Trại Nhím Giống Cam Ranh

  • Thread starter cot27
  • Ngày gửi
C

cot27

Guest
Trại nhím giống Cam Ranh

Đ/c: Cam Thành Nam - Cam Ranh - Khánh Hòa.

ĐT: 0583857709 - DD: 0169 7212269

Email: phulam.qn@gmail.com

I. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NUÔI NHÍM.

1. Các đặc điểm cơ bản của loài nhím.

a. Đặc điểm:

- Con trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 12 – 18 kg, chiều dài thân từ 80 – 90 cm.

- Lúc nhỏ lỗ sinh dục con đực có gai giao cấu, con cái không có.

- Lúc trưởng thành con đực lộ rõ dương vật cách hậu môn 2 – 3 cm.

- Con cái có 6 vú chia đều ở hai sườn hông (không nằm dưới bụng).

b. Tăng trưởng:

- Sơ sinh: 300gr

- Mỗi tháng tăng trọng 1kg, đến tháng thứ 10 đạt 10kg sau đó tăng chậm.

- Sau hai năm đạt cỡ 12 – 15kg.

c. Tập tính:

- Tập tính gia đình cao, con đực chỉ chấp nhận con của mình. Nếu con của đực khác nó sẽ cắn chết.

- Nhím cái chấp nhận nuôi con của những nhím cái khác.

- Sinh hoạt đêm, ngày ngủ từ 8 – 4h chiều trong thời gian này không nên gây tiếng động, để nhím nghỉ ngơi.

2. Thức ăn.

- Thức ăn đa dạng và phong phú. Có thể tận dụng được nhiều nguồn.

- Nhím ăn tất cả các loại rau củ quả. Có thể tận dụng cơm thừa, sơ mít, hột mít, hột sầu riêng…

- Lượng thức ăn trung bình 2 kg/con/ngày (rau, củ, quả)

- Nếu thức ăn khô (bắp, sắn lát...) nên ngâm 2 – 3h trước khi cho ăn.

- Không nên xây máng nước vì nhím rất ít uống nước và gây mất vệ sinh chuồng trại khi nhím đi phân vào máng, chỉ nên lắp đặt máng nước vào mùa nắng và khi nhím cái sinh con.

- Thức ăn bổ sung có thể dùng cám bắp, cám gạo viên thành cục cùng với cơm để nguội.

- Chi phí khoảng 3000 đ/ngày/con trưởng thành (1 triệu đồng/năm/con)

Lưu ý: không dùng cám công nghiệp,thừa hoocmon tăng trưởng dẫn đến nhím yếu kém khả năng chịu đựng.Có khả năng chết sớm dưới 2 năm tuổi do sưng gan.

3. Động dục.

- 8 tháng tuổi (cỡ 8kg/con) nếu nuôi nhím tốt thì nhím có biểu hiện phát dục. Thời gian động dục từ 2 – 3 ngày.

- Trong điều kiện nuôi nhốt, thức ăn đầy đủ hầu như nhím có biểu hiện động dục quanh năm.

- Nếu phối mà nhím không chửa thì 30 – 32 ngày sau nhím động dục trở lại.

- Nhím đực và cái tìm nhau qua mùi con cái và biểu hiện rung chuông.

- Thường phải nhốt đực và cái trong thời gian khoảng 20 ngày vì biểu hiện động dục và phối giống thành công không rõ ràng (do nhím giao phối về đêm nên chủ nuôi khó thấy)

- Nếu có kinh nghiệm có thể kiểm tra việc phối giống thành công hay không bằng cách cân tăng trọng con cái sau 15 ngày phối giống; nếu tăng 0,6 kg là đã phối giống thành công. Hoặc xem vú của nhím cái nếu thấy bóng và lớn hơn là nhím đã chửa.

4. Sinh sản.

- Mang thai 90 – 95 ngày, trong tời gian này nên tách đực riêng để nhím cái được yên tĩnh và không tranh giành thức ăn gây mập dẫn đến nhím cái khó đẻ.

- Thường nhím đẻ vào đêm nhưng cũng có lúc đẻ ngày.

- Số lượng một lần đẻ từ 1 – 3 con, thường là 2 con.

- Nên tách nhím con lúc hai tháng tuổi để chuẩn bị giao phối lần hai.

- Thường nhím chửa thì lượng sửa giảm nên không cho giao phối quá sớm khi con còn nhỏ.

* Lưu ý: Không được đồng huyết sẽ thoái hóa giống.

5. Chuồng trại.

- Mỗi ô cho 1 con là 1,6m.

- Nền đúc bê tông nghiêng 50, chân xây gạch cao 0,3m tách rời các ngăn để nhím con không bị đực khác cắn chết.(nhím cái ăn nhau, nhím đực ăn con)

- Phía trên là song lưới cao 0,7m để nhím không thoát được ra ngoài.

- Phía trước mỗi ô có cửa sát đất rộng o,25m cao 0,4m để lùa nhím đực khi giao phối. Tránh tình trạng lùa bắt vào rọ làm nhím hoảng hốt.

- Phía trên là mái lợp thoáng mát nhưng không được quá sáng vì nhím thích môi trường nửa sáng nửa tối.

6. Theo dõi và bảo vệ sức khỏe cho nhím.

- Đánh số và ghi chép lý lịch, năng suất của từng con, loại bỏ con có năng suất kém ngoại hình xấu.

- Không nên cho thức ăn hôi thiu, chuồng phải vệ sinh sạch sẽ, thức ăn đủ dinh dưỡng. Vệ sinh chuồng bằng Clorua B định kì hàng tháng

- Qua thời gian nuôi không thấy nhím có bệnh hoạn gì. Chỉ thấy bệnh đau bụng đi phân lỏng, ta có nhím nhịn đói và cho ăn ổi xanh thì sẽ hết bệnh.

7. Giá trị kinh tế:

- Mỗi nhím cái trung bình mỗi năm sinh sản 3 con/năm. Với thời giá hiện tại 12 triệu đồng/cặp thì sau khi trừ chi phí thức ăn, khấu hao chuồng trại, công chăm sóc vẫn lãi trên 10 tr/com/năm.

- Nếu nuôi thương phẩm, một năm trung bình 12kg, với giá hiện thời là 450 nghìn/kg; sau khi trừ chi phí vẫn lãi trên 3 triệu đồng/con/năm.

II. THỂ THỨC KINH DOANH CỦA TRẠI

1. Luôn luôn lắng nghe, trao đổi kinh nghiệm với một số trại nhím đồng nghiệp.

2. Giao nhím trong vòng bán kính 200km (không tính chi phí).

3. Nhím xuất trại có giấy tờ hợp lệ.

4. Hướng dẫn đăng kiểm và làm giúp hồ sơ đăng kiểm toàn bộ.

5. Chuyển giao công nghệ chăn nuôi và chuồng trại

III. QUY MÔ TRẠI VÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRẠI NHÍM CAM RANH

1. Nhím nái sinh sản: 60con. Nhím đực: 30 con

2. Một số hình ảnh về trại:
th_DSC03088.jpg
th_DSC03076.jpg
th_DSC03075.jpg
th_DSC03065.jpg
th_DSC03064.jpg
th_CIMG6473.jpg
th_CIMG6472.jpg
th_DSC03093.jpg
th_DSC03090.jpg
th_CIMG6454.jpg
th_CIMG6453.jpg
th_CIMG6452.jpg
th_CIMG6467.jpg

IV. THAY LỜI KẾT.

Thưa bà con, nuôi nhím rất đơn giản dễ kiếm lời. Theo Giáo sư Tiến sĩ Nông học Nguyễn Lân Hùng nói rằng " Dễ như nuôi nhím, một vốn bốn lời". Có gì sơ suất mong bà con lượng thứ.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mong bà con tham khảo, chúc bà con sức khỏe và thành công trong công việc.
<!-- / message -->
<!-- edit note -->
 


Last edited by a moderator:


Back
Top