TPP và nền nông nghiệp Việt Nam

Gần đây, 12 nước trong khối TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) đang ráo riết “cò kè bớt 1 thêm 2” để cố gắng hoàn tất và ký kết hiệp định TPP dự kiến vào cuối năm nay. (Sau khi đổ vở lần đàm phán vừa qua, vòng đàm phán kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 8/2015).

Các nội dung thương lượng giữa các nước hiện chưa được công bố, nhưng tinh thần chung là các quốc gia ký kết TPP sẽ phải cam kết đưa các loại thuế suất về 0% để hàng hóa tự do lưu thông; vấn đề các nước đang cò kè với nhau là: bao giờ tôi sẽ cho thuế về 0% ? (Lạc hậu như Việt Nam ta tiến độ giảm thuế có chậm hơn so với các nước trong khối); và các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, nghiệp đoàn lao động vv..

Nhiều người nghĩ rằng, một khi vào được TPP thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ào ào cất cánh, có cơ hội vượt qua Trung Quốc và nhiều nước ngoài khối TPP; chứ nếu không thì tại sao nhà nước lại quan tâm và tuyên truyền cho TPP đến vậy?

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bài học về hiệp định Nafta còn đó.Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. Hiệp định Nafta hứa hẹn Sau khi ký kết hiệp định này, rất nhiều nông dân Mehico phải bán đất, tràn qua Mỹ làm thuê kiếm sống; chỉ có túi tiền của các đại gia tư bản Mỹ, Canada và Mexico ngày càng phình to...

Khi vào TPP, cái lợi trước tiên là một số ngành kinh tế, công nghiệp nhẹ và dịch vụ nhỏ lẻ của Việt Nam mà ở đó, trình độ ứng dụng công nghệ cao còn ít, mang tính tiểu thủ công nghiệp và bán sức lao động như dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc vv.. sẽ có cơ hội; tuy nhiên, chủ yếu là bán sức lao động giá rẻ là chính, vì phải nhập nguyên phụ liệu trong nội khối, giá thành rất cao (ví dụ: không được nhập bông vải rẻ và tốt của châu Phi và phụ liệu dệt may, da giày giá rẻ của Trung Quốc). Tuy nhiên, đó chỉ là những ngành nghề“bán sức lao động”, chứ nhưng ngành nghề công nghệ cao như chế tạo máy, ô tô, CNTT vv.. còn lâu ta mới cạnh tranh nỗi với các quốc gia“cá mập” như Mỹ, Nhật..

Còn nông nghiệp thì sao?

Vào TPP, dự báo nền nông nghiệp Việt Nam sẽ điêu đứng do nền nông nghiệp Việt Nam quá manh mún, năng suất thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao.. trong khi nền nông nghiệp các nước trong khối đã ứng dụng công nghệ cao từ lâu lại được nhà nước bảo hộ, trợ giá rất nhiều (ở Mỹ, tính bình quân mỗi hội nông dân được nhà nước trợ cấp 21 nghìn USD/năm, nước Nhật còn cao hơn)

Do vậy, vào TPP, nông dân Việt Nam sẽ là người đầu tiên ngấm đòn.

Trong trồng trọt: ngành lúa gạo và một số loại trái cây nhiệt đới, rau củ quả đặc hữu và một số ngành nuôi trồng thủy sản vẫn có cơ hội“sống” được; còn lại rất nhiều ngành nghề khác sẽ lao đao do không cạnh tranh nỗi với hàng ngoại nhập.

Về chăn nuôi. 3 vật nuôi truyền thống của nông dân Việt Nam là con bò, con heo và con gà và nhiều vật nuôi khác đứng trước nguy cơ phá sản.. .

Về trồng trọt: mía đường, bắp (ngô), đậu đổ và nhiều mặt hàng nông sản khác sẽ chết dần chết mòn vì không thể cạnh tranh nỗi.

Hậu quả sẽ ra sao?

Tỷ lệ lao động nông nghiệp của Việt Nam hiện nay xấp xỉ 70% dân số, khi vào TPP, tỷ suất lao động nông nghiệp sẽ giảm dần. Nhiều thanh niên trai tráng ở nông thôn sẽ buộc phải ly nông, gia nhập vào giai cấp công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động . Ở nông thôn Việt Nam sẽ chỉ còn phổ biến là người già, trẻ em.. dần dần, tích tụ ruộng đất sẽ hình thành để các đại gia có tiền, có tri thức“nhảy” vào mua đất kinh doanh, để 5-10 năm nữa, Việt Nam có nền nông nghiệp khả dĩ cạnh tranh được với các nước trong nội khối.

Các chuyên gia kinh tế tài giỏi của Việt Nam, trong đó có rất nhiều người được đào tạo chính quy ở nước ngoài đang cố vấn, tham mưu cho Chính phủ Việt Nam thương lượng, đàm phán TPP đã lượng giá gần hết những mặt lợi hại khi vào TPP; nhưng chúng ta buộc phải gia nhập khối này để hy vọng có tương lai tươi sáng; vì muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, muốn bắt được ọp thì phải vào hang hùm. Thời đại này, chúng ta phải bơi ra biển lớn, không thể“đóng cửa bảo nhau” mà tiến lên được.

Vậy, chúng ta nên ủng hộ chứ không nên phản đối gia nhập TPP. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần, lường trước mọi hiệu quả đề có đối sách kịp thời ngay từ bây giờ; chẳng hạn, đừng vội đổ vốn, phát triển mạnh chăn nuôi mà phải thăm dò tác động từ TPP; hoặc chuyển hướng kinh doanh các ngành nghề khác để chờ thời cơ.

"Thuốc đắng đả tật”. Vài lời cụt quèn, chắp vá mong được các bạn trên diễn đàn tham gia trao đổi.

(Hình kèm theo: Nông dân khắp nơi trên thế giới biểu tình phản đối TPP)
VGdADrz.jpg

Iqq3SMg.jpg

0Fh7uiz.jpg

AEDadqf.jpg

6s3Ow1x.jpg
 


Èo ơi! Chém 1 lát loãng píc. Nhưng pic này không ai quan tâm nữa nên chém tiếp vậy! Có xem ti vi không..có nghe fed nâng lãi suất, hạ lãi suất không?. Nói Mỹ thì các chú lại phản ứng thái quá. Các chú nghe ngân hàng TW Nga chưa? Rồi có xem thời sự VN chưa? Ngân hàng huy động lãi suất vượt trần chưa? Còn có dụ lãi suất sàn nữa à?
VN bỏ qua CNTB hồi nào vậy ông tướng? Bỏ cái j của CNTB nói nghe xem?
CNXH được Mác soạn thảo bao gồm 3 tập. một là triết học hai là kinh tế chính trị ba là CNXH khoa học. 3 cái này bác học một tuần 8 tiết trong 2 năm liên nên toppic này không đủ rộng để nói hết được, nếu có điều kiện anh và chú uống rượu bàn chính trị thì hay hơn. còn vần đề Chú hỏi Anh xin trả lời nôm na thế này. để đạt đến CNXH thì kinh tế, cơ sỡ hạ tầng và kiến trức thường tầng phải phát triển ở một mức độ cao nhất. mà để đạt được điều này thì chỉ có ở giai đoạn CNTB mới có được. nhưng. Việt nam xác định đi lên con đường XHCN ngay từ lúc còn chiến tranh cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc vậy để có được đà đó phải quá độ vừa đi lên vừa phát triển đất nước. CNTB và CNXH đó là khái niệm của những hình thái. mà hình thái thì tùy thuộc vào mục đích và chủ thể mà có cái nhìn khác nhau. nhưng nhất thiết phải tránh đó là " rập khuôn giáo điều, duy ý chí và kiểu thầy bói xem voi". Chúng ta bỏ cái gì của CNTB thì có một cái Chú chắc sẽ biết ngay đó là. một đất nước XHCN theo Mác thì phải có và duy nhất một Đảng lảnh đạo, Đảng này phải đại diện cho quyền lợi giai cấp công nông. hay là giai cấp vô sản gọi chung là Đảng Cộng Sản. Còn vấn đề bóc lột ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng. ở các nước TBCN có sự hổ trợ của máy móc, khoa học kỹ thuật nên năng suất lao động họ cao và như vậy thù lao sức lao động cao hơn mà thôi. ở Nhật trồng một ha rau được 1 tỷ thì họ trả cho người lao động 100 triệu chiếm 10%. ở Việt Nam ông trồng lúa làm một ha được 20 triệu họ trả cho ông 5 triệu tiền công chiếm 40%. vậy thử hỏi CNTB hay CNXH là chủ nghĩa bóc lột? Nếu không tự làm chủ được khoa học và thị trường thì kiểu gì cũng bị bóc lột. ông tự làm chủ nuôi con gà con vịt tưởng không bị ai bóc lột ah? ông nuôi 100 ngày lãi có 30k một con gà chứ bọn lái buôn nó mua bán con gà đó có 1 ngày thôi nó lãi gần bằng phần ông rồi đó.
 
CNXH được Mác soạn thảo bao gồm 3 tập. một là triết học hai là kinh tế chính trị ba là CNXH khoa học. 3 cái này bác học một tuần 8 tiết trong 2 năm liên nên toppic này không đủ rộng để nói hết được, nếu có điều kiện anh và chú uống rượu bàn chính trị thì hay hơn. còn vần đề Chú hỏi Anh xin trả lời nôm na thế này. để đạt đến CNXH thì kinh tế, cơ sỡ hạ tầng và kiến trức thường tầng phải phát triển ở một mức độ cao nhất. mà để đạt được điều này thì chỉ có ở giai đoạn CNTB mới có được. nhưng. Việt nam xác định đi lên con đường XHCN ngay từ lúc còn chiến tranh cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc vậy để có được đà đó phải quá độ vừa đi lên vừa phát triển đất nước. CNTB và CNXH đó là khái niệm của những hình thái. mà hình thái thì tùy thuộc vào mục đích và chủ thể mà có cái nhìn khác nhau. nhưng nhất thiết phải tránh đó là " rập khuôn giáo điều, duy ý chí và kiểu thầy bói xem voi". Chúng ta bỏ cái gì của CNTB thì có một cái Chú chắc sẽ biết ngay đó là. một đất nước XHCN theo Mác thì phải có và duy nhất một Đảng lảnh đạo, Đảng này phải đại diện cho quyền lợi giai cấp công nông. hay là giai cấp vô sản gọi chung là Đảng Cộng Sản. Còn vấn đề bóc lột ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng. ở các nước TBCN có sự hổ trợ của máy móc, khoa học kỹ thuật nên năng suất lao động họ cao và như vậy thù lao sức lao động cao hơn mà thôi. ở Nhật trồng một ha rau được 1 tỷ thì họ trả cho người lao động 100 triệu chiếm 10%. ở Việt Nam ông trồng lúa làm một ha được 20 triệu họ trả cho ông 5 triệu tiền công chiếm 40%. vậy thử hỏi CNTB hay CNXH là chủ nghĩa bóc lột? Nếu không tự làm chủ được khoa học và thị trường thì kiểu gì cũng bị bóc lột. ông tự làm chủ nuôi con gà con vịt tưởng không bị ai bóc lột ah? ông nuôi 100 ngày lãi có 30k một con gà chứ bọn lái buôn nó mua bán con gà đó có 1 ngày thôi nó lãi gần bằng phần ông rồi đó.
Dài quá..nhưng ông tướng nói sai tè le rồi..Mác chả có viết tập sách nào cả.:D:D:D. Các nước hiện đại thì quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân càng cao..sự áp bức bóc lột càng giảm ông tướng ạ! Suy luận tầm bậy tầm bạ không hà :D:D:D
 
Chỗ này đâu phải là chỗ để giúp nông dân. Chỗ này để chém gió thôi! Nên cứ tiếp tục đi các bác ạ.
À mà bác có biết cái vụ mấy bà bán gà ngoài chợ nói gà ta thả rông , và gà bầy là sao? nếu biết thì nói rõ sự khác biệt của chúng ở chỗ nào chỉ tui với.
 
À mà bác có biết cái vụ mấy bà bán gà ngoài chợ nói gà ta thả rông , và gà bầy là sao? nếu biết thì nói rõ sự khác biệt của chúng ở chỗ nào chỉ tui với.
Theo cách hiểu của em thì gà ta thả rông là gà ngươi nuôi mua giống từ các trại về nuôi kiểu thả vườn. Còn gà bầy là gà do gà bố mẹ ở hộ gia đình đẻ ra rồi lớn lên. Như thế con gà bầy chất lượng hơn con gà ta thả rông:D:D
 

Theo cách hiểu của em thì gà ta thả rông là gà ngươi nuôi mua giống từ các trại về nuôi kiểu thả vườn. Còn gà bầy là gà do gà bố mẹ ở hộ gia đình đẻ ra rồi lớn lên. Như thế con gà bầy chất lượng hơn con gà ta thả rông:D:D
Cách hiểu của bác hơi bị ngược thì phải
 
cop về cho các bạn chém tiếp:
(HNMO) - Theo một số chuyên gia, TPP sẽ tạo áp lực tích cực để Việt Nam đổi mới nhanh chóng, trở thành một nền kinh tế hiệu quả và mang tính cạnh tranh hơn.


Sau 5 năm đàm phán tích cực, 12 quốc gia trong vùng châu Á Thái Bình Dương đã đạt được thỏa thuận về mặt nguyên tắc đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đánh giá về kết quả này, ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, đây là một bước tiến mang ý nghĩa quan trọng đối với hội nhập kinh tế toàn cầu trong một thế giới đang trở nên không chỉ ngày càng kết nối mà còn phụ thuộc lẫn nhau. Một hiệp định sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các dòng chảy thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. TPP sẽ góp phần gia tăng thu nhập và mức sống của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á - nhân rộng thị trường tiềm năng cho hàng hóa, các nhà sản xuất, dịch vụ và công nghệ của khu vực. Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi rất lớn từ TPP do nhu cầu ngày càng gia tăng đối với hàng hóa dệt may và giày dép.

Nghiên cứu của khối nghiên cứu kinh tế thuộc HSBC cho thấy, TPP có khả năng sẽ tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam 10% vào năm 2020. Phần còn lại phụ thuộc vào chính Việt Nam để có thể thực sự hưởng lợi từ hiệp định này.

“Tôi tin tưởng vững chắc rằng TPP sẽ tạo áp lực tích cực để đất nước đổi mới nhanh chóng nhằm đưa Việt Nam thành một nền kinh tế hiệu quả và mang tính cạnh tranh hơn”, ông Hải nhấn mạnh.

Ngành dệt may được cho là được hưởng lợi khi Việt Nam gia nhập TPP (ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, TPP mở cho Việt Nam cơ hội hội nhập rất sâu rộng, không chỉ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu từ Việt Nam hay vào Việt Nam mà sẽ ảnh hưởng đến cơ chế, thể chế của Việt Nam, bởi trong 12 thành viên của TPP, chỉ 1 thành viên có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là Việt Nam. TPP rất có lợi cho Việt Nam vì Việt Nam có thể mở rộng thị trường qua TPP, đặc biệt khi mà nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào xuất khẩu.

Điểm đáng chú ý là quy định của TPP đối với vai trò của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Hiện ở Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, trong khi đó TPP hạn chế vai trò của doanh nghiệp có vốn Nhà nước vì TPP dựa vào nền kinh tế thị trường tự do. Với quy định này, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, Việt Nam cần chủ động thay đổi về tư duy quản lý nhà nước, về doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận những chuẩn mực toàn cầu.

Một số chuyên gia khác nhận định, tham gia TPP, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội khi các lĩnh vực kinh tế quan trọng được ký kết như: dịch vụ, đầu tư; viễn thông và thương mại điện tử, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, quyền sở hữu trí tuệ… Ngoài ra, Hiệp định TPP được ký kết không chỉ mở ra cơ hội về thương mại hay đầu tư mà còn ở nhiều khía cạnh khác, tạo cơ hội để trao đổi kiến thức khoa học, hải quan...

Tuy nhiên, ở Hiệp định này, về cơ bản các nước tham gia TPP sẽ được hưởng những lợi ích lớn về thuế quan, các bên được bình đẳng với nhau trong TPP. TPP không có quy chế đặc biệt cho các nước đang phát triển như Việt Nam.

Khi hiệp định TPP được thực thị, nhiều thị trường mới mở ra đối với Việt Nam, Việt Nam bán được nhiều hàng hóa sang 11 quốc gia khác, cạnh tranh với các quốc gia này và sẽ tăng cường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt khi mà hàng rào về hải quan, thuế quan sẽ được bãi bỏ theo lộ trình. Nhưng, ngược lại, sức ép cạnh tranh sẽ rất lớn. Đây được coi là thách thức không nhỏ khi Việt Nam gia nhập TPP. Mặc dù Việt Nam có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng một số ngành nghề thuộc lĩnh vực này như chăn nuôi có sức cạnh tranh kém, và đây được coi là ngành gặp khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực.

Nói cách khác, nếu không cạnh tranh được, hàng hóa của Việt Nam sẽ “thua ngay trên sân nhà”. Minh chứng rõ ràng cho điều này là dù thời gian qua đàm phán TPP chưa được hoàn tất nhưng mặt hàng đùi gà trong nước đã phải cạnh tranh gắt gay với đùi gà nhập khẩu của Mỹ khi mà đùi gà của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam chỉ có giá 20.000-25.000 đồng nhưng đùi gà nội đắt hơn nhiều, rồi nghịch lý “một con gà phải cõng tới 14 loại phí” đã cho thấy sự hạn chế về chính sách của chúng ta.

Vì vậy, khi tham gia TPP chúng ta cần phải đổi mới toàn diện, từ cơ chế, chính sách. Đặc biệt, chúng ta không thể làm kinh tế manh mún, theo hộ gia đình mà phải sản xuất theo quy mô lớn, chất lượng sản phẩm đảm an toàn, vệ sinh.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đến thời điểm này, dường như nhiều doanh nghiệp vẫn thụ động, chưa tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin để chuẩn bị đối phó với những thách thức khi cam kết TPP có hiệu lực. Vì vậy, hơn lúc nào hết, ngay từ lúc này, các doanh nghiệp trong nước cần đổi cách thức sản xuất theo hướng quy mô lớn hơn, tạo ra sản phẩm, hàng hóa có chất lượng hơn, giá cạnh tranh hơn để chủ đống đối phó với sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cùng cần nghiên cứu kỹ lưỡng về luật pháp quốc tế và luật pháp của các nước tham gia TPP.
 


Back
Top