Trang trại điều của ông Nguyễn Hữu Phước- Daklak

  • Thread starter phuocdaklak
  • Ngày gửi
Trang trại ông Nguyễn Hữu Phươc.huyện Eakar tỉnh Đaklak
trang trai bắt đàu kinh doanh vào năm 2002 với diện tích ban đầu là 3ha.nam 2003 mở rộng lên 5ha..Trong quá trinh kinh doanh,trang trại đã đạt được nhiều thành tưu.lãi xuất năm sau luôn cao hơn năm trước ( chỉ có năm 2006 là thấp nhất, d nhiều nguyên nhân khách quan))
Mọi chi tiết xin liên lạc với ông Nguyễn Hữu Phước.huyện Eakar tỉnh Đaklak.
email:xinhtuoi17@gmail.com
SĐT: 0503823179 hoặc 0953930546


Sau đây là một số thông tin hữu ích cho ciệc trong điều:

HÌNH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC
3.1. THÂN, CÀNH, LÁ
Thân cây điều mọc không thẳng mà gãy khúc, chiều cao thường (từ 5-6 m) thấp hơn
đường kính tán (10-12 m), tán cây có dạng hình dù. Cây có nhiều cành la mọc sát đất. Gỗ
điều tương đối mềm,nhẹ. Lá điều tập trung ở đầu cành, loại lá đơn, nguyên, mọc so le. Lá
có hình trứng ngược, đuôi lá hơi tròn hoặc lõm. Lá non có màu xanh nhạt hoặc đỏ, khi già
lá có màu xanh đậm. Lá điều dài 6-24 cm, rộng từ 4-15 cm, cuống lá dài 1-2 cm.
3.2. HỆ THỐNG RỄ
Điều là cây của các vùng bán sa mạc, bộ rễ rất phát triển
gồm hệ rễ ngang và rễ cọc. Hệ rễ ngang phát triển mạnh,
có thể lan rộng gấp đôi tầm vươn của mép tán [12]. Rễ
ngang có chức năng tìm kiếm, hút chất dinh dưỡng để
nuôi cây, phát triển thân lá, ra hoa kết trái. Khả năng cung
cấp chất dinh dưỡng tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất
đai, vào khoảng cách trồng dày hay thưa. Trồng quá dày
hoặc để nhiều cỏ dại, cây bụi cạnh tranh là những nguyên
nhân làm cho năng suất điều thấp vì sự phát triển của hệ
rễ ngang bị hạn chế, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng
cho cây. Chức năng chính của rễ cọc là hút nước và giúp
cây đứng vững. Ở những vùng đất khô hạn rễ có thể phát
triển rất mạnh và ăn sâu đến vài mét để hút nước.

Bảng 4. Sự phát triển bộ rễ cây điều
Tuổi cây
(năm)
Rễ Thân
Độ sâu (m) Đường kính hệ
thống rễ (m)
Chiều cao (m) Chu vi thân (cm)
1,5 1,0 1,2 2,0 229
2,5 2,0 4,6 4,0 432
3,5 2,3 5,6 4,6 1000
Nguồn: Tsakiris A, 1967(Phạm Đình Thanh trích dẫn)








H 3 : Bộ rễ cây điềuSổ tay kỹ thuật trồng điều Chương II. Sinh thái, sinh lý và giống điều
11


3.3. HOA, QUẢ










Hoa điều nhỏ, đài hợp và có 5 cánh rời. Lúc mới nở cánh hoa màu trắng hoặc vàng nhạt
có sọc, sau đó chuyển sang màu hồng sẩm. Hoa điều có 2 loại: hoa đực và hoa lưỡng
tính. Hoa lưỡng tính gồm 8 – 12 nhị đực và 1 nhụy cái. Ngụy cái gồm bầu noãn chứa một
noãn duy nhất có khả năng phát triển thành quả mà người ta thường gọi nhầm là hạt
điều. Trong 1 hoa thường chỉ có 1 nhị đực phát triển đầy đủ có khả năng tung phấn còn
các nhị khác đều bất thụ, ở hoa lưỡng tính chiều dài của nhị hữu thụ thường thấp hơn vòi
nhụy. Hoa điều thường mọc thành chùm từ vài chục đến hàng trăm hoa. Tỷ lệ hoa đực so
với hoa lưỡng tính thường cao gấp 6 lần hay hơn nữa.
Hoa điều ra ở đầu cành, muốn thụ phấn tốt cần nhiều ánh sáng và không khí lưu thông.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, nếu buộc túi vải quanh chùm hoa thì không kết trái. Trong
công tác chọn giống nên chú ý đến những cây có nhiều hoa lưỡng tính. Điều là cây thụ
phấn chéo nên biến dị rất nhiều ở đời con trồng bằng hạt
4. YÊU CẦU SINH THÁI
Cây điều chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Khí hậu nhiệt đới
với một lượng mưa hàng năm đầy đủ và có một mùa khô rõ rệt là những điều kiện tối
thích để cây điều phát triển tốt. Nhìn chung độ cao nơi trồng điều so với mặt biển càng
lớn thì cây sinh trưởng càng chậm, năng suất càng giảm.
4. 1. NHIỆT ĐỘ
Điều là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Vì vậy điều rất mẫn cảm với nhiệt độ
thấp và sương giá. Điều có khả năng sinh trưởng trong phạm vi giới hạn nhiệt độ khá
rộng nhưng chỉ sinh trưởng và và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 24 – 280C.
Nhiệt độ tối thấp là 50C và nhiệt độ tối cao tuyệt đối 450C (Ohler, 1988). Tuy nhiên nếu
muốn có năng suất khá, mang lại hiệu quả kinh tế thì không nên chọn những vùng có
nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 200C. Ở một số vùng có nhiệt độ ban đêm thấp
nhưng nếu ban ngày có nhiệt độ cao thì cây điều vẫn sinh trưởng và phát triển khá tốt.
Nhưng nếu nhiệt độ thấp liên tục trong một số ngày thì có những tác động không tốt đến
sinh trưởng, phát triển của cây điều, làm giảm năng suất điều rất rõ.
H 5: Quả và hạt điều
Hoa đơn tính
Hoa lưỡng tính
H 4: Hoa điều Sổ tay kỹ thuật trồng điều Chương II. Sinh thái, sinh lý và giống điều
12

4.2. ÁNH SÁNG
Điều là cây ưa sáng hoàn toàn và ra quả ở đầu cành nên các cây trồng đơn độc hoặc
trồng với mật độ thích hợp, bảo đảm chế độ ánh sáng đầy đủ cây cho năng suất khá cao.
Trong thời gian cây ra hoa càng đòi hỏi nhiều ánh sáng. Trung bình cây điều cần khoảng
2.000 giờ nắng/năm. Ở miền núi, đặc biệt là ở những thung lũng có núi non che khuất
thường xuất hiện sương mù buổi sáng và buổi chiều làm giảm cường độ ánh sáng, cây
điều ở đó có thể vẫn sinh trưởng bình thường nhưng ra hoa đậu quả rất kém, sản lượng
không đáng kể.
4.3 LƯỢNG MƯA
Lượng mưa ở các vùng trồng điều tên thế giới thay đổi từ 500 - 4.000 mm/năm (Mandal,
1997) song lượng mưa từ 1.000 – 2.000 mm/năm là thích hợp nhất. Sự phân bố mưa
trong năm lại ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả hơn là tổng lượng mưa. Mùa điều
ra hoa kết trái thường kéo dài khoảng 2 tháng, vào giai đoạn này yêu cầu thời tiết phải
thật khô ráo. Nếu ở giai đoạn này nhất là vào thời kỳ cây trổ hoa nếu gặp mưa, dẫu chỉ là
mưa nhỏ cũng đủ làm phấn hoa bết lại, khó bám dính vào côn trùng truyền phấn khiến
cho quá trình thụ phấn bị ngưng trệ, sự thụ tinh không xảy ra được. Mặt khác hoa điều
chứa nhiều mật ngọt, gặp điều kiện ẩm ướt sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát
triển gây hư hỏng các chùm hoa và cho các quả non đang hình thành. Vì vậy chế độ mưa
thích hợp cho cây điều ra hoa đậu quả là có hai mùa: mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ
rệt và khô kéo dài 4-5 tháng. Trong mùa mưa cây điều sinh trưởng, tích lũy chất dinh
dưỡng để khi bước vào mùa khô sẽ ra hoa đậu quả thuận lợi. Phần lớn những vùng
chuyên canh điều ở Đak Lak đáp ứng được điều kiện này.
4.4. ĐẤT ĐAI
Cây điều có thể mọc được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây điều chỉ sinh
trưởng và cho năng suất cao ở những vùng có tầng đất sâu, thành phần cơ giới nhẹ,
thoát nước tốt. Cây phát triển tốt trên đất sét pha cát không có tầng đất cái, với mực nước
ngầm ở độ sâu từ 3 - 6 m [5]. Cây điều cũng có thể phát triển tốt trên đất cát pha, vì đặc
tính thoát nước tốt, mặc dù loại đất này có độ màu mỡ không cao. Đất đỏ cũng thích hợp
cho cây điều sinh trưởng và phát triển tốt. Trồng điều trên các loại đất sét nặng, bí chặt,
đất feralit vùng đồi có tầng đá nổi hoặc tầng sỏi kết gần trên mặt; đất cát rời rạc có tầng
nước ngầm ở quá sâu thì cây vẫn sống nhưng không phát triển được và cho năng suất
rất thấp. Trên đất thoát nước kém cây điều có bộ rễ không phát triển được do thiếu không
khí, không thông thoáng. Thường các loại đất thoát nước kém có mực nước ngầm quá
cao trong mùa mưa làm cho bộ rễ điều bị hại, không ăn sâu được và chỉ lan ra trên lớp
đất bề mặt, do đó cây bị thiếu nước và chết trong mùa khô. Nhiều vùng điều ở Ea Sup
gặp phải tình trạng này [1].
5. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN
GIỐNG
Cho đến nay phần lớn các vườn điều ở
Đak Lak đều được nhân giống bằng hạt.
Việc nhân giống bằng hạt tương đối dễ
thực hiện và cho phép trong một thời gian
ngắn có thể mở rộng diện tích.
Tuy nhiên các vườn điều được nhân
giống bằng hạt rất khó tạo ra được quần
thể đồng đều, bởi vì các tính trạng của
cây mẹ bị phân ly mạnh ở thế hệ sau,
trong đó có đặc tính cho năng suất.
H 6: Giống PN1:
Năng suất: 2,5 – 3,0 tấn/ha
Tỷ lệ nhân/hạt: 30%
Kích cỡ hạt: 155 hạt/kg Sổ tay kỹ thuật trồng điều Chương II. Sinh thái, sinh lý và giống điều
13

Về hình dạng cây biến động từ lùn đến
cao, phân cành thấp, tán xòe hay phân
cành cao, tán thưa và hẹp. Về hoa, quả
thì có cây ra hoa sớm, tập trung trong một
thời gian ngắn lại có cây trổ hoa muộn,
kéo dài trong nhiều ngày. Số lượng hoa
trên một chùm có thể biến động từ vài
chục đến hàng trăm hoa. Tỷ lệ hoa lưỡng
tính trong mỗi chùm hoa cũng rất khác
nhau từ 4-5 % đến trên 20%. Tỷ lệ đậu
quả cũng rất khác nhau, có cây mang 1-2
quả trên chùm, có cây mang 6-10 quả
trên một chùm. Về kích cỡ và chất lượng
hạt cũng có sự sai khác nhau giữa các
cây. Số hạt trong 1 kg biến động từ 120 –
200 hạt, tỷ lệ nhân trên hạt thay đổi từ 20-
30%.
Nhân giống vô tính có ưu điểm là tạo
được quần thể cây con tương đối đồng
đều và cây con giữ được đầy đủ các đặc
tính tốt của cây mẹ. Cây giống vô tính thường ra hoa, kết quả sớm hơn rõ rệt so với cây
trồng từ hạt. Để tạo được những vườn điều cho năng suất cao và ổn định, người ta
thường tiến hành nhân giống vô tính.

5.1. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CHỌN LỌC
Giống điều phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Năng suất cao và ổn định (1,5 - 2 tấn/ha)
- Tỷ lệ nhân : lớn hơn 28 %,
- Kích cỡ hạt : ít hơn 170 hạt/kg,
- Số trái/chùm: từ 5 đến 10 trái,
- Tỷ lệ chồi ra hoa: lớn hơn 75 %,
- Cây sinh trưởng khỏe, phát tán đều
Và ít sâu bệnh.
Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam đã chọn lọc được
một số dòng vô tính tốt, trong đó có 3 giống được công
nhận năm 1999 là giống PN1, LG1, CH1 có tiềm năng
năng suất 2.500 - 3.000 kg/ha với tỷ lệ nhân từ 27-
34%, đến năm 2000 có 5 giống được công nhận là:
MH 5/4, MH 4/6, MH 2/7, MH2/6, MH 3/5 các giống này
có tiềm năng năng suất 3.000 - 4.000 kg/ha.
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Duyên hải Nam
Trung Bộ chọn lọc được 2 dòng vô tính DH 66-14 và
DH 67-15.
Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chọn lọc
được 5 dòng vô tính ES 04, EK 24, BĐ 01, KP 11, KP
12 từ những vườn điều trong sản xuất ở Tây Nguyên
và đã được hội đồng Khoa học của Bộ NN &PTNT công nhận là cây đầu dòng (Trần Vinh,
2005).
 




Back
Top