Trồng hoa trong nhà kính

  • Thread starter dalat_farmer2412
  • Ngày gửi
Xin chào mọi người. Mình mở topic này mong các anh chị bạn hữa gần xa có kinh nghiệm trồng rau, hoa trong nhà kính tham gia và chia sẽ kinh nghiệm. Các vấn đề thắc mắc hoặc muốn chia sẽ về thiết kế nhà kính, hệ thống tưới tự động, kỹ thuật phân bón, sâu bệnh hại và cách trị ... Mong mọi người đóng góp nha. Chủ thớt cũng có ít kinh nghiệm canh tác hoa cẩm chướng, cát tường, cúc trên Đà lạt cũng rất mong chia sẽ cùng mọi người.
 


Xin chào mọi người. Mình mở topic này mong các anh chị bạn hữa gần xa có kinh nghiệm trồng rau, hoa trong nhà kính tham gia và chia sẽ kinh nghiệm. Các vấn đề thắc mắc hoặc muốn chia sẽ về thiết kế nhà kính, hệ thống tưới tự động, kỹ thuật phân bón, sâu bệnh hại và cách trị ... Mong mọi người đóng góp nha. Chủ thớt cũng có ít kinh nghiệm canh tác hoa cẩm chướng, cát tường, cúc trên Đà lạt cũng rất mong chia sẽ cùng mọi người.
Bạn ở phường mấy Đà lạt vậy? bên bạn có canh tác cúc đại đóa và kim cương không?
 
Các lưu ý về nhà kính.
Độ cao : về nguyên tắc càng cao càng thoát mát, có lợi cho cây trồng. Thực tế thì nhà nông trên Đà lạt vì sợ gió lớn vào mùa mưa nên thường làm nhà ở độ cao 3.6 ( điểm thấp nhất tính từ mặt đất lên máng xối). Theo kinh nghiêm mình thường làm nhà kính cao 4.5-5 m ( điểm thấp nhất tính từ đất lên máng xối), chiều cao từ máng xối lên đỉnh 1.8 m (cách này áp dụng cho các nhà kính khung sắt trụ V6 nha).
Khẩu độ hở : đối với nhà kính hiện đại 1-1.2m và đóng mở được. Thực tế nông dân thường làm khoảng 10 cm vì sợ mưa tạt. Theo kinh nghiệm thì mình thường làm >40 cm và đặt xuôi theo hướng gió sẽ mạng lại hiệu quả cao mà chi phí thấp.
Mái nhà kính thường hướng theo hướng mặt trời để hứng ánh sáng hữu hiệu tối đa vào buổi sáng.
Loại lưới sử dụng nên dùng loại beenet để tạo độ thông thoáng tối đa vì xài các loại insectinet 16 mesh hoặc 32 mesch thực tế ko mang lại hiệu quả ngăn côn trùng tuyệt đối mà lại làm ảnh hưởng đến độ thông thoáng trong nhà kính và giá thành cao.
Nguyên tắc chung khi làm nhà kính là bảo đảm độ thông thoát tối đa trong nhà kính. Nếu không nhiệt độ trong nhà kính sẽ cao hơn bên ngoài 1-2 oC dẫn đến nhiều tác hại cho cây trồng.
Bạn ở phường mấy Đà lạt vậy? bên bạn có canh tác cúc đại đóa và kim cương không?
Bạn cần nguồn hàng phải ko? Bạn có thể liện hệ số điện thoại 0962505050 chủ vườn đang canh tác diện tích lớn tại thôn Đa Nghịt - Lạc Dương ( cách Đà Lạt 20km).
 
Các lưu ý về nhà kính.
Độ cao : về nguyên tắc càng cao càng thoát mát, có lợi cho cây trồng. Thực tế thì nhà nông trên Đà lạt vì sợ gió lớn vào mùa mưa nên thường làm nhà ở độ cao 3.6 ( điểm thấp nhất tính từ mặt đất lên máng xối). Theo kinh nghiêm mình thường làm nhà kính cao 4.5-5 m ( điểm thấp nhất tính từ đất lên máng xối), chiều cao từ máng xối lên đỉnh 1.8 m (cách này áp dụng cho các nhà kính khung sắt trụ V6 nha).
Khẩu độ hở : đối với nhà kính hiện đại 1-1.2m và đóng mở được. Thực tế nông dân thường làm khoảng 10 cm vì sợ mưa tạt. Theo kinh nghiệm thì mình thường làm >40 cm và đặt xuôi theo hướng gió sẽ mạng lại hiệu quả cao mà chi phí thấp.
Mái nhà kính thường hướng theo hướng mặt trời để hứng ánh sáng hữu hiệu tối đa vào buổi sáng.
Loại lưới sử dụng nên dùng loại beenet để tạo độ thông thoáng tối đa vì xài các loại insectinet 16 mesh hoặc 32 mesch thực tế ko mang lại hiệu quả ngăn côn trùng tuyệt đối mà lại làm ảnh hưởng đến độ thông thoáng trong nhà kính và giá thành cao.
Nguyên tắc chung khi làm nhà kính là bảo đảm độ thông thoát tối đa trong nhà kính. Nếu không nhiệt độ trong nhà kính sẽ cao hơn bên ngoài 1-2 oC dẫn đến nhiều tác hại cho cây trồng.

Bạn cần nguồn hàng phải ko? Bạn có thể liện hệ số điện thoại 0962505050 chủ vườn đang canh tác diện tích lớn tại thôn Đa Nghịt - Lạc Dương ( cách Đà Lạt 20km).
Vậy là bạn thi công nhà kính hả?
Tưởng bên kỹ thuật chăm sóc hoa chứ.
 
Tư vấn đó rất tốt, mặc dàu người tư vấn không trồng trọt. Vấn đề ở nội dung, chứ không ở người tư vấn.

Rất nhiều người Việt Nam mơ ước có nhà kính. Đó là một sự đua đòi. Sao nói vậy? Tục ngữ có câu "Thấy người nhai, bốc cứt bỏ bị." Có nghĩa là thấy người ta làm thì bắt chước, mà bắt chước sai.

Có nhà kính mà bắt chước sai sao? Phải. Nhà kính ở các xứ lạnh, chứ không ở xứ nóng như Việt Nam. Tôi đã viết một bài về "Bà con muốn có nhà kính hãy coi đây" nói về cái hại của nhà kính ở Việt Nam. Tóm lại, ở Việt Nam, kể cả Đà Lạt mát mẻ, có nhà kính để trồng cây thì lỗ vốn. Sao báo chí viết là lời gấp mấy không nhà kính mà? Báo chí viết vậy, mà bụng chủ nhà kính như xát muối vào ruột. Lỡ đã bỏ một đống tiền vào nhà kính rồi, thì khen bồ hòn làm ngọt thôi. Không hiểu vì lý do gì, bài viết đó đã bị xóa.

Nhiệt độ trong nhà kính so với nhiệt độ bên ngoài thế nào? Nếu bên ngoài dưới 10 độ, thì bên trong cao hơn bên ngoài ít nhất 5 độ. Nếu bên ngoài trên 20 độ, thì bên trong cao hơn bên ngoài ít nhất 10 độ. Nếu bên ngoài trên 30 độ, thì bên trong cao hơn bên ngoài ít nhất 15 độ, cây chết dần trong vài ngày.

Cây mọc tốt nhất ở nhiệt độ nào? 20 độ. Dưới 10 độ, cây ngừng mọc. Trên 35 độ, cây ngừng mọc. Trên 40 độ, cây chết.

Nói tóm lại, nhiệt độ ngoài trời không xuống dưới 10 độ C, thì không nên có nhà kính, vì sẽ lỗ vốn.
Tôi ở Mỹ, xung quanh có rất nhiều nhà kính, và bản thân tôi đã xài nhà kính chục năm nay, đã một lần bị chết cây vì nhiệt độ bên ngoài 35 độ. Bên trong vẫn hơn 40 độ, dẫu có mấy máy quạt cỡ lớn chạy hết công suất. Nhà kính rất hiện đại, có máy quạt mát, thổi không khí ra ngoài, và thay không khí bên ngoài vào trong khi nhiệt độ lên cao. Tôi bị chết cây vì cách một hôm mới đến trông coi cây. Những cây có bầu rễ lớn hơn nắm tay thì chưa chết, nhưng những cây có bầu nhỏ hơn thì bị chết vì khô rễ. Có hệ thống tưới tự động thì không chết cây trong trường hợp này.
 
Tư vấn đó rất tốt, mặc dàu người tư vấn không trồng trọt. Vấn đề ở nội dung, chứ không ở người tư vấn.

Rất nhiều người Việt Nam mơ ước có nhà kính. Đó là một sự đua đòi. Sao nói vậy? Tục ngữ có câu "Thấy người nhai, bốc cứt bỏ bị." Có nghĩa là thấy người ta làm thì bắt chước, mà bắt chước sai.

Có nhà kính mà bắt chước sai sao? Phải. Nhà kính ở các xứ lạnh, chứ không ở xứ nóng như Việt Nam. Tôi đã viết một bài về "Bà con muốn có nhà kính hãy coi đây" nói về cái hại của nhà kính ở Việt Nam. Tóm lại, ở Việt Nam, kể cả Đà Lạt mát mẻ, có nhà kính để trồng cây thì lỗ vốn. Sao báo chí viết là lời gấp mấy không nhà kính mà? Báo chí viết vậy, mà bụng chủ nhà kính như xát muối vào ruột. Lỡ đã bỏ một đống tiền vào nhà kính rồi, thì khen bồ hòn làm ngọt thôi. Không hiểu vì lý do gì, bài viết đó đã bị xóa.

Nhiệt độ trong nhà kính so với nhiệt độ bên ngoài thế nào? Nếu bên ngoài dưới 10 độ, thì bên trong cao hơn bên ngoài ít nhất 5 độ. Nếu bên ngoài trên 20 độ, thì bên trong cao hơn bên ngoài ít nhất 10 độ. Nếu bên ngoài trên 30 độ, thì bên trong cao hơn bên ngoài ít nhất 15 độ, cây chết dần trong vài ngày.

Cây mọc tốt nhất ở nhiệt độ nào? 20 độ. Dưới 10 độ, cây ngừng mọc. Trên 35 độ, cây ngừng mọc. Trên 40 độ, cây chết.

Nói tóm lại, nhiệt độ ngoài trời không xuống dưới 10 độ C, thì không nên có nhà kính, vì sẽ lỗ vốn.
Tôi ở Mỹ, xung quanh có rất nhiều nhà kính, và bản thân tôi đã xài nhà kính chục năm nay, đã một lần bị chết cây vì nhiệt độ bên ngoài 35 độ. Bên trong vẫn hơn 40 độ, dẫu có mấy máy quạt cỡ lớn chạy hết công suất. Nhà kính rất hiện đại, có máy quạt mát, thổi không khí ra ngoài, và thay không khí bên ngoài vào trong khi nhiệt độ lên cao. Tôi bị chết cây vì cách một hôm mới đến trông coi cây. Những cây có bầu rễ lớn hơn nắm tay thì chưa chết, nhưng những cây có bầu nhỏ hơn thì bị chết vì khô rễ. Có hệ thống tưới tự động thì không chết cây trong trường hợp này.
Cảm ơn bác đã đóng góp ý kiến. Theo thực tế tôi đã công tác, tôi có một vài chia sẽ
- Tại Đà lạt thực tế nông dân họ làm nhà kính rất sơ xài chi phí bỏ ra chỉ 90 tr - 160 tr/ 1000m2 ( tùy vật liệu)nhưng họ vẫn trồng hoa và kinh doanh có lợi nhuận. Tuy vậy, chất lượng hoa thì chưa thể so sánh được với các mức chuẩn của các nước trên thế giới. Nhưng với nhu cầu của người Việt thì vậy là hiệu quả.
- Các công ty lớn, đặc biệt là Dalathasfarm đã đầu những hệ thống nhà kính hiện đại với rất nhiều hệ thống hỗ trợ để kiểm soát tiểu khí hậu trong nhà như fogger, shadding, blackout... và hiện công ty vẫn ăn nên làm ra và tiếp tục lớn mạnh.
-Nếu chỉ quan tâm đến nhiệt độ mà ko quan tâm đến vấn đề côn trùng bệnh hại thì trồng hoa chỉ có thua lỗ, ko có sản phẩm để bán. Ta thấy rằng, nhược điểm của nhà kính là làm tăng nhiệt độ nhưng lại có tác dụng cách ly cây trồng với côn trùng, mưa, mưa đá... bảo đảm cây phát triển, kiểm soát lượng nước tưới tiêu, phân bón góp phần làm tăng chất lượng hoa.
- Tại Tp Đà Lạt các sản phẩm hoa Cúc, Cát tường, Cẩm Chướng... do nông dân hợp tác với công ty Dalathasfarm đã có thể xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Đài loan, Australia, Nga...Và đáng nói là họ làm nhà kính rất đơn sơ không hiện đai. Vậy nên hay ko nên làm hoa trong nhà kính?
 

-Nếu chỉ quan tâm đến nhiệt độ mà ko quan tâm đến vấn đề côn trùng bệnh hại thì trồng hoa chỉ có thua lỗ, ko có sản phẩm để bán. Ta thấy rằng, nhược điểm của nhà kính là làm tăng nhiệt độ nhưng lại có tác dụng cách ly cây trồng với côn trùng, mưa, mưa đá... bảo đảm cây phát triển, kiểm soát lượng nước tưới tiêu, phân bón góp phần làm tăng chất lượng hoa.

Nhiệt độ cao, cây chết mẹ nó rồi, thì lấy đâu ra sâu bọ nữa mà lo?
Phải hiểu nguồn gốc nhà kính là từ đâu?

Là từ xứ rét. Nhà kính nhằm giữ nhiệt độ, nâng nhiệt độ lên cao hơn bên ngoài. Nó không nhằm chống sâu bệnh. Chống sâu bệnh là tác dụng phụ mà thôi.

Nhằm chống sâu bệnh, đã có thuốc sâu. Thuốc sâu có tác dụng phụ là độc hại. Tác dụng này khá nguy hiểm đối với rau trái, nhưng đối với bông và cây cảnh thì đỡ nguy hiểm hơn.

Kinh doanh nghề nông cũng như các kinh doanh khác, phải quan tâm đến lỗ lãi. Phải cân nhắc tiền làm nhà kính, bao gồm vốn, tiền thay kính 5 năm một lần, và tiền điện để làm mát, đối chiếu với không bỏ tiền làm nhà kính, không mất tiền chạy điện làm mát, nhưng bỏ tiền phun thuốc trừ sâu, mới biết có nên làm nhà kính hay không.

Người ta ở xứ rét, 100 nhà vườn, mới có 1-2 nhà kính, còn ta xứ nóng, cũng đua đòi nhà kính, chẳng coi xét thiệt hơn ra sao. Nghe nhà báo nói nhà kính lời hơn mà không coi sự thật xứ lạnh thì diện tích nhà kính nhiều hơn hay diện tích ngoài trời nhiều hơn? Có biết trường đại học Nông Nghiệp ở Hà Nội làm một cái nhà kính xong rồi, thì bỏ không chăng? Vì tiền điện chạy máy quạt mát nặng quá.
Trích nguyên văn từ nguồn trên Internet

http://ahtp.hochiminhcity.gov.vn/we...ien-nong-nghiep-cong-nghe-cao-cac-nha-hien-ke

Để đầu tư cho 1ha cần khoảng 10-15 tỉ đồng/năm, rất tốn kém. Thứ nữa là vấn đề thị trường. Ngoài ra, yếu tố con người cũng chưa đáp ứng được về trình độ".

Trên thực tế, khu NNCNC do Hadico đầu tư, xây dựng từ năm 2004 đến nay hầu như không còn hoạt động. Hệ thống nhà kính hoành tráng ngày nào đang bị nắng gió làm cho hoen gỉ và đơn vị này đang chuẩn bị di dời khu nhà kính về Tây Tựu (Từ Liêm) để nhường chỗ cho những dự án khác.

Trung tâm Giống và Phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng là đơn vị thứ hai nhập khẩu công nghệ trọn gói của Israel sau Hadico, với tổng vốn đầu tư trên 22,5 tỷ đồng. Nhưng thực tế hiệu quả hoạt động không cao.
 
Nhiệt độ cao, cây chết mẹ nó rồi, thì lấy đâu ra sâu bọ nữa mà lo?
Phải hiểu nguồn gốc nhà kính là từ đâu?

Là từ xứ rét. Nhà kính nhằm giữ nhiệt độ, nâng nhiệt độ lên cao hơn bên ngoài. Nó không nhằm chống sâu bệnh. Chống sâu bệnh là tác dụng phụ mà thôi.

Nhằm chống sâu bệnh, đã có thuốc sâu. Thuốc sâu có tác dụng phụ là độc hại. Tác dụng này khá nguy hiểm đối với rau trái, nhưng đối với bông và cây cảnh thì đỡ nguy hiểm hơn.

Kinh doanh nghề nông cũng như các kinh doanh khác, phải quan tâm đến lỗ lãi. Phải cân nhắc tiền làm nhà kính, bao gồm vốn, tiền thay kính 5 năm một lần, và tiền điện để làm mát, đối chiếu với không bỏ tiền làm nhà kính, không mất tiền chạy điện làm mát, nhưng bỏ tiền phun thuốc trừ sâu, mới biết có nên làm nhà kính hay không.

Người ta ở xứ rét, 100 nhà vườn, mới có 1-2 nhà kính, còn ta xứ nóng, cũng đua đòi nhà kính, chẳng coi xét thiệt hơn ra sao. Nghe nhà báo nói nhà kính lời hơn mà không coi sự thật xứ lạnh thì diện tích nhà kính nhiều hơn hay diện tích ngoài trời nhiều hơn? Có biết trường đại học Nông Nghiệp ở Hà Nội làm một cái nhà kính xong rồi, thì bỏ không chăng? Vì tiền điện chạy máy quạt mát nặng quá.
Trích nguyên văn từ nguồn trên Internet

http://ahtp.hochiminhcity.gov.vn/we...ien-nong-nghiep-cong-nghe-cao-cac-nha-hien-ke
Thực tế tại vùng trồng hoa ở Đà lạt thì 100% nông dân trồng hoa đều bắt buộc phải canh tác trong nhà kính. Đối với rau thì có thể canh tác bên ngoài còn trồng trong nhà kính được gắn mác rau sạch. Và họ có thể canh tác quanh năm mà ko cần phải tốn nhiều chi phí cho hệ thống quạt mát, thậm chí cũng ko cần. Theo tôi biết thì ngoài Hà Nội, các nông trại chỉ có thể sản xuất hoa trong nhà kính vào mùa lạnh, còn mùa nóng thì ngưng ko làm đc.
Vấn đề ở đây là phải biết tận dụng thiên nhiên ưu đãi mà áp dụng phương pháp canh tác thích hợp. Chuyện mà Đại học nông nghiệp Hà Nội dựng nhà kính hàng tỉ đồng để rồi hoạt động ko hiệu quả là tất nhiên. Vì nếu làm nghiên cứu thực nghiệm để phục vụ học tập thì ko nói gì, khi có sản phẩm bán ra thị trường phải tín toán giá cả, lợi nhuận, chất lượng... trong khi chi phí sản xuất quá cao làm sao cạnh tranh ko nổi với các sản phẩm khác.
Hình ảnh bên dưới là hình nhà kính thực tế mà trong thời gian công tác tôi còn giữ được. Nhìn có thể thấy nó rất đơn giản ko có nhiều hệ thống phụ trợ nhưng lại có hiệu quả kinh tế thiết thực.
34898448592_dec1fe8c3d_o.jpg

fCaGnH.jpg

34931111351_353467c213_o.jpg

ZukHga.jpg
 
Nói tóm lại, muốn có nhà kính, phải coi hàng xóm mình đã có ai có nhà kính chạy được vài năm chưa?
Nếu nhà kính chỉ mới có 2-3 năm, thì chủ nó còn đang thử nghiệm, có thể lỗ, nhưng cắn răng thử thêm vài năm nữa. Có chủ nhà kính chạy 4 năm lỗ, mà vẫn hy vọng sau này có lãi, thật đáng kính phục.
 
nguoi ta làm nhà kính chục năm rồi, giờ vẫn làm. Cây vẫn tốt, hoa vẫn đều
 


Back
Top