Trồng mía tím

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Về Ngăm Mạc, xã Lãng Ngâm (Gia Bình, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 10, bà con xã viên phấn khởi thu hoạch nốt diện tích mía còn lại để trồng rau vụ đông. Từ cây mía tím đời sống xã viên bớt đi phần nào khó khăn. Những năm trước diện tích trồng mía tím của HTX chỉ vào khoảng 10 đến 15%, nay đã lên tới 30%. Sở dĩ có được như vậy cũng bởi mía luôn được giá, cho thu nhập cao, do đó người dân "mặn mà" với mía hơn.

Anh Nguyễn Văn Hải cho biết: Vụ mía năm 2003, gia đình anh trồng 5 sào mía tím, được chăm sóc chu đáo nên mía sinh trưởng khá tốt, không bị đổ ngã, ít bị sâu bệnh, ai thăm cũng thích mắt. Một sào mía tím bán buôn cũng được hơn 1,3 triệu đồng, còn để bán lẻ cũng được 1,7 triệu, tính chung vụ mía năm nay gia đình anh cho thu nhập trên 7 triệu đồng. Tương tự, các anh Chiến, Đồng... trồng 4 sào mía cho thu gần 5,5 triệu. Theo kinh nghiệm của các hộ xã viên, trồng mía có ưu điểm là cho thu nhập cao, tốn ít công chăm sóc, chi phí thuốc BVTV thấp hơn so với cây trồng khác trong vùng. Tuy nhiên để trồng mía cho chất lượng cao, bán được giá cần lưu ý mấy điểm sau (xin nêu để bà con tham khảo).
vụ trồng: Do đặc thù của HTX nằm ven đê sông Đuống, thế mạnh là cây rau màu, do đó thông thường trồng mía tím vào các tháng 1, 2 để thu hoạch tập trung vào tháng 10, thời gian còn lại trồng tiếp vụ rau đông.

Về hom giống: Có thể tận dụng hom giống từ các ruộng mía có sức sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh, không bị đổ ngã. Nếu hom giống không đủ trồng, cần mua thêm. 1 sào mía trồng hết khoảng 2000 hom giống (đối với loại hom có từ 3 – 4 mầm).

Về làm đất và đặt hom mía: Cày bừa làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại sau đó tạo rãnh mía, rãnh trồng có độ sâu từ 22 – 25cm, rãnh nọ cách rãnh kia chừng 1,2m, trước khi trồng ở đáy rãnh mía có lớp đất nhỏ. Đặt hom mía so le sao cho mầm mía hướng ra hai bên, đặt hom xong lấp lượt đất mỏng.

Về chăm sóc, bón phân: Thường xuyên giữ ẩm để mía nhanh nảy mầm, phân bón tùy theo chân ruộng tốt xấu để đầu tư cho phù hợp, thông thường 1 sào mía cần 13–15kg đạm urê, 20 – 25kg lân, 10-13kg kali, 300 – 350kg phân chuồng, cách bón của bà con là: Đối với phân chuồng, phân lân bón lót 100%, đạm và kali lót khoảng 20%, số lượng còn lại bón rải, song bón phân nên kết thúc vào thời điểm mía vươn lóng. Khi mía mọc đến 2– 3 lá, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời dặm những chỗ khuyết bằng hom mía đã mọc mầm. Một vụ mía vun gốc từ 2 –3 lần vào các thời điểm khi mía kết thúc đẻ nhánh, khi mía có 3 lóng và khi mía có khoảng 6 lóng.

Phòng trừ sâu bệnh: Đời sống cây mía tím từ trồng đến thu hoạch khá dài, nổi lên hai đối tượng dịch hại là rệp và sâu đục thân, muốn vậy nên phòng trừ rệp bằng thuốc Ofatox, phòng trừ sâu đục thân bằng thuốc Padan (liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì).

Trung bình một sào ruộng trồng được 11 – 12 hàng mía, bán buôn được hơn 100.000đ/hàng, còn nếu bán lẻ tùy theo chất lượng của mỗi cây mía; thấp cũng được 500đ/cây, cao: 800 – 1000đ/cây.





Người viết:/Người gửi :: BÁO NNVN
 


Last edited:
CÔNG TY PHÂN BÓN NOVA HOA KỲ(phân bón cao bồi mỹ)
Tuyển dụng kinh doanh phân bón
* Phó giám đốc kinh doanh: (nam)
+ Có kinh nghiệm 2 năm trở lên ở vị trí tương dương.
+ Tốt nghiệp đại học trở lên (Tốt nghiệp hệ chính quy, công lập khối ngành kinh tế).
+ Am hiểu thị trường phân bón, thuốc BVTV, biết lập kế hoạch phát triển thị trường...
+ Số lượng: 1 người.
+ Lương cơ bản 15tr + hoa hồng.

* Trợ lý Giám Đốc Kinh Doanh: (nữ)
+ Có kinh nghiệm 2 năm trở lên ở vị trí tương dương.
+ Tốt nghiệp đại học trở lên (Tốt nghiệp chính quy, công lập).
+ Am hiểu thị trường phân bón, thuốc BVTV, sắp xếp lịch hẹn của Giám Đốc Kinh Doanh, lên kế hoạch quản lý đội bán hàng, phân tích tình hình kinh doanh, tổng hợp báo cáo kinh doanh...
+ Lương cơ bản 6 tr + hoa hồng.
+ Số lượng: 1 người.

* Nhân viên kinh doanh
+ Có kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm (sẽ được đào tạo).
+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên ( khối nghành kinh tế, chính quy, công lập).
+ Am hiểu thị trường phân bón, thuốc BVTV.
+ Trung thực, chịu khó, có tính cầu tiến cao.
+ Lương + hoa hồng cao.
+ Ưu tiên các tỉnh: An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Cà Mau, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Bình Thuận…
+ Nộp hồ sơ đến ngày 30/05/2014.

* Cộng tác viên bán hàng: (nam)
+ Đang làm việc cho công ty phân bón NPK hoặc thuốc BVTV.
+ Có kinh nghiệm 2 năm trở lên ở vị trí tương đương.
+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên ( khối nghành kinh tế, chính quy, công lập).
+ Am hiểu thị trường phân bón, thuốc BVTV.
+ Hỗ trợ xăng + Điện thoại + hoa hồng.
+ Số lượng: 20 người.
+ Ưu tiên các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau, Đồng Nai, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Thuận....

Vui lòng liên hệ: 0916.345.567 (a.Tín) hoặc Email: phanbonnovahoaky@yahoo.com
 
Đó là cách trồng mía cò con, bán cho người
ăn mía thôi. Trồng mía đường bán cho nhà
máy đường thì khác hẳn. Mía Tím là giống mía
có chữ đường rất thấp, và tỷ lệ mật cao, làm
đường rất khó. Mía Tím lóng ngắn, nhiều đầu
mặt, nhưng có đặc điểm là mềm, dễ nhai, nuôi
trâu bò và ngựa cũng tốt.

Kỹ thuật trồng mía của bạn còn nhiều chỗ thiếu
sót, so với kỹ thuật trồng mía của tôi từ thời
bao cấp, và so với bây giờ thì còn kém hơn nữa.
Mời bạn tìm lại những bài có bàn về trồng mía
để bổ sung lại kỹ thuật. Trong những lần bàn luận
đó, tôi còn học thêm về lý luận, nhưng đang ở Mỹ
nên chưa thực hành được, là cách trồng mía cây
không bóc vỏ để làm giống.

Mía Tím có nhiều giống. Có giống thân bự như
cổ chân. Có giống thân nhỏ hơn mía đường. Có
giống có sọc vàng tươi, rất đẹp mắt. Nói chung,
chúng đều mềm, có nhược điểm gióng quá ngắn,
nhiều đầu mặt. Tôi thích ăn mía đường hơn, mặc
dàu nó hơi cứng hơn, nhưng lóng dài, thẳng, dễ
róc, ít đầu mặt, ngọt sắc, chứ không chua như
mía Tím.

Dầu sao, bài của bạn cũng nói lên tình hình trồng
cấy ở một nơi hẻo lánh nào đó. Bà con đọc bài thì
tham khảo, chứ muốn học cách làm ăn này, thì cần
suy tính hoàn cảnh địa phương mình có bán chạy mía
Tím hay không đã.
 
Mình đã có dịp tham quan và công tác tại nhà máy đường mía Khánh Hòa. Mình xin bổ sung thêm về độ pH đất cần để mía có trữ lượng đường cao và cách sử dụng máy đo pH đất Takemura DM 15 hiệu quả nhất để tăng chất lượng đường mía.
%C4%90%E1%BA%A7u-c%E1%BA%A3m-%E1%BB%A9ng-m%C3%A1y-%C4%91o-pH-%C4%91%E1%BA%A5t-Takemura-DM-15.jpg

Trước khi đo, người sử dụng máy cần làm sạch bề mặt phần kim loại của máy đo pH bằng vải mềm, nếu có vết rỉ sét thì dùng giấy nhám mịn số 400 để chà sạch vết rỉ sét.

Khi máy được sử dụng lần đầu thì phải dùng vải mềm để làm sạch phần dầu máy còn bám trên bề mặt dụng cụ đo trong quá trình sản xuất, bảo quản.

Trong trường hợp đất trồng mía quá khô hoặc đang chứa lượng thủy phần quá cao thì máy sẽ không đo được chính xác độ pH của đất. Do vậy, trước khi thực hiện đo nếu đất quá khô thì chúng ta cần dùng nước làm ẩm phần đất cần đo có chu vi 0,5 mét và chờ khoảng 20 – 30 phút. Độ ẩm đất tốt nhất để đo cho đất trồng mía là từ 40% đến 60%.

Cần lưu ý khi sử dụng máy đo pH như sau: Cắm ngập phần bề mặt kim loại của máy đo vào trong đất 20 mm, sau đó dùng tay chèn phần đất xung quanh cho chặt.

Chờ khoảng 01 (một) phút sau thì số đo pH sẽ hiển thị trên đồng hồ đo của máy.

Máy có thể cho các số đo khác nhau trong các trường hợp khác nhau, ví dụ như khi trong đất có chứa một lượng phân bón nào đó hoặc bề mặt kim loại của máy chưa được làm sạch trước khi đo.

Để nhận được số đo tin cậy, chúng ta đo 03 (ba) vị trí ở cùng một khu đất khảo sát với 3 vị trí khác nhau, mỗi vị trí cách nhau 3 mét, ba vị trí này là ba đỉnh của tam giác đều mỗi cạnh là 3 mét.

Đất trồng mía phải có pH từ 6 đến 7 thì cây mía dễ dàng đạt chữ đường (CCS) cao.

Nếu trị số pH của đất trồng mía thấp hơn 6 thì cây mía sẽ khó có chữ đường (CCS) cao.

Để pH của đất trồng mía đạt trị số pH từ 6 đến 7 thì phải bón vôi.

Để trị số pH của đất trồng mía tăng 1 trị số cần sử dụng tối thiểu 1.000 kg vôi bột cho 01 ha.

Sau khi rải vôi bột theo lượng vừa đủ và cày, bừa để trộn đều vôi vào đất thì sau khi bón vôi 2 tuần mới kiểm tra lại trị số pH của đất.

* Lưu ý:

- Khi đo pH thì đất nên đủ độ ẩm theo quy định, tơi xốp, nếu đất khô thì thêm một ít nước để đạt độ ẩm từ 40% đến 60%.

- Sau khi đo, dùng vải lau sạch 3 vòng kim loại của đầu đo để tránh bị rỉ sét.

- Không được để nước tiếp xúc vào phần trên của thân máy vị trí có đồng hồ hiển thị.
 
Mình đã có dịp tham quan và công tác tại nhà máy đường mía Khánh Hòa. Mình xin bổ sung thêm về độ pH đất cần để mía có trữ lượng đường cao và cách sử dụng máy đo pH đất Takemura DM 15 hiệu quả nhất để tăng chất lượng đường mía.

liên quan nhỉ. xin hỏi từ sao hỏa đến đây có mệt ko:Haha::Haha::Haha::Haha:
 


Back
Top