TPP và nền nông nghiệp Việt Nam

Gần đây, 12 nước trong khối TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) đang ráo riết “cò kè bớt 1 thêm 2” để cố gắng hoàn tất và ký kết hiệp định TPP dự kiến vào cuối năm nay. (Sau khi đổ vở lần đàm phán vừa qua, vòng đàm phán kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 8/2015).

Các nội dung thương lượng giữa các nước hiện chưa được công bố, nhưng tinh thần chung là các quốc gia ký kết TPP sẽ phải cam kết đưa các loại thuế suất về 0% để hàng hóa tự do lưu thông; vấn đề các nước đang cò kè với nhau là: bao giờ tôi sẽ cho thuế về 0% ? (Lạc hậu như Việt Nam ta tiến độ giảm thuế có chậm hơn so với các nước trong khối); và các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, nghiệp đoàn lao động vv..

Nhiều người nghĩ rằng, một khi vào được TPP thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ào ào cất cánh, có cơ hội vượt qua Trung Quốc và nhiều nước ngoài khối TPP; chứ nếu không thì tại sao nhà nước lại quan tâm và tuyên truyền cho TPP đến vậy?

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bài học về hiệp định Nafta còn đó.Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. Hiệp định Nafta hứa hẹn Sau khi ký kết hiệp định này, rất nhiều nông dân Mehico phải bán đất, tràn qua Mỹ làm thuê kiếm sống; chỉ có túi tiền của các đại gia tư bản Mỹ, Canada và Mexico ngày càng phình to...

Khi vào TPP, cái lợi trước tiên là một số ngành kinh tế, công nghiệp nhẹ và dịch vụ nhỏ lẻ của Việt Nam mà ở đó, trình độ ứng dụng công nghệ cao còn ít, mang tính tiểu thủ công nghiệp và bán sức lao động như dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc vv.. sẽ có cơ hội; tuy nhiên, chủ yếu là bán sức lao động giá rẻ là chính, vì phải nhập nguyên phụ liệu trong nội khối, giá thành rất cao (ví dụ: không được nhập bông vải rẻ và tốt của châu Phi và phụ liệu dệt may, da giày giá rẻ của Trung Quốc). Tuy nhiên, đó chỉ là những ngành nghề“bán sức lao động”, chứ nhưng ngành nghề công nghệ cao như chế tạo máy, ô tô, CNTT vv.. còn lâu ta mới cạnh tranh nỗi với các quốc gia“cá mập” như Mỹ, Nhật..

Còn nông nghiệp thì sao?

Vào TPP, dự báo nền nông nghiệp Việt Nam sẽ điêu đứng do nền nông nghiệp Việt Nam quá manh mún, năng suất thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao.. trong khi nền nông nghiệp các nước trong khối đã ứng dụng công nghệ cao từ lâu lại được nhà nước bảo hộ, trợ giá rất nhiều (ở Mỹ, tính bình quân mỗi hội nông dân được nhà nước trợ cấp 21 nghìn USD/năm, nước Nhật còn cao hơn)

Do vậy, vào TPP, nông dân Việt Nam sẽ là người đầu tiên ngấm đòn.

Trong trồng trọt: ngành lúa gạo và một số loại trái cây nhiệt đới, rau củ quả đặc hữu và một số ngành nuôi trồng thủy sản vẫn có cơ hội“sống” được; còn lại rất nhiều ngành nghề khác sẽ lao đao do không cạnh tranh nỗi với hàng ngoại nhập.

Về chăn nuôi. 3 vật nuôi truyền thống của nông dân Việt Nam là con bò, con heo và con gà và nhiều vật nuôi khác đứng trước nguy cơ phá sản.. .

Về trồng trọt: mía đường, bắp (ngô), đậu đổ và nhiều mặt hàng nông sản khác sẽ chết dần chết mòn vì không thể cạnh tranh nỗi.

Hậu quả sẽ ra sao?

Tỷ lệ lao động nông nghiệp của Việt Nam hiện nay xấp xỉ 70% dân số, khi vào TPP, tỷ suất lao động nông nghiệp sẽ giảm dần. Nhiều thanh niên trai tráng ở nông thôn sẽ buộc phải ly nông, gia nhập vào giai cấp công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động . Ở nông thôn Việt Nam sẽ chỉ còn phổ biến là người già, trẻ em.. dần dần, tích tụ ruộng đất sẽ hình thành để các đại gia có tiền, có tri thức“nhảy” vào mua đất kinh doanh, để 5-10 năm nữa, Việt Nam có nền nông nghiệp khả dĩ cạnh tranh được với các nước trong nội khối.

Các chuyên gia kinh tế tài giỏi của Việt Nam, trong đó có rất nhiều người được đào tạo chính quy ở nước ngoài đang cố vấn, tham mưu cho Chính phủ Việt Nam thương lượng, đàm phán TPP đã lượng giá gần hết những mặt lợi hại khi vào TPP; nhưng chúng ta buộc phải gia nhập khối này để hy vọng có tương lai tươi sáng; vì muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, muốn bắt được ọp thì phải vào hang hùm. Thời đại này, chúng ta phải bơi ra biển lớn, không thể“đóng cửa bảo nhau” mà tiến lên được.

Vậy, chúng ta nên ủng hộ chứ không nên phản đối gia nhập TPP. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần, lường trước mọi hiệu quả đề có đối sách kịp thời ngay từ bây giờ; chẳng hạn, đừng vội đổ vốn, phát triển mạnh chăn nuôi mà phải thăm dò tác động từ TPP; hoặc chuyển hướng kinh doanh các ngành nghề khác để chờ thời cơ.

"Thuốc đắng đả tật”. Vài lời cụt quèn, chắp vá mong được các bạn trên diễn đàn tham gia trao đổi.

(Hình kèm theo: Nông dân khắp nơi trên thế giới biểu tình phản đối TPP)
VGdADrz.jpg

Iqq3SMg.jpg

0Fh7uiz.jpg

AEDadqf.jpg

6s3Ow1x.jpg
 


http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/mo-cua-cho-bap-bien-doi-gien-512397.html
Đào mộ lên tí :).
Việt Nam mình mở cửa cho cây trồng biến đổi gen (GMO) của đại gia Mỹ Monsanto.
Monsanto vớ được Việt Nam như chết đuối vớ được bụi sậy :). Tuy nghèo nhưng được cái có máu liều.
Việt Nam vốn là liều nhất, anh hùng "rơm" nhất... đem quả bom ra cưa làm anh Nhật, Mỹ xanh mặt chào thua ngày nào đây mà he he...
Tôi nhớ là nghèo đói như Châu Phi mà còn không thèm nhận viện trợ thực phẩm biến đổi gen.
+++++++
Trong vụ TPP này tôi đoán mò rằng : chắc là có đại gia Monsanto thúc đẩy, chi mạnh tay lắm :).
 


các bạn không nên lo lắng cho nền nông nghiệp VN khi tham gia TPP. theo mình các lãnh đạo nhà nước tham gia TPP chính là giúp nông dân nói riêng và đất nước VN mình đó. tpp chỉ là con bài trong trong cuộc chơi chính trị mà thôi. 70% dân số vn là nông nghiệp và nền nông nghiệp vn phụ thuộc 95% vào trung quốc. và trung quốc đang làm gì ở biển đông? đến đây các bạn đã hiểu được vấn đề sâu xa rồi chứ ! . thật ra lãnh đạo đảng và nhà nước đang muốn chơi với các nước mỹ, nhật .V.V. để nền nn việt nam không còn phụ thuộc vào trung quốc nữa. và thật ra các nước lớn cũng muốn giúp nền nn việt nam mình thoát ra cái bóng của trung quốc. dẫn chứng là cũng có rất nhiều sản phẩm đã được các nước nhập khẩu của hàng việt nam(vải thiều, cá ngừ v.v). còn thịt gà mỹ 20000 thì sao? đây chỉ là con tốt thí để qua mặt trung quốc mà thôi. mình tin sau này chính phủ mỹ sẽ không cho xuất thịt gà này sang vn mình nữa. đổi lại các nước khác sẽ nhập khẩu nông sản vn mình rất nhiều. thôi mình đi ăn cơm đây viết ra còn dài lắm. chúc bà con thành công và cứ yên tâm chăn nuôi. heeheee
 
Các bác hãy nhìn lại các cánh đồng, những chuồng trại chăn nuôi nhaˋ mình xem với cách thức làm manh mún , mang nặng tính kinh nghiệm gia truyền thiˋ mình cạnh tranh với các nước khác khi tham gia TPP laˋ đúng rồi. Giai đoạn đầu chắc chắn co´ kho´ khăn, nhưng đến khi kho´ khăn mọi nguời mới chịu đoàn kết , mới chịu vận động , sáng tạo, học hỏi, áp dụng khoa học ky˜ thuật. Vaˋ biết bảo vệ nhau chư´ không còn chỉ bảo vệ lợi ích ca´ nhân nữa (đua nhau đi trồng môt loại sản phẩm để cung vượt cầu, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến thằng hàng xóm chẳng phải mình...). Đến lúc đo´ nông dân VN chắc thắng viˋ baˋ con nông dân mình rất giỏi. Nông dân VN thành công thiˋ se˜ không còn cảnh nông sản bị chèn ép nữa
 
+Thật ra cũng không đến nỗi bi quan lắm đâu bạn. Các nước trong khối TPP làm gì có bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc ngon như xứ mình, rồi còn trái nhãn, trái vải...Có khi mình xuất khẩu được những món rau độc, đặc hữu như lá Bép, chùm ngây vv...thì sao?
Con bò, heo, gà bị nó đánh cho tơi tả thì ta chuyển qua nuôi bò vàng, heo mọi, gà ta...Có đều, lúc đó thị phần các loại gia súc gia cầm này bị nước ngoài chia sẻ đáng kể; nhưng vẫn có nhiều người VN thích ăn các con vật đó hơn là thịt nội nuôi theo kiể công nghiệp. năng suất cao...
+Khi vào TPP, buộc chúng ta phải thay đổi hẳn cách làm: Sản xuất lớn, công nghệ cao và đảm bảo sạch. Nếu ai không theo kịp thì sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát.
+Nếu cứ trong nhà đóng cửa bảo nhau trong thời đại này thì bao giờ kinh tế nước ta cất cánh được? Thôi thì cứ chấp nhận "đánh đồng" (thuật ngữ bida) với các cao thủ và hãy tin tưởng vào các chuyên gia kinh tế của ta. Nếu thua đau trong nông nghiệp thì cũng tự sướng là "mình vì mọi người" (để cho dệt may, giày da có đất sống, giải quyết nhiều việc làm cho những người đang thất nghiệp).
Thế thì ai làm nông nghiệp thì mua sẵn 1 xe nước mía để bán cho chị em công nhân trước cổng các công ty dệt may giày da, núp bóng chị em phụ nữ hehe.
 
Gần đây, 12 nước trong khối TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) đang ráo riết “cò kè bớt 1 thêm 2” để cố gắng hoàn tất và ký kết hiệp định TPP dự kiến vào cuối năm nay. (Sau khi đổ vở lần đàm phán vừa qua, vòng đàm phán kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 8/2015).

Các nội dung thương lượng giữa các nước hiện chưa được công bố, nhưng tinh thần chung là các quốc gia ký kết TPP sẽ phải cam kết đưa các loại thuế suất về 0% để hàng hóa tự do lưu thông; vấn đề các nước đang cò kè với nhau là: bao giờ tôi sẽ cho thuế về 0% ? (Lạc hậu như Việt Nam ta tiến độ giảm thuế có chậm hơn so với các nước trong khối); và các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, nghiệp đoàn lao động vv..

Nhiều người nghĩ rằng, một khi vào được TPP thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ào ào cất cánh, có cơ hội vượt qua Trung Quốc và nhiều nước ngoài khối TPP; chứ nếu không thì tại sao nhà nước lại quan tâm và tuyên truyền cho TPP đến vậy?

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bài học về hiệp định Nafta còn đó.Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. Hiệp định Nafta hứa hẹn Sau khi ký kết hiệp định này, rất nhiều nông dân Mehico phải bán đất, tràn qua Mỹ làm thuê kiếm sống; chỉ có túi tiền của các đại gia tư bản Mỹ, Canada và Mexico ngày càng phình to...

Khi vào TPP, cái lợi trước tiên là một số ngành kinh tế, công nghiệp nhẹ và dịch vụ nhỏ lẻ của Việt Nam mà ở đó, trình độ ứng dụng công nghệ cao còn ít, mang tính tiểu thủ công nghiệp và bán sức lao động như dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc vv.. sẽ có cơ hội; tuy nhiên, chủ yếu là bán sức lao động giá rẻ là chính, vì phải nhập nguyên phụ liệu trong nội khối, giá thành rất cao (ví dụ: không được nhập bông vải rẻ và tốt của châu Phi và phụ liệu dệt may, da giày giá rẻ của Trung Quốc). Tuy nhiên, đó chỉ là những ngành nghề“bán sức lao động”, chứ nhưng ngành nghề công nghệ cao như chế tạo máy, ô tô, CNTT vv.. còn lâu ta mới cạnh tranh nỗi với các quốc gia“cá mập” như Mỹ, Nhật..

Còn nông nghiệp thì sao?

Vào TPP, dự báo nền nông nghiệp Việt Nam sẽ điêu đứng do nền nông nghiệp Việt Nam quá manh mún, năng suất thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao.. trong khi nền nông nghiệp các nước trong khối đã ứng dụng công nghệ cao từ lâu lại được nhà nước bảo hộ, trợ giá rất nhiều (ở Mỹ, tính bình quân mỗi hội nông dân được nhà nước trợ cấp 21 nghìn USD/năm, nước Nhật còn cao hơn)

Do vậy, vào TPP, nông dân Việt Nam sẽ là người đầu tiên ngấm đòn.

Trong trồng trọt: ngành lúa gạo và một số loại trái cây nhiệt đới, rau củ quả đặc hữu và một số ngành nuôi trồng thủy sản vẫn có cơ hội“sống” được; còn lại rất nhiều ngành nghề khác sẽ lao đao do không cạnh tranh nỗi với hàng ngoại nhập.

Về chăn nuôi. 3 vật nuôi truyền thống của nông dân Việt Nam là con bò, con heo và con gà và nhiều vật nuôi khác đứng trước nguy cơ phá sản.. .

Về trồng trọt: mía đường, bắp (ngô), đậu đổ và nhiều mặt hàng nông sản khác sẽ chết dần chết mòn vì không thể cạnh tranh nỗi.

Hậu quả sẽ ra sao?

Tỷ lệ lao động nông nghiệp của Việt Nam hiện nay xấp xỉ 70% dân số, khi vào TPP, tỷ suất lao động nông nghiệp sẽ giảm dần. Nhiều thanh niên trai tráng ở nông thôn sẽ buộc phải ly nông, gia nhập vào giai cấp công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động . Ở nông thôn Việt Nam sẽ chỉ còn phổ biến là người già, trẻ em.. dần dần, tích tụ ruộng đất sẽ hình thành để các đại gia có tiền, có tri thức“nhảy” vào mua đất kinh doanh, để 5-10 năm nữa, Việt Nam có nền nông nghiệp khả dĩ cạnh tranh được với các nước trong nội khối.

Các chuyên gia kinh tế tài giỏi của Việt Nam, trong đó có rất nhiều người được đào tạo chính quy ở nước ngoài đang cố vấn, tham mưu cho Chính phủ Việt Nam thương lượng, đàm phán TPP đã lượng giá gần hết những mặt lợi hại khi vào TPP; nhưng chúng ta buộc phải gia nhập khối này để hy vọng có tương lai tươi sáng; vì muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, muốn bắt được ọp thì phải vào hang hùm. Thời đại này, chúng ta phải bơi ra biển lớn, không thể“đóng cửa bảo nhau” mà tiến lên được.

Vậy, chúng ta nên ủng hộ chứ không nên phản đối gia nhập TPP. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần, lường trước mọi hiệu quả đề có đối sách kịp thời ngay từ bây giờ; chẳng hạn, đừng vội đổ vốn, phát triển mạnh chăn nuôi mà phải thăm dò tác động từ TPP; hoặc chuyển hướng kinh doanh các ngành nghề khác để chờ thời cơ.

"Thuốc đắng đả tật”. Vài lời cụt quèn, chắp vá mong được các bạn trên diễn đàn tham gia trao đổi.

(Hình kèm theo: Nông dân khắp nơi trên thế giới biểu tình phản đối TPP)
VGdADrz.jpg

Iqq3SMg.jpg

0Fh7uiz.jpg

AEDadqf.jpg

6s3Ow1x.jpg
.... "Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bài học về hiệp định Nafta còn đó.Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. Hiệp định Nafta hứa hẹn Sau khi ký kết hiệp định này, rất nhiều nông dân Mehico phải bán đất, tràn qua Mỹ làm thuê kiếm sống; chỉ có túi tiền của các đại gia tư bản Mỹ, Canada và Mexico ngày càng phình to..."
Buồn rồi... thật buồn rồi... Tôi có một thằng em, chắc suốt đời này nó không ngóc khỏi cái kiếp làm thuê thật rồi, làm kiếp trâu ngựa thật rồi... vì nó không thể nào có thể ngọc lên được, nếu nó mà không đi làm thuê thì thật sự việc nuôi con nó đi học không cũng là mệt rồi... Rồi lấy tiền đâu cho con nó ăn nữa, lấy tiền đâu sinh sống hàng ngày nữa... Nó đang đi làm thuê, bán sức lao động cho tụi tư bản, tụi tư bản đang bóc lột nó, bóc lột chuyên nghiệp và không bao giờ cho nó thoát ra khỏi kiếp làm thuê, ngay trong ý nghĩ của nó còn thông thoát ra, không nghĩ tới việc làm chủ thì làm sao có thể làm chủ được.
Nó nói với tôi, "trong công việc tôi không cần biết cấp trên của tôi là ai, không cần biết cấp dưới của tôi là ai", thật là ngang tàng mà! Nhưng không phải nó nói tiếp "tôi chỉ biết công việc của tôi là gì, tính chất công việc ra sao, xử lý công việc như thế nào cho tốt nhất, và tôi chỉ biết hoàn thành công việc". Thế đấy, tụi Mỹ đã đào tạo nó trở thành kẻ nô lệ chuyên nghiệp mất rồi, nó chỉ biết hoàn thành tốt nhất công việc mà chủ nó giao cho nó, không dám có tư duy làm chủ thì làm sao có thể thoát khỏi kiếp làm thuê.
Mà nếu nó có thoát ra khỏi kiếp làm thuê đó thì lấy gì mà nuôi con nó, rồi lấy gì để mà ăn, lấy chỗ nào để mà ở, lấy cái gì để mà đi lại. Bởi cái thằng chủ của nó đang trả tiền nuôi 2 đứa con nó học ở trường quốc tế với mức học phí nghe đâu gần 20 triệu/ 1 tháng; đang cấp nhà biệt thự cho nó và vợ con nó ở, đang cấp xe BMW cho nó muốn đi đâu thì đi (mẹ kiếp, phải cấp cho tôi thì đi nhậu thoải mái nhỉ), đang trả lương cho nó nghe đâu cũng cho tàm tạm đủ cho cái con vợ nó mua đồ ăn cho con nó hằng ngày, và có dư chút đỉnh tiền lẻ cho vợ chồng nó lâu lâu đi mua sắm ở...Sing...
Thôi, đừng vào TPP gì đó nữa, để tôi còn nuôi vài con gà, vài con heo, ít lúa đổ bồ đủ chà gạo ăn. Chứ vào TPP rồi 10.000.000 nông dân phải đi làm thuê làm mướn cho chủ như thằng em tôi kể trên thì khổ cái đời ra, biết bao giờ mới được quay trở lại làm chủ đàn gà dăm con, biết bao giờ mới được hưởng thức đồng quê thanh bình, biết bao giờ mới được trở lại lũy tre làng của ngày xưa ấy, và có lẽ bản nhạc nên thơ "Mai cho dù sông cạn đá mòn, nhịp cầu tre muôn kiếp vẫn còn" sẽ đi vào nối tiếc.
 
Last edited:
các bạn không nên lo lắng cho nền nông nghiệp VN khi tham gia TPP. theo mình các lãnh đạo nhà nước tham gia TPP chính là giúp nông dân nói riêng và đất nước VN mình đó. tpp chỉ là con bài trong trong cuộc chơi chính trị mà thôi. 70% dân số vn là nông nghiệp và nền nông nghiệp vn phụ thuộc 95% vào trung quốc. và trung quốc đang làm gì ở biển đông? đến đây các bạn đã hiểu được vấn đề sâu xa rồi chứ ! . thật ra lãnh đạo đảng và nhà nước đang muốn chơi với các nước mỹ, nhật .V.V. để nền nn việt nam không còn phụ thuộc vào trung quốc nữa. và thật ra các nước lớn cũng muốn giúp nền nn việt nam mình thoát ra cái bóng của trung quốc. dẫn chứng là cũng có rất nhiều sản phẩm đã được các nước nhập khẩu của hàng việt nam(vải thiều, cá ngừ v.v). còn thịt gà mỹ 20000 thì sao? đây chỉ là con tốt thí để qua mặt trung quốc mà thôi. mình tin sau này chính phủ mỹ sẽ không cho xuất thịt gà này sang vn mình nữa. đổi lại các nước khác sẽ nhập khẩu nông sản vn mình rất nhiều. thôi mình đi ăn cơm đây viết ra còn dài lắm. chúc bà con thành công và cứ yên tâm chăn nuôi. heeheee
Ý bác nói hay lắm. Đúng là ta đang phụ thuộc thằng trung quốc. Mà trung quốc thì chơi thâm lắm
 
.... "Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bài học về hiệp định Nafta còn đó.Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. Hiệp định Nafta hứa hẹn Sau khi ký kết hiệp định này, rất nhiều nông dân Mehico phải bán đất, tràn qua Mỹ làm thuê kiếm sống; chỉ có túi tiền của các đại gia tư bản Mỹ, Canada và Mexico ngày càng phình to..."
Buồn rồi... thật buồn rồi... Tôi có một thằng em, chắc suốt đời này nó không ngóc khỏi cái kiếp làm thuê thật rồi, làm kiếp trâu ngựa thật rồi... vì nó không thể nào có thể ngọc lên được, nếu nó mà không đi làm thuê thì thật sự việc nuôi con nó đi học không cũng là mệt rồi... Rồi lấy tiền đâu cho con nó ăn nữa, lấy tiền đâu sinh sống hàng ngày nữa... Nó đang đi làm thuê, bán sức lao động cho tụi tư bản, tụi tư bản đang bóc lột nó, bóc lột chuyên nghiệp và không bao giờ cho nó thoát ra khỏi kiếp làm thuê, ngay trong ý nghĩ của nó còn thông thoát ra, không nghĩ tới việc làm chủ thì làm sao có thể làm chủ được.
Nó nói với tôi, "trong công việc tôi không cần biết cấp trên của tôi là ai, không cần biết cấp dưới của tôi là ai", thật là ngang tàng mà! Nhưng không phải nó nói tiếp "tôi chỉ biết công việc của tôi là gì, tính chất công việc ra sao, xử lý công việc như thế nào cho tốt nhất, và tôi chỉ biết hoàn thành công việc". Thế đấy, tụi Mỹ đã đào tạo nó trở thành kẻ nô lệ chuyên nghiệp mất rồi, nó chỉ biết hoàn thành tốt nhất công việc mà chủ nó giao cho nó, không dám có tư duy làm chủ thì làm sao có thể thoát khỏi kiếp làm thuê.
Mà nếu nó có thoát ra khỏi kiếp làm thuê đó thì lấy gì mà nuôi con nó, rồi lấy gì để mà ăn, lấy chỗ nào để mà ở, lấy cái gì để mà đi lại. Bởi cái thằng chủ của nó đang trả tiền nuôi 2 đứa con nó học ở trường quốc tế với mức học phí nghe đâu gần 20 triệu/ 1 tháng; đang cấp nhà biệt thự cho nó và vợ con nó ở, đang cấp xe BMW cho nó muốn đi đâu thì đi (mẹ kiếp, phải cấp cho tôi thì đi nhậu thoải mái nhỉ), đang trả lương cho nó nghe đâu cũng cho tàm tạm đủ cho cái con vợ nó mua đồ ăn cho con nó hằng ngày, và có dư chút đỉnh tiền lẻ cho vợ chồng nó lâu lâu đi mua sắm ở...Sing...
Thôi, đừng vào TPP gì đó nữa, để tôi còn nuôi vài con gà, vài con heo, ít lúa đổ bồ đủ chà gạo ăn. Chứ vào TPP rồi 10.000.000 nông dân phải đi làm thuê làm mướn cho chủ như thằng em tôi kể trên thì khổ cái đời ra, biết bao giờ mới được quay trở lại làm chủ đàn gà dăm con, biết bao giờ mới được hưởng thức đồng quê thanh bình, biết bao giờ mới được trở lại lũy tre làng của ngày xưa ấy, và có lẽ bản nhạc nên thơ "Mai cho dù sông cạn đá mòn, nhịp cầu tre muôn kiếp vẫn còn" sẽ đi vào nối tiếc.
Khe khe... Ý Leviet Law hay lắm. Nhiều người nói: Tui xung phong cho nó bóc lột tui. Chỉ sợ nó không chịu thuê tui làm việc để tui bị bóc lột.
VN ta có 70% nông dân, nghĩa là 70% làm chủ. Vào TPP rồi, dòng đầu tư nước ngoài vào hứ hẹn như thác. Ta sẽ bi bóc lột ha?
 

Khe khe... Ý Leviet Law hay lắm. Nhiều người nói: Tui xung phong cho nó bóc lột tui. Chỉ sợ nó không chịu thuê tui làm việc để tui bị bóc lột.
VN ta có 70% nông dân, nghĩa là 70% làm chủ. Vào TPP rồi, dòng đầu tư nước ngoài vào hứ hẹn như thác. Ta sẽ bi bóc lột ha?
Trong những vấn đề khiến các nước thuê mướn nhân công ở nước khác đó là rào cản thuế nhập khẩu..thuế đã giỡ bỏ thì cần thuê làm gì nữa. Nông dân VN ko cạnh tranh lại đời sống sẽ khó khắn hơn, không có việc làm thì sinh trộm cướp, đĩ điếm thôi..
 
Có câu: trong cái rủi có cái may; như chuyện "Tái Ông mất ngựa" ngày xưa...
Chẳng hạn, bạn bị IPP nó đánh cho sạt nghiệp, phải rời bỏ làng quên lên thành phố kiếm sống. Ở thành phố, bạn gặp 1 cô nàng rất đẹp, rất giàu...Hai người yêu nhau, làm ăn lên như diều gặp gió...con đàbn cháu đống...
Thôi cứ yên tâm đê. Chờ xem con tạo xoay vần đến đâu!
TPP vào Bác mà ko làm nông đc thì Bác làm viết kịch bản phim được đấy, mà phải thêm vào cuối kịch bản là mỗi lần con vợ nó nổi nóng thì nó chửi là đồ ăn bám đàn bà, rồi có khi bố mẹ nó cấm ko cho quen như vụ ở Bình phước đó, hehe
 
+Thật ra cũng không đến nỗi bi quan lắm đâu bạn. Các nước trong khối TPP làm gì có bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc ngon như xứ mình, rồi còn trái nhãn, trái vải...Có khi mình xuất khẩu được những món rau độc, đặc hữu như lá Bép, chùm ngây vv...thì sao?
Con bò, heo, gà bị nó đánh cho tơi tả thì ta chuyển qua nuôi bò vàng, heo mọi, gà ta...Có đều, lúc đó thị phần các loại gia súc gia cầm này bị nước ngoài chia sẻ đáng kể; nhưng vẫn có nhiều người VN thích ăn các con vật đó hơn là thịt nội nuôi theo kiể công nghiệp. năng suất cao...
+Khi vào TPP, buộc chúng ta phải thay đổi hẳn cách làm: Sản xuất lớn, công nghệ cao và đảm bảo sạch. Nếu ai không theo kịp thì sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát.
+Nếu cứ trong nhà đóng cửa bảo nhau trong thời đại này thì bao giờ kinh tế nước ta cất cánh được? Thôi thì cứ chấp nhận "đánh đồng" (thuật ngữ bida) với các cao thủ và hãy tin tưởng vào các chuyên gia kinh tế của ta. Nếu thua đau trong nông nghiệp thì cũng tự sướng là "mình vì mọi người" (để cho dệt may, giày da có đất sống, giải quyết nhiều việc làm cho những người đang thất nghiệp).
@hoangkhoi1986 ! Xung phong! bưởi đó đó.
 
Last edited:
Bởi zậy...
Ta về ta tắm ao ta
Du trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Công nghệ.. hiện đài...thi có cái chết theo kiểu tiên tiến... chắc trở lại cái thời tự cung ,tự cấp cho nó lành ..hihi..thôi làm ruộng,nuôi con gà..cây ăn trái ..rau rác chút đỉnh sống cho nó nhẹ nhàng ...nói không vs mấy thứ đồ hôp, thức ăn nhanh của mấy thằg 4bản ngán quá..clip hây! Thanks
 
hãy tham lam khi người khác run sợ và hãy run sợ khi người khác tham lam. Hãy phân tích thật kĩ nhé rồi hãy quyết tâm đầu tư. Lợn Mỹ thì rẻ thật nhưng ở nước Mỹ thôi chứ về tớ vn liệu còn rẻ như vậy ko, hàng rẻ chẳng qua toàn hàng kém chất lượng có bán đc cũng ko tồn tại nổi. Hơn nữa thịt lợn vận chuyển từ Mỹ về vn bằng đường biển mất 50-60 ngày liệu ăn có còn ra gì ko hay mủn như thịt vất đi. Tôi thì ko tin người tiêu dùng sẽ thích ăn hang đông lạnh đâu. Đừng có sợ hãy tìm cách giảm giá thành sx và tăng năng suất lên thì đủ khả năng cạnh tranh. Nhà nước sẽ can thiệp bằng cách giảm giá thành thức ăn xuống nên ko phải lo sợ gì cả. Ô tô giá ko những chưa giảm nổi giờ đã tăng lên hơn trước rồi đó.
 
người mỹ không tốt như chúng ta tưởng đâu. nông dân chỉ có thể tồn tài trong thời kì hội nhập bằng cách đoàn kết lại. người nông dân muốn sống phải để người tiêu thụ hiểu rõ về mặt loại thức ăn mà họ ăn hằng ngày theo CON đây là cách duy nhất người nông dân không bị các tập đoàn lớn "nuốt chửng"
 
+Thật ra cũng không đến nỗi bi quan lắm đâu bạn. Các nước trong khối TPP làm gì có bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc ngon như xứ mình, rồi còn trái nhãn, trái vải...Có khi mình xuất khẩu được những món rau độc, đặc hữu như lá Bép, chùm ngây vv...thì sao?
Con bò, heo, gà bị nó đánh cho tơi tả thì ta chuyển qua nuôi bò vàng, heo mọi, gà ta...Có đều, lúc đó thị phần các loại gia súc gia cầm này bị nước ngoài chia sẻ đáng kể; nhưng vẫn có nhiều người VN thích ăn các con vật đó hơn là thịt nội nuôi theo kiể công nghiệp. năng suất cao...
+Khi vào TPP, buộc chúng ta phải thay đổi hẳn cách làm: Sản xuất lớn, công nghệ cao và đảm bảo sạch. Nếu ai không theo kịp thì sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát.
+Nếu cứ trong nhà đóng cửa bảo nhau trong thời đại này thì bao giờ kinh tế nước ta cất cánh được? Thôi thì cứ chấp nhận "đánh đồng" (thuật ngữ bida) với các cao thủ và hãy tin tưởng vào các chuyên gia kinh tế của ta. Nếu thua đau trong nông nghiệp thì cũng tự sướng là "mình vì mọi người" (để cho dệt may, giày da có đất sống, giải quyết nhiều việc làm cho những người đang thất nghiệp).
Nhưng để mấy loại trái mà bác nói xuất khẩu được qua đó thì tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quá cao việt nam với tới không nổi luôn đấy bác,ngay cả trái thanh long,nhãn vất vã để tiếp thị thị trường nhật,mấy năm trước bà con đem thanh long đổ bỏ ngoài đường vì trái không đạt tiêu chuẩn...ngay cả nguyeen liệu làm thức aen chăn nuôi đem xuất khẩu cho nhật,nhật bảo là thức ăn cho người chứ đừng nghĩ là cho động vật..
Hỏi làm sao cạnh tranh lại,trong khi dân mình toàn sài thuốc kích thích,chế phẩm tùe trung quốc,ngày nào đó tàu khựa ăn không được sẽ phá cho thối luôn...
 
Từ khá lâu rồi tôi dc nghe đến Từ TƯ BẢN . Chẳng hiểu nó nghĩa là gì. Đến khi đi học đại học dc học về tư bản thì cũng biết chút chút về tư bản là bóc lột sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư. Nước ta cũng vậy thôi cũng có ng làm chủ và ng làm thuê và cũng tạo ra thặng dư. Vậy TƯ BẢN có gì là ghê gớm. Nhưng sau khi xem video sự thật về nghành công nghiệp thực phẩm hoa kỳ đã thấy rõ dc sức mạnh của chủ nghĩa tư bản. Bóc lột sức lao động khủng khiếp. Ko cho ng lạo động có cơ hội sống nữa. Chúng ta mà chơi cùng tư bản sẽ chẳng có gì tốt đẹp
 
Từ khá lâu rồi tôi dc nghe đến Từ TƯ BẢN . Chẳng hiểu nó nghĩa là gì. Đến khi đi học đại học dc học về tư bản thì cũng biết chút chút về tư bản là bóc lột sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư. Nước ta cũng vậy thôi cũng có ng làm chủ và ng làm thuê và cũng tạo ra thặng dư. Vậy TƯ BẢN có gì là ghê gớm. Nhưng sau khi xem video sự thật về nghành công nghiệp thực phẩm hoa kỳ đã thấy rõ dc sức mạnh của chủ nghĩa tư bản. Bóc lột sức lao động khủng khiếp. Ko cho ng lạo động có cơ hội sống nữa. Chúng ta mà chơi cùng tư bản sẽ chẳng có gì tốt đẹp
Ở trong một nước tư bản mà bảo không chơi với họ..thì chơi với ai???. Đại học đây à???
 


Back
Top