Triển vọng nghề nuôi cá ngừ đại dương tại Việt Nam

  • Thread starter exciter_1827
  • Ngày gửi
<table cellpadding="1" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td colspan="2" align="left" valign="top">
Triển vọng nghề nuôi cá ngừ đại dương tại Việt Nam

</td> </tr> <tr> <td class="vl2" align="left" valign="top" width="44%" nowrap="nowrap">
</td> <td class="vl2" width="61%">
</td> </tr> <tr> <td class="vl2" align="left" valign="top" width="44%" nowrap="nowrap"></td><td class="vl2" valign="top" width="61%" nowrap="nowrap">Báo Khánh Hòa
28/02/2011

</td> </tr> </tbody></table> Nuôi cá biển bằng lồng nổi đã gặt hái nhiều thành công ở Nhật Bản từ những năm 1950, mô hình này đã được nhân rộng ra nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, Indonesia… Các đối tượng nuôi chính là cá mú, cá giò, cá bớp, cá chim… và mới đây nhất là cá ngừ đại dương (CNĐD). Thời gian gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về điều tra nguồn lợi, khai thác và vận chuyển CNĐD giống từ ngoài khơi vào ven bờ để nuôi vỗ béo tại vùng biển Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định.
Tại Việt Nam, nghề khai thác CNĐD tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa với đội tàu 1.044 chiếc, tổng công suất 146.000 CV, sản lượng khai thác hàng năm đạt gần 10.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD; đây là đội tàu khai thác xa bờ lớn nhất Việt Nam hiện nay. Theo khảo sát của Hội Nghề cá Việt Nam, CNĐD là loài cá di cư rộng, trữ lượng đi qua vùng biển nước ta (không kể cá ngừ bố mẹ sinh sản) khoảng 45.000 tấn, tập trung chủ yếu ở ngoài khơi miền Trung. Mùa vụ khai thác chính kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, những tháng còn lại ngư dân vẫn có thể khai thác nhưng năng suất không cao. Tuy nhiên, chất lượng và sản lượng CNĐD không đủ cho chế biến xuất khẩu, nhất là những tháng cuối năm sản lượng rất thấp. Qua khảo sát, lượng CNĐD vây vàng con (1 - 10 kg) ở nước ta khá nhiều, chúng thường được khai thác gần bờ bằng nghề lưới vây, câu tay và lưới đăng. Chỉ tính riêng nghề lưới đăng tại 4 đầm đăng tại Khánh Hòa, hàng năm thu được gần 40 tấn cá ngừ con. Cá ngừ vây vàng (CNVV) con không thể làm hàng xuất khẩu mà chỉ có thể bán tại các chợ nội địa với giá 30.000 đồng/kg, nhưng nếu lượng cá con dồi dào này được nuôi vỗ béo, đạt đến trọng lượng xuất khẩu, giá trị của chúng sẽ tăng gấp nhiều lần.



images420309_Ca_ngu.jpg



Do thiếu nguyên liệu, hầu hết nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu phải nhập cá ngừ đại dương từ nước ngoài.
Những năm qua, cùng với nghề khai thác cá ngừ, nghề nuôi CNĐD đang có chiều hướng phát triển mạnh ở các nước trên thế giới và đang trở thành một nghề sản xuất được nhiều nước quan tâm, trong đó có Việt Nam. Năm 2007, các đề tài: “Nghiên cứu ngư trường và công nghệ khai thác CNĐD giống phục vụ nuôi thương phẩm; Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực” - thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước đã được Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì thực hiện ở khu vực biển miền Trung và Đông Nam bộ. Ban đầu, việc triển khai đề tài gặp rất nhiều khó khăn do Việt Nam chưa có đội tàu săn bắt CNĐD bằng lưới vây hiện đại như các nước trong khu vực, chỉ dựa vào đội tàu lưới vây của ngư dân chuyên bắt cá nổi ở vùng xa bờ, công suất tàu và vàng lưới không đủ lớn để có thể bắt được CNĐD giống. Dù vậy, sau 3 năm thực hiện, đề tài đã thành công trong việc xác định được bãi phân bố giống của 2 loài cá ngừ (CNVV, cá ngừ mắt to) ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam bộ. Đây là một cơ sở khoa học quan trọng, khẳng định chắc chắn có cá ngừ giống tại vùng biển Việt Nam, tạo đà cho việc nghiên cứu lựa chọn công nghệ khai thác CNĐD giống. Đến năm 2010, tại vùng biển xa bờ Tây Nam, tàu khai thác của đề tài đã vây bắt được một đàn CNĐD giống khoảng 2,5 tấn, trong đó chủ yếu là CNVV. Hơn 400 con cá ngừ giống đã được dồn từ lưới vây sang lồng lưu giữ và vận chuyển. Qua 6 ngày kéo lồng trên biển, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, đề tài đã thành công, đưa được cá ngừ giống về đến Cam Ranh còn sống để giao cho Công ty 128 Hải Quân (đơn vị phối hợp của đề tài) tiến hành thử nghiệm nuôi thương phẩm. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đánh bắt được CNĐD giống và vận chuyển sống thành công về vùng ven biển miền Trung. Thành công này là tiền đề quan trọng cho việc hình thành nghề nuôi CNĐD xuất khẩu.
Hiện nay, do chưa thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo, nguồn giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên việc triển khai mô hình nuôi CNĐD tại Việt Nam đang gặp không ít khó khăn. Đặc điểm của CNĐD thường sống ở vùng nước sâu, ngoài xa khơi, trọng lượng lớn (từ 40 - 100 kg) nên muốn nuôi chúng đòi hỏi phải đầu tư những trang thiết bị hiện đại và vị trí đặt lồng phải ở những nơi đủ sâu, đủ xa... Qua khảo sát thực tế, cùng với nhiều đề tài nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đều nhận định Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi CNĐD, đặc biệt là CNVV. Bên cạnh nguồn con giống phong phú, Việt Nam có nhiều vùng vịnh kín gió, có độ sâu phù hợp để triển khai đặt lồng nuôi cá ngừ như: vịnh vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa và Vũng Rô - Phú Yên. Tuy nhiên, nguồn lợi CNĐD ở Việt Nam chưa được điều tra, nghiên cứu và khảo sát đầy đủ các thông tin về tập tính di cư, kết đàn… để đảm bảo khai thác đồng bộ và bền vững. Tàu thuyền, trang bị khai thác quy mô nhỏ, ngư cụ và phương pháp đánh bắt còn đơn điệu, thủ công, tính chuyên nghiệp thấp. Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất trên biển còn mang tính đơn lẻ, hệ thống cơ sở thu mua, dịch vụ hậu cần thiếu đồng bộ và không đáp ứng được nhu cầu đánh bắt, dịch vụ thương mại theo hướng hiện đại, đặc biệt là việc đánh bắt con giống.
Ông Vũ Đình Đáp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cho biết: Sau khi đi tham quan, học hỏi công nghệ nuôi CNĐD tại Úc, Viện đang triển khai thực hiện đề tài: Thử nghiệm khai thác, vận chuyển và lưu giữ CNVV giống tại vùng ven biển miền Trung. Qua đó, tiến hành khảo sát trữ lượng CNVV con, nghiên cứu và thử nghiệm đánh bắt cá ngừ giống bằng nghề lưới vây, câu tay, lưới đăng… Mặt khác, Viện phối hợp với Trường Đại học Nha Trang thiết kế, chế tạo lồng vận chuyển, thử nghiệm đánh bắt cá ngừ giống, vận chuyển chúng đến lồng nuôi và đạt được kết quả khả quan… Ngoài ra, Viện đã có bản ghi nhớ với 2 công ty ở Hawaii của Mỹ về cải tiến công nghệ khai thác CNĐD tại Việt Nam, đồng thời tiến tới khai thác giống và tiến hành nuôi CNĐD theo công nghệ của Hawaii.
Nuôi CNĐD đang trở thành một xu hướng tất yếu của Việt Nam trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu mô hình này được triển khai thành công, ngoài góp phần nâng cao năng lực khai thác, nhu cầu xuất khẩu, nghề nuôi sẽ góp phần dử dụng hiệu quả nguồn lợi CNĐD tại Việt Nam.
ANH TUẤN​
 


Bài của bạn rất hay .
Tôi sợ nhất là bão biển phá hỏng đồ nghề nuôi cá .
Tuy ViệtNam ít bão, nhưng vẫn có .
Nếu có cách phòng chống bão, giữ gìn đồ nghề, thì còn
rất nhiều thứ để nuôi nữa kia.
*
 


Back
Top