Tôi Thật Sự Giao Bạn 1-2 Tỷ Bạn Sẽ Làm Gì?

  • Thread starter lapho
  • Ngày gửi
Tôi Thật Sự Giao Bạn 1-2 Tỷ Bạn Sẽ Làm Gì?

Chào các bạn Hiện tại mình làm văn phòng và được công ty đưa ra nước ngoài làm việc và không biết gì về nghề nông nhưng lại rất ham muốn về hưu ở quê sau này

Mình muốn đầu tư 1 tới 2 Tỷ như mua vườn cao su, vườn cacao, chại nuôi vân vân... mà hiện tại đang có thu nhập... vì mình muốn có tiền thu nhập thêm hàng tháng sài... vì bỏ ngân hàng thì lại quá thấp

Gia đình lại không thích đầu tư làm ăn nên không muốn trong coi dùm

Tôi ra vốn bạn ra công.... chăm sóc, trông coi, điều khiển và quảng lý
Bạn ăn phần trăm tiền thu nhập hàng tháng mà bạn cho là công bằng giữa 2 bên . Vì bạn ăn phần trăm nếu thu nhập cao thì tiền bạn nhiều hơn chứ không phải trả theo lương tháng
Tất cả chủ quyền sẽ dưới tên tôi vì tôi ra vốn
Hợp tác 10 tới 25 năm nhưng nếu tôi thấy không ổn và bị ăn trên đầu thì bạn lập tức bị đuổi và tôi sẽ giao lại cho người khác quản lý hoặc bán tất cả .Vì tôi công bằng với bạn thì bạn cũng nên công bằng với tôi không gian lận


Tôi hưởng thì tôi cũng muốn bạn hưởng. Tôi giàu thì tôi cũng muốn bạn giàu theo tôi... tôi cũng biết nhiều trường họp giao cho người quảng lý rồi họ làm tiêu tan tất cả... thí dụ tôi giao bạn quảng lý vườn cao su thu nhập 30 triệu 1 tháng vài tháng sau tất cả vườn cao su bị đốn bán rồi chạy.... bạn đừng lo bạn sẽ bị theo đuổi truy nả cho tới khi bạn ngồi tù thì thôi ... tài sản gia đình bạn bị tịch thu vì
Hộp đồng ký với luật sư của tôi

Nếu bạn là người ngay , thiện chí , thật thà, có kinh nghiệm, trách nhiệm muốn thành công , muốn làm ăn và không có vốn, hoặc bạn đang quảng lý vườn của bạn và muốn, quảng lý luôn cho vườn kế bên tôi sẽ mua, hay muốn phát truyển thêm thì có thể gởi tôi dự án của bạn trên diễn đàng với chi tiết như sau để mọi người có thể bàn coi bạn nói có đúng không

Làm gì ?
Vốn bỏ ra bao nhiêu?
Ở đâu không cần phải nói rỏ địa chỉ chính sác?
Kinh nghiệm của bạn ?
Thu nhập hiện tại?
Chi phí hiện tại? mua máy, sửa chửa, nhân công vân vân.....
Lợi nhận hiện tại?
Phần trăm của bạn lấy?
Nếu mua vườn cao su hay cacao thì bạn nghĩ mổi tháng bị mất trộm khoảng bao nhiêu phần trăm ?
Nếu vườn có nhà cấp 4 thì gia đình bạn ở miễn phí nhưng không bao điện, nước chi phí
Thuế má như đất đai sẽ trả ra từ lợi nhận
Nếu bạn có thắc mắc gì thì xin nêu ra
 


Theo mình thì đây chẳng qua là cái trò "bí ý tưởng" nên nhờ thiên hạ tư vấn đây mà. Mọi người cứ vẽ ý tưởng của mình ra đi, rồi cuối cùng chả có ai trúng tuyển. Ý tưởng hay ông ấy chôm ngay và tự tay xây dựng cơ đồ.
Bí thì cứ hỏi thẳng các lão thành cho xong, đằng này bày đặt. :)
 


Vụ này khó thực hiện

Quan trọng là khâu quản lý và tỷ lệ lợi nhuận phải rõ ràng và công bằng. Không giải quyết được những vấn đề đó thì vụ này khó thực hiện được.:7^:
 
Rất đồng ý với suy nghi của anh TANHUUTIN !!! Nếu a/e nông dân chúng em mà làm giám đốc để thực hiện dư án cho Bác thì bác không đủ tư cách để làm CT HĐQT và bỏ tiền ra đầu tư.

Hơn nưa chúng ta phải đặt câu hỏi : tai sao gđ không muốn giúp anh để quản lý ? người trong nhà anh còn không hợp tác được thì ht được với ai ?
 
Hai bàn tay trắng_ Tôi có cơ hội hợp tác không?

Tôi sinh năm 1983, độc thân. trước làm thầu xây dựng "nhỏ" nhưng do khủng hoảng kinh tế nên phá sản. Hiện tại lao động tự do kiếm cơm qua ngày. Tuy làm bên xây dựng nhưng do gia đình làm nông nghiệp cả nên tôi cũng rất đam mê làm nông nghiệp. Cách đây một năm nếu đòi được nợ thì tôi cũng đã tự làm trang trại rồi, tôi đã liên hệ được cây, con giống và đầu ra nhưng không có vốn nên hiện tại vẫn dạm chân tại chỗ. Nếu anh nói và làm thật thì tôi có thể hợp tác cùng anh. Anh bỏ vốn và quản lý toàn bộ vốn, giấy tờ liên quan. Tôi bỏ công sức và quản lý nhân công, tìm đầu ra cho sản phẩm, tìm kiếm các cây con, giống kinh tế,.... đưa ra phương án đầu tư trình lên anh để xét duyệt, nếu hợp lý thì đầu tư. Trước khi đưa ra phương án tôi có thể trả lời tóm tắt và ngắn gọn những câu hỏi của anh đưa ra nếu thấy hợp lý và có ý định đầu tư thật sự thì anh liên hệ với tôi qua email: nhai263@ymail.com để tôi lập phương án cụ thể:

Làm gì ? Trồng măng tây, nuôi gà ta, bồ câu,...
Vốn bỏ ra bao nhiêu? Khoảng 1.5 tỉ
Ở đâu không cần phải nói rỏ địa chỉ chính sác? Miền nam (Hồ chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng,...)
Kinh nghiệm của bạn ? Trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng
Thu nhập hiện tại? lao động tự do = thu nhập thất thường ( 3-6 triệu / tháng)
Chi phí hiện tại? mua máy, sửa chửa, nhân công vân vân.....: Lập phương án cụ thể sau
Lợi nhận hiện tại? Theo phuong án
Phần trăm của bạn lấy? 30% (lợi nhuận)
Nếu mua vườn cao su hay cacao thì bạn nghĩ mổi tháng bị mất trộm khoảng bao nhiêu phần trăm ?
Nếu vườn có nhà cấp 4 thì gia đình bạn ở miễn phí nhưng không bao điện, nước chi phí
Thuế má như đất đai sẽ trả ra từ lợi nhận
Nếu bạn có thắc mắc gì thì xin nêu ra:
- sau sáu tháng có thu nhập và sẽ tự thu tự chi.
- Quản lý tài chính (thu-chi): do anh tìm một người thân tín của anh
- Tôi chỉ quản lý nhân công và bỏ chính công sức của mình
Có gì mong anh chỉ giáo
 
Cám ơn các bạn tham gia tìm chân lý
Mình nhận cũng nhiều ý, sáng kiến ...... một 2 vòng chữ kêu mình tham gia kinh doanh....Nếu bạn thật muốn thu hút các nhà đầu tư thì các bạn nên một kế hoạch kinh doanh vững vàng không những tốt cho bạn để đạt tới đường thành công  ma  thu hút các nhà đầu tư khach nua..... ta.i vi`  We fail to plan not plan to fail
 
 
Có nhiều người se cho rằng tôi có ra kế hoạch kinh doanh gì đâu cũng thành công vậy....đúng vậy cho nên máy người này vẫn ngội tại chổ họ đang ngồi có phát truyển tời đâu đâu... ngọi là bình bình khá thôi... hay hên
 
1 tỷ-2 tỷ thì cũng không lớn bao nhiêu... nhưng dù to hay nhỏ chúng ta cũng nên có 1 Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
 
 
 
Kế hoạch kinh doanh
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa
Month by month financial plan, cash flow, daily operation etc...
 
Thêm chi tiết
h t t p : // goo. gl / hHL8pE
 
Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.

Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn.

Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.

Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.

Bài viết này xin đưa ra một vài ý kiến tham khảo về sự cần thiết và các yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

Trước hết, nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy. Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "If business fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh.

Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau:

1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.

2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

6. Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) - target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) - position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

10. Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.

Nguyên Vũ

 
 
Kế hoạch kinh doanh là kế hoạch chi tiết cho doanh nghiệp của bạn. Bạn sẽ không đi bộ qua một bãi đất trống và bắt đầu ván đóng đinh với nhau nếu bạn muốn xây dựng một ngôi nhà. Bắt đầu từ một doanh nghiệp mà không có một kế hoạch kinh doanh chỉ là ngu ngốc.

Tuy nhiên, không giống như một ngôi nhà, một doanh nghiệp không phải là tĩnh. Chúng ta thường mắc phải sai lầm suy nghĩ của một kế hoạch kinh doanh như một đĩa đơn, tài liệu tĩnh mà bạn chỉ cần đặt lại với nhau khi bạn mới bắt đầu và sau đó đặt sang một bên.

Trong thực tế, kế hoạch kinh doanh cho một doanh nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian khi công việc kinh doanh phát triển, và bất kỳ doanh nghiệp nào đó có thể có kế hoạch kinh doanh nhiều như mục tiêu thay đổi của nó.

Dưới đây là năm lý do tại sao bạn nên viết một kế hoạch kinh doanh:

1) Để kiểm tra tính khả thi của ý tưởng kinh doanh của bạn.

Viết một kế hoạch kinh doanh là cách tốt nhất để kiểm tra có hay không một ý tưởng cho một doanh nghiệp là khả thi, trừ đi ra ngoài và làm việc đó. Trong ý nghĩa này, các kế hoạch kinh doanh là mạng lưới an toàn của bạn, viết một kế hoạch kinh doanh có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc nếu làm việc thông qua kế hoạch kinh doanh cho thấy ý tưởng kinh doanh của bạn là không thể chấp nhận. Thông thường, một ý tưởng cho một doanh nghiệp bị loại bỏ tại phân tích tiếp thị hoặc giai đoạn phân tích cạnh tranh, giải phóng bạn để chuyển sang một ý tưởng mới (và tốt hơn).

2) Để cung cấp cho doanh nghiệp mới của bạn cơ hội tốt nhất của sự thành công.

Viết một kế hoạch kinh doanh sẽ đảm bảo rằng bạn phải quan tâm đến cả hai mục tiêu lớn hoạt động và tài chính của kinh doanh mới của bạn và các chi tiết, chẳng hạn như ngân sách và lập kế hoạch thị trường. Dành thời gian để làm việc thông qua quá trình viết một kế hoạch kinh doanh sẽ làm cho một giai đoạn khởi động mượt mà hơn và ít vấn đề không lường trước được như doanh nghiệp của bạn trở thành thành lập.

3) Để đảm bảo kinh phí, chẳng hạn như các khoản vay ngân hàng.

Bạn sẽ cần cả hai hoạt động và vốn khởi động để bắt đầu một doanh nghiệp mới và bạn không có hy vọng nhận được tiền từ các tổ chức tài chính được thành lập như ngân hàng mà không có một kế hoạch kinh doanh phát triển. Và thành lập các doanh nghiệp thường cần tiền, quá, để làm những việc như thiết bị mới mua hoặc tài sản, hoặc vì suy thoái thị trường. Có một kế hoạch kinh doanh cung cấp cho bạn một cơ hội tốt hơn để nhận được số tiền bạn cần để giữ cho hoạt động hoặc mở rộng.

4) Để thực hiện kế hoạch kinh doanh quản lý và hiệu quả.

Một kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một doanh nghiệp, nhưng nó cũng là một công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp thành lập. Kinh doanh khả thi là năng động, họ thay đổi và phát triển. Kế hoạch kinh doanh ban đầu của công ty cần phải được sửa đổi như mục tiêu mới được thiết lập. Xem xét các kế hoạch kinh doanh cũng có thể giúp bạn nhìn thấy những gì các mục tiêu đã được hoàn thành, những thay đổi cần phải được thực hiện, hoặc những gì hướng mới tăng trưởng của công ty bạn nên dùng.

5) Để thu hút các nhà đầu tư.

Cho dù bạn muốn cửa hàng kinh doanh của bạn để đầu tư mạo hiểm, hoặc thu hút các nhà đầu tư, bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh vững chắc. Một bài thuyết trình có thể khiêu gợi quan tâm của họ, nhưng họ sẽ cần một tài liệu cũng như các văn bản họ có thể lấy đi và nghiên cứu trước khi họ sẽ được chuẩn bị để thực hiện bất kỳ cam kết đầu tư.

Hãy chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ được xem xét kỹ lưỡng, cả hai đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư sẽ muốn tiến hành kiểm tra nền tảng rộng lớn và phân tích cạnh tranh để chắc chắn rằng những gì được viết trong kế hoạch kinh doanh của bạn thực sự là trường hợp.

Viết một kế hoạch kinh doanh là tốn thời gian, nhưng nó là điều cần thiết nếu bạn muốn có một doanh nghiệp thành công đó sẽ sống sót qua giai đoạn khởi động. Nếu doanh nghiệp của bạn không có một, có lẽ đó là thời gian để bắt đầu làm việc trên một. Quá trình viết một kế hoạch kinh doanh có thể làm điều kỳ diệu để làm rõ nơi bạn đã vào và nơi bạn đang đi.
 
Bạn thực sự giao tôi 1-2 tỷ nhưng.........

Gửi: Lapho

Tiêu đề của bài viết rất hay. Từ đầu đến giờ tôi vẫn theo dõi nó thường xuyên và cũng thấy đc nhiều ý tưởng hay nhưng theo tôi tất cả họ đều nóng vội khi đưa ra quan điểm của mình. Nhưng cũng không sao con người vốn dĩ không ai hoàn hảo cả.
Tôi đã đọc 10 điều trong bài cuối của bạn và có cảm nhận rằng khi bạn đã nắm vững những điều ấy đồng nghĩa bạn cũng đang ở vị trí rất cao trong XH, Cty và điều đó cũng củng cố thêm cho bạn khi bạn nói đang đi làm không thể trực tiếp tham gia đầu tư, điều hành.

Khi bạn nói cần một kế hoạch cho số vốn 1-2tỷ tôi nghĩ số vốn này chỉ làm đc một trang trại cỡ vừa, một cty nho nhỏ nên không đưa ra bình luận gì, nhưng có lẽ bài này cũng đã đến phần kết nên xin mạo muội đưa ra quan điểm sau.

Thứ nhất : Hầu hết ae trong diễn đàn này là nông đân và họ đã và đang làm những công việc của nhà nông và cũng nhận đc ít nhiều tiền bạc do công sức họ bỏ ra và họ đã là người làm thực tế.

Thứ 2: Bản chất của người việt thường bị ảnh hưởng của nền tảng gia đình VD Bố mẹ làm giáo viên thi huóng cho con theo nghề, bố làm thợ mộc thì cũng vậy) như thế là họ có cái tình yêu với nghề muốn chuyền lại cho con với suy nghĩ ( Tao làm nghề này còn nuôi đc mấy đứa như mày ăn học, nhà cửa đàng hoàng chả nhẽ ghề đã có uy tín các con lại không giữ nổi mà làm ăn) Vậy đấy .
Trong lúc KT khó khăn việc có đc số vốn 1-2tỷ là điều đáng quý và nếu có vốn tôi cũng nghĩ họ sẽ đầu tư vào cái nền tảng sẵn có như đã nói ở trên.

Thứ ba: Hầu hết những người tham gia bài viết này đều trẻ tuồi không nhiều kinh nghiệm, trình độ học vấn chưa đc cao nên khả năng lập luận chưa thuyết phục là điều dễ hiểu. ( Tôi nghĩ chủ quan vậy vì thực sự chưa ai lập luận đc như chủ topic. nếu Bác nào có trình độ cao thì cho tôi xin lỗi nhé)

Thứ tư: Một nhà đầu tư như bạn đang muốn có một kế hoạch như bạn đã trình bày ở bài trên theo tôi bạn đã là một nhà hoạch định đc chiến lược kinh doanh rồi , những người nông dân sẽ không ai có đc khả năng như vậy nên bạn thất vọng về họ cũng là điều dễ hiểu ( vì bạn đã phải nói ra 10 điều ở bài trên)

Thứ năm: Trong bài cuối bạn viết tôi thấy có rất nhiều từ " kế hoạch" vậy người như bạn vẫn còn cần đến một kế hoach trong khi bạn đang ở tầm cao như vậy . Tôi nghĩ bạn cần một thực tế thì đúng hơn.Bởi vì trong bài của bạn không dùng đến 1 từ nào yêu cầu thực tế cả, có lẽ cv của bạn là bàn giấy nên vậy. Tôi nói với bạn thế này nhé. Cứ cho là có kế hoạch như bạn muốn đi thi nó mới chỉ đi đc 2/10 quãng đường vậy mà tất cả những bài viết trong topic không có bài nào khả quan. nếu nó đến phần thực hành thì bạn còn có yêu cầu cao cỡ nào?????. Theo tôi bạn là người muốn mọi thứ thật hoàn hảo, quá cầu toàn đối với 1 nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đầy rủi ro đến mức không ai dám bảo hiểm nồng nghiệp cả..

Theo quan điểm của tôi các bạn tham gia bài viết này và chủ thớt hãy làm từ những gì đang có và xây dựng nó lớn lên từ từ vì có một điều tôi muốn nói với các bạn là Tiền chúng ta có thể vay mượn của người thân, bạn bè, ngân hàng.......Chứ bạn làm sao đi vay đc chất xám từ họ đúng không. Chất xám mà các bạn đang có nó quý giá hơn 1-2ty nhiều nên hãy giữu lại để cho mình, đừng dại gì cho người khác.

Còn bác chủ thớt cũng đưa ra ý tốt nhưng thực sự không phù hợp với môi trường, học vấn của người nông đân. Các lập luận của bác nên áp dụng tại nghành chứng khoán, mua cổ phần doanh nghiệp thì họ mới cung cấp kế hoach kinh doanh, lợi nhuận vvvv cho Bác.

Bản thân tôi cũng đang xây dựng kế hoạch làm trang trại bước đầu dưới 1tỷ nhưng tôi sẽ không hợp tác với Bạn vì 1 tỷ tôi có thể đi vay nhưng chất xám tôi không vay ai đc. Ở trình độ cao như Bạn vậy bạn đã cho ai vay đc ít chất xám nào chưa???? Theo tôi bạn lên lập dự án khả thi cùng kế hoạch chi tiết của mình và thuê người điều hành có kinh nghiệm thực tế còn bạn quản lý vĩ mô có lẽ tốt hơn. Vài lời chia sẻ có gì không đúng mong chủ thớt bỏ qua:5^:
 
Last edited by a moderator:
Ko có thời gian đọc,ko hiễu hết nhửg gì đã đọc,nhưg mìh biết 1 điều: ko ai bỏ 1tỷ để nói chuyện tầm phào(thuê nv chuyên về nn đi,lươg 10tr,lúc pvấn đặt câu hỏi này nè,xog rồi ko chọn ai cũng được má).
Xóa luôn đươc rồi a hiếu,dân it mà,trag nôg dân sao mà dân (i)m-po-lai (t)hất học vô đây nè.
 

Cơ sở của sự hợp tác

Thật sự là bạn này tiếng Việt không sõi mà nói nhiều quá. Toàn những thứ không đâu.
Theo tôi để hợp tác thành công thì cái đầu tiên cần phải làm đấy là sự tôn trọng lẫn nhau, cái mà tôi không thấy có ở bạn.
 
Thứ năm: Trong bài cuối bạn viết tôi thấy có rất nhiều từ " kế hoạch"
vậy người như bạn vẫn còn cần đến một kế hoach trong khi bạn đang ở
tầm cao như vậy . Tôi nghĩ bạn cần một thực tế thì đúng hơn. Bởi vì
trong bài của bạn không dùng đến 1 từ nào yêu cầu thực tế cả, có lẽ
cv của bạn là bàn giấy nên vậy. Tôi nói với bạn thế này nhé. Cứ cho
là có kế hoạch như bạn muốn đi thi nó mới chỉ đi đc 2/10 quãng đường
vậy mà tất cả những bài viết trong topic không có bài nào khả quan.
nếu nó đến phần thực hành thì bạn còn có yêu cầu cao cỡ nào?????.
Thật ra với 2 tỷ vốn, không đủ để làm một kế hoạch kinh doanh như bạn
mong muốn đâu. 2 tỷ vốn, thì người nông dân mù chữ cũng biết được làm
ăn thế nào, lời lãi may rủi ra sao rồi.
*
Kế hoạch thì cũng phải suy tính: bao nhiêu phần trăm vốn cố định, bao
nhiều phần trăm vốn quay vòng nhanh, và bao nhiêu phần trăm vốn quay
vòng chậm, bao nhiêu đồng tiền mặt. Nếu đầu tư nhiều vào dài hạn, thì
phải lấy nhiều tiền mặt để ăn. Nếu đầu tư ngắn hạn, thì lấy ngắn nuôi
dài, nhưng vốn dài hạn ít, sau này ít lời. Làm thế nào để biết đúng cái
mức mà thực tế mình làm được? Bạn không biết, và người hợp tác với bạn
cũng không biết luôn. Phải có dung sai. Đó là điều rất khó trong quan
hệ hợp tác. Bạn là người chặt chẽ về lý thuyết, mà thực hành lại không
có. Vậy thì con số dung sai của bạn quá nhỏ để có thể hợp tác được.
*
 
Khổng tử răn : " người đội nón thì không nhìn thấy mặt trời"
Lão Tử lại dạy : " đọc sách thì rễ, hiểu sách mới là khó"
chủ topic hình như đang đội một cái nón đan bằng nhưng quan hệ tài chính , thực dụng của đồngtiền và cả sự ích kỷ trong nhìn nhận cs mà quên rằng mình đang tồn tại là nhờ có sự hi sinh cua tổ tiên, sự nhương nhin của gia đinh và thậm chi là cả sự nhục nhã của ai đó đã tưng gianh cho minh.
thêm vào đó là cả một mớ lý thuyết suông không 1 chút thực tế.
Tại sao? Ban hãy tự nghi đi hoăc sau đo bạn nói tôi là " điên".
đêm dài lắm mộng thay!
 
tkhnlkh

2 tỷ thì gỏi ngân hàng mà ăn đi . 2 tỷ quá lớn thật . Nguwowif ta co câu : tin thì dùng không tin ko dùng . Nghe giong ong nói thì hiểu . chưa hoc toi lơp 12. có 2 tỷ cũng chỉ là do bất chính mà có . từ 0 đồng lên 2 tỷ . từ 2 tỷ không biết lam gi = nhục
 
Trồng Dâu Tây và Nấm xuất khẩu đi đâu?
Chắc chắn không thể xuất đi Mỹ được rồi, vì Mỹ trồng 2 cây này
rất giỏi, năng suất cao, giá thấp, và tươi mới. 2 cây này chỉ một
hai ngày mà không giữ mát và không va chạm mạnh thì thối
nhũn ngay, không bán được cho ái.

Nuôi Bò có lời nhất. Nuôi Heo và Gà, may thì đủ ăn, không đủ trả
tiền lãi đi vay vốn.
 
các bác chém nhiều quá, nhà em cũng xin góp dăm câu ngày xuân.
kể ra bác chủ topic nêu cũng có lý của mình, vì đồng tiền bỏ ra không ai muốn mất đi, nữa là 2 tỷ. số đó không nhỏ. ví như bác chủ trại nào bảo chỉ bằng 1 vụ hoa ly, cũng đúng, nhưng nếu sau này tới lúc hoa ly bão hòa, hết thời, hạ giá, như cá ba sa chẳng hạn, thì lúc ấy so 2 tỷ với cái gì ? so với đất trống sẽ rất khủng khiếp.
tuy vậy, về thực tế, nông nghiệp là 1 lĩnh vực chơi với thiên nhiên nhiều hơn, không giống công nghiệp chơi với sắt thép nhiều. vậy nên làm công nghiệp nó có những cái nhanh ăn, chắc ăn hơn, tuy cũng có cái nguy hiểm không kém. vậy nên con tính trong nông nghiệp nó mông lung hơn.
nhưng về góc độ khác, để nói chuyện khởi sự đầu tư với số tiền ấy, thì phải là người có sẵn rất nhiều thứ : kinh nghiệm, kiến thức, cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, đội ngũ cốt cán, thị trường truyền thống ... chứ bắt đầu từ đầu bằng số tiền ấy thì thật nan giải. vậy thì đúng như nhiều bác nói : cần phải là người lão luyện rồi, có dư chất xám rồi, và tìm người như thế để hợp tác cũng không đơn giản.
còn về con số, con số chưa phải là quan trọng. vì thực tế kỹ thuật hiện nay mỗi ngày mỗi giờ biến động. máy đời trước chóng mất giá, máy đời sau hiệu quả hơn có khi lại rẻ hơn, dự định lập tháng này, tháng sau có khi đã biến động phải điều chỉnh, nhân lực có thể đảo lộn thường xuyên, nhất là trước sau tết ... vậy nên kế hoạch lập ra càng chi tiết càng tốt, nhưng tốt hơn là phải thường xuyên bám sát biến động mọi mặt để điều chỉnh. thậm chí là hoãn hay hủy do những lý do bất khả kháng, ví dụ ngập lụt trôi hết tôm cá, hay siêu bão đổ hết cây. gặp cảnh ấy thì 2 tỷ chỉ mua 1 nỗi buồn, vậy ai chịu ?
vì thế bác chủ thớt có đưa ra lý thuyết vậy chứ đưa nữa ra thì cũng thế thôi, cái ý nghĩa hợp tác nó nằm ngoài luật, không thể dùng luật để khung nó lại. và nếu đúng nghĩa hợp tác, phải là 2 bên cùng hiểu vấn đề, cùng bàn cách làm và cùng chịu trách nhiệm. hay nói theo lý doanh nghiệp thì bên góp vốn nhiều chịu nhiều, bên góp ít chịu ít.
tất nhiên không thiếu người tài để vận dụng số vốn ấy ra lãi lớn, nhưng cuộc hợp tác ấy nó sẽ khác, không đơn giản như nêu ra ở đây. nó có thể là 1 dự án ngắn hạn, có lãi rồi thôi, chứ làm nông mà tính dài hạn, lãi lớn, thu đều thì quả là khó nói.
bạn hãy xem những cơ ngơi lớn thăng trầm thế nào ? cao su, cà phê, tiêu, điều, cá ba sa, tôm sú, và nhiều loại nữa...? nói đơn giản như gỗ sưa chẳng sợ mất giá, nhưng trồng sưa rồi có được pháp luật cho buôn bán không lại là chuyện khác. quý thật, nhưng không ra tiền thì chẳng lẽ ngồi nhịn đói mà ngắm.
hay bàn vui thế này : bác chủ đầu tư trồng sưa nhé, tôi làm quản lý cho, tôi có nguồn thu khác đủ ăn rồi, nay mai không bán được thì bác chia tôi ít tiền tôi đi, còn bác ngồi giữ rừng sưa dưỡng lão, thế được không ?
:lol:
 
Last edited by a moderator:
Có người thật sự chịu bỏ ra 2 tỷ cho người khác làm vốn sao?????. Nếu thật vậy thì đây là khát khao của những ai tâm huyet đang cần vốn .Xin hỏi bạn có lòng tin thật sự vào tôi không khi trao tôi 2 tỷ, nếu có hãy gọi 0938302938.
 
Last edited:
bạn nên nghĩ đến kinh doanh đi
nó dễ quản lý và không quá phức tạp như làm nông nghiệp.
mình cũng từng hùn vốn với một ông bạn rất thân, và sau đó là ổng ôm hết tiền của về tự làm riêng luôn (trắng tay và nợ nần).
bạn kiếm cái gì đó buôn bán nhỏ lẻ là dư dưỡng già rồi.bạn nên nghĩ đến kinh doanh đi
nó dễ quản lý và không quá phức tạp như làm nông nghiệp.
mình cũng từng hùn vốn với một ông bạn rất thân, và sau đó là ổng ôm hết tiền của về tự làm riêng luôn (trắng tay và nợ nần).
bạn kiếm cái gì đó buôn bán nhỏ lẻ là dư dưỡng già rồi.
 


Back
Top