Trồng gừng

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Cây gừng thuộc cây gia vị, nó làm tăng hương vị thức ăn. Còn được làm bánh mứt, thuốc trị bệnh. Người Việt Nam ai ai cũng biết cây gừng, và biết công dụng của nó.
Hiện nay với nhiều cây trồng, trong đó có cây gừng, là cây trồng bán có giá từ 30.000$ đến 70.000$/kg củ, tùy theo thời giá và mùa vụ.
Thông thường gừng được chia ra làm 3 giống
- Gừng sẽ, gừng ta, nhỏ cây củ cũng nhỏ, hương vị đậm đà
- Gừng Tây, gừng tàu, củ to hương vị không bằng gừng sẽ, gừng ta.
- Gừng Trung Quốc, là giống gừng được người TQ trồng và bán sang Việt Nam củ to, hương vị nhạt nhẽo.
Để phân biệt gừng Tây gừng tàu với gừng Trung Quốc. Gừng Tây , gừng tàu được trồng ở Việt Nam củ to hơn gừng sẽ, nhỏ hơn gừng TQ , hương vị sắp sỉ như gừng ta . Còn gừng TQ là gừng được người TQ trồng bên đất của họ. Củ rất to, không cai, không thơm so với gừng Tây và gừng ta
Cây gừng được trồng theo 3 cánh
1- Trồng thành líêp trên đồng ruộng, bờ bao, hay 1 mảnh đất nhỏ trong vườn nhà
2- Trồng trong bao tải, bao ny lon , trên bồ tre....
3- Trồng giàn
Với cách trồng trên đều có ưu và khuyết điểm riêng của nó. Năng suất cũng chưa định xuất chính sác được. Trồng trên liếp trên ruộng, bờ, có thể 1-3 tạ trên 1 công đất. Tồng trong bao, bồ.. tùy theo kích cở của bao, bồ.. Trung bình 1 bao xi măng đổ 2/3 đất trồng 1 bụi gừng , thu được từ 2-4 kg.củ, sau 1 vụ. Nếu thấp hơn 1 kg là bị lỗ vốn,. Có khi cao hơn 4 kg trong 1 bao
- Đất trồng gừng phải chọn đất tơi xốp, nhiều hữu cơ. Dù trồng ở đâu trên mặt đất trồng gừng phải phủ 1 lớp rơm rạ , cỏ khô, hay 1 lớp thực khô nào đó. Để giữ ẩm và che ánh nắng .
- Cây gừng thuộc cây chịu bóng râm, trồng dưới tán cây, hoặc làm lưới che , cây gừng mới phát triển tốt được.
- Trồng gừng trong bao ny lon loại bao xi măng.
Thành phần đất trộn gồm có: 1/4 trấu sống, 1/4 tro trấu. 1/4 phân chuồng, 1/4 đất mặt ruộng . Hỗn hợp đất , trộn với vôi càng long. Vôi trộn với đất phải là vôi chưa bong ( chưa tôi) . Ủ đất và vôi 2 tuần, rồi mới cho vào bao trồng gừng.
- Cây gừng rất sợ nắng, nhưng nhiệt độ thấp cũng không phát triển. Trồng gừng khâu lo nhất là bệnh chết nhát. Bệnh này do 1 loại nấm gây ra, chết 1 vài cây và sau đó chết cả bụi, thúi củ, lan từ bụi này sang bụi khác. Phòng ngừa bệnh này ngay từ khi xử lý đất trồng, như trộn thêm vôi vào đất. Khử trùng diệt mầm bệnh nấm củ giống, trước khi trồng. Phun những thuốc có gốc đồng để trị nấm. Đất trồng không quá ẩm ướt, tránh nắng chói thẳng vào bao trồng , làm tăng nhiệt độ có lợi cho nấm . Bón phân không bón quá nhiều phân đạm, tăng lượng phân Kali lúc gùng phát triển.
 


Gừng trồng vào đầu mùa mưa , vào lúc trời chuyển mưa dông là gừng , nghệ, ngãi, riềng ... đều nức nanh mọc mầm. Củ gừng đào lên để nơi khô mát , cho gió hút bớt nước trong củ, củ teo lại, tách ra từng nhánh củ nhỏ, gâm vào nước có pha thuốc phòng trị nấm, rồi mới gieo vào bao trồng.
Phân bón:
Cây gừng đã mọc thành cây , bón phân có nhiều đạm và lân, để cho cây gừng đẻ nhiều cây chồi là đẻ nhiều nhánh củ. Thấy chồi cây con mọc nhiều xanh tươi, ta nên hảm cây bằng cách bón phân Kali để giúp cứng cây, to củ. Nếu lúc này ta bón nhiều đạm cây tươi tốt non mượt, sẽ là thời cơ cho nấm phát triển hại gừng. Qua 1 đợt đâm chồi , to củ , cây gừng sẽ đứng lại lá già đi, do phân kali . Tiếp bón thêm đạm để cho cho cây phát triển chồi củ làm hai. Lần này bón ít đạm hơn lần trước. Và cứ tiếp tục như thế , cho đến mùa thu hoạch ngưng bón phân đạm chỉ bón phân kali trước 15 ngày thu hoạch.
Gừng hiện nay chưa có sâu rầy nào hại nhiều, chỉ có 1 số bọ cánh cứng, sâu ăn lá... Chuyện này không đáng ngại , nếu thấy sâu, rầy xuất hiện pha thuốc trừ sâu thông thường trị là hết ngay.
Quan trọng nhất là bệnh chết nhát ( bênh do nấm gây ra). Bệnh này do đất trồng quá ẩm thấp, quá nóng làm meo nấm phát triển hại gừng. Lúc đầu chết lẻ tẻ, vài cây, sau đó chết cả bụi và lan rộng ra, thúi củ... Bệnh này phải phòng từ đất trồng, nhiệt độ nơi trồng, cuối cùng phải dùng thuốc có gốc đồng để ngừa và trị nấm.
Cây gừng thích nơi râm mát, như dưới tán cây cổ thụ, hoặc được che chắn bớt nắng. Lớp mặt đất trồng phải phủ 1 lớp rơm rạ , cỏ khô... để giảm nhiệt từ ánh nắng mặt trời.

Bác Xuan Vu cho em hỏi một tí ; mỗi đợt bón phân N,P cho cây sinh chồi đẻ nhánh xong lại bón K cho củ to, thì mỗi lần như vậy thường diễn ra trong bao lâu thì lập lại ? hả Bác ?
 
Gừng trồng vào đầu mùa mưa , vào lúc trời chuyển mưa dông là gừng , nghệ, ngãi, riềng ... đều nức nanh mọc mầm. Củ gừng đào lên để nơi khô mát , cho gió hút bớt nước trong củ, củ teo lại, tách ra từng nhánh củ nhỏ, gâm vào nước có pha thuốc phòng trị nấm, rồi mới gieo vào bao trồng.
Phân bón:
Cây gừng đã mọc thành cây , bón phân có nhiều đạm và lân, để cho cây gừng đẻ nhiều cây chồi là đẻ nhiều nhánh củ. Thấy chồi cây con mọc nhiều xanh tươi, ta nên hảm cây bằng cách bón phân Kali để giúp cứng cây, to củ. Nếu lúc này ta bón nhiều đạm cây tươi tốt non mượt, sẽ là thời cơ cho nấm phát triển hại gừng. Qua 1 đợt đâm chồi , to củ , cây gừng sẽ đứng lại lá già đi, do phân kali . Tiếp bón thêm đạm để cho cho cây phát triển chồi củ làm hai. Lần này bón ít đạm hơn lần trước. Và cứ tiếp tục như thế , cho đến mùa thu hoạch ngưng bón phân đạm chỉ bón phân kali trước 15 ngày thu hoạch.
Gừng hiện nay chưa có sâu rầy nào hại nhiều, chỉ có 1 số bọ cánh cứng, sâu ăn lá... Chuyện này không đáng ngại , nếu thấy sâu, rầy xuất hiện pha thuốc trừ sâu thông thường trị là hết ngay.
Quan trọng nhất là bệnh chết nhát ( bênh do nấm gây ra). Bệnh này do đất trồng quá ẩm thấp, quá nóng làm meo nấm phát triển hại gừng. Lúc đầu chết lẻ tẻ, vài cây, sau đó chết cả bụi và lan rộng ra, thúi củ... Bệnh này phải phòng từ đất trồng, nhiệt độ nơi trồng, cuối cùng phải dùng thuốc có gốc đồng để ngừa và trị nấm.
Cây gừng thích nơi râm mát, như dưới tán cây cổ thụ, hoặc được che chắn bớt nắng. Lớp mặt đất trồng phải phủ 1 lớp rơm rạ , cỏ khô... để giảm nhiệt từ ánh nắng mặt trời.
bác Xuân Vũ cho em hỏi tý: ở miền trung vào mùa mưa thì mưa kéo dài, thì có trồng gừng được không ạ?
 
Gừng trồng vào đầu mùa mưa , vào lúc trời chuyển mưa dông là gừng , nghệ, ngãi, riềng ... đều nức nanh mọc mầm. Củ gừng đào lên để nơi khô mát , cho gió hút bớt nước trong củ, củ teo lại, tách ra từng nhánh củ nhỏ, gâm vào nước có pha thuốc phòng trị nấm, rồi mới gieo vào bao trồng.
Phân bón:
Cây gừng đã mọc thành cây , bón phân có nhiều đạm và lân, để cho cây gừng đẻ nhiều cây chồi là đẻ nhiều nhánh củ. Thấy chồi cây con mọc nhiều xanh tươi, ta nên hảm cây bằng cách bón phân Kali để giúp cứng cây, to củ. Nếu lúc này ta bón nhiều đạm cây tươi tốt non mượt, sẽ là thời cơ cho nấm phát triển hại gừng. Qua 1 đợt đâm chồi , to củ , cây gừng sẽ đứng lại lá già đi, do phân kali . Tiếp bón thêm đạm để cho cho cây phát triển chồi củ làm hai. Lần này bón ít đạm hơn lần trước. Và cứ tiếp tục như thế , cho đến mùa thu hoạch ngưng bón phân đạm chỉ bón phân kali trước 15 ngày thu hoạch.
Gừng hiện nay chưa có sâu rầy nào hại nhiều, chỉ có 1 số bọ cánh cứng, sâu ăn lá... Chuyện này không đáng ngại , nếu thấy sâu, rầy xuất hiện pha thuốc trừ sâu thông thường trị là hết ngay.
Quan trọng nhất là bệnh chết nhát ( bênh do nấm gây ra). Bệnh này do đất trồng quá ẩm thấp, quá nóng làm meo nấm phát triển hại gừng. Lúc đầu chết lẻ tẻ, vài cây, sau đó chết cả bụi và lan rộng ra, thúi củ... Bệnh này phải phòng từ đất trồng, nhiệt độ nơi trồng, cuối cùng phải dùng thuốc có gốc đồng để ngừa và trị nấm.
Cây gừng thích nơi râm mát, như dưới tán cây cổ thụ, hoặc được che chắn bớt nắng. Lớp mặt đất trồng phải phủ 1 lớp rơm rạ , cỏ khô... để giảm nhiệt từ ánh nắng mặt trời.
những gì bạn viết trong top này lý thuyết quá, thực tế khác xa nhiều lắm.
 
gừng già sau khi thu hoạch ở điều kiện bình thường chỉ sau 10 - 15 ngày là mọc mầm trở lại. nếu để củ gừng teo lại mà chưa có mầm là gừng non, hoặc nhiệt độ quá cao. nếu gừng teo lại khi ra mầm, mầm sẽ bị còi so với bình thường, dễ kém phát triển, tốc độ phát triển và năng xuất sẽ kém đi. thường củ gừng già mọc mầm khi không có đất sẽ teo dần lại và tốc độ này rất nhanh. điều này rất dễ chứng minh bằng thực tế, mọi người đều có thể thí ngiệm so sánh bằng vài bao gừng và cũng nhanh cho kết quả.
cây gừng trồng không thể phát triển thành nhiều đợt như bạn Xuân Vũ nói mà chỉ có hai đợt, thứ nhất cây ban đầu phát triển, sau đó già đi đẻ nhánh tiếp lần thứ hai và già đi là đến thời điểm thu hoạch. tất nhiên nếu không thu hoạch quá trình này tiếp tục diễn ra nhưng quá dài thời gian, quá vụ, những củ đáng ra sẽ thu hoạch sẽ trở thành "củ vốn" để sử dụng trong gia đình thì vẫn được nhưng người mua thương phẩm không chấp nhận.
nói chung những gì bạn nói về cây gừng như trên là đúng nhưng không áp dụng được cho thực tế người trồng gừng "hàng hóa", mà chỉ áp dụng cho trồng gừng phục vụ gia đình. cách bón phân đón đúng thời điểm cây già và phát triển củ là đúng hoàn toàn nhưng với gừng trồng hàng hóa chỉ có một chu kỳ chứ không nhiều chu kỳ như vậy.
Ý em là làm sao để nước ko ngập khi.mưa kéo dài ý

Ý em là làm sao để nước ko ngập khi.mưa kéo dài ý
để nước không ngập, nhanh thoát nước thì lên luống cao, rãnh sâu, tất nhiên nó sẽ đồng hành với việc khi không mưa thì phải tưới nhiều, vất vả.
 

nấm sò sau khi thu hoạch, sử dụng để trồng gừng có được không mấy bác? cách xử lý và bón phân như thế nào là phù hợp ạ?
 
nấm sò sau khi thu hoạch, sử dụng để trồng gừng có được không mấy bác? cách xử lý và bón phân như thế nào là phù hợp ạ?
thực ra làm thì làm dc. nhưng mà giá thể nấm sử lý phải kĩ hơn các giá thể khác. vì các bào tử nấm vẫn còn rất nhiều. cả nấm có hại và có lợi, nếu ủ diệt khuẩn và diệt nấm tốt thì làm gừng quá đạt ý chứ. hỗ hợp đó là lý tuongr đấy. còn không thì là thảm họa đó bạn
 
đọc sách báo thấy mỗi nơi hướng dẫn 1 cách ủ ko biết theo cách nào do một số loại thuốc trên thị trường chỗ e ko có bán, Bác nào đã làm qua, hướng dẫn chi tiết cho thằng e làm theo thì hay quá, thanks các bác nhiều !!
 
Các bác tranh cãi gay gắt quá.

Hổm rày cũng có người nói với mình nhiều về vụ trồng gừng.

Nào là trồng trong bao 1ha lợi nhuận hơn 400(kiểu này chắc bà con đổ xô đi trồng gừng hết)

Mình thì suy nghĩ đơn giãn. Đi làm ky cóp tí vốn liếng. làm thêm vụ mùa hay kinh doanh gì đó để tăng thêm thu nhập, có cái mà vương vít thế thệ mai sau.

Lên mạng đọc, tìm hiểu rồi phân tích mãi mà chưa thu được tí gì. Mò lên đây thấy các bác tranh cãi gay quá muốn hỏi nhiều thứ mà chưa hỏi được.

Hiện tại có khoảnh đất khoản 4000m2 (=4 sào đúng kg các bác).

Thử làm 1 phép toán để tính chi phí đầu tư.

Thuê đất 8tr/năm(khu vực ngã tư bình phước)

Đầu tư dọn dẹp 5tr

Phân bò, tro trấu, đất 40tr

Khoan giếng + lắp đặt hệ thống tưới 20tr.

Giống gừng. 25tr/sào(mắc quá phải không các bác)

Tổng chi phí đầu tư : 170tr(đắn đo cho vụ này lắm. bại là lại trắng tay). Không biết mình tính toán như thế có ổn không nhờ các bác tư vấn
P/S: đang lăn tăn là trồng gừng hay trồng nghệ(bản chất thì con nhà nông nhưng mà tui thì lại là nông dân tập sự thôi các bác ạ)
 
Last edited by a moderator:
Các bác tranh cãi gay gắt quá.

Hổm rày cũng có người nói với mình nhiều về vụ trồng gừng.

Nào là trồng trong bao 1ha lợi nhuận hơn 400(kiểu này chắc bà con đổ xô đi trồng gừng hết)

Mình thì suy nghĩ đơn giãn. Đi làm ky cóp tí vốn liếng. làm thêm vụ mùa hay kinh doanh gì đó để tăng thêm thu nhập, có cái mà vương vít thế thệ mai sau.

Lên mạng đọc, tìm hiểu rồi phân tích mãi mà chưa thu được tí gì. Mò lên đây thấy các bác tranh cãi gay quá muốn hỏi nhiều thứ mà chưa hỏi được.

Hiện tại có khoảnh đất khoản 4000m2 (=4 sào đúng kg các bác).

Thử làm 1 phép toán để tính chi phí đầu tư.

Thuê đất 8tr/năm(khu vực ngã tư bình phước)

Đầu tư dọn dẹp 5tr

Phân bò, tro trấu, đất 40tr

Khoan giếng + lắp đặt hệ thống tưới 20tr.

Giống gừng. 25tr/sào(mắc quá phải không các bác)

Tổng chi phí đầu tư : 170tr(đắn đo cho vụ này lắm. bại là lại trắng tay). Không biết mình tính toán như thế có ổn không nhờ các bác tư vấn
P/S: đang lăn tăn là trồng gừng hay trồng nghệ(bản chất thì con nhà nông nhưng mà tui thì lại là nông dân tập sự thôi các bác ạ)
Nếu bác trồng 1 sào 300 kí giống thì mắc j cũng 15 triệu/sào à bác, mà bác trồng dưới đất hay trong bao, trong bao thì ít giống hơn
 


Back
Top