TPP và nền nông nghiệp Việt Nam

Gần đây, 12 nước trong khối TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) đang ráo riết “cò kè bớt 1 thêm 2” để cố gắng hoàn tất và ký kết hiệp định TPP dự kiến vào cuối năm nay. (Sau khi đổ vở lần đàm phán vừa qua, vòng đàm phán kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 8/2015).

Các nội dung thương lượng giữa các nước hiện chưa được công bố, nhưng tinh thần chung là các quốc gia ký kết TPP sẽ phải cam kết đưa các loại thuế suất về 0% để hàng hóa tự do lưu thông; vấn đề các nước đang cò kè với nhau là: bao giờ tôi sẽ cho thuế về 0% ? (Lạc hậu như Việt Nam ta tiến độ giảm thuế có chậm hơn so với các nước trong khối); và các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, nghiệp đoàn lao động vv..

Nhiều người nghĩ rằng, một khi vào được TPP thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ào ào cất cánh, có cơ hội vượt qua Trung Quốc và nhiều nước ngoài khối TPP; chứ nếu không thì tại sao nhà nước lại quan tâm và tuyên truyền cho TPP đến vậy?

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bài học về hiệp định Nafta còn đó.Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. Hiệp định Nafta hứa hẹn Sau khi ký kết hiệp định này, rất nhiều nông dân Mehico phải bán đất, tràn qua Mỹ làm thuê kiếm sống; chỉ có túi tiền của các đại gia tư bản Mỹ, Canada và Mexico ngày càng phình to...

Khi vào TPP, cái lợi trước tiên là một số ngành kinh tế, công nghiệp nhẹ và dịch vụ nhỏ lẻ của Việt Nam mà ở đó, trình độ ứng dụng công nghệ cao còn ít, mang tính tiểu thủ công nghiệp và bán sức lao động như dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc vv.. sẽ có cơ hội; tuy nhiên, chủ yếu là bán sức lao động giá rẻ là chính, vì phải nhập nguyên phụ liệu trong nội khối, giá thành rất cao (ví dụ: không được nhập bông vải rẻ và tốt của châu Phi và phụ liệu dệt may, da giày giá rẻ của Trung Quốc). Tuy nhiên, đó chỉ là những ngành nghề“bán sức lao động”, chứ nhưng ngành nghề công nghệ cao như chế tạo máy, ô tô, CNTT vv.. còn lâu ta mới cạnh tranh nỗi với các quốc gia“cá mập” như Mỹ, Nhật..

Còn nông nghiệp thì sao?

Vào TPP, dự báo nền nông nghiệp Việt Nam sẽ điêu đứng do nền nông nghiệp Việt Nam quá manh mún, năng suất thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao.. trong khi nền nông nghiệp các nước trong khối đã ứng dụng công nghệ cao từ lâu lại được nhà nước bảo hộ, trợ giá rất nhiều (ở Mỹ, tính bình quân mỗi hội nông dân được nhà nước trợ cấp 21 nghìn USD/năm, nước Nhật còn cao hơn)

Do vậy, vào TPP, nông dân Việt Nam sẽ là người đầu tiên ngấm đòn.

Trong trồng trọt: ngành lúa gạo và một số loại trái cây nhiệt đới, rau củ quả đặc hữu và một số ngành nuôi trồng thủy sản vẫn có cơ hội“sống” được; còn lại rất nhiều ngành nghề khác sẽ lao đao do không cạnh tranh nỗi với hàng ngoại nhập.

Về chăn nuôi. 3 vật nuôi truyền thống của nông dân Việt Nam là con bò, con heo và con gà và nhiều vật nuôi khác đứng trước nguy cơ phá sản.. .

Về trồng trọt: mía đường, bắp (ngô), đậu đổ và nhiều mặt hàng nông sản khác sẽ chết dần chết mòn vì không thể cạnh tranh nỗi.

Hậu quả sẽ ra sao?

Tỷ lệ lao động nông nghiệp của Việt Nam hiện nay xấp xỉ 70% dân số, khi vào TPP, tỷ suất lao động nông nghiệp sẽ giảm dần. Nhiều thanh niên trai tráng ở nông thôn sẽ buộc phải ly nông, gia nhập vào giai cấp công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động . Ở nông thôn Việt Nam sẽ chỉ còn phổ biến là người già, trẻ em.. dần dần, tích tụ ruộng đất sẽ hình thành để các đại gia có tiền, có tri thức“nhảy” vào mua đất kinh doanh, để 5-10 năm nữa, Việt Nam có nền nông nghiệp khả dĩ cạnh tranh được với các nước trong nội khối.

Các chuyên gia kinh tế tài giỏi của Việt Nam, trong đó có rất nhiều người được đào tạo chính quy ở nước ngoài đang cố vấn, tham mưu cho Chính phủ Việt Nam thương lượng, đàm phán TPP đã lượng giá gần hết những mặt lợi hại khi vào TPP; nhưng chúng ta buộc phải gia nhập khối này để hy vọng có tương lai tươi sáng; vì muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, muốn bắt được ọp thì phải vào hang hùm. Thời đại này, chúng ta phải bơi ra biển lớn, không thể“đóng cửa bảo nhau” mà tiến lên được.

Vậy, chúng ta nên ủng hộ chứ không nên phản đối gia nhập TPP. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần, lường trước mọi hiệu quả đề có đối sách kịp thời ngay từ bây giờ; chẳng hạn, đừng vội đổ vốn, phát triển mạnh chăn nuôi mà phải thăm dò tác động từ TPP; hoặc chuyển hướng kinh doanh các ngành nghề khác để chờ thời cơ.

"Thuốc đắng đả tật”. Vài lời cụt quèn, chắp vá mong được các bạn trên diễn đàn tham gia trao đổi.

(Hình kèm theo: Nông dân khắp nơi trên thế giới biểu tình phản đối TPP)
VGdADrz.jpg

Iqq3SMg.jpg

0Fh7uiz.jpg

AEDadqf.jpg

6s3Ow1x.jpg
 


Bác phân tích thế làm tụi trẻ cháu k buồn k được. Vì cháu biết chuyện không giống vậy. Tpp mang đến một cuộc chơi, ở đó dở dở ương ương là chết.
Giả như giá thấp nhờ dây chuyền hiện đại. Giá thành thấp và được " xã hội văn minh" ưa chuộng. K có lí do gì mà dân số trong nước không ngừng tăng sử dụng hàng nhập khẩu nhờ tpp. Lúc đó để được thị trường chấp nhận sản phẩm mới thì chất lượng làm được phải từ bằng tới tốt hơn thứ đã có. Suy nghĩ của các lão nông đúng theo ý phải giảm, giảm giá, giảm chi tiêu vào công nghệ, thức ăn mua sẵn hay tôn trọng tính tự nhiên. Nhưng gà hữu cơ cần đầu tư về quỹ đất và am hiểu bậc cao về sinh học.
Sinh lí với đa số người chắc dễ hơn!
Nên đây đúng là cuộc chơi về mọi mặt, trí tuệ, sức khoẻ. Thiếu thứ gì thì bù tiền thứ đó. Mà bắt chước dây chuyền của họ chi phí đầu tư rất lớn.
Dù sao cháu càng phấn khích hơn nhờ tpp.
 
Đầu tư nhỏ lẻ, manh mún sẽ đi về đâu? Còn đầu tư lớn thì vốn đâu :(. Khó khăn rồi đấy.
 
Thôi xong hỡi những ng nông dân việt nam. Nông dân là những ng ngẫm đòn đầu tiên. Đằng nào cũng vậy. Chờ xem TPP nó đánh nông dân ta như thế nào
 
Gần đây, 12 nước trong khối TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) đang ráo riết “cò kè bớt 1 thêm 2” để cố gắng hoàn tất và ký kết hiệp định TPP dự kiến vào cuối năm nay. (Sau khi đổ vở lần đàm phán vừa qua, vòng đàm phán kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 8/2015).

Các nội dung thương lượng giữa các nước hiện chưa được công bố, nhưng tinh thần chung là các quốc gia ký kết TPP sẽ phải cam kết đưa các loại thuế suất về 0% để hàng hóa tự do lưu thông; vấn đề các nước đang cò kè với nhau là: bao giờ tôi sẽ cho thuế về 0% ? (Lạc hậu như Việt Nam ta tiến độ giảm thuế có chậm hơn so với các nước trong khối); và các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, nghiệp đoàn lao động vv..

Nhiều người nghĩ rằng, một khi vào được TPP thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ào ào cất cánh, có cơ hội vượt qua Trung Quốc và nhiều nước ngoài khối TPP; chứ nếu không thì tại sao nhà nước lại quan tâm và tuyên truyền cho TPP đến vậy?

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bài học về hiệp định Nafta còn đó.Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. Hiệp định Nafta hứa hẹn Sau khi ký kết hiệp định này, rất nhiều nông dân Mehico phải bán đất, tràn qua Mỹ làm thuê kiếm sống; chỉ có túi tiền của các đại gia tư bản Mỹ, Canada và Mexico ngày càng phình to...

Khi vào TPP, cái lợi trước tiên là một số ngành kinh tế, công nghiệp nhẹ và dịch vụ nhỏ lẻ của Việt Nam mà ở đó, trình độ ứng dụng công nghệ cao còn ít, mang tính tiểu thủ công nghiệp và bán sức lao động như dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc vv.. sẽ có cơ hội; tuy nhiên, chủ yếu là bán sức lao động giá rẻ là chính, vì phải nhập nguyên phụ liệu trong nội khối, giá thành rất cao (ví dụ: không được nhập bông vải rẻ và tốt của châu Phi và phụ liệu dệt may, da giày giá rẻ của Trung Quốc). Tuy nhiên, đó chỉ là những ngành nghề“bán sức lao động”, chứ nhưng ngành nghề công nghệ cao như chế tạo máy, ô tô, CNTT vv.. còn lâu ta mới cạnh tranh nỗi với các quốc gia“cá mập” như Mỹ, Nhật..

Còn nông nghiệp thì sao?

Vào TPP, dự báo nền nông nghiệp Việt Nam sẽ điêu đứng do nền nông nghiệp Việt Nam quá manh mún, năng suất thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao.. trong khi nền nông nghiệp các nước trong khối đã ứng dụng công nghệ cao từ lâu lại được nhà nước bảo hộ, trợ giá rất nhiều (ở Mỹ, tính bình quân mỗi hội nông dân được nhà nước trợ cấp 21 nghìn USD/năm, nước Nhật còn cao hơn)

Do vậy, vào TPP, nông dân Việt Nam sẽ là người đầu tiên ngấm đòn.

Trong trồng trọt: ngành lúa gạo và một số loại trái cây nhiệt đới, rau củ quả đặc hữu và một số ngành nuôi trồng thủy sản vẫn có cơ hội“sống” được; còn lại rất nhiều ngành nghề khác sẽ lao đao do không cạnh tranh nỗi với hàng ngoại nhập.

Về chăn nuôi. 3 vật nuôi truyền thống của nông dân Việt Nam là con bò, con heo và con gà và nhiều vật nuôi khác đứng trước nguy cơ phá sản.. .

Về trồng trọt: mía đường, bắp (ngô), đậu đổ và nhiều mặt hàng nông sản khác sẽ chết dần chết mòn vì không thể cạnh tranh nỗi.

Hậu quả sẽ ra sao?

Tỷ lệ lao động nông nghiệp của Việt Nam hiện nay xấp xỉ 70% dân số, khi vào TPP, tỷ suất lao động nông nghiệp sẽ giảm dần. Nhiều thanh niên trai tráng ở nông thôn sẽ buộc phải ly nông, gia nhập vào giai cấp công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động . Ở nông thôn Việt Nam sẽ chỉ còn phổ biến là người già, trẻ em.. dần dần, tích tụ ruộng đất sẽ hình thành để các đại gia có tiền, có tri thức“nhảy” vào mua đất kinh doanh, để 5-10 năm nữa, Việt Nam có nền nông nghiệp khả dĩ cạnh tranh được với các nước trong nội khối.

Các chuyên gia kinh tế tài giỏi của Việt Nam, trong đó có rất nhiều người được đào tạo chính quy ở nước ngoài đang cố vấn, tham mưu cho Chính phủ Việt Nam thương lượng, đàm phán TPP đã lượng giá gần hết những mặt lợi hại khi vào TPP; nhưng chúng ta buộc phải gia nhập khối này để hy vọng có tương lai tươi sáng; vì muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, muốn bắt được ọp thì phải vào hang hùm. Thời đại này, chúng ta phải bơi ra biển lớn, không thể“đóng cửa bảo nhau” mà tiến lên được.

Vậy, chúng ta nên ủng hộ chứ không nên phản đối gia nhập TPP. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần, lường trước mọi hiệu quả đề có đối sách kịp thời ngay từ bây giờ; chẳng hạn, đừng vội đổ vốn, phát triển mạnh chăn nuôi mà phải thăm dò tác động từ TPP; hoặc chuyển hướng kinh doanh các ngành nghề khác để chờ thời cơ.

"Thuốc đắng đả tật”. Vài lời cụt quèn, chắp vá mong được các bạn trên diễn đàn tham gia trao đổi.

(Hình kèm theo: Nông dân khắp nơi trên thế giới biểu tình phản đối TPP)
http://i.imgur.com/VGdADrz.jpg
http://i.imgur.com/Iqq3SMg.jpg
http://i.imgur.com/0Fh7uiz.jpg
http://i.imgur.com/AEDadqf.jpg
http://i.imgur.com/6s3Ow1x.jpg
Bác Tiến viết bài như chuyên gia. Hay lắm! Vâng, rất đồng quan điểm với bác về những điều bác đề cập đến cái khó của nông dân khi VN chính thức tham gia sân chơi TPP. Xét về tổng thể của một quốc gia kém phát triển như VN hiện tại thì dù thế nào đi nữa, đây quả thật là một cơ hội không thể tốt hơn. Nói đúng hơn thì đây giống như một "đặc ân của các thị trường" như Mỹ, Úc... dành cho VN (Trung Quốc có mơ cũng không được tham gia vụ này). Hơn nữa, mặc dù là một nước có tỷ lệ nông dân còn rất cao, nhưng tỷ trọng trong nông nghiệp của VN còn khá khiêm tốn so với các lĩnh vực khác. Như vậy, về cục diện chung, cơ hội và thuận lợi cao hơn rất nhiều so với bên kia là khó khăn và thách thức. Còn với riêng nông nghiệp và nông dân, mặc dù sẽ gặp khó khăn về vốn và công nghệ trong thời gian đầu do buộc phải đầu tư cho công nghệ hay cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh ...nhưng nếu không như vậy thì nông dân VN biết bao giờ mới dám "nhảy vào bể bơi" để so tài với nông dân trong khu vực ASEAN và các nước trong có nền nông nghiệp phát triển? Có thể khẳng định, TPP là một cơ hội chưa bao giờ tốt hơn của Việt Nam kể từ sau 1975 tới nay. Nó quan trọng tới nỗi, mặc dù đã đàm phán xong 98%, chỉ còn 2% chưa thông qua mà thị trường chứng khoán VN đã đồng loạt giảm điểm đỏ sàn. TPP thành công chắc chắn sẽ là một lợi thế cho nền kinh tế VN, trong đó có cả những nông dân nữa. Tôi thiển nghĩ vậy!
 
Last edited by a moderator:
Thôi xong hỡi những ng nông dân việt nam. Nông dân là những ng ngẫm đòn đầu tiên. Đằng nào cũng vậy. Chờ xem TPP nó đánh nông dân ta như thế nào
Có câu: trong cái rủi có cái may; như chuyện "Tái Ông mất ngựa" ngày xưa...
Chẳng hạn, bạn bị IPP nó đánh cho sạt nghiệp, phải rời bỏ làng quên lên thành phố kiếm sống. Ở thành phố, bạn gặp 1 cô nàng rất đẹp, rất giàu...Hai người yêu nhau, làm ăn lên như diều gặp gió...con đàbn cháu đống...
Thôi cứ yên tâm đê. Chờ xem con tạo xoay vần đến đâu!
 
Có câu: trong cái rủi có cái may; như chuyện "Tái Ông mất ngựa" ngày xưa...
Chẳng hạn, bạn bị IPP nó đánh cho sạt nghiệp, phải rời bỏ làng quên lên thành phố kiếm sống. Ở thành phố, bạn gặp 1 cô nàng rất đẹp, rất giàu...Hai người yêu nhau, làm ăn lên như diều gặp gió...con đàbn cháu đống...
Thôi cứ yên tâm đê. Chờ xem con tạo xoay vần đến đâu!
Bác làm như trong truyện cổ tích không bằng ! Một thằng nông dân với một tiểu thư khó, khó, khó ... lắm bác ơi ! Hai giai cấp khác nhau chỉ có trong phim mới có thui !
Mọi kẻ đào mỏ đều không có kết quả tốt ! Ví dụ cụ thể là: công nhân mỏ than thì bị chôn sống, vụ "ngũ sát" ở Bình Phước cũng thế....
 
Cụ thể, giá thành sản xuất 1kg sữa tươi ở VN là 65 cent USD (khoảng 14.000đ). Trong khi đó tại New Zealand, 1kg sữa tươi chỉ có giá bằng một nửa (khoảng 6.500đ). Giá thành 1kg gà lông trắng của VN lên tới 32.000đ/kg cạnh tranh sao nổi với thịt gà đùi của Mỹ chỉ bán với giá 20.000 đ/kg.

Thịt lợn hơi của VN bán với giá 45-55 nghìn đồng/kg, đắt gấp 3 lần giá thịt lợn hơi bán tại thị trường Chicago (Mỹ) là 85-90 cent/kg (khoảng 15.000đ/kg). Nếu đặt lên bàn cân so sánh, ngành chăn nuôi của VN chẳng có mấy lợi thế khi TPP ký kết.
 
Lý do mà bò, heo, gà nó rẻ nè mấy bác. Nhưng mà thịt chắc cũng dỡ như gà công nghiệp thôi.
Và nó cũng chả tốt cho sức khỏe chút nào. Toàn kháng sinh thôi. Nhìn con gà mà nó đứng ko nổi luôn mà.
Bò thì toàn ăn ngô, chả có miếng cỏ => Virus Ecoli sẽ ko bị tiêu diệt được.
 
Tpp chứng minh cho xu hướng mà mình đang theo là tối ưu. Xu hướng k dựa vào máy móc, dựa vào quảng cáo. Đó là dựa vào thể lực, có một nghịch lý rất mắc cười là thế này.
Người nông dân quy mô nông hộ, theo tài liệu là rất đông đảo đang tạo ra sản phẩm nhưng bán đi, k tiêu dùng tới thứ mà bản thân tạo ra. Đơn cử là hầu hết hộ ở gần nhà vợ mình, Nho Quan Ninh Bình. Lái đến mua giá 38, kg hơi, nhà bán hết lứa đó cỡ 70kg chắc đi vỗ lên tạ. Nhưng k thấy tự mổ thịt bao giờ, thẳng ra là không muốn mổ trừ lần nái mắc bệnh phải thịt. Thức ăn lợn thịt là cám gạo nấu trộn đậm đặc xấp xỉ nhau.
Nghịch lý là nhà làm ra nhưng k tiêu thụ mà bán, rồi đi chợ mua ngoài ăn. Mặc dù chắc biết lợn từ 70kg tới tạ phải dùng tới chất tạo nạc. Rồi tới gà, nhà mình nhập gà tam hoàng trên 2 tháng ăn công nghiệp, sau 2 tháng mình cho ăn nghèo chất mà mỡ vẫn bùng nhùng, thịt nhão, mỡ chưa đun đã thành váng.
Người nông dân như mình biết đó là ép bản thân cơ cực, ép người trẻ sống hướng tới tư tưởng có phần cực đoan. Nếu sản phẩm tự làm ra mà k tự tiêu thụ thì chắc chắn là quy trình có thiếu minh bạch, tin cậy vì mua ngoài luôn đắt hơn. Mà đắt thì k mua nhiều nên nhà vợ chỉ có khách có thịt.
Lại nói chuyện tây, cách mà họ sản xuất gà không kháng sinh gặp phải vấn đề rất sâu sắc. Tốc độ chuyển hóa thức ăn cao tạo điều kiện cho hội chứng hoại tử ruột. Tức là hội nhập tpp mang theo cả nguồn bệnh nếu chất lượng k đảm bảo. Nó báo hiệu cho thời kì thịt hữu cơ được chú trọng dù là tây hay ta.
Nói về xu hướng mình theo, về mặt sinh học người. Nếu bạn có khả năng sử dụng tối đa dưỡng chất để phát triển cơ bắp thì cũng có thể dùng để tư duy. Tức là thể lực, trí tuệ đi đôi với nhau và phí là thức ăn với hiệu năng tiêu hoá tối đa nhất. Phụ thuộc bản thân muốn và sẵn sàng từ bỏ . Vì thanh niên có nhiều loại.
Xu hướng thể lực làm giảm phung phí, tạo trạng thái rất thoải mái và đưa nhân tố con người lên đúng vị trí.
Một nguồn thực phẩm tệ đang làm mất vị thế nhân tố người trong mắt quản trị nhân lực. Chúng ta có nên tin là như vậy?
Và chúng ta vẫn tiếp tục?
Và làm giàu cho ai? Ngoài sức khoẻ và sự hài hước!
Nếu tpp đến, những người thích la liếm các giá trị cũ bị bỏ mặc.
 
Cuối giờ chiều nay, hiệp định AFTA Việt Nam-EU cũng đã hoàn tất. Hiệp định này mở cửa 99% các mặt hàng giữa VN và EU. Đây là hiệp định thương mại kiểu mới.Nó mở rộng không kém TPP và cao hơn 1 bậc so với WTO.
Vừa rồi, đội Man xanh, đội bóng á quân của nước Anh sang đá hữu nghị với đội tuyển quốc gia VN, tỷ số là 8-1 cho Man xanh. VN đá vô được 1 quả, nhưng theo ông Hải Lơ, là do Man xanh nó thả cho, để thể hiện tình hữu nghị???
Như vậy, VN, một nền kinh tế ốm yếu, nay phải "đánh đồng" về thương mại với các ông lớn, có khác nào trận bóng hữu nghị nói trên?
Vẫn biết rằng thời đại hiện nay, muốn phát triển thì buộc phải hội nhập. Nhưng liệu có "đánh đồng" lại chúng nó hay không?
Thôi thì cứ lạc quan: Một là nền kinh tế VN như chàng trai Thánh Gióng, tay cầm gậy tre, cỡi ngựa sắt bay lên trời...
Hai là kinh tế VN, như cô gái tuyệt đẹp...nhưng bị cởi trần truồng cho thế giới nó hiếp!
 
Huhu sao mà cái gì cũng khó khăn hết vậy, chưa vào mà gà nhập có 20k/1 kg đùi, vào rồi chắc còn 5k/kg. Đóng cửa bảo nhau thì đã có sao? Ngày xưa ai dùng nồi đất nung thì lạc hậu, ngày nay các quán cơm niêu dùng nồi đất lại là quán ăn đặc sản vì nồi đất ko gây bệnh. Ngày nay một cô gái nông thôn chân chất thì đáng trân trọng hơn 1 cô gái thành thị chải chuốt hay ko? Gà ta thả vườn thì có chắc thịt hơn gà công nghiệp hay ko? Các ông tiến tiến có ông nào mạnh miệng là chữa được bệnh Ung thư chưa??? Triều tiên họ đóng cửa bảo nhau thế mà có ai dám động tới họ ko?
 
Huhu sao mà cái gì cũng khó khăn hết vậy, chưa vào mà gà nhập có 20k/1 kg đùi, vào rồi chắc còn 5k/kg. Đóng cửa bảo nhau thì đã có sao? Ngày xưa ai dùng nồi đất nung thì lạc hậu, ngày nay các quán cơm niêu dùng nồi đất lại là quán ăn đặc sản vì nồi đất ko gây bệnh. Ngày nay một cô gái nông thôn chân chất thì đáng trân trọng hơn 1 cô gái thành thị chải chuốt hay ko? Gà ta thả vườn thì có chắc thịt hơn gà công nghiệp hay ko? Các ông tiến tiến có ông nào mạnh miệng là chữa được bệnh Ung thư chưa??? Triều tiên họ đóng cửa bảo nhau thế mà có ai dám động tới họ ko?
+Thật ra cũng không đến nỗi bi quan lắm đâu bạn. Các nước trong khối TPP làm gì có bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc ngon như xứ mình, rồi còn trái nhãn, trái vải...Có khi mình xuất khẩu được những món rau độc, đặc hữu như lá Bép, chùm ngây vv...thì sao?
Con bò, heo, gà bị nó đánh cho tơi tả thì ta chuyển qua nuôi bò vàng, heo mọi, gà ta...Có đều, lúc đó thị phần các loại gia súc gia cầm này bị nước ngoài chia sẻ đáng kể; nhưng vẫn có nhiều người VN thích ăn các con vật đó hơn là thịt nội nuôi theo kiể công nghiệp. năng suất cao...
+Khi vào TPP, buộc chúng ta phải thay đổi hẳn cách làm: Sản xuất lớn, công nghệ cao và đảm bảo sạch. Nếu ai không theo kịp thì sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát.
+Nếu cứ trong nhà đóng cửa bảo nhau trong thời đại này thì bao giờ kinh tế nước ta cất cánh được? Thôi thì cứ chấp nhận "đánh đồng" (thuật ngữ bida) với các cao thủ và hãy tin tưởng vào các chuyên gia kinh tế của ta. Nếu thua đau trong nông nghiệp thì cũng tự sướng là "mình vì mọi người" (để cho dệt may, giày da có đất sống, giải quyết nhiều việc làm cho những người đang thất nghiệp).
 
Cuối giờ chiều nay, hiệp định AFTA Việt Nam-EU cũng đã hoàn tất. Hiệp định này mở cửa 99% các mặt hàng giữa VN và EU. Đây là hiệp định thương mại kiểu mới.Nó mở rộng không kém TPP và cao hơn 1 bậc so với WTO.
Vừa rồi, đội Man xanh, đội bóng á quân của nước Anh sang đá hữu nghị với đội tuyển quốc gia VN, tỷ số là 8-1 cho Man xanh. VN đá vô được 1 quả, nhưng theo ông Hải Lơ, là do Man xanh nó thả cho, để thể hiện tình hữu nghị???
Như vậy, VN, một nền kinh tế ốm yếu, nay phải "đánh đồng" về thương mại với các ông lớn, có khác nào trận bóng hữu nghị nói trên?
Vẫn biết rằng thời đại hiện nay, muốn phát triển thì buộc phải hội nhập. Nhưng liệu có "đánh đồng" lại chúng nó hay không?
Thôi thì cứ lạc quan: Một là nền kinh tế VN như chàng trai Thánh Gióng, tay cầm gậy tre, cỡi ngựa sắt bay lên trời...
Hai là kinh tế VN, như cô gái tuyệt đẹp...nhưng bị cởi trần truồng cho thế giới nó hiếp!
-man xanh 8-1..nó cho bàn thắng danh dự rồi còn gì..hihi...
- :da:vái trời thương vụ này nó cũng cho sân nhà 1 bàn thắng vinh dự..kaka...để bà con nông dân nào đi trước ,đoán đầu nhảy vào 1 cửa sinh duy nhất...trong 1000 cửa chết....rồi báo chí la làng lên..việt nam đạt thắng lợi về 1 .......cái gì đó..trong khi đa phần thua toàn diện....rồi nông dân đỗ xô vào cái cửa sinh duy nhất đó......rồi 1 thời gian chết toàn tập..."chết không kịp ngáp"...các ông mổ xẻ vấn đề ...rồi đổ lỗi a này sai...a kia có lỗi....kết cuộc ai chết........... trả lời: ???????????????????? hi!
 
Huhu sao mà cái gì cũng khó khăn hết vậy, chưa vào mà gà nhập có 20k/1 kg đùi, vào rồi chắc còn 5k/kg. Đóng cửa bảo nhau thì đã có sao? Ngày xưa ai dùng nồi đất nung thì lạc hậu, ngày nay các quán cơm niêu dùng nồi đất lại là quán ăn đặc sản vì nồi đất ko gây bệnh. Ngày nay một cô gái nông thôn chân chất thì đáng trân trọng hơn 1 cô gái thành thị chải chuốt hay ko? Gà ta thả vườn thì có chắc thịt hơn gà công nghiệp hay ko? Các ông tiến tiến có ông nào mạnh miệng là chữa được bệnh Ung thư chưa??? Triều tiên họ đóng cửa bảo nhau thế mà có ai dám động tới họ ko?
Nếu nhìn rộng ra bác sẽ thấy triều tiên đang cần những tổ chức phi chính phủ hỗ trợ lương thực cho cuộc khủng hoảng thiếu lương thực. Hãy so sánh với Hàn Quốc khi cùng là 1 đất nước tách ra cách đây 40 năm, và bây giờ thì khác nhau 1 trời 1 vực
 
Có thánh nào hiểu rõ về TPP có hướng kinh doanh sản phẩm nông nghiệp "trúng tủ" pm em đầu tư với nha. Em đang nghiên cứu TPP và muốn đầu tư có lời phần việc này ạ.
 
Kinh tế Việt Nam hiện nay cũng giống như 1 người thanh niên đang trong vòng tay bố mẹ. Có 2 con đường để chọn 1 là tiếp tục ở nhà với bố mẹ để không phải ra ngoài chịu khó chịu khổ. Và cũng không có những trải nghiệm về cuộc sống mới mãi là 1 đứa trẻ
Cách thứ 2 chấp nhận đau thương để bước vào 1 cuộc cạnh tranh với các nền kinh tế lớn của thế giới. Sẽ có mất mát nhưng cũng có cơ hội để trưởng thành hơn . và nếu có hướng đi đúng nông nghiệp vn sẽ có thể cạnh tranh với những quốc gia có nền nông nghiệp mạnh hơn
 


Back
Top