Trồng ngô kiểu HAGL các bác cùng vào bàn luận nào.

  • Thread starter Hoang_Thang
  • Ngày gửi
Tôi đang lập dự án trồng ngô cơ giới hóa hoàn toàn như kiểu của HAGL. Nếu khả thi và huy động dc nguồn vốn thì sẽ tiến hành vào đầu năm sau.
Cơ giới hóa hoàn toàn từ khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch.
Nhưng vốn để mua máy căng quá. sắm hết 1 giàn như thế hết tầm trên 1 tỷ. Riêng cái máy thu hoạch ngô liên hợp đã tầm 500 - 600tr rồi.
Hệ thống máy bao gồm 1 máy kéo 90HP và rơ mooc, 1 giàn làm đất, 1 giàn tỉa ngô đa năng 6 hàng, 1 giàn chăm sóc ngô 6 hàng. Giàn này chắc cũng hết không dưới 500tr.

Với giàn máy như thế thì có thể canh tác dc ít nhất 30ha mà chỉ cần độ vài nhân công thường xuyên và ít nhân công thời vụ lúc thu hoạch là xong.
Làm dc thì mang lại hiệu quả rất cao.

Về lý thuyết
Giống ngô mới hiện nay có thể đạt năng suất 8 - 10 tấn/1ha.
Đầu tư phân tro và giống hết tầm 10tr x 30ha = 300tr. (1)
Nhân công và xăng dầu ước chừng 150tr. (2)
Tiền mua sắm trang thiết bị tầm 1ty. (3)

(1) + (2) + (3) = khoảng 1tỷ rưỡi

Giá ngô hiện nay tầm 5tr/1 tấn (giá hiện tại đang thu mua là 5tr9/1 tấn). vị chi 30ha thu về dc tầm 1ty2 đến 1ty5.

1 năm có thể canh tác dc 2 vụ.

Ngon lành sau 1 năm là lấy vốn dc giàn máy và cũng dư ra kha khá :D

Nhưng lý thuyết vẫn là lý thuyết :D
Em đang lập dự án như thế, bác nào có kinh nghiệm vào bàn luận cho vui.
 


30 ha thì cần bao nhiêu người giữ cét trong 30 ngày .Và hai vụ là 60 ngày nếu không giữ la xem như trắng tay đó bạn .hi
 
nói trồng ngô vậy chứ không dễ nuốt như mình tính trên giấy đâu.mưa gió, sâu bệnh thời tiết... là những thứ mình bị động. chúc mừng bác đã có quỹ đất khủng
 
nói trồng ngô vậy chứ không dễ nuốt như mình tính trên giấy đâu.mưa gió, sâu bệnh thời tiết... là những thứ mình bị động. chúc mừng bác đã có quỹ đất khủng
Mình vẫn đang lên kế hoạch và tham khảo ý kiến nhiều người. Tất cả vẫn còn nằm trên giấy. Khả thi thì làm còn rủi ro cao thì thôi.
 

Ngô có giống sâu Xám và sâu Keo ăn phá rất ghê.
Bị hai giống sâu này ăn, thì không một cây Ngô
nào mọc được. Nó là loài sâu ăn đêm, dài 2 đốt
ngón tay, to chừng đầu đũa, màu nâu đất có sọc
sẫm sọc mờ, không lông, nhìn không thấy sợ hay
ghê tởm, có thể cầm tay được. Không biết mẹ nó
là con bướm như thế nào, và đẻ ra sao, nhưng mỗi
cây ngô non mới mọc có thể có 1 đến 2 con sâu con
ăn. Cho đến khi cây ngô cao chừng một gang tay,
thì sâu đã lớn, có thể cắn đứt ngang thân cây.

Tôi đã phải đi bắt sâu này. Tay trái cầm một cái
rổ hay cái thùng miệng thiệt to lớn. Tay phải cầm
cái chổi rơm hay chổi đót, để cho sợi chổi thiệt
mềm, nhẹ, và to, rồi quét 2-3 nhát vào cây ngô,
chủ yếu chỗ ngọn, nơi có chùm lá, quét vào miệng
rổ chìa ra. Sâu này thấy động thi co dúm lại, tiếng
nhà nông gọi là "thói giả chết," không bám vào cây
lá nữa, và bị chổi quét hắt vào rổ đang hứng. Vừa
đi vừa quét từng cây ngô theo hàng ngô mọc. Đến đầu
bờ ruộng, thì đổ sâu trong rổ vào thùng đựng sâu,
rồi quay lại quét sâu trên các cây ngô ở hàng bên.
Một giờ quét sâu có thể quét được 1 ký sâu, mang
về cho gà hay lợn ăn rất ngon.

Kể chuyện ngày xưa, bà con cứ cười thả giàn. Tôi
không biết kỹ thuật phòng trừ sâu ngày nay. Xin bà
con góp ý thêm, để tôi tham khảo.À quên, đi quét sâu phải là ban đêm, quét sâu dưới
ánh sao, chỉ mờ mờ nhìn thấy ngô để quét và khỏi
giẫm phải.
 
30ha mà quét kiểu này chắc chết :D30ha mà quét kiểu này chắc chết :D
 
Chỉ cần hợp thức hóa giấy tờ nữa thôi là em có đất bác ạ.
Thế là ngon rồi, nếu đất rẻ xíu thì có gì mà lo, máy thì mua máy cũ thôi, đâu cần phải máy mới đâu, chúc bác thắng lợi, :)
 
Còn nhiều thắc mắc về cây ngô mà tôi chưa có câu trả lời. Nếu có câu trả lời và có hướng giải quyết tôi sẽ tiến hành.
Qui mô của tôi nhỏ hơn Bầu Đức nhiều. Nên tôi phải thay đổi sao cho phù hợp.

Đặc thù chỗ đất tôi đang có là chưa có điện 3 pha nên không thể tưới dc như HAGL nên khó có khả năng mà trồng vào mùa khô dc.
Có thể trồng vụ đầu vào đầu mùa mưa. Thu xong vụ đầu là tiến hành trồng vụ thứ 2 luôn. Mùa khô thì nghỉ. Với lợi thế là vùng đất đỏ bazan, đất cũng có địa hình cao nên khả năng úng, ngập bị loại trừ.
Vì đây là đất mới khai hoang nên mầm bệnh ít hơn đất thuần. Sâu bệnh nếu có thì có thể khắc phục dc nếu phát hiện sớm. (đang đau đầu vì ko có cái máy phun cho ngô công suất lớn).

30 ha thì cần bao nhiêu người giữ cét trong 30 ngày .Và hai vụ là 60 ngày nếu không giữ la xem như trắng tay đó bạn .hi

Câu nói của bạn này đơn giản, nhưng mà làm rôi suy nghĩ nay giờ. Ban này chắc cũng từng trồng ngô rồi.
 
Vế mấy cái máy, bạn tìm anh Hải ở Tây Ninh ( cái anh chế máy bay trực thăng, đem qua Mỹ trưng bày ấy), mấy cái máy này anh chế đầy, lại rẽ.
 
Vế mấy cái máy, bạn tìm anh Hải ở Tây Ninh ( cái anh chế máy bay trực thăng, đem qua Mỹ trưng bày ấy), mấy cái máy này anh chế đầy, lại rẽ.
Thanks bạn.
Hiện mình đang nghiên cứu và tham khảo tính khả thi của dự án. Còn một khi đã quyết làm rồi thì phải tính lại phần máy móc sao cho vừa đáp ứng đủ nhu cầu và với kinh phí thấp nhất.
 
Vùng đất của nước Mỹ gần Canada tôi lái xe
qua, thấy trồng ngô mút mắt, chẳng có cách
nào tưới cả. Vả lại, ngày xưa dân làng tôi
trồng Ngô hàng trăm héc ta, có ai tưới đâu?
 
Vùng đất của nước Mỹ gần Canada tôi lái xe
qua, thấy trồng ngô mút mắt, chẳng có cách
nào tưới cả. Vả lại, ngày xưa dân làng tôi
trồng Ngô hàng trăm héc ta, có ai tưới đâu?
vâng thứ nhất điều kiện của cháu chưa cho phép. Về điện và về cả kinh phí nên ko thể rập khuôn kiểu tưới nhỏ giọt giống HAGL dc. Đương nhiên năng suất sẽ thấp nhưng dc cái diện tích lớn và tiền thuê nhân công ít. Máy móc khấu hao trong thời gian dài (cả chục năm). Nên nếu thắng thì sẽ thắng ở số lượng.
Giả sử nếu đặt lợi nhuận ở mức thấp và ngang bằng với canh tác thủ công (10tr/ha/1 vụ) thì với diện tích 30ha cũng thu về dc 300tr/3 tháng.
 
À quên. Còn thêm nữa là ở miền bắc Việt Nam,
tất cả các ruộng ngô miền núi, đều không tưới.
Ngô gieo mùa Xuân, nhờ mưa Xuân (mưa phùn) mà
nảy mầm. Sau đó, nhờ mưa hay không mưa thì độ
ẩm trong đất dốc làm Ngô lớn lên. Cũng chẳng
bón chi hết. Khi thu hoạch thì bỏ thân Ngô.
Chủ yếu là đốt cây Ngô đi, vì nó lâu thối lắm.
Đương nhiên năng suất thấp. Tuy vậy, nương Ngô
là đất có giá cao, vì màu tự nhiên là các lá
cây rừng rụng xuống, khỏi phải bón phân. Nơi
nào không có lá cây rừng, thì chỉ vài năm trồng
Ngô, rồi phải trồng Sắn (khoai mì), nhưng trồng
Sắn 2 năm thì không trồng được cây gì bán ra tiền
được nữa. Màu đất đã hết, chỉ mọc được cỏ cằn cỗi.

Nói thế để biết có thể trồng Ngô không tưới, nhưng
cần bón, và có thể bón phân hóa học, hay trồng xen
đậu như bà con miền bắc vùng sông Hồng khi mới gieo
ngô để giữ ẩm, và thêm màu mỡ cho đất.

Trồng xen thường là đậu Nành. Khi Ngô cao, thì đậu
Nành đã chín. Nhổ cả cây về phơi nắng nhẹ 1-2 ngày
thì đậu Nành chín kỹ hạt, thì lúc ấy mới đập đậu
lấy hạt và vứt thân cây và rễ đậu đi. Thật ra, có
thể xắt nhỏ thân và rễ đậu ra cho bò ăn cũng được.
Đậu nành thấp nhỏ, bị Ngô ăn hiếp, nên không ảnh
hưởng năng suất Ngô (ảnh hưởng năng suất đậu Nành).
Đậu Nành trồng riêng thì cao to và năng suất hơn
rất nhiều so với khi bị trồng xen với Ngô.
 
Lợi thế là phải cơ giới hóa hết bác ơi. Trồng xen cây khác vào thì phải thủ công. Mà làm thủ công thì ko ăn thuaĐời cha mẹ gắn liền cái cuốc cái cày mãi rồi, muốn thay đổi cũng ko dc.
Nông dân thời nay nên bắt đầu thay đổi đi thôi.
 


Back
Top