trồng gừng

  • Thread starter laki
  • Ngày gửi
chào các anh em trên diễn đàn! em mới tham gia diễn đàn mong các bác giúp em kinh nghiệm và tài liệu trồng gừng trong bao. các bác có thể gửi cho em theo đc haicuong.le@gmail.com em mong đc hồi âm. xin cám ơn!
 


Kỹ thuật trồng gừng và phòng trừ sâu bệnh
I. Kĩ thuật trồng gừng
1.Thời vụ gừng
Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống.

2. Đất trồng gừng

Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất.

3. Ươm hom giống gừng

Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần.
Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ).

4. Phân bón cho gừng

Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần.
Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất.

5. Kĩ thuật trồng gừng

- Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.
- Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm
- Mỗi hốc đặt một hom.
- Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm.

6. Chăm sóc cây gừng

- Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).
- Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.

7. Thu hoạch gừng

Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.

II. Sâu bệnh hại gừng

1. Sâu hại gừng
Thành phần sâu hại trên cây gừng nói chung ít và tác hại không đáng kể. Một số sâu hại có thể thấy là:
Châu chấu sống lưng vàng, châu chấu mía, dế dũi, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ. Ngoài loài dế dũi hại rễ và gốc, các loài khác gây hại trên lá gừng.

2. Bệnh hại cây gừng

Các bệnh chủ yếu thường thấy là bệnh cháy lá, bệnh thối củ do nấm và thối củ do vi khuẩn.

a. Bệnh cháy lá

Tác nhân gây bệnh là nấm piricularia grisea
Triệu chứng tác hại:
Trên phiến lá vết bệnh đầu tiên là những đốm màu xanh tái, sau đó vết bệnh lớn lên, đường kính 3-7mm, giữa có màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến là. Bệnh nặng có thể làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác, củ ít và nhỏ.
Biện pháp phòng trừ
- Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch
- Trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK
- Ngắt bỏ sớm những lá bị bệnh.
- Phun thuốc kasai, Trizole, Carbenzim, Benomyl. Theo nồng độ khuyến cáo.

b. Bệnh thối khô củ

Tác nhân gây bênh: Nấm Rhizotonia solani
Triệu chứng, tác hại
Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá chỗ gốc cây gần mặt đất, là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh viền nâu đen. Lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc làm thối một phần củ, vết thối khô hơi xốp. Bệnh nặng có hể làm cây chết và củ bị thối hoàn toàn.

Biện pháp phòng trừ

- Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch
- Lên luống cao cho thoát nước, bón phân hữu cơ ủ hoai. Không trồng mật độ dày quá, bón phân đạm vừa phải.
- Khi bệnh phát sinh phun thuốc Validacin, Anvil, Monceren, Carbenzim…

c. Bệnh thối nhũn củ

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Erwinia carotovora
Triệu chứng, tác hại:
Vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào trong làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh tếp tục làm thối củ trong thời gian bảo quản.
Biện pháp phòng trừ
- Không trồng củ bệnh. Trước khi trồng nhúng củ vào dung dịch sulfat đồng 0,5%.
- Bón thêm vôi cho đất, lên luống cao để thoát nước, không trồng mật độ dày quá, bón đủ phân lân và kali.
- Đào bỏ cây bị bệnh, phun các thuốc Cupremicin, Kasuran
 
xin cám ơn bác nhatthanh đã trả lời em. em có trang trại nhưng nó nằm ngoài bãi sông hồng mà hôm rồi em xem tivi thấy có giới thiệu cái bác j đó trồng gừng trong bao tải nên em muốn biết đc kỹ thuật như thế nào. mong bác hoặc các anh em nào biết thì chỉ dùm nhé. xin cám ơn
 
gửi các bác quan tâm đến cây gừng!
Các bác có thông tin nào về thị trường Gừng không? Có thể chia sẻ cho em biết với?
Thanks các bác!
 
gửi các bác quan tâm đến cây gừng!
Các bác có thông tin nào về thị trường Gừng không? Có thể chia sẻ cho em biết với?
Thanks các bác!
Tôi xin chia sẻ những hiểu biết về gừng :
Nếu giống gừng mọi người trồng là giống gừng ta, gừng sẻ thì thị trường là ở các chợ mua sỉ và bán lẻ cho người dùng hoặc là các cơ sở chế biến trà gừng. Những nơi này thu mua gừng trồng lâu và giá hơi bị rẻ.
Nếu giống gừng trồng là gừng tàu hoặc lấy giống ở gia lai, kon tum (Tây nguyên) thì nên liên hệ trước khi trồng với nữ hoàng gừng Việt nam là chị Lan ở kon tum, chị ấy có đầu mối xuất khẩu gừng, có dây chuyền chế biến gừng đạt yêu cầu xuất khẩu. Nguồn này rất ổn định. Nhưng sản lượng trồng phải kha khá một chút nghen (vài tấn trở lên). Giá cả thì tùy thỏa thuận.
Số liên hệ với chị Lan là: 0903595252.
Xin lỗi! đã sửa số.
 
Last edited:
Gừng

bạn botienthi oi bạn ghi rõ lại cái Số ĐT giùm mình với 11 số mất oy.:D:D
---------------
Thanks bạn nhá! tại mình là Bác sỹ Cây trồng phụ trách khu vực Gia Lai Kon tum mình có rất nhiều nông dân quan tâm về giá cả xuất ra. Giá giống, kỹ thuật trồng chỉ có vấn đề sâu bệnh hại mình có thể phụ trách được.
 
Last edited by a moderator:
học trồng gừng

hiên nay em đang ở Bình Dương.
em muốn mua giống gừng cao sản về trồng .
các anh chị giúp giùm em xem địa chỉ nào gần và uy tín nhé

em cám ơn
 

cần Gừng giống trồng cho mùa vụ năm sau

hiên nay em đang ở Bình Dương.
em muốn mua giống gừng cao sản về trồng, hay gừng Trâu cũng được
các anh chị giúp giùm em xem địa chỉ nào gần và uy tín nhé. liên hệ: 0937441143 gặp Hiệp
Email: hieppro8586@gmail.com:2cat::2cat::2cat::2cat::2cat::2cat::2cat::2cat::2cat::2cat:


 
Các bạn muốn trồng gừng thì nên để lại số điện thoại để tiện liên lạc. Như mình đây không có nhiều thời gian để tham gia diễn đàn và nếu sử dụng email cũng không tiện trao đổi. Mình đang tham quan một số vườn gừng có chất lượng tương đối tốt hoặc tốt để làm giống. Các bạn gọi cho mình theo số đt 0917.679.977 để trao đổi thêm.
 
Đối với các bạn mới trồng chưa có kinh nghiệm thì nên trồng thử một ít thôi, bệnh tật càng nhiều càng tốt, có lỗ 100% cũng chẳng sao, bù lại mình có kinh nghiệm hơn là thành công ngay từ đầu.
Sau khi có cái nhìn toàn diện về cây gừng rồi thì mới mở rộng quy mô, không nên nóng vội. Thực tế có rất nhiều người thành công, xong cũng rất nhiều người thất bại.
Khi đi tham quan, học hỏi mọi người thì học cả người thanh công lẫn người thất bại để biết có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến thất bại. Khi người khác tư vấn hướng dẫn cho mình thì nhớ tìm hiểu xem họ đang làm gì? Nếu họ làm việc vị mục đích kinh doanh thì đừng vội làm theo những gì họ hướng dẫn, đặc biệt là những người bán vật tư, phân bón, giống,... Trên đời này tôi không tin ai cả, chỉ toàn là "nổ" không thôi. Nếu đầu tư quy mô lớn thì bạn không thể ủy thác rũi ro lại cho người khác được.
Lưu ý cùng các bạn!
 
bai viết của minhthaobc rất hay, nhưng theo mình thời buổi này nên tìm hiểu và xin tư vấn của các chuyên gia để áp dụng khoa học vào sản xuất sẽ có đc kq tốt. tham quan học hỏi trước khi bắt tay làm sẽ cho cta những hiểu biết chính xác nhất. người thành công sẽ cho ban 1 phần kinh ngiệm còn người thất bại sẽ cho bạn 9 phần còn lai.
chúc các bạn thành công
 
Cây Gừng là cây trồng có giá trị kinh tế khá cao, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang có thể được xem là thủ phủ của cây Gừng và đây cũng là loại cây mang lại thu nhập chính của người dân nơi đây. Nhưng nhiều năm qua tình trạng thối củ đã và đang diễn ra trầm trọng ở hầu hết các xã gây thiệt hại nặng nề cho bà con. Nguyên nhân của bệnh ở đây một phần là do thời tiết năm nay bất lợi, một phần do kỹ thuật canh tác của bà con nơi đây chưa tốt làm đất trồng bị nhiễm khuẩn và mất độ tơi xốp… Bệnh thối củ Gừng có hai dạng: thối khô củ Gừng và thối mềm nhũn ướt. Bệnh là do hai loại vi khuẩn ervinia, pseudomonas và nấm rhizoctonia gây nên. Chính vì người dân không trồng đúng kỹ thuật nên đã tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát và lây lan theo chiều hướng rộng. Đất canh tác không được xử lý mầm bệnh kỹ đã tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Bên cạnh đó đất kém tơi xốp, chai cứng nhiều năm do bón phân hóa học quá nhiều làm cho năng suất không được cao, khả năng kháng bệnh của cây trồng giảm. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng phát triển mạnh, Công ty CP Nông Nghiệp GAP đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm hai sản phẩm phân bón hữu cơ Black Casting và VermaPlex trên cây gừng đang bị bệnh thối củ với mong muốn có thể ngăn ngừa được căn bệnh này. Thử nghiệm diễn ra tại vườn gừng nhà chú Mười Tím (Ấp Bình Quế Hạ, xã Bình Minh, Chợ Gạo, Tiền Giang – 0984 029 765) trên trên 02 luống gừng vào đầu tháng 10/2011. Trong hai luống thử nghiệm này đã có những cây gừng bị thối củ.
gng%202.jpg

Quy trình thử nghiệm được tiến hành như sau: Sử dụng 2 kg Black Castings rãi đều xung quanh gốc cây, ngay sau khi bón Black Castings thì pha VermaPlex với nước theo tỷ lệ 160 ml pha với 16 lít để tưới vào đất (đất vừa đủ ướt) và tưới đều lên toàn bộ thân và lá cây. Định kỳ 10 ngày sẽ phun VermaPlex 1 lần. Kết quả sau hai tháng sử dụng tình trạng bệnh thối đã được chặn đứng, không có hiện tượng lây nhiễm phát sinh. Hiện nay vườn nhà chú đã thu hoạch và chú Mười có nhận xét rằng: “Tôi rất bất ngờ với kết quả hiện nay thu được, không phải là thuốc đặc trị bệnh nhưng khi bón và phun hai sản phẩm Black Castings – VermaPlex thì bệnh này đã được chặn lại, không thấy lây lan sang các cây khác, đây là một điều rất đặc biệt vì trước đây nếu trong luống của trồng mà có cây bị bệnh thì chắc chắn cả luống đó sẽ bị theo. So sánh hai mẫu đất tôi thấy đất cũng trở nên tơi xốp hơn so với ruộng Gừng không sử dụng sản phẩm.”. Trước những kết quả đạt được, chú Mười và bà con trong khu vực đã quyết định vụ Gừng tới đây sẽ bón phân theo quy trình mới cho khu vườn của mình.
Nguồn: công ty cổ phần Nông Nghiệp GAP
 
Nông dân chúng tôi cần những đơn vị bán phân bón chứng minh được bằng thực tế rõ ràng. Chỉ với 2 luống gừng của chú Mười thì chưa đủ tin cậy. Kết quả chỉ đáng tin cậy khi thử nghiệm trên nhiều trường hợp khác nhau về thời gian, không gian và các điều kiện khác.
 
..... Thử nghiệm diễn ra tại vườn gừng nhà chú Mười Tím (Ấp Bình Quế Hạ, xã Bình Minh, Chợ Gạo, Tiền Giang – 0984 029 765)...
Hehe! Ở huyện Chợ Gạo - Tiền Giang làm gì có xã Bình Minh. Có thể hỏi thổ địa vovanquan xem đúng không?
 
Đất bị nhiễm khuẩn và mất độ tơi xốp là sao vậy nongnghiepgap?! có loại đất nào không có vi khuẩn không? chắc đất nung quá bác hé!
 
Last edited by a moderator:


Back
Top