Trồng Nấm ở Úc

Nước Úc được biết tới mới đây thôi, chỉ vào khoảng thời vua Gia Long, và thành-lập Liên-bang vào năm 1901. Quá mới phải không các bạn?

Nhưng người Úc của thời tiên-phong, khai-phá nầy họ độc-quyền tận-dụng cả một châu-lục mênh-mông để chăn nuôi và trồng trọt. Ngày nay, nước Úc ngoài quặng mỏ, còn là một cường-quốc nông-nghiệp, nếu không muốn nói đến kỳ tranh tài Olympic sắp đến của một nước Úc cường-quốc về thể-thao nữa.

Ở đây, tui muốn nóì đến một phần nhỏ của nông-nghiệp Úc: ngành trồng Nấm. Đặc-biệt là kỹ-thuật xưa của Úc về ngành nầy. Nói là xưa thì cũng hơi quá, nhưng cứ kể là trước lúc tui sinh ra, thì với riêng cá-nhân tui đã là Xưa!

Tui xin sẽ dựa vào buổi lễ khai-mạc một đồn-điền trồng nấm đầu tiên của nước Úc non trẻ vào ngày 18 tháng 7 năm 1933, để thuật lại cho bà con, lúc ấy họ trồng nấm như thế nào.
 


8- Để thử độ ẩm của đống phân: Vốc 1 nắm phân rồi dùng cả 2 tay bóp thật chặc. Là đạt yêu-cầu, nếu, sau khi buông ra nắm phân vẫn còn giữ nguyên hình dạng và hơi xốp. Nhưng nó không được chảy nước, cũng không được ướt lòng bàn tay.
9- Vận-dụng thêm sức bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ, thì cũng không được thấy dấu hiệu có ướt. Chỉ cần 1 giọt nước nhỏ xuống thôi, đống phân phải được xếp vào tình-trạng quá ướt

--------

(Bận khách quá xá! Thành-thật xin lỗi bà con).

10- Khi mọi việc sẵn-sàng, phân được đổ lên sàn, kệ, hoặc bỏ hộp... và nén thật chặc, chặc đến nỗi một người đứng lên đó cũng không thể làm phân lún xuống hơn 13mm. Nếu việc dậm xuống bằng chân bất-tiện, thì có thể dùng thanh cũi hay cục gạch... (xem phần Làm Liếp).
11- Trên liếp phẳng mặt, chờ sau khi làm liếp 4-5 ngày rồi hẵng cấy meo. Trên liếp chóp cao, thì xem lại hình A,B,C,D
MushroomBeds-1.jpg
 


Last edited:
12- Sau khi cấy, liếp được bọc 1 lớp đất. Liếp hình chóp và liếp phẳng bọc khác lúc nhau (xem lại phần bóc áo đất).
13- Giấy báo được trải bọc thêm 1 lớp bên ngoài lớp áo đất (xem phần tưới nước), là một biện-pháp tăng-cường ngăn-ngừa liếp giảm dần ẩm-độ, và cũng để phòng tránh việc tưới nước quá dư,
14- Xem phần "Tưới nước".
15- Nấm khi xuất-hiện thì thường có cỡ của cái đầu tròn cây kim gút. Nếu tưới nước cẩn-thận và không bị gió lùa, những đầu kim nầy sẽ lớn lên đủ để hái trong khoảng 5-8 ngày. Chúng phải được nhổ ra, không được cắt.
16- Chân nấm, có dính đất, được cắt sau khi nhổ ra khỏi liếp. Phần cắt nầy được dọn đi cùng với đất cát hay bông vải hoặc vải vụn. Gốc nấm, tai nấm bể tuyệt-đối không được để rải-rác trong chỗ trồng cho tự mục rã.
17- Sắp vô thùng (hay vật-dụng tương-tự) một cách dẽ-dặt (không lỏng-lẻo) (xem phần bán).
18- Ba giai-đoạn tăng-trưởng theo nhu-cầu thị-trường là, thứ nhứt, Nút áo, Tách, và sau hết, Tán xòe.
 
Thưa,
Tài-liệu trên đã đến trang cuối. Tuy ngắn, rất ngắn nhưng cũng đề-cặp đến hầu-hết mọi lãnh-vực liên-quan đến trồng nấm, từ phân ủ dùng vật-liệu thên nhiên sẵn có đến phân pha trộn nhân-tạo và cách làm sao cho phân trở nên thích-hợp để trồng, và nhứt là cho năng-xuất cao. Tài-liệu cũng nói đến cách trồng số-lượng lớn để bán ra thị-trường, trồng trong nhà cũng như ngoài đồng trống. Tài-liệu cũng chỉ cách trồng nhỏ dùng trong gia-đình.

Tui thích nhứt là khi chỉ-dẫn, họ (tài-liệu) giải-thích rõ, để chúng ta hiểu mình đang làm gì một cách tự-tin, không mơ-hồ như "Thiên-lôi, sai đâu búa đó".
Tui sẽ tìm thời-gian cùng quý bạn lược gọn lại những điểm chánh, trước khi chúng ta đảo mắt qua xem, sau gần 1 thế-kỷ, người Úc bây giờ trồng nấm ra sao.
Kính.

--------

CompostingforMushroom.jpg
 
Last edited:
cho hỏi cách trồng trên ứng dụg trên loại nấm gì vậy nấm sò nấm linh chi nấm mỡ??????????????????
mong các bác sớm trả lới:huh:
 
Chẳng biết nói gì hơn là hai từ cảm ơn Thủy canh tiên sinh. Rất có lòng !
 

Chẳng biết nói gì hơn là hai từ cảm ơn Thủy canh tiên sinh. Rất có lòng !
Cám ơn bác đã theo dõi và cho vài lời.
Do bởi ngày trước, tui đã có trồng nấm (theo cách cổ-truyền), sau đó có học 1 khoá trồng nấm và làm Meo nên có thể nói tui thích và biết chút ít về trồng nấm.
Tui có đọc một số trang mạng nói về trồng nấm các loại và Nấm Rơm nói riêng, thì tui thấy người Úc trồng nấm, họ chú-ý tới:
- Nấm cần gì?
Và họ cung-cấp đúng nhu-cầu cho nấm phát-triển, cho năng-xuất cao nhứt. Một lần làm liếp cho một vụ, họ không thu-hoạch 5-6 mươi ngày, mà là 3 đến 5 tháng. Cuối vụ, họ dọn sạch, làm mới vụ kế. Liếp cũ, cào bán cho nhà vườn, phân rất tốt nên giá cũng mắc. Tui thường xin bạn làm ở trại nấm đem về cho tui 1-2 thùng phân cũ nầy, nấm vẫn tiếp-tục ra cho ăn 1 thời-gian nữa. Mà cái đám nấm muộn nầy đâu có ra ít, nhiều hơn ngày xưa tui trồng theo lối cổ-truyền gấp bội.
Tuy đây là cách xưa của người Úc, cũng gần cả thế-kỷ rồi! Giờ thì họ trồng có khác, có cải-tiến. Tui đang cố-gắng để xin vào thăm 1 Trại rồi về trường-trình lại bà con, nhưng chưa được. Mong rằng sẽ được.
Kính.
 
Tôi vẫn đang chờ theo dõi tiếp những phóng sự rất hữu ích của tiên sinh.
 
Lâu quá không thấy Thủy canh lão tiên sinh viết phóng sự về công nghệ trồng nấm hiện đại ở Úc đại lợi. Ngu mỗ sốt ruột quá.
 
Thưa, tui cũng đang bối-rối.
Tui đã gọi ngay cho 1 người quen, người quen nầy đã từng làm ở 1 trại nấm, bây giờ anh làm việc khác. Và ngay lúc tui gọi, là lúc người bạn nầy của tui vừa thoát 1 tại-nạn chỉ mới nửa giờ trước đó, cảnh-sát và xe cứu nạn đang có mặt tại hiện-trường.
Số là bạn tui đang lái xe chở vật-liệu nặng. Cả xe và vật-liệu cộng lại 20 tấn. Trời mưa lớn, anh đang đổ dốc. Bất ngời chiếc xe chạy trước anh, chở các em học-sinh tan học thắng gấp! Anh vội đạp thắng, nhưng lực quán-tính vẫn đẩy chiếc xe tải của anh "trôi" tới chiếc xe trước mặt. Chỉ 1 phút nửa thôi thì chiếc xe không-lồ của anh sẽ nghiến nát xe và người trong xe trước mặt! Anh quặt tay lái vô lề, ủi sập lề cản, xe trờ tới ủi sập luôn cột điện...
Anh nhận ngay giấy phạt tượng-trưng. Xe anh bị nát đầu.

Tui kể chuyện trên để thưa với bác là như vậy bạn tui sẽ không dẫn tui đi trại nấm được. Chờ anh thu xếp vụ tại-nạn xong, tui sẽ gọi lại để xin số điện-thoại trại nấm.
Thưa bác, chuyện 1 người lạ điện-thoại cho chủ trại để xin vào xem chơi thì 50/50. Tui sẽ gọi ngay khi có được số.
Kính.
*
(Thưa bác,
Diễn-đàn đã có "Tiên-sinh" rồi. Vậy xin cho tui được nhận tước-hiệu "tử-qũy".
Đa tạ.)
 
.................
(Thưa bác,
Diễn-đàn đã có "Tiên-sinh" rồi. Vậy xin cho tui được nhận tước-hiệu "tử-qũy".
Đa tạ.)

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves/> <w:TrackFormatting/> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:DoNotPromoteQF/> <w:LidThemeOther>EN-US</w:LidThemeOther> <w:LidThemeAsian>X-NONE</w:LidThemeAsian> <w:LidThemeComplexScript>X-NONE</w:LidThemeComplexScript> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> <w:SplitPgBreakAndParaMark/> <w:DontVertAlignCellWithSp/> <w:DontBreakConstrainedForcedTables/> <w:DontVertAlignInTxbx/> <w:Word11KerningPairs/> <w:CachedColBalance/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> <m:mathPr> <m:mathFont m:val="Cambria Math"/> <m:brkBin m:val="before"/> <m:brkBinSub m:val="--"/> <m:smallFrac m:val="off"/> <m:dispDef/> <m:lMargin m:val="0"/> <m:rMargin m:val="0"/> <m:defJc m:val="centerGroup"/> <m:wrapIndent m:val="1440"/> <m:intLim m:val="subSup"/> <m:naryLim m:val="undOvr"/> </m:mathPr></w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true" DefSemiHidden="true" DefQFormat="false" DefPriority="99" LatentStyleCount="267"> <w:LsdException Locked="false" Priority="0" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Normal"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="heading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="35" QFormat="true" Name="caption"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="10" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" Name="Default Paragraph Font"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="11" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtitle"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="22" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Strong"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="20" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="59" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Table Grid"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Placeholder Text"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="No Spacing"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Revision"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="34" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="List Paragraph"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="29" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="30" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="19" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="21" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="31" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="32" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="33" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Book Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="37" Name="Bibliography"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" QFormat="true" Name="TOC Heading"/> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} </style> <![endif]--> Theo “qui ước không thành văn” và theo lão mỗ nhận định…thì tình hình diễn đàn đang có như sau :
Lão độc vật,Liêm trần308 ( Người Đương Thời, nông dân châu phi)..v..v.. lão này tốt bụng nhưng ngôn ngữ rất độc địa
Ma Đầu: TC “chiên da tám” tất cả chuyện của…trần gian, phải có thể bị lão ma đầu biện bác thành trái, và trái cũng có thể bị lão ma đầu cho thành phải là tùy… ngẫu hứng
Lão tà : Mục Tử ( lúc thế này lúc thế kia và rất là 3 phải và có dấu hiệu…. man man)
Bồ Tiên Sinh
Ngu tiền bối
Các chức danh này có được do thể hiện mình trong lúc tán chuyện…tào lao
Lão anhMyTran do chưa dám tán chuyện chuyện tào lao nên anh em chưa bình chọn được
Lão thanglong thì ít xuất hiện nên anh em chưa biết sắp xếp như thế nào cho hợp lí

đó là do lão tà nge ngóng được , còn các bác nhận định thế nào thì lão hổng biêt
 
Last edited by a moderator:
còn theo Vãn bối thì trong diễn đàn hiện có Tứ đại cao thủ có những điểm chung với nhân vật kiếm hiệp Kim Dung như sau :
- Mục tử (Lão Tà) : Phong cách bác giống với Đông Tà Hoàng Dượt Sư. Làm mọi việc theo ý mình, có thể gói gọn trong tám chữ cái gì cũng biết, cái gì cũng thông : Cầm kỳ thi họa, y bốc tinh tướng, toán số thao lượt, ngủ hành kỳ môn, ....
- Tám Lúa (Lão Độc ) : Phong cách có nét tương đồng với Tây Độc Âu Dương Phong (Cái này Vãn bối chỉ nói theo cách phát ngôn thôi nha)
- Thăng Long : Phong cách phản phát đâu đó Nam Đế
- Thủy Canh (Lão Ma Đầu) : bác này rất chi là có phong cách hiệp nghĩa như Bắc Cái Hồng Thất Công
đặt biệt Bác Thủy Canh và bác Tám Lúa cũng hơi căng. khá là giống quan hệ với Bắc Cái và Tây Độc

Vài lời mạo muội nhận xét các tiền bối, nếu ko đúng xin lượng thứ
 
Ngu mỗ phải lục lại tất cả các bài viết của các nhân vật trên thì mới hiểu vì sao họ được "giang hồ" đặt cho các biệt hiệu như vậy. Kim Dung là tác giả mà Ngu mỗ rất thích nên cũng mạn phép lạm bàn tí chút về các biệt hiệu của những lão trượng :
1/ Thủy Canh:
Xét về ngoại hình thì Thủy canh có râu tóc trắng như những con sóng bạc đầu, lại mang nickname là Thủy canh nghĩa là người yêu thích trồng rau trong nước và hơn nữa là hình như trước đây lão này đã từng phục vụ trong binh chủng Hải Quân. Ba yếu tố đó cộng dồn lại thì rõ ràng số mệnh người này gắn liền với chữ Thủy. Bắc Cái Hồng Thất Công trong truyện Võ Lâm Ngũ Bá cũng là một nhân vật mang mạng Thủy. Vậy rõ ràng biệt hiệu Bắc Cái dành tặng cho lão Thủy canh rất thích hợp.

Mặt khác Hồng Thất Công vốn là một bang chủ Cái Bang nên bụi đời vốn sẵn tính người vì vậy y ta rất lanh lợi, ma mãnh và thuật ngụy biện khá tốt. Tuy nhiên y ta lại có cái tâm tốt nên cũng rất giống những gì lão Mục Tử đã nhận xét về lão Thủy canh. Vì vậy 3 chữ " Lão Ma đầu" cũng có thể rất xứng với người này.

2/ liemtran308: ngừơi này tính tình cổ quái thể hiện rất rõ qua những bài viết của y ta. Công phu nuôi tôm của người này có thể nói là "trác tuyệt" nhưng có mấy ai hiểu được ý đồ truyền dạy của lão ta. Hình dung diện mạo của người này thì râu tóc bờm xồm xanh um mặc dù tuổi đã cao nên càng trông có phần cổ quái. Có những chủ đề mà một mình lão này chống cả "giang hồ" bằng những chiêu thức rất cay nghiệt thì quả thực rất xứng danh là "Lão độc vật". Tây độc Âu Dương Phong như được tái sinh qua phong cách viết của lão này.

3/ Mục Tử: người này tính tình khó đoán và có phần rất nho nhã trong phong cách. Hơn thế nữa thì người này biết rất nhiều loại " võ công" như trồng trọt, chăn nuôi, đạo pháp, ngũ hành, sinh vật cảnh... kì thực không khác gì nhân vật Đông Tà Hòang Dược Sư năm xưa.

4/ thanglong: cái nick nhìn nhuốm màu quyền quý hoàng tộc ( Long là con vật luôn tượng trưng cho sức mạnh của hòang tộc), phong thái điềm đạm, trầm tĩnh, lời lẽ ôn hòa của một nhà sư nhưng đôi lúc cũng rất si tình qua những bài thơ trong mục Thơ ca khiến cho Ngu mỗ liên tưởng ngay đến nhân vật Nam Đế Đòan Chính Hưng của nước Đại Lý. Biệt hiệu này Ngu mỗ thấy trong diễn đàn này không ai xứng hơn được lão thanglong.

5/ anhmytran: người này biết nhiều và phân tích theo chiều sâu dựa hòan toàn vào ý nghĩ chủ quan và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Khi tham gia tranh luận thì ông ấy bày tỏ quan điểm riêng của mình 1 cách thẳng thắn, yêu ghét rõ ràng. Cũng có lúc những quan điểm của người này trông có vẻ tàn độc vì quá thực dụng. Tất cả các điểm đó làm ông ta trông giống như nhân vật Nhậm Ngã Hành trong bộ Tiếu ngạo giang hồ.

6/ botienthi: Ngu mỗ không biết vì sao gọi người này là Bồ tiên sinh nên đóan chắc rằng do cái chữ tiên thi trong nick của người ấy.


Vài dòng lạm bàn cho vui về biệt hiệu của những vị nổi tiếng trên diễn đàn. Có gì mạo phạm xin quấy quá bỏ qua.
 
Chà chà,
Chưa mang được 1 túi Trưởng Lão nào, mà giờ bắt mang luôn 1 lúc 9 túi (Bang Chủ Cái Bang) nên cứ lặc-lè!
Để coi, hôm nào rảnh, tui kiếm vài con gián (Rết thì đã từng ăn, ngon!), nhậu với rượu Nếp Than, xem có đủ công-lực lập Đả Cẩu Trận, múa gậy đánh chó, ca bài ..."ông đi qua, bà đi lại, cho chút cơm thừa"...

Chủ-đề nầy nhằm tiếp tay cho bạn kata70, nên xin được tiếp. (Tới đâu hay đó. Bà con thông-cảm).

Các nước khác, người ta trồng nấm Rơm nhỏ cũng có, thương-mại cũng có. Tại Úc thì không như vậy. Nấm Rơm không phổ-biến tại Úc, mặc dù tui có người quen làm Trưởng Bếp ở một nhà hàng Á-châu, anh luôn dùng nấm Rơm (hộp) cho một vài thực-đơn của anh. Anh cho biết thực-khách Âu-Á đều rất thích.

Nhưng tại sao tại Úc không trồng Nấm Rơm?

Cách nay 20 năm, tui làm liều, đem mấy ống Meo Nấm (trong đó có meo Nấm Rơm) từ VN qua Úc. Lúc đó còn dễ, nên lọt cửa phi-trường. Đem về, tui gây giống, nuôi Meo, trồng được vài vụ nhỏ, rồi sau đó vì lý-do sức khỏe quá tệ, tui phải ngưng. Bây giờ nếu muốn kiếm giống lại, thì có thể kiếm gần đủ, trừ Meo Nấm Rơm.
Việc gây lại Meo Nấm Rơm thì để đó tính sau. Để tui tìm hiểu xem, tui có thể gây Meo từ 1 tai nấm khô không cái đã. Tui nghĩ chắc được. Nhưng đây là chuyện sau nầy. Bây giờ là chuyện tiếp tay với bạn kata70.

Tây cũng gọi là Nấm Rơm hoặc Nấm Tàu (The Chinese Mushroom). Họ tìm thấy nấm nầy ở các nước phương Đông trên các cánh đồng có rơm đang trong tiến-trình "hoai". Họ cũng tìm thấy nấm nầy ở cắc vùng ôn-đới trên toàn thế-giới.
 
Hay quá. Lão ma đầu Bắc cái lại vung đả cẩu bổng. Cảm tạ, cảm tạ !
 
Ngu tiền bối nhận xét làm sao mà sai ? chính xác đến từng chữ ..
Bác mới sinh hoạt đây thôi…nhưng nắm vững cá tánh từng người..chứng tỏ tiền bối rất thông thái…ngược hẳn vơi cái nick của mình..
Lão mõ thực sự không chăn nuôi..mà hồi nhỏ cho đến tuổi thanh niên vẫn phải phụ cha mẹ chăn nuôi trại heo,,trại gà..vườn cây và các hồ nuôi tôm cá
Phụ cha mẹ hồi đó để truy tìm tài liệu rât khó khăn…vậy mà lão mõ vẫn sưu tầm được thành cả 1 thư viện nhỏ…
Nuôi tôm cá thời xưa rất dễ dàng…không khó khăn quá như bây giờ đâu…

Cái Nick Mục Tử thật ra là để nhớ những ngày xa xưa lớn lên trong 1 gia đình chăn nuôi sản xuất thật ấm cúng
Và cũng dể nhắc lại thời gian gần đây và bây giờ chăm nuôi các con…cũng may tất cả chúng đã thành đạt và đã ra đi 4 phương trời

Buồn buồn vào mạng….và cũng giống như Ma đầu Thủy Canh đã nhận xét..: thật kinh ngạc về sự khác biệt giáo dục của 2 thế hệ…

Chưa ráo máu đầu…chưa tìm đủ tiền để nuôi được bản thân…chưa biết nuôi con gì…nuôi làm sao…chưa biết trồng cây gì chăm sóc ra sao…và bán ở đâu .nhưng trên mạng là mày như tao và cũng như mày…mà coi chừng giỏi hơn mày đấy dù mày già đến đâu , tao type nhanh hơn mày..tao chửi được mày nhiều hơn là tao giỏi hơn mày
Thật là tội ngiệp các bạn trẻ này

Lão mỗ tự nhiên thành man man luôn
 
Last edited by a moderator:
À vậy là lão Tà bị "Tà" là do thế sự. Ngu mỗ chẳng phải thông thái gì, chẳng qua cần cù ngồi ghép các mảnh dữ kiện trong từng bài viết của từng người rồi phán bừa , phán bậy cho vui trong lúc chờ lão Ma đầu viết tiếp đề tài trồng nấm ở Úc châu. Hai chữ thông thái kia thật sự không dám nhận từ miệng của lão Tà vì thấy hổ thẹn.

Lão Tà không nên trách các bạn trẻ qua nhiều. Vì Trẻ và Gìa vốn dĩ là sự mâu thuẫn. Trẻ vốn duy tân thì Gìa lại bảo thủ. Gìa thích chậm rãi thì Trẻ ưa nhanh nhẹn. Trẻ coi Trời bằng vung vì chưa trãi nghiệm nhiều thì Gìa quá lo sợ vì đã thấy quá nhiều. Trẻ tin vào sức thì Gìa dựa vào trí. Trẻ vẫn có thể giỏi hơn Gìa nhưng Gìa vẫn có lúc đúng hơn Trẻ. Trẻ và Gìa là hai mặt mâu thuẫn nhưng bổ trợ cho nhau vì cuộc sống vốn dĩ tồn tại là do mâu thuẫn. Vì vậy hãy cố trãi lòng mà cảm thông với nhau. Việc này rất khó nhưng không phải không làm được.

--------

Xin tặng lão Tà một câu chuyện mở rộng về Thỏ và Rùa.

Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executive Officer) của Coca Cola như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua. Trẻ có sức mạnh nhưng chủ quan sẽ thua cái kiên nhẫn và kỷ luật của Gìa.

-------------------------
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Thế, bài học của câu chuyện này? Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.
Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. Trẻ nếu biết nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của mình và học bài học từ Gìa thì Gìa sẽ khó có cửa lên lớp được Trẻ do trí của Trẻ chưa bị đóng băng như Gìa.

--------------------------
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp. Trẻ dùng sức thì Gìa dùng trí.

--------------------------
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thì lại có 1 sự kiện khác. Đà điểu và ngựa ở hoang mạc thách đấu với những cư dân của rừng xanh nơi thỏ và rùa cư ngụ. Để bảo vệ danh dự "quốc gia" thỏ và rùa đã xóa bỏ hiềm khích và quyết định sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người. Bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm. Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.

Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0,1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.
Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.
 
Last edited by a moderator:
Câu chuyện của Bác là câu chuyện của 2 nhân vật cùng tìm cách đến 1 mục tiêu…
Câu chuyện của lão mỗ kể là câu chuyện của những người đã đạt được mục đích từ lâu rồi, ăn đến thừa mứa,, chán chê cái thật và cái ảnh ảo của 2 chữ …thành đạt…và hư danh
Đang ngồi nhìn mà ái ngại cho 1 số người còn đang quờ quạng chưa biết định hướng…chưa biết đi bằng cách nào..nhưng vẫn rất tự hào ?? xấc xược
Mà cũng luôn tự hỏi và rồi cũng không biết họ tự hào về cái gì ?? trong khi họ còn đang quờ quạng
Giống như như 1 số người xâm mình rồi cởi trần khoe ra cái gớm ghiếc..hãnh diện, hình như họ tự hào về cái này

Mục đích ở đâu…nhìn thấy nó không?
Nhìn thấy đường đi không ?? có những người thấy mục đích nhưng không thấy đường đi..khi người ta chạy trên đường…còn mình thì ì ạch lội ruộng.. để đến mục đích !!!

Rồi còn cách đi với phong cách đi…có 1 số cách đi và phong cách đi không thể nào đến được mục đích dù rằng vẫn là tiến tới…nhưng chỉ là tiến đến vực thẳm
 
Last edited by a moderator:


Back
Top