TPP tác động như thế nào đến Việt Nam?

Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) vừa phát đi những đánh giá sơ bộ về tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với Việt Nam.



Nông nghiệp Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh lớn từ các nước tham gia TPP.

Theo một phân tích mới đây của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, TPP sẽ có những tác động hết sức to lớn, là động lực cho cải cách, phát triển, tạo sự minh bạch, bình đẳng trong nền kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính chỉ ra rằng:

Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam tăng sản xuất và mở rộng thị trường nông sản ra nước ngoài. Nhận định này được đưa ra dựa trên các các yếu tố Việt Nam là nước có thế mạnh trong nông nghiệp, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sản xuất nông nghiệp được quanh năm, vì vậy, khi TPP được ký kết có thể thúc đẩy đầu tư của các nước tỏng khối vào Việt Nam, tạo cơ hội khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp.

Bên cạnh đó, khi tham gia TPP, thuế suất giảm về 0% sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và đặc biệt, do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cũng chỉ ra không ít khó khăn, thách thức mà nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện. Trong đó, ngành chăn nuôi được dự báo là khó khăn nhất khi các sản phẩm chăn nuôi của các nước tham gia TPP đều theo quy trình sản xuất công nghiệp, còn Việt Nam thì chủ yếu là nhỏ lẻ nên thiếu tính cạnh tranh. Việc giảm thuế trong TPP cũng sẽ đến đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá thành rẻ, chất lượng và mẫu mã đa dạng.

Một điểm đáng quan ngại, các nước tham gia TPP có xu hướng đàm phán hạn chế nhằm giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa. Khi đó, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến nhưng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, trong khi đây là điểm yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Hàng nhập khẩu tăng, xuất khẩu không tìm được đường vào thị trường các nước sẽ khiến nông nghiệp có nguy cơ gia tăng áp lực cạnh tranh.

Và nếu có áp dụng bảo hộ hàng hóa trong nước, Việt Nam tất yếu cũng sẽ áp dụng các hàng rào phi thuế quan. Nếu rào cản kỹ thuật chưa có hoặc còn kém, các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng vừa không bảo vệ được sản xuất trong nước.

Trong khi đó, các quy định về nước thải từ trại chăn nuôi hiện nay lại đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tại Thái Lan và các nước tiên tiến khác, nước thải chỉ cần ủ và lọc qua hầm biogas là có thể tưới cho cây công nghiệp, nông sản… trong khi Việt Nam yêu cầu xử lý nước thải đạt loại A, dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp chăn nuôi cao hơn.

Đối với thị trường tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng, TPP chính là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn.

Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lại trở thành thách thức do hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Về tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này làm tăng cơ hội cho các ngân hàng quốc tế tiếp cận thị phần khách hàng, ảnh hưởng tới thị trường tiềm năng của các ngân hàng trong nước.

Đáng chý ý, việc tham gia TPP sẽ giúp cạnh tranh giữa các loại hình doanh nghiệp trở lên bình đẳng. Trong TPP, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ không còn được hưởng các ưu đãi hay đặc quyền, đặc lợi (về điều kiện tiếp cận vốn, được bảo hộ). Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển và cạnh tranh bình đẳng, đồng thời tạo sức ép thúc đẩy các DNNN chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, phạm vi áp dụng các quy tắc đối với DNNN chỉ ở lĩnh vực hàng hóa mà không áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ, nghĩa là Chính phủ các nước TPP không bị hạn chế trong việc hỗ trợ các DNNN cung ứng dịch vụ tại thị trường nội địa. Theo đó, DNNN hoạt động tại các lĩnh vực có nguồn vốn lớn, được kỳ vọng cao trong việc tái cơ cấu (tài chính, viễn thông, y tế, giáo dục, phân phối...) của Việt Nam lại không bị tác động chi phối của TPP nên áp lực đổi mới không cao.

Về cơ bản, tham gia TPP là phù hợp với định hướng cải cách DNNN cũng như cải cách, đổi mới kinh tế thị trường của Việt Nam. Bởi vậy, Việt Nam cần nhanh chóng: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng cải cách mạnh mẽ DNNN; Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường, loại bỏ mọi hình thức trợ cấp trái với quy định của WTO; Cải cách và hoàn thiện thể chế về pháp luật kinh doanh.

Cuối cùng, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam nâng cao chất lượng đấu thầu bởi trong khuôn khổ TPP, việc tuân thủ các điều khoản liên quan đến vấn đề mua sắm chính phủ là bắt buộc. Khi đó, hoạt động đấu thầu sẽ trở nên phổ biến và thuận lợi hơn, minh bạch hơn và là yếu tố để nâng cao chất lượng các công trình, dịch vụ.

Tuy nhiên, Hiệp định mua sắm chính phủ cũng đặt ra nhiều thách thức do: Mua sắm chính phủ của các công ty trong nước không còn độc quyền mà phải cạnh tranh bình đẳng với các nhà thầu nước ngoài; Các nhà thầu trong nước phải nâng cao năng lực để có thể cạnh tranh với các nhà thầu của các nước thành viên TPP.
 


Theo quan điểm của tôi khi tham gia vào hiệp định TPP. Các công ty vừa và nhỏ thuộc khối tư nhân có khả năng phát triển mạnh. Mở ra một chân trời mới đầy triển vọng hơn.
:):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)
 


Back
Top