc ngâm rượu 45o làm rượu thuốc uống khai vị (không uống trong trường hợp bị đau dạ dày, gan, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, suy tim…).

Củ riềng chữa các bệnh đường tiêu hóa

Chữa đau bụng nôn mửa

Củ riềng 8 g, táo 1 quả. Sắc 300 ml nước còn lại 100 ml, uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa tiêu chảy

- Củ riềng, củ gấu, gừng khô, sa nhân, trần bì: lượng bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g.

- Củ riềng 200 g, quế 120 g, vỏ vối 80 g. Tán nhỏ, lấy 12 g, sắc uống.

- Củ riềng 20 g, nụ sim 80 g, vỏ sộp cây ổi 60 g. Dùng dưới dạng bột hoặc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 g.

Chữa phong thấp, cước khí, buồn nôn

Củ riềng, vỏ quýt, hạt tía tô, lượng bằng nhau, tán nhỏ trộn với mật ong, mỗi lần uống 5 g, ngày uống 2 lần.

Chữa sốt rét, cảm sốt, ăn uống kém

- Củ riềng tẩm dầu vừng sao 40 g, can khương nướng 40 g, 2 vị tán nhỏ trộn với mật lợn thành viên nhỏ như hạt ngô, ngày uống 15-20 viên.

- Củ riềng tán nhỏ, ngày uống 6-10 g.

- Củ riềng 1000 g, thường sơn 3000 g, gừng khô, quế khô, thảo quả, mỗi vị 2000 g. Tất cả tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 20 iên trước bữa ăn.

Chữa đau dạ dày

Củ riềng ngâm rửa với rượu 7 lần, sấy khô, tán nhỏ; hương phụ rửa giấm 7 lần, sầy khô, tán nhỏ; 2 vị trộn đều, làm thành viên, mỗi lần uống 5 g khi có cơn đau dạ dày.

Riềng và các bệnh khác

Chữa đau tức nhói ở ngực tim, toát mồ hôi chân tay, lạnh, khó thở

Củ riềng, ô dược (phải ngâm rửa rượu 1 đêm), hồi hương, thanh bì, các bị bằng nhau. Sao vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 8 g, ngày uống 2 lần.

Chữa hắc lào

Củ riềng giã tán nhỏ 100 g, ngâm với cồn 90o (200 ml) càng lâu càng tốt. Ngày bôi 3-4 lần. Hoặc củ riềng giã tán nhỏ, trộn với nhựa chuối, rắc ít vôi trộn thành thuốc để bôi.

Củ riềng tốt như vậy nhưng tác dụng chữa nhiều bệnh của củ riềng, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa vẫn còn rất ít được biết đến trong nhân dân. Thường chỉ biết thịt chó là phải có củ riềng, thực ra củ riềng và thịt chó có 1 cơ chế rất tốt đối với những người thường bị tuột men.

Theo BS. Trang Xuân Chi
Cây thuốc quý - Tạp chí về dược liệu và sức khỏe cộng đồng
 
..............upppppppp

--------

Giá củ riềng 6000đ/kg, rau riềng rừng 3000đ/kg
 
Last edited by a moderator:
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top