TRỒNG CÀ TÍM XEN CANH

13118914_635540919931854_1340289892679274580_n.jpg



Năm ngoái, tôi trồng bí xen canh trong vườn thanh long; thấy dễ ăn. Tuy nhiên, ta không thể trồng lien tục một loại cây trên cùng khu đất, vì dễ nhiễm sâu bệnh lưu cửu. Do vậy mà tôi đã tìm loại cây khác thay thế để trồng xen canh cho năm sau.
Tham khảo:
http://agriviet.com/threads/lam-nong-thu-ngay-vai-trieu-de-nhu-tinh.212781/
Cây thay thế tôi muốn nhắm đến tiếp theo là cây cà tím. Lý do là cà tím dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn cao và dễ thu hái. Về đầu ra, khảo sát ở chợ chổ tôi người ta chuyển cà từ Lâm Đồng về bán, giá bán cho thương lái từ 5-6 ngàn/kg. Mình làm tại chổ, không tốn tiền vận chuyển lẽ nào thua?

Để chuẩn bị trồng đại trà, tôi mua các loại hạt giống cà tím, mỗi thứ một bịch, giống nào cũng quảng cáo là F1, về gieo trồng trên 2 công đất. Cà phát triển tốt, nhưng bị bọ trỉ, nhện đỏ phá hại, dù phòng trừ theo đúng quy trình; một vấn nạn khác là khi cà tím ra trái, có hiện tượng bị vàng lá, thối trái khá nhiều.

Tưởng chừng thất bại vì cây cà tím không hợp phong thổ. Trong một lần đi làm hệ thống tưới cho người dân địa phương, thấy chủ nhà có vườn cà tím rất đẹp, Người trồng chỉ gọi là cà tím, chứ không biết rõ giống gì. Sau chầu nhậu, tôi xin chủ nhà vài trái cà hái sót chin vàng về tách phơi, gieo ươm trồng thử trên chính 2 công cà tím thực nghiệm. Không ngờ giống cà tím này khá dễ trồng, kháng sâu bệnh khá tốt, cho trái dài và to; bình quân 3-4 trái/kg. Đặc biệt, giống cà này cho thu hoạch rất lâu, tới 8 tháng mới tàn. Khi nó tàn, ta chặt ngang gốc cho nó nẫy tược mới, thu hoạch them vài tháng nữa mới phá bỏ.

Thủ nghiệm thành công. Năm nay tôi phát triển vườn cà tím lên 1,2 ha. Đến nay thu hoạch được gần 1 tháng. Tôi chia vườn cà tím thành 4 khu thu hoạch, mỗi ngày thu hoạch một khu (khoảng 3 công đất). Những ngày đầu mỗi ngày thu 50-70 kg; đến nay mỗi ngày thu hái được 250 đến 300 kg. Với đà này, nếu không có gì xảy ra, trong tháng tới tôi có thể thu hái mỗi ngày bình quân 500 kg (Căn cứ vào năng suất đã trồng thực nghiệm). Lúc đầu tôi cho lính chở xe Honda đi bán; sau cà nhiều, phải dùng xe ô tô mới chở hết. Lại có thu nhập đều đều mỗi ngày vài triệu (đã trừ chi phí).
13417439_653065334846079_2965266361305711554_n.jpg

13524452_658176497668296_6729489569317895639_n.jpg

Sau đây, xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng cà tím với những ai quan tâm đến loại cây này.

1-Gieo ươm:Nên gieo hạt cà tím trong túi bầu 5x7 (cm); cơ cấu bầu có ít nhất 30% phân chuồng hoai mục+đất sét hoặc sét pha. Mỗi túi bầu, ta gieo 2-3 hạt cà tím để sau đó tỉa bớt, chỉ giữ lại 1 cây khỏe mạnh nhât đưa trồng. Khoảng cách giữa các bầu trong vườn ươm phải đạt ít nhất 1 dm (vùi túi bầu trong đất). Khi đủ 20 ngày trong vườn ươm là xuất vườn đem trồng. Trước khi xuất vườn, cần pha 1 muỗng phân DAP trong thùng tưới khoảng 10 lít tưới đẩm, tỷ lệ sống mới cao. Ngoài ra, khi chọn cây đưa tròng, chỉ chọn cây loại 1. Những cây cà chậm sinh trưởng, dị tật, gãy ngọn vv…phải loại bỏ không thương tiếc; vì kinh nghiệm cho thấy nếu cầy cà giống mạnh khỏe, vườn cà mới sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và thu hoạch lâu.

Trong giai đoạn vườn ươm, cần tưới nước ngày 3 lần và định kỳ mỗi tuần 1 lần xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây ươm. Kinh nghiệm của tôi là xịt dầu khoáng dầu khoáng SK enspray 99ec (phòng trị bọ trỉ, rầy, rệp và các loại sâu) và xịt streptomycine (phòng bệnh cây cà chết xanh do vi khuẩn).

2-Trồng: Đất trồng phải lên liếp cao ít nhất 20 cm (dung máy cày, lật úp chảo vào nhau để lên liếp). Bón lót 1 tấn phân chuồng đã ủ hoai (có ủ tricoderma); lượng vôi và lân bón cho mỗi công đất mỗi thứ là 50kg (Trộn chung với phân chuồng). Tất cả phân này bón lót vào hố 7 ngày trước khi trồng.

Sau khi lên liếp nên phun thuốc tiền nãy mầm để nhạ công làm cỏ về sau. Có thể dung Dual gold 960C hoặc Ronstar. Nếu dung Becano 500C thì phải cách lý ít nhất 20 ngày mới trồng. Liều phun theo khuyến cáo trên nhãn, nhưng kinh nghiệm của tối là xịt chậm và xịt 2 lần.

Mật độ trồng : Cây cách cây 0,8m; hang cách hang 1,2 m. Tôi trồng thưa như thế vì giống cà tím của tôi phát nhánh rộng và chiều cao khi thu hoạch rộ đến đầu trụ thanh long. Với các giống cà khác thì nên trồng dày hơn, cở 0,6x0,8 mét.

3-Chăm sóc:

-Tưới nước: Nếu trồng vào mùa khô:mới trồng ngày tưới 3 lần. Sau khoảng 1 tháng, ngày tưới 2 lần. Sau 2 tháng (thời kỳ thu hoạch) ngày tưới 1 đến 2 lần. Lượng nước tưới thâm sâu xuống dất khoảng 1 dm. Mùa mưa chỉ tưới khi gặp hạn cục bộ.

Tôi nhờ có hệ thống tưới phun mưa tự động, nên mùa khô tưới thanh long là cây cà tím :hưởng xái” theo; phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng “đánh’ theo nước tưới nên rất tiện lợi.

-Phòng trừ sâu bệnh: Ngay sau khi trồng đến khi thu hoạch, định kỳ tuần 1 lần xịt thuốc phòng sâu bệnh cho vườn cà (phòng bệnh hơn chửa bệnh). Mỗi lần xịt đều có dầu khoáng SK 99 hòa chung với Confidor hoặc Marshal 200 SC để tránh bọ trỉ, rầy, rệp và các loại sâu phá hại vườn cà.

-Làm giàn đở: Cà tím dễ bị gió xô ngả, vì vậy, sau khi trồng, phải cắm chà le và cột dây quấn than cây vào hệ thống giá đở cho cây không đổ, ngả. Trong quá trình thu hoạch luôn chú ý củng cố hệ thống giá đở bằng cách cột thêm dây mới khi cây lớn lên.

4-Thu hoạch:Nên phân khu trồng thành 3-4 phần để luân canh thu hoạch, mỗi ngày thu hoạch 1 khu, ngày nào cũng có cà để giao cho thương lái lien tục theo yêu cầu của họ.

Cà tím ra hoa theo từng đợt, Hiện tại, mỗi ngày vườn cà tím của tôi có thể thu cao nhất khoảng 500 kg, sau đó giảm dần cho đến lứa kế tiếp.

Nếu làm tốt, tỷ lệ cà loại 1 khoảng 70%, cà loại 2 khoảng 20%(Loại này thương lái tính 2kg trả tiền 1 kg), còn lại 10% là cà dạt, đem ủ phân hoặc cho vật nuôi ăn. Quá trình thu hoạch, không được vất cà xấu xuống đất trong vườn, dễ gây sâu bệnh.

Vài điều chia sẻ cùng các chiến hữu nông dân. Ai từng trồng cà tím có thể cung cấp them kinh nghiệm thực tế để an hem tham khảo.Bạn nào quan tâm tìm hiểu thêm, xin cứ để lại còm để mọi người chia sẻ..
 


Last edited:
cháu chào chú. chú oi.. chú cho cháu hỏi loại cây nào có thể chiu được bong của cây chuối không chú.. hiện cháu trồng chuối và ben dưới trồng rau ngót.. mà nhận thấy hiệu quả không cao.. chù có nhiều kinh nghiệm chỉ cho cháu với đc không ạ.. cháu cảm ơn chú.. chúc chú một ngày tốt lành
 
Dưới tán cây chuối trồng cây lủi theo mình là thích hợp nhất... xưa nhà có vườn chúi dưới tán rau lủi mọc rất tốt.
 
cháu chào chú. chú oi.. chú cho cháu hỏi loại cây nào có thể chiu được bong của cây chuối không chú.. hiện cháu trồng chuối và ben dưới trồng rau ngót.. mà nhận thấy hiệu quả không cao.. chù có nhiều kinh nghiệm chỉ cho cháu với đc không ạ.. cháu cảm ơn chú.. chúc chú một ngày tốt lành
+Chú chưa trồng cây cà tín xen chuối; nhưng chú nghĩ:thông thường những cây lá to đều ưa sáng.Hai cây ưa sáng gặp nhau sẽ đánh lộn, tranh giành ánh sáng, cuối cùng cây nào cũng tong teo đó cháu
 
Dưới tán cây chuối trồng cây lủi theo mình là thích hợp nhất... xưa nhà có vườn chúi dưới tán rau lủi mọc rất tốt.
là rau bù lủi hay húng lủi vậy chị.
+Chú chưa trồng cây cà tín xen chuối; nhưng chú nghĩ:thông thường những cây lá to đều ưa sáng.Hai cây ưa sáng gặp nhau sẽ đánh lộn, tranh giành ánh sáng, cuối cùng cây nào cũng tong teo đó cháu
dạ.. vậy có loại nào chịu được bóng không ạ..cháu thaya rau ngót thì không vấn đề nghiêm trọng.. lá nó có mầu hơi nhạt thôi ạ.
 
là rau bù lủi hay húng lủi vậy chị.

dạ.. vậy có loại nào chịu được bóng không ạ..cháu thaya rau ngót thì không vấn đề nghiêm trọng.. lá nó có mầu hơi nhạt thôi ạ.
Diếp cá là chịu bóng mạnh nhất, sau đó là cây là lốt. Rau ngót , húng lủi thì chịu bóng nhẹ
 
Gưng là kinh tế nhất vì 1 bao ít nhiều cũng hơn rau diếp cá.
 

Là rau Lủi ( kim thất tai, giống bản địa thân tím) đó bạn.
Gừng, nghệ, mình tinh chịu bóng râm nhưng trồng dưới chuối rất ít củ và chất lượng bột không đạt. Nếu trồng 3 loại này nên trồng huỳnh tinh ( loại có giá trị dược liệu) thu nhập trội hơn.
 
Nghệ đen để chiết xuất tinh bột nghệ! Thị trường bây giờ đang rất hot! Vụ vừa xong cháu xen đậu tương trong ổi, nhưng có vẻ lời ít mà tốn công sức quá. Vườn cháu như ảnh chú cho cháu lời khuyên nếu xen nghệ đen thị như thế nào ạ?
E9kGDV.jpg
 
Nghệ đen để chiết xuất tinh bột nghệ! Thị trường bây giờ đang rất hot! Vụ vừa xong cháu xen đậu tương trong ổi, nhưng có vẻ lời ít mà tốn công sức quá. Vườn cháu như ảnh chú cho cháu lời khuyên nếu xen nghệ đen thị như thế nào ạ?
E9kGDV.jpg
Kinh nghiệm của chú là không nên trồng xrn các loại đậu vì nặng công hái, lời lãi chẳng bao nhiêu.Cháu nghiên cứu đầu ra nghệ đen cho kỷ, trồng xen nghệ đen là phương án rất hay.Chú cũng làm thử vài công, nếu được sang năm chú chơi đại trà luôn, vì trồng nghệ gừng rất nhẹ công chăm sóc
 
Nghệ còn gọi là khương hoàng, tên khoa học Curcuma longa L (Curcuma domestica). Đây là loài cây thân thảo cao khoảng 0,6-1m. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy.

Củ nghệ chứa: tinh dầu 3-5% màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat và chất béo.

I- Thời vụ trồng:

Thường trồng vào mùa xuân, khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm: Tháng 11 – 12 (miền Nam) tháng 2 – 4 (Miền Bắc)
Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy nghệ cần đất tơi xốp hơn là đất nặng. Cần nơi thoát nước.
Người ta thường thấy nghệ phần lớn được trồng quanh nhà để lấy củ và lá dùng hàng ngày. Nhưng nếu trồng trên diện tích rộng để bán thì cấn những lô đất cao, thoát nước.

Những nơi có rừng có thể làm đất để trồng nghệ dưới tán rừng:

– Trồng dưới tán rừng thưa có độ che 0,6 ở những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với điều kiện trồng nghệ, tiến hành làm đất dăm ba ngày trước khi trồng.

– Chọn những khoảng đất trồng dưới tán rừng, chỗ không vướng rễ cây lớn, cuốc hố đường kính rộng 80-100cm, sâu 20-25 cm, băm nhỏ đất trong hố.

– Ở các khu rừng trồng chưa khép tán có địa hình phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây nghệ cũng tiến hành làm đất trồng nghệ trước khi trồng. Đất được đào thành rạch rộng 50-60 cm, sâu 20-25 cm ở chính giữa và song song với hàng cây trồng rừng. Đất trong rạch được băm nhỏ.



II- Kỹ thuật và mật độ trồng:

1- Chọn giống làm đất:

– Trồng nghệ cũng giống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, thì tách các nhánh ra. Trồng nghệ sau những ngày có mưa, đất hoàn toàn ẩm. Moi 3 hốc ở hố trồng, hốc cách nhau khoảng 25 cm tạo thành đỉnh của tam giác đều. Mỗi hốc đặt một khúc nghệ giống. Không phủ đất quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.

– Khi trồng nghệ trên loại đất không được tốt lắm, thì có thể bón lót trước khi trồng. Mỗi hốc bón lót 1 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 trộn với 0,01 kg Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều. Mỗi ha trồng khoảng 25.000 khúc giống. Lưu ý: Bằm đất dưới hốc thật nhuyễn, rãi Basudin xuống hốc 20 kg/1ha, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phũ lên một lớp phân hữu cơ sinh học Better HG01 và Better NPK đã trộn đều với đất lên khoảng 5-7 cm, dùng thùng vòi búp sen tưới đẩm rồi phũ lên một lớp rơm để giữ ẩm.

– Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏ mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Tiến hành rãi luống canh tác lần cuối.

– Khoảng cách và mật độ trồng: có thể áp dụng một trong các khoảng cách trồng như sau: 40 x 30 cm; 50 x 20 cm đối với luống đôi, hoặc 70-20 cm đối với luống đơn.

– Nếu trồng theo khoảng cách 50-20 cm thì lên luống rộng 1 m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt luống rộng 1,2 m, trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 70-20 thì luống rộng 1,2 m, trồng hai hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm.

Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa luống đấp vào hai hàng nghệ hai bên, tạo thành luống đơn như giồng khoai lang.

2- Bón phân chăm sóc:

– Tưới nước: tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn.

– Bón phân: Tổng lượng phân cần dùng cho 1ha: 250 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (bón lót toàn bộ).

– Khi nghệ lên cây khoảng 30% thì pha một 0,1kg Better NPK 16-12-8-11+TE vào thùng 20 lít tưới. Tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.

– Khi thấy bụi nghệ có từ 2-3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần với liều lượng như trên. Mỗi tháng kết hợp làm cỏ và xới xung quanh gốc.

a- Vun gốc:

Tiến hành vun gốc khi cây có 3-4 cây con/bụi, bỏ phân hữu cơ sinh học Better HG01 thẳng vào gốc cao khoảng 5 cm. Sau đó đấp lên một lớp đất mỏng khoảng 1-2 cm. Biện pháp tốt nhất là trộn 50% đất và 50% phân hữu cơ để vun gốc. Khi thấy củ non lồi lên mặt đất thì vun gốc tiếp tục.

b- Làm cỏ:

Cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh được hiện tượng lèn đất

c- Trồng xen:

Việc trồng xen dưới tán rừng và trên ruộng vườn vào mùa khô có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc làm tăng thu nhập nó còn giúp giữ ẩm, che mát và giúp chúng ta giảm tưới nước cho nghệ. Cây trồng xen được chọn là điều đem lại hiệu quả kinh tế rất cao

III- Thu hoạch, bảo quản:

Thường nghệ trồng vào vụ Đông – Xuân, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch.

Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống
 
Nghệ còn gọi là khương hoàng, tên khoa học Curcuma longa L (Curcuma domestica). Đây là loài cây thân thảo cao khoảng 0,6-1m. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy.

Củ nghệ chứa: tinh dầu 3-5% màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat và chất béo.

I- Thời vụ trồng:

Thường trồng vào mùa xuân, khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm: Tháng 11 – 12 (miền Nam) tháng 2 – 4 (Miền Bắc)
Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy nghệ cần đất tơi xốp hơn là đất nặng. Cần nơi thoát nước.
Người ta thường thấy nghệ phần lớn được trồng quanh nhà để lấy củ và lá dùng hàng ngày. Nhưng nếu trồng trên diện tích rộng để bán thì cấn những lô đất cao, thoát nước.

Những nơi có rừng có thể làm đất để trồng nghệ dưới tán rừng:

– Trồng dưới tán rừng thưa có độ che 0,6 ở những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với điều kiện trồng nghệ, tiến hành làm đất dăm ba ngày trước khi trồng.

– Chọn những khoảng đất trồng dưới tán rừng, chỗ không vướng rễ cây lớn, cuốc hố đường kính rộng 80-100cm, sâu 20-25 cm, băm nhỏ đất trong hố.

– Ở các khu rừng trồng chưa khép tán có địa hình phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây nghệ cũng tiến hành làm đất trồng nghệ trước khi trồng. Đất được đào thành rạch rộng 50-60 cm, sâu 20-25 cm ở chính giữa và song song với hàng cây trồng rừng. Đất trong rạch được băm nhỏ.



II- Kỹ thuật và mật độ trồng:

1- Chọn giống làm đất:

– Trồng nghệ cũng giống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, thì tách các nhánh ra. Trồng nghệ sau những ngày có mưa, đất hoàn toàn ẩm. Moi 3 hốc ở hố trồng, hốc cách nhau khoảng 25 cm tạo thành đỉnh của tam giác đều. Mỗi hốc đặt một khúc nghệ giống. Không phủ đất quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.

– Khi trồng nghệ trên loại đất không được tốt lắm, thì có thể bón lót trước khi trồng. Mỗi hốc bón lót 1 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 trộn với 0,01 kg Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều. Mỗi ha trồng khoảng 25.000 khúc giống. Lưu ý: Bằm đất dưới hốc thật nhuyễn, rãi Basudin xuống hốc 20 kg/1ha, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phũ lên một lớp phân hữu cơ sinh học Better HG01 và Better NPK đã trộn đều với đất lên khoảng 5-7 cm, dùng thùng vòi búp sen tưới đẩm rồi phũ lên một lớp rơm để giữ ẩm.

– Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏ mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Tiến hành rãi luống canh tác lần cuối.

– Khoảng cách và mật độ trồng: có thể áp dụng một trong các khoảng cách trồng như sau: 40 x 30 cm; 50 x 20 cm đối với luống đôi, hoặc 70-20 cm đối với luống đơn.

– Nếu trồng theo khoảng cách 50-20 cm thì lên luống rộng 1 m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt luống rộng 1,2 m, trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm.

– Nếu trồng theo khoảng cách 70-20 thì luống rộng 1,2 m, trồng hai hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm.

Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa luống đấp vào hai hàng nghệ hai bên, tạo thành luống đơn như giồng khoai lang.

2- Bón phân chăm sóc:

– Tưới nước: tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn.

– Bón phân: Tổng lượng phân cần dùng cho 1ha: 250 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (bón lót toàn bộ).

– Khi nghệ lên cây khoảng 30% thì pha một 0,1kg Better NPK 16-12-8-11+TE vào thùng 20 lít tưới. Tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.

– Khi thấy bụi nghệ có từ 2-3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần với liều lượng như trên. Mỗi tháng kết hợp làm cỏ và xới xung quanh gốc.

a- Vun gốc:

Tiến hành vun gốc khi cây có 3-4 cây con/bụi, bỏ phân hữu cơ sinh học Better HG01 thẳng vào gốc cao khoảng 5 cm. Sau đó đấp lên một lớp đất mỏng khoảng 1-2 cm. Biện pháp tốt nhất là trộn 50% đất và 50% phân hữu cơ để vun gốc. Khi thấy củ non lồi lên mặt đất thì vun gốc tiếp tục.

b- Làm cỏ:

Cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh được hiện tượng lèn đất

c- Trồng xen:

Việc trồng xen dưới tán rừng và trên ruộng vườn vào mùa khô có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc làm tăng thu nhập nó còn giúp giữ ẩm, che mát và giúp chúng ta giảm tưới nước cho nghệ. Cây trồng xen được chọn là điều đem lại hiệu quả kinh tế rất cao

III- Thu hoạch, bảo quản:

Thường nghệ trồng vào vụ Đông – Xuân, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch.

Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống
Like.Cháu nghiên cứu thêm về đầu ra, giá cả, tạm thời hạch toán lời lãi.Nguồn giống mua ở đâu?
 
13118914_635540919931854_1340289892679274580_n.jpg



Năm ngoái, tôi trồng bí xen canh trong vườn thanh long; thấy dễ ăn. Tuy nhiên, ta không thể trồng lien tục một loại cây trên cùng khu đất, vì dễ nhiễm sâu bệnh lưu cửu. Do vậy mà tôi đã tìm loại cây khác thay thế để trồng xen canh cho năm sau.
Tham khảo:
http://agriviet.com/threads/lam-nong-thu-ngay-vai-trieu-de-nhu-tinh.212781/
Cây thay thế tôi muốn nhắm đến tiếp theo là cây cà tím. Lý do là cà tím dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn cao và dễ thu hái. Về đầu ra, khảo sát ở chợ chổ tôi người ta chuyển cà từ Lâm Đồng về bán, giá bán cho thương lái từ 5-6 ngàn/kg. Mình làm tại chổ, không tốn tiền vận chuyển lẽ nào thua?

Để chuẩn bị trồng đại trà, tôi mua các loại hạt giống cà tím, mỗi thứ một bịch, giống nào cũng quảng cáo là F1, về gieo trồng trên 2 công đất. Cà phát triển tốt, nhưng bị bọ trỉ, nhện đỏ phá hại, dù phòng trừ theo đúng quy trình; một vấn nạn khác là khi cà tím ra trái, có hiện tượng bị vàng lá, thối trái khá nhiều.

Tưởng chừng thất bại vì cây cà tím không hợp phong thổ. Trong một lần đi làm hệ thống tưới cho người dân địa phương, thấy chủ nhà có vườn cà tím rất đẹp, Người trồng chỉ gọi là cà tím, chứ không biết rõ giống gì. Sau chầu nhậu, tôi xin chủ nhà vài trái cà hái sót chin vàng về tách phơi, gieo ươm trồng thử trên chính 2 công cà tím thực nghiệm. Không ngờ giống cà tím này khá dễ trồng, kháng sâu bệnh khá tốt, cho trái dài và to; bình quân 3-4 trái/kg. Đặc biệt, giống cà này cho thu hoạch rất lâu, tới 8 tháng mới tàn. Khi nó tàn, ta chặt ngang gốc cho nó nẫy tược mới, thu hoạch them vài tháng nữa mới phá bỏ.

Thủ nghiệm thành công. Năm nay tôi phát triển vườn cà tím lên 1,2 ha. Đến nay thu hoạch được gần 1 tháng. Tôi chia vườn cà tím thành 4 khu thu hoạch, mỗi ngày thu hoạch một khu (khoảng 3 công đất). Những ngày đầu mỗi ngày thu 50-70 kg; đến nay mỗi ngày thu hái được 250 đến 300 kg. Với đà này, nếu không có gì xảy ra, trong tháng tới tôi có thể thu hái mỗi ngày bình quân 500 kg (Căn cứ vào năng suất đã trồng thực nghiệm). Lúc đầu tôi cho lính chở xe Honda đi bán; sau cà nhiều, phải dùng xe ô tô mới chở hết. Lại có thu nhập đều đều mỗi ngày vài triệu (đã trừ chi phí).
13417439_653065334846079_2965266361305711554_n.jpg

13524452_658176497668296_6729489569317895639_n.jpg

Sau đây, xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng cà tím với những ai quan tâm đến loại cây này.

1-Gieo ươm:Nên gieo hạt cà tím trong túi bầu 5x7 (cm); cơ cấu bầu có ít nhất 30% phân chuồng hoai mục+đất sét hoặc sét pha. Mỗi túi bầu, ta gieo 2-3 hạt cà tím để sau đó tỉa bớt, chỉ giữ lại 1 cây khỏe mạnh nhât đưa trồng. Khoảng cách giữa các bầu trong vườn ươm phải đạt ít nhất 1 dm (vùi túi bầu trong đất). Khi đủ 20 ngày trong vườn ươm là xuất vườn đem trồng. Trước khi xuất vườn, cần pha 1 muỗng phân DAP trong thùng tưới khoảng 10 lít tưới đẩm, tỷ lệ sống mới cao. Ngoài ra, khi chọn cây đưa tròng, chỉ chọn cây loại 1. Những cây cà chậm sinh trưởng, dị tật, gãy ngọn vv…phải loại bỏ không thương tiếc; vì kinh nghiệm cho thấy nếu cầy cà giống mạnh khỏe, vườn cà mới sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và thu hoạch lâu.

Trong giai đoạn vườn ươm, cần tưới nước ngày 3 lần và định kỳ mỗi tuần 1 lần xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây ươm. Kinh nghiệm của tôi là xịt dầu khoáng dầu khoáng SK enspray 99ec (phòng trị bọ trỉ, rầy, rệp và các loại sâu) và xịt streptomycine (phòng bệnh cây cà chết xanh do vi khuẩn).

2-Trồng: Đất trồng phải lên liếp cao ít nhất 20 cm (dung máy cày, lật úp chảo vào nhau để lên liếp). Bón lót 1 tấn phân chuồng đã ủ hoai (có ủ tricoderma); lượng vôi và lân bón cho mỗi công đất mỗi thứ là 50kg (Trộn chung với phân chuồng). Tất cả phân này bón lót vào hố 7 ngày trước khi trồng.

Sau khi lên liếp nên phun thuốc tiền nãy mầm để nhạ công làm cỏ về sau. Có thể dung Dual gold 960C hoặc Ronstar. Nếu dung Becano 500C thì phải cách lý ít nhất 20 ngày mới trồng. Liều phun theo khuyến cáo trên nhãn, nhưng kinh nghiệm của tối là xịt chậm và xịt 2 lần.

Mật độ trồng : Cây cách cây 0,8m; hang cách hang 1,2 m. Tôi trồng thưa như thế vì giống cà tím của tôi phát nhánh rộng và chiều cao khi thu hoạch rộ đến đầu trụ thanh long. Với các giống cà khác thì nên trồng dày hơn, cở 0,6x0,8 mét.

3-Chăm sóc:

-Tưới nước: Nếu trồng vào mùa khô:mới trồng ngày tưới 3 lần. Sau khoảng 1 tháng, ngày tưới 2 lần. Sau 2 tháng (thời kỳ thu hoạch) ngày tưới 1 đến 2 lần. Lượng nước tưới thâm sâu xuống dất khoảng 1 dm. Mùa mưa chỉ tưới khi gặp hạn cục bộ.

Tôi nhờ có hệ thống tưới phun mưa tự động, nên mùa khô tưới thanh long là cây cà tím :hưởng xái” theo; phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng “đánh’ theo nước tưới nên rất tiện lợi.

-Phòng trừ sâu bệnh: Ngay sau khi trồng đến khi thu hoạch, định kỳ tuần 1 lần xịt thuốc phòng sâu bệnh cho vườn cà (phòng bệnh hơn chửa bệnh). Mỗi lần xịt đều có dầu khoáng SK 99 hòa chung với Confidor hoặc Marshal 200 SC để tránh bọ trỉ, rầy, rệp và các loại sâu phá hại vườn cà.

-Làm giàn đở: Cà tím dễ bị gió xô ngả, vì vậy, sau khi trồng, phải cắm chà le và cột dây quấn than cây vào hệ thống giá đở cho cây không đổ, ngả. Trong quá trình thu hoạch luôn chú ý củng cố hệ thống giá đở bằng cách cột thêm dây mới khi cây lớn lên.

4-Thu hoạch:Nên phân khu trồng thành 3-4 phần để luân canh thu hoạch, mỗi ngày thu hoạch 1 khu, ngày nào cũng có cà để giao cho thương lái lien tục theo yêu cầu của họ.

Cà tím ra hoa theo từng đợt, Hiện tại, mỗi ngày vườn cà tím của tôi có thể thu cao nhất khoảng 500 kg, sau đó giảm dần cho đến lứa kế tiếp.

Nếu làm tốt, tỷ lệ cà loại 1 khoảng 70%, cà loại 2 khoảng 20%(Loại này thương lái tính 2kg trả tiền 1 kg), còn lại 10% là cà dạt, đem ủ phân hoặc cho vật nuôi ăn. Quá trình thu hoạch, không được vất cà xấu xuống đất trong vườn, dễ gây sâu bệnh.

Vài điều chia sẻ cùng các chiến hữu nông dân. Ai từng trồng cà tím có thể cung cấp them kinh nghiệm thực tế để an hem tham khảo.Bạn nào quan tâm tìm hiểu thêm, xin cứ để lại còm để mọi người chia sẻ..

Bài viết của anh thật hữu ích. Dự tính có được 40 tấn quả/ha không anh?
 
Bài viết của anh thật hữu ích. Dự tính có được 40 tấn quả/ha không anh?
Nếu tính theo năng suất hiện tại và căn cứ vào thời gian thu hoạch khi làm thực nghiệm (kéo dài 6-8 tháng) thì năng suất đạt 70-80 tấn/ha; điều kiện kèm theo là phải chăm sóc tốt suốt quá trình thu hoạch.Lãi khoảng 400 triệu/ha/năm.
Đang nghiên cứu thực nghiệm loại cây trồng thay thế, Dự kiến cây trồng thay thế trong vụ tới (đang gieo ươm để trồng thực nghiệm) sẽ là đậu rồng, đậu ván. Hai loại cây họ đậu làm rau này cũng cho thu hoạch quanh năm, đầu ra rất tốt (trên 10 ngàn/kg) và đặc biệt chống chịu sâu bệnh cực giỏi...

m
 
Nếu tính theo năng suất hiện tại và căn cứ vào thời gian thu hoạch khi làm thực nghiệm (kéo dài 6-8 tháng) thì năng suất đạt 70-80 tấn/ha; điều kiện kèm theo là phải chăm sóc tốt suốt quá trình thu hoạch.Lãi khoảng 400 triệu/ha/năm.
Đang nghiên cứu thực nghiệm loại cây trồng thay thế, Dự kiến cây trồng thay thế trong vụ tới (đang gieo ươm để trồng thực nghiệm) sẽ là đậu rồng, đậu ván. Hai loại cây họ đậu làm rau này cũng cho thu hoạch quanh năm, đầu ra rất tốt (trên 10 ngàn/kg) và đặc biệt chống chịu sâu bệnh cực giỏi...

m
Vậy là kĩ thuật anh trồng tốt mới đat được năng suất như vậy. Kết quả này chắc cũng là nhờ hệ thống tưới tự động của anh. Anh cho hỏi trong lúc thu hoạch quả mà bị sâu bệnh, anh thường dùng loại thuốc gì gì và có ảnh hưởng đến an toàn trái cà không?.
Chúc anh thành công cho những vụ trồng tiếp theo!
 
Vậy là kĩ thuật anh trồng tốt mới đat được năng suất như vậy. Kết quả này chắc cũng là nhờ hệ thống tưới tự động của anh. Anh cho hỏi trong lúc thu hoạch quả mà bị sâu bệnh, anh thường dùng loại thuốc gì gì và có ảnh hưởng đến an toàn trái cà không?.
Chúc anh thành công cho những vụ trồng tiếp theo!
+Anh dùng dầu khoáng dầu khoáng sk enspray 99ec của công ty cổ phần BVTV Sài Gòn. Loại này là dầu khoáng sinh học, không độc hại với con người, có thể thu hoạch ngay sau khi phun thuốc. Loại này trị bọ trỉ, các loại rầy, rệp và các loại sâu khá tốt với cớ chế màng phủ chứ không như các loại thuốc khác.Hỏi thêm bác GG để xem chi tiết
 
+Anh dùng dầu khoáng dầu khoáng sk enspray 99ec của công ty cổ phần BVTV Sài Gòn. Loại này là dầu khoáng sinh học, không độc hại với con người, có thể thu hoạch ngay sau khi phun thuốc. Loại này trị bọ trỉ, các loại rầy, rệp và các loại sâu khá tốt với cớ chế màng phủ chứ không như các loại thuốc khác.Hỏi thêm bác GG để xem chi tiết
chú ơi con ươm hạt cà tím không lên.. con ươm vào vỉ trưng ma hạt trơ ra.. con mua gạt giôngs của cty đại địa.. lọi ca tím dài f1.. có bi kíp gì không chú.. com ươm cà pháo vs cà đĩa thì lên đều.
 


Back
Top