Trăn trở về chăn nuôi

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapedefaults v:ext="edit" spidmax="1026"/> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapelayout v:ext="edit"> <o:idmap v:ext="edit" data="1"/> </o:shapelayout></xml><![endif]-->

Ở đây tôi chỉ nói về con vật hoang dã, mà mọi người mới và đang nuôi. Một vấn đề mà tôi vô cùng lo lắng
A- Những con vậy nào nuôi chậm phát triển, bệnh hoạn chưa có thuốc trị , hao hụt nhiều
B_Những con dễ nuôi sinh sản nhanh, không hoặc ít bệnh,

- Như thế ta chọn con nào đây, A hay B

Có ai muốn con vật mình nuôi nằm vào điểm A bao giờ , dĩ nhiên là chọn con vật ở điểm B .

Thực tế ở đây là sao nhỉ ????. Có nhiều con nuôi rất thành công về sinh sản, và sản lượng, nhưng giá thành càng ngày càng chìm sâu xuống đáy. Lại có những con nuôi rất khó thành công về mọi mặt, nhưng giá thành càng ngày càng tăng. Có phải đây là luật bù trừ , hay nói 1 cách khác, có công thì được thưởng .
Thế thì sau ….. Chọn....

Con khó nuôi, không biết có nuôi được hay không, hoặc bị hao hụt hết, thì trắng tay. Chon con dể nuôi , nuôi sinh sôi nẩy nở nhiều , rồi ôm chịu vì bán ra bị lỗ vốn, còn không bán chẳng nhẻ nuôi mãi sao? Đến đây …. Có nghỉa là không nuôi con gì hết phải không bà con? . Hãy giúp tôi chọn 1 con đường về chăn nuôi bà con ơi . Nếu nuôi những con được nuôi lâu đời,thì bị dịch bệnh và giá cả bấp bênh, cũng dể bán nhà ra đi. Ví dụ con cá tra, con cá rô đầu vuông, con dê, con bò , con heo v v . Thế là sao bây chừ ??????. Chẳng nhẻ chúng ta không còn ai chăn nuôi nửa sao? Không, vẩn còn chứ ……Cho tôi 1 lời khuyên.....
 


trên 1 triệu 500 / kg, không bao giờ rớt giá, nhưng cực kỳ nguy hiểm, nguy hiểm tính mạng
 
Anh ơi vẩn có bệnh nhưng ít thôi, người trong cuộc mới biết được cái rũi ro anh à, ngoài ra nó rất là nguy hiểm. Không dám đùa với tử thân anh TRAN ơi
 
cháu tưởng bác nghỉ hưu rồi mà bác vũ, bác là người có nhiều kinh nghiệm còn không biết hướng thế nào thì bọn cháu là người mới nhập môn biết làm sao
 
cháu tưởng bác nghỉ hưu rồi mà bác vũ, bác là người có nhiều kinh nghiệm còn không biết hướng thế nào thì bọn cháu là người mới nhập môn biết làm sao
Mình đã dừng chân rồi QUYNH ơi. Mình viết ra đây để cho mọi người lựa chọn và cũng là câu trả lời cho mấy câu hỏi của các bạn đang hỏi, và nhiều bạn chưa hỏi. Chứ đâu phải mình viết nói về chuyện của mình đâu.
Trong trả lời góp ý thì trong đó có câu trả lời cho nhiều người cần hỏi , và rất cần cho họ.
Là 1 tiêu đề chung , có nhiều thắc mắc ...
 
chào bác xuân vũ
câu hoi bác đặc ra rất đung hoàn cảnh bây h, con cũng rất trăn trở với nghề chăn nuôi này, nuôi vật nuôi truyền thống thì đầu ra bị thương lái ép giá , nuôi vật nuôi mới thì thị trường không ổn định.
 

Đây chính là câu hỏi mà hàng triệu con dân nước Việt đang mòn mỏi chờ đợi câu trả lời. Tư mỗ quê mùa thấy rằng đại lộ thì nhiều người chen chân và đường đi không có nhiều chướng ngại vật. Nhưng chính vì dễ đi nên thiên hạ đi nhiều đâm ra thành khó. Kẻ giỏi đi trên đại lộ đông đúc phài là người giỏi luồn lách , tránh va quẹt và biết tăng giảm tốc đúng thời điểm chứ không phải giữ tốc độ đều.

Ngược lại, đường mòn quanh co khúc khủyu mấy ai dám chọn làm lối đi. Nhưng thói đời đường mòn thường lại là đường tắt. Ai có khả năng phán đóan đúng lối đi, dám cả gan vạch cỏ mở đường thì ắt hẳn sẽ đến đích nhanh hơn. Nhưng đến đích rồi đừng tự mãn ta là kẻ mở đường rồi cắm biển đặt tên mà đi lại mỗi ngày. Đường mòn rồi sẽ thành đại lộ, vô tình ta lại phải chen chân.

Vậy chọn đại lộ hay đường tắt tùy theo trí và lực của mỗi người. Con người không ai giống ai nên sẽ có kẻ giỏi luồn lách trên đại lộ, kẻ gan góc cùng mình mở lối đi riêng. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thôi thì coi như 1 cuộc chơi trên cõi đời vậy mà.
 
thật sự mốn lựa chọn một vật nuôi ít dịch bệnh sinh sản nhanh như bác nói lại giá thành cao thì cũng rất là lan giải khó ai mà trả lời được
 
Bác XuanVu ơi chủ đề này tui thấy là nóng nhất hiện nay đó, người nông dân mình thật là khổ, mình thấy cái khổ này còn dài dài, cho đến khi nào có 1 nhạc trưởng cho nghề nông, lúc đó thì làm có kế hoặch, lúc đó nông dân mình không còn cảnh chạy theo phong trào, không còn bị thằng tàu nó làm mưa làm gió, cũng không trách người nông dân được, ai mà không ham lợi nhuận.
 
Chuyện "nhạc trưởng" thì đã qua rồi. Đó là một thời đen tối, lạc hậu.
Cái thời người nông dân chỉ biết làm theo lệnh, mà thường lệnh lại
sai. Vì thế năng suất thấp, toàn dân đói khổ.
*
Nguòn gốc Cái khó trong Nông Nghiệp ViệtNam là đất hẹp người đông,
không có vốn làm ăn lớn. Ngoài ra, các điểu khó khác thì ngành nghề
nào cũng có, đất nước nào cũng có. Xã hội là một tập hợp người nhiều
ngành nghề khác nhau, ai cũng phải cật lực làm, và ai cũng có được
trả công xứng đáng, và ai cũng có quyền bỏ nghề này, chọn nghề kia,
một nghể thì sống, đống nghề thì chết.
*
Ví dụ tôi có người bạn cùng thành phố. Trước kia anh chị có tiệm làm
móng tay, thuê người làm, có đồng ra đồng vào, bèn mua một trại gà.
Từ khi có trại gà, anh ó thành phố khác, thỉnh thoàng than phiền bận
rộn, không rảnh rỗi chơi bời bạn bè như xưa. Anh quên rằng anh nay đã
ở đẳng cấp khác, nói chuyện hàng trăm hàng nghìn dôla chứ có hàng chục
đôla như chủ tiệm móng tay đâu. Nghê nuôi gà vốn có từ lâu. Có làm
nghề này, cũng kiếm như đầu tư làm nghề khác, nhưng vốn phải có đủ lớn.
Người không xoay đuợc vốn thì không làm được, nhưng có đủ vốn, thì có
thu hoạch cao, nhưng chi phí lắm. Cũng như người làm tổng thống, ngưòi
làm dân đen vậy. Có khác, ở Mỹ, làm nghề nông thì không thể vốn nhỏ.
Người làm công cho nghề nông không phài là nông dân, mà là công nhân
nghể nông, thực sự là giai cấp vô sản. Nông dân ta, gọi là có sản,
nhưng cái sản ấy, so với vô sản, còn nghèo hơn. Đó mới là cỗi rễ của
"trăn trờ" của chúng ta.
*
 
Dù là xã hội nào, đất nước nào, nền kinh tế ra sao nhưng có hai thứ là không bao giờ bỏ được và cũng sẽ không có gì thay thế được đó là : Lương thực - thực phẩm và dược phẩm. Xã hội càng phát triển, kinh tế đất nước ngày càng lớn mạnh, dân càng giàu lên thì nhu cầu về lương thực - thực phẩm ngày càng đòi hỏi cao hơn về độ sạch hơn, an toàn hơn, cao cấp hơn. Nông dân còn loay hoay đi tìm vật nuôi mới mang lại hiệu quả cao, người tiêu dùng lại càng lo lắng hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ xưa đến nay dân sống ở đồng bằng bao giờ cũng đông hơn ở miền núi cho nên mọi người luôn xa lạ và háo hức với thực phẩm có nguồn gốc hoang dã cho nên luôn tìm tòi, săn lùng và thêu dệt những huyền thoại về thịt thú rừng hay những loại thảo dược trên miền sơn cước có thể chữa được bách bệnh. Tại sao thịt thú rừng lại được yêu chuộng và luôn có giá trị rất cao vì trước hết nó rất sạch và an toàn. Động vật hoang dã có sức đề kháng cao nên ít mang trong mình mầm mống bệnh tật và tất nhiên là không có dư lượng thuốc kháng sinh, hooc môn tăng trọng. ĐVHD tăng trưởng chậm, luôn vận động và ăn những thức ăn trong rừng sạch sẽ và an toàn nên thịt của chúng rất săn chắc,ít chất béo và luôn có cảm giác mới lạ cho nên những thực khách sành điệu và dư giả về tiền bạc luôn hào hứng tìm kiếm.
Theo tôi cho dù mọi người chăn nuôi những con vật truyền thống và phổ thông hay ĐVHD cũng nên tìm cho mình hướng đi là phải sản xuất thực phẩm sạch, an toàn không có mầm bệnh, dư lượng kháng sinh hay hooc môn tăng trọng, đó mới là hướng đi an toàn và có sự ổn định lâu dài.
Mong mọi người cùng ủng hộ : VÌ MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM XANH, SẠCH VÀ AN TOÀN. ( an toàn cả cho nông dân và người tiêu dùng)
 
Chuyện "nhạc trưởng" thì đã qua rồi. Đó là một thời đen tối, lạc hậu.
Cái thời người nông dân chỉ biết làm theo lệnh, mà thường lệnh lại
sai. Vì thế năng suất thấp, toàn dân đói khổ.
*
Nguòn gốc Cái khó trong Nông Nghiệp ViệtNam là đất hẹp người đông,
không có vốn làm ăn lớn. Ngoài ra, các điểu khó khác thì ngành nghề
nào cũng có, đất nước nào cũng có. Xã hội là một tập hợp người nhiều
ngành nghề khác nhau, ai cũng phải cật lực làm, và ai cũng có được
trả công xứng đáng, và ai cũng có quyền bỏ nghề này, chọn nghề kia,
một nghể thì sống, đống nghề thì chết.
*
Ví dụ tôi có người bạn cùng thành phố. Trước kia anh chị có tiệm làm
móng tay, thuê người làm, có đồng ra đồng vào, bèn mua một trại gà.
Từ khi có trại gà, anh ó thành phố khác, thỉnh thoàng than phiền bận
rộn, không rảnh rỗi chơi bời bạn bè như xưa. Anh quên rằng anh nay đã
ở đẳng cấp khác, nói chuyện hàng trăm hàng nghìn dôla chứ có hàng chục
đôla như chủ tiệm móng tay đâu. Nghê nuôi gà vốn có từ lâu. Có làm
nghề này, cũng kiếm như đầu tư làm nghề khác, nhưng vốn phải có đủ lớn.
Người không xoay đuợc vốn thì không làm được, nhưng có đủ vốn, thì có
thu hoạch cao, nhưng chi phí lắm. Cũng như người làm tổng thống, ngưòi
làm dân đen vậy. Có khác, ở Mỹ, làm nghề nông thì không thể vốn nhỏ.
Người làm công cho nghề nông không phài là nông dân, mà là công nhân
nghể nông, thực sự là giai cấp vô sản. Nông dân ta, gọi là có sản,
nhưng cái sản ấy, so với vô sản, còn nghèo hơn. Đó mới là cỗi rễ của
"trăn trờ" của chúng ta.
*
Hình như Bác anhmytran lâu lắm không về Việt Nam, Bác ơi Việt Nam bây giờ đổi thay rất nhiều rồi, tiến bộ rất nhiều rồi Bác ạ, làm gì còn có chuyện làm theo lệnh chứ?. Bác có biết rằng vì không có người nhạc trưởng, nên nông dân hay chạy theo phong trào rồi trở nên nghèo khổ trắng tay, ví dụ 1 thời con cá rô đầu vuông lên hương, người dân đã phá bỏ ruộng lúa đang ngậm đồng đồng để dào ao nuôi cá, rồi những người nuôi heo thấy heo lên giá nhiều người không có vốn đi thế chấp đất mà nuôi, đến khi xuất bán thì heo rớt giá vì cung vượt cầu, chưa nói đến dịch bệnh khắp nơi, có người heo sắp bán qua 1 đêm chết gần hết.... người nhạc trưởng tôi muốn nói ở đây là : người điều tiết cung cầu, ổn định thị trường, người chăn nuôi làm theo đơn hàng yên tâm đầu ra, chứ không phải như hiện nay, muốn nuôi bao nhiêu thì nuôi, không biết ngày mai sẽ ra sao? vài ý chia sẻ với Bác.
 
Chào các bác ở VN mình đang thiếu tính chuyên nghiệm trong mọi lĩnh vực. Bà con ta chăn nuôi, làm nông đa phần tự phát không có chiến lược lâu dài.
Đầu vào thì giá cao, chất lượng không đảm bảo, đầu ra thì không ổn định, bị tư thương chèn ép giá.
Theo tôi chúng ta phải co những sự gắn kết giữa các chủ trang trại với nhau tạo ra một khối thống nhất lức đó sự phát triển mang tính bền vững hơn
 
em đang tập tành nuôi hổ mang chúa nhưng nó hay bị mụn mủ quá, chán xừ đầu
 
Chọn đi các bạn, hãy chọn đi....Chọn cho mình con vật nuôi, và chọn cho mình 1 con đường chăn nuôi tươi sáng.
 
Nói về chăn nuôi, tuy nhà tôi không chăn nuôi theo mô hình trang trại, chỉ chăn nuôi mang tính chất hộ gia đình nhưng đã bao phen lao đao vì nó!
Còn nhớ hồi những năm 2000 dịch long mồm lở móng đã lấy đi phân nửa đàn bò nhà tôi ( chỉ chết có 4 con nhưng đó là tất cả những gì mà nhà tôi dành giụm ). Rồi dịch bễnh cũng qua đi, những mất mác, đau buồn của gia đình cũng dần vơi đi! Rồi tiếp theo 8 năm sau dịch bệnh đã lần thứ hai cướp đi một số tài sản không nhỏ của nhà tôi. Dịch heo tai xanh đã lấy sạch đàn lợn nhà tôi ( 3 heo nái sinh sản, 10 con heo lứa gần xuất chuồng và một đàn heo con hơn 1 tháng tuổi ). Và mới đây nhất, năm ngoái, dịch cúm gà và cả nạn trộm gà đã lấy đi của nhà tôi gần trăm con gà!
Nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng bà con chúng ta phải lo trăm bề, lo dịch bệnh, lo đầu ra, giá cả.... và lo cả nạn "trộm gà bẻ bí nữa"!
 
Xã hội Việt Nam ta bây giờ hỏi 10 người trẻ hết 11người (người thứ 11 không được hỏi vẫn góp ý) không thích làm nông dân. Cuối cùng, nông dân chỉ toàn những ông già bà cả cứ cặm cụi làm hằng ngày. Mà đặc thù của những người thuần nông là VỐN ÍT , QUỸ ĐẤT ÍT, điều kiện áp dụng KHOA HỌC KỸ THUẬT HẠN CHẾ. Hơn nữa ngành nông nghiệp Việt Nam xưa nay chứa đựng rủi ro cao nhất trong các ngành kinh doanh có rủi ro cao. Được mùa thì mất giá & ngược lại. Chăn nuôi trồng trọt thì theo phong trào, thấy người A thấy người B nuôi truồng cây này con kia thấy được thế là vất hết cái mình đang có mà chạy theo. Vô tình chung quá nhiều người cùng trồng trọt chăn nuôi 1 loại => giá hạ rồi ôm cười mếu. Chính vì lý do đó mà ngoài Ngân Hàng Nông Nghiệp ra , không ngân hàng nào dám cho nông dân vay vốn đầu tư nông nghiệp. bào học trên cứ liên tục lặp đi lặp lại từ chục năm này đến chục năm khác. Ai giàu lên thì giàu , bà con nông dân nghèo thì cứ hoàn nghèo, vẫn mãi loay hoay với bài toán nuôi con gì, trồng cây gì? hay thôi bán quách đất đi cho rồi, nghĩ cho khỏe cái tuổi già. Hộ nào giỏi lắm thì thoát nghèo, thoát cơ cực chỉ đủ ăn đủ mặc.
Nhìn lại vai trò của Viện Chăn nuôi, Viện Con Giống Cây Giống, Viện này viện nọ... hết bày ra cây này, rồi lại bày ra con kia. bà con nông dân thì chân chất dễ tin, chạy theo đường đã vẽ. Viện nhập giống, viện tạo giống viện bán, dân mua. Viện phát động phong trào nuôi con này rồi trồng cây kia..,làm ầm ĩ cả lên. Cuối cùng thành bại thế nào không biết, chỉ biết nhà nông thuần túy là gánh đủ.
Nông dân chán, nông dân làm nhát gừng theo phương châm " có ít ăn ít có nhiều ăn nhiều, không có khỏi ăn cũng được". Thế là tình hình chung thiếu hụt con này thiếu hụt cây kia => giá cao đột biến...rồi năm sau lại đổi chiều hoàn toàn như đã biết => người được thì ít người mất thì nhiều.
Thế rồi "phong trào" cũ chết đi, "phong trào" mới cứ vôi tư được sinh ra, cứ thế cuốn bà con nông dân vào một cái vòng lẩn quẩn không thoát ra được.

Nhưng nhìn đi cũng phải nhìn lại. Bà con nông dân mình cũng không hẳn là không có lỗi gì.
Kiểu cách manh mún, không thích công khai hay nói trắng ra là không có sự liên kết chặt chẽ theo diện rộng. Mà quan trọng không kém là bà con phải bắt tay nhau kiên đinh hơn nữa maa5nh mẽ hơn nữa.
Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rắng chúng ta là nhà cung cấp. Chúng ta "nỗi giận" lên thì xin mời các ông bộ trưởng, các ngài thứ trưởng, các đại gia nhà đất hay kinh doanh vàng bạc đá quý vào đây mà trồng lúa nuôi heo.
Chúng ta cần liên kết theo vùng, theo khu vực theo quy mô từ nhỏ đến lớn. Để là gì ư?! xin thưa nói trắng ra là làm giá và giữ giá. Như vậy chúng ta có thể làm được chưa? xin chưa. Vậy chúng ta sẽ làm được như vậy không? XIn không nếu chúng ta không Kiên Định.
Kiên định là thế nào?? XIn thưa bằng ví dụ Không Kiên Định cho dễ hiểu: ( những ví dụ này rất quen thuộc, ai cũng biết & ai cũng đau)
Ví dụ Không kiên định về giá:
" trong vùng có 5 ông cùng nuôi gà cùng giống cùng đến ngày xuất chuồng. Cả 5 ông đều thống nhất giá bán XXX. Thương lái muốn ép giá nên tung tin ông A ông B ông C bán giá rẻ hơn nên không mua của ông Đ. Ông Đ lo ngại gà quá lứa khó bán nên đồng ý thấp hợn giá đã thống nhất cùng cac ông khác. hay tin ông Đ bán "phá giá" , thế lá các ông A B C D đua nhau bán hạ. Sự liên kết bị phá vỡ.
Bài học: một mắc xích vỡ là cả hệ thống vỡ theo=> thiệt hại cả chung lẫn riêng.
Ví dụ không kiên định về vật nuôi cây trồng:
Trong vùng cũng có 5 ông hành nghề trồng trọt . Ông trồng nhãn , ông trồng bắp, ông trồng gừng , ông trồng mía, ông trồng hòe. Cuối năm tết đến giá đường tăng đột biến do nhu cầu làm bánh kẹo tăng cao. Ông trồng mía trúng giá cao, xây nhà mừng xuân. Thấy vậy các ông khác chuyển sang trồng mía. Năm sau lượng mía nhiều, nhà máy mua hạn chế và ép giá. Giá mía hạ. cả 5 ông méo mặt. Năm sau, có tin hòa chữa nhiều bệnh, là thuốc hay. Ông trồng hèo vùng bên trúng hợp đồng bao tiêu hòe. Sắm xe , gã cưới cho con đình đám. Như người chết đuối gặp phao. Chặt mía, bứng gừng trồng hòe....
bài học: không phải cái gì người khác làm được thì mình cũng làm được.

Hướng giải quyết:
Phải biết mình là ai, mình có gì trong tay, những thuận lợi là gì : là A,B,C,D,....những khó khăn là gì: là X,Y,Z....
Vậy với những lợi thế đó, khó khăn đó, ta nên lựa chọn con gì cây gì cho phù hợp.
Nhìn rộng ra từ làng, xóm đến, xã phường, từ quận huyện lên thành phố , từ vùng ta sang các vùng lân cận .... làm bài toán so sánh, xem cái nào ó , cái nào chưa, cài nào nhiều, cái nào ít, CÁI NÀO BỀN VỮNG, CÁi NÀO CHỈ LÀ PHONG TRÀO THOÁNG QUA thì phải sáng suốt mà nhận biết.
MÀ QUAN TRỌNG NHẤT LÀ CÁI NÀO VỪA SỨC, BẢN THÂN YÊU THÍCH VÀ TOÀN TÂM. Vẽ ra nhiều vòng tròn , giao nhau nhiều nhất ở vùng nào, điểm nào thì chính chúng ta thuộc về điểm ấy.
Nếu khó khăn về suy nghĩ thì tìm đến các đơn vị tư vấn hoặc những người thành công một lĩnh vựa nào đó mà mình quen biết.

Chút thành ý gữi nhà nông.
ký tên
Nông dân bức xúc.




 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top