Tôm sú, cua biển hốt bạc

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Đã 10 năm rồi người nuôi tôm, cua biển ở ĐBSCL mới được hốt bạc lớn trở lại. Hai loài thủy sản này hiện đang đứng ở mức giá được xem là kỷ lục nhất trong 10 năm qua.


Anh Trần Văn Đen, nông dân trên vùng đất Cầm Trâu thuộc xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long (Bạc Liêu) vui ra mặt khi tôm sú, cua biển đang được giá cao. Hiện tại, tôm sú loại 20 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với mức khoảng 250.000 đồng/kg, loại 25 con/kg khoảng 200.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 170.000 – 190.000đ/kg, loại 40 con/kg khoảng 125.000 đồng/kg…; cua biển gạch son có giá 190.000 đồng/kg, cua y (cua đực) loại 700 gam trở lên có giá 180.000 đồng/kg, loại 700 gam trở xuống có giá 130.000 đồng/kg…


17112010141746.jpg



Anh Đen nói: Cuộc sống của nông dân trên vùng đất Cầm Trâu này mới được thở phào là nhờ tôm sú, cua biển được giá. Ngay lúc này nhà nào có khoảng 5.000 m2 ao nuôi tôm sú + cua biển theo kiểu quảng canh thì mỗi ngày kiếm ít nhất từ 200.000 đồng trở lên. Một con cua biển bình quân bán khoảng 50.000 đồng, 1 kg tôm sú loại 20 con có giá 250.000 đồng. Người nuôi tôm quảng canh đã vui như thế thì những nông dân nuôi tôm công nghiệp ở ĐBSCL lại càng vui hơn khi lãi bình quân từ 200 - 350 triệu đồng/ha. Ông Võ Hồng Ngoãn, nông dân kỳ cựu với nghề nuôi tôm sú ở TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói: Đây là mức giá cao chưa từng thấy trong đời nuôi tôm của tôi.


Ông Nguyễn Minh Đang, Chủ tịch UBND xã Điền Hải (Đông Hải, Bạc Liêu) nói: Năm nay, con tôm sú, cua biển được giá cao đã giúp cho nhiều người nuôi tôm ở xã Điền Hải không chỉ trả được nợ ngân hàng mà còn dư tiền xây nhà, tậu xe... Giá tôm sú, cua biển đứng được ở mức cao đã kéo ngay đời sống kinh tế nông hộ thay đổi ngay lập tức. Thống kê của Sở NN – PTNT Bạc Liêu đến thời điểm này nông dân trong tỉnh đã thu hoạch được hơn 50%/12.132 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, năng suất bình quân 3 tấn/ha.


Đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và quảng canh cải tiến kết hợp với nuôi cua biển thì nông dân đang thu hoạch và đang hốt bạc đậm. Đến thời điểm này, nông dân Bạc Liêu đã thu được 10.000 tấn cua biển chủ yếu xuất qua theo đường tiểu ngạch sang Campuchia, Trung Quốc.






Giới kinh doanh dự báo, giá tôm sẽ còn tiếp tục tăng cho đến hết năm 2010 và chỉ có thể ổn định trở lại khi những vùng nuôi khác bắt đầu vào vụ thu hoạch.



Còn ở Sóc Trăng, vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL đến thời điểm này nông dân đã thu hoạch gần dứt điểm và có trên 80% người nuôi tôm có lãi. Ông Nguyễn Văn Khởi, PGĐ Sở NN – PTNT Sóc Trăng cho biết: Vụ tôm này nông dân Sóc Trăng đã thả nuôi được gần 47.500 ha tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Tổng sản lượng tôm sú mà nông dân thu hoạch được khoảng 63.000 tấn, như vậy bình quân đạt trên 1,36 tấn/ha. Năng suất năm nay tuy có giảm nhưng không đáng kể và bù lại tôm sú được giá cao nên đã giúp cho khoảng 80% số hộ nuôi có lãi. Đây là vụ tôm sú có mức giá cao nhất trong vòng 10 năm qua.


Nguyên nhân tôm sú tăng giá là do ngay đầu vụ nuôi vào khoảng thời gian từ 11 – 25/7/2010 đã xuất hiện đợt thời tiết nắng nóng bất thường, độ mặn tăng cao đã làm nhiều diện tích nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh trong khu vực thiệt hại nên dẫn đến nguồn cung thiếu. Trong khi đó, sản lượng tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh sản lượng thu hoạch không tập trung nhiều thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu.


Còn giới kinh doanh các mặt hàng tôm sú, cua biển cho biết: Tôm sú tăng giá mạnh là do sản lượng tôm nguyên liệu năm nay giảm nhưng đầu ra thì rất rộng, một số NM chế biến thủy sản đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu tôm dạng nguyên con, mặt khác một số NM thu mua tôm nguyên liệu dự trữ để chế biến sau khi vụ thu hoạch tôm kết thúc. Mặt khác tôm sú, cua biển đang được các thương lái chuyển theo đường tiểu ngạch bán qua biên giới.











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top