Trị bệnh lem lép hạt cây lúa

  • Thread starter ngoinhanangsuat
  • Ngày gửi
Ở vùng chúng tôi lúa thường bị bệnh lem lép hạt gây hại rất nặng. Ngoài thất thu năng suất, bệnh này còn làm mã lúa bị xấu, bán mất giá. Xin được nói rõ thêm về căn bệnh này và cách phòng trị sao cho hiệu quả?
 


Phòng bệnh là chính

Đối với bệnh lem lép hạt thì có 2 nguyên nhân gây ra: Nấm và Vi khuẩn. Phổ biến nhất là tác nhân do nấm gây ra. Đối với bệnh này bạn cấn nên phòng bệnh là chính, vì khi hạt lúa bị lem đen thì cho dù trị dứt bệnh, hạt lúa cũng vẫn còn bị lem đen chứ không thế vàng sáng như bình thường.
Để phòng bệnh này hiệu quả bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: HẠT GIỐNG - chọn hạt giống xác nhận sạch bệnh, xử lí giống bằng thuốc Cruiser để diệt mầm bệnh trong hạt giống và giúp lúa phát triển tốt. THỜI ĐIỂM PHUN: Để quản lý bệnh lem lép hạt bạn nên phun ngừa ở 2 thời điểm chính bằng các loại thuốc phổ biến nhất hiện nay như: Tilt super 300EC; Amistar top 325SC; Nevo 330EC;...: 1 - Giai đoạn trước khi lúa trổ (hay nông dân gọi là trổ lẹt xẹt) khi lúa trên ruộng trổ khoảng 10-15% diện tích, lúc này thuốc sẽ diệt hết những mầm bệnh có sẵn trên đồng ruộng. Giúp lúa trổ nhanh và đồng loạt, trổ khỏe mà không bị bệnh gây hại. 2- Giai đoạn sau trổ (trổ đều) sau khoảng 15-20 ngày lúa đã trỗ đều, vào hạt, bạn có thể tiến hành phun lần thứ 2. Giai đoạn này thuốc phòng và trị nấm bệnh gây hại hạt lúa, dưỡng xanh lá đòng giúp lúa quang hợp tốt, vào gạo tốt hơn, hạt lúa no vàng và sáng bán có giá hơn.
Lưu ý: trong 2 giai đoạn này còn có bệnh đạo ôn cổ bông và đạo ôn lá. Vì vậy bạn có thể pha thêm thuốc đặc trị Đạo ôn: Filia 525SE + Tilt super hoặc Nevo 300EC (đối với sản phẩm Amistar top không cấn pha thêm cũng đã có thể quản lý tốt các loại bệnh do nấm gây ra)...
Chúc bạn có vụ mùa bội thu.
Agriviet.Com-Picture4.jpg


Agriviet.Com-Picture3.jpg

Agriviet.Com-Picture1.jpg

Agriviet.Com-Picture2.jpg


Chúc bạn có vụ mùa bội thu
 
VermaPlex là phân bón, không phải là thuốc trị hay phòng bệnh.
Bạn đừng nói lung tung, làm mất giá trị của mặt hàng.
*
 
Ở vùng chúng tôi lúa thường bị bệnh lem lép hạt gây hại rất nặng. Ngoài thất thu năng suất, bệnh này còn làm mã lúa bị xấu, bán mất giá. Xin được nói rõ thêm về căn bệnh này và cách phòng trị sao cho hiệu quả?

Chào Bạn!

Theo thông tin mình có được thì:

Nguyên nhân gây ra bệnh lem lép hạt lúa là do côn trùng (nhện gié, châu chấu, bọ xít....), tập đoàn mấm và cả vi khuẩn. Theo các nhà khoa học và kinh nghiệm trồng lúa thì 3 giai đoạn quan trọng để phòng và trị bệnh này là: Giai đoạn làm đồng (tượng khối sơ khởi), trước trổ (trổ lẹt xẹt) và sau trổ (trổ gần hết).

- Giai đoạn làm đồng (35-45 ngày sau sạ) bạn cần quản lý các dịch hại: đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá do vi khuẩn (giống nhiễm như: Jasmin, OM 4218, VD 20...), nhện gié....Giai đoạn này cây lúa giáp tán rất dễ nhiễm bệnh và bệnh sẽ nhân mật số về sau.
- Giai đoạn trước trổ: Đạo ôn cổ bông, vi khuẩn, nhện gié và các bệnh khác (thuốc trừ lem lép hạt).
- Giai đoạn trổ gần hết: Đạo ôn cổ bông, vi khuẩn và cá bệnh khác (thuốc trừ lem lép hạt).

Ngoài ra bạn cần phải bón phân cân đối, tăng Kali giúp lá đứng, cứng, xanh khoẻ từ đầu.

Chúc bạn thành công.
 
Đối với bệnh lem lép hạt lúa là một bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa và rất khó để phòng trị. Vì bệnh này tụ trung 5 loài nấm gây bệnh di truyền qua hạt giống; một số bệnh khác ảnh hưởng (đạo ôn, vàng lá); vi khuẩn (lép vàng do vi khuẩn); nhện gié; bọ xít... Do đó khi muốn giảm ảnh hưởng của bệnh này thì phải áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp để kiểm soát:
1. Xử lý hạt giống trước khi sạ:
2. Phòng trị tốt bệnh đạo ôn cổ bông, nhện gié gây hại (nhất vụ hè thu) và một số bệnh khác...
3. Bón phân cân đối hàm lượng N-P-K, nhất là bổ sung K vào giai đoạn trổ chín
Ngoài ra chế độ nước cũng rất quan trọng cũng như gieo sạ đồng loạt để giai đoạn chín giảm sự gây hại của bọ xít.
Vài thông tin góp ý...
 


Back
Top