Trồng Tiêu

TT - Giá tiêu bán ra của nông dân hiện đã vượt mức 200.000 đồng/kg, cao nhất trong lịch sử. Giá tiêu tăng liên tục đã thúc đẩy người dân tăng diện tích trồng.




















Tại nhiều nơi, người dân chặt bỏ điều, cà phê và cả cao su để chuyển sang trồng loại cây này.

fINXwww3.jpg

Thu hoạch tiêu tại xã Bảo Quang, huyện Long Khánh (Đồng Nai) - Ảnh: An Hiếu
Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Giá tăng kỷ lục

Khi hay tin giá tiêu tăng đến 210.000-220.000 đồng/kg, anh Nguyễn Văn Quang (Đăk Ơ, Bù Gia Mập, Bình Phước) phấn khởi vì không những năm nay tiêu thụ nhiều hơn, mà 2 tấn tiêu được anh trữ lại từ năm ngoái cũng lời to.

“Năm ngoái giá 150.000-160.000 đồng/kg nên tôi trữ lại, nay thương lái vào tận nhà mua với giá 218.000 đồng/kg, 2 tấn tiêu tôi được gần 440 triệu đồng. Hơn 10 năm trồng tiêu, tôi chưa lúc nào bán giá cao như vậy” - anh Quang nói.

Gần đó, ông Bùi Văn Thảo cũng thắng lớn sau hơn hai năm phá 1ha điều để trồng 1.500 nọc tiêu. Với 1.500 nọc tiêu này, ông Thảo dự tính thu ít nhất 2 tấn tiêu, tương ứng khoảng 400 triệu đồng.

“Mủ cao su rớt giá gần hai năm nay, giá điều và cà phê vẫn không tăng nhiều thì tiêu là cây trồng được ưu tiên nhất” - ông Thảo nói.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), kể từ năm 2007 đến naygiá tiêu VN liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Xét về mặt bằng chung trong khoảng thời gian đó, nông dân trồng tiêu trúng mùa trúng giá liên tục. Với mức giá như hiện tại, nông dân trồng tiêu đang có lời tới 70%.

Riêng năm 2014, VN sẽ xuất khẩu khoảng 150.000 tấn hạt tiêu các loại với giá trị 1,1-1,2 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên VN xuất khẩu tiêu vượt mốc này và tham gia nhóm các nông sản xuất khẩu trên 1 tỉ USD.

“Trên thế giới lợi thế vẫn thuộc về người trồng, dù vụ tới Ấn Độ và Indonesia dự báo tăng sản lượng tiêu thu hoạch nhưng giá tiêu vẫn sẽ giữ ở mức cao” - ông Trần Đức Tụng, chánh văn phòng VPA, nhận định.

ir3AEsGJ.jpg

Ông Nguyễn Văn Cấp (ấp Rạch Chàm, xã An Bình, Phú Giáo, Bình Dương) cho biết sẽ thanh lý 2ha cao su để trồng tiêu - Ảnh: Ng.Trí
Trồng mới tăng nhanh

Giá tiêu tăng nhanh đã khiến nhiều người dân bắt đầu có xu hướng đổ xô sang trồng loại cây này. Ghi nhận dọc tỉnh lộ 741 thuộc địa phận tỉnh Bình Phước, thời điểm này không khó nhận thấy những vườn tiêu mới trồng được nông dân kéo lưới giăng ra tận đường lộ.

Đang tất bật làm cỏ, phát quang vườn tiêu, ông Nguyễn Văn Cấp (ấp Rạch Chàm, xã An Bình, Phú Giáo, Bình Dương) cho biết tiêu được giá nên phải làm vườn thật sạch để hạn chế hao hụt.

Theo ông Cấp, hiện cả tổ có khoảng 70 hộ nhưng hơn 50% số hộ có tiêu trồng mới bằng cách phá vườn cao su trồng tiêu, hoặc cải tạo lại vườn tiêu sau thời gian bỏ bê, nhiều hộ trồng vài ngàn trụ.

“Hai năm nay, tôi trồng mới thêm 1.500 trụ, năm tới gia đình sẽ thanh lý thêm 2ha cao su để xuống tiêu” - ông Cấp khẳng định.

Giá thành đầu tư tăng

Giá tiêu giống năm tới dự định 30.000-40.000 đồng/dây, tăng gần gấp đôi so với hai năm trước, giá tiêu lươn (đột của cây tiêu) dùng để trồng hiện cũng đang ở mức cao.

Theo ông Hoàng Phước Bính - phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), nếu những năm trước dây tiêu lươn cho không thì hiện giá tiêu lươn trung bình 100.000 đồng/kg với khoảng 150 lươn.

Cơn sốt cây hồ tiêu khiến giá thành đầu tư trồng tiêu cũng tăng đáng kể, hiện đầu tư trồng mới 1ha tiêu cho đến thu hoạch nếu sử dụng trụ gỗ tốn cả tỉ đồng, trụ ximăng 700-800 triệu đồng, trụ bằng cây sống rẻ hơn với khoảng 500-600 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Minh Chiến - chủ tịch Hội nông dân xã An Bình, toàn xã hiện có 160ha tiêu, nếu năm ngoái chỉ có 5ha tiêu trồng mới thì năm nay diện tích trồng mới đã tăng lên hơn 25ha. Nếu giá tiêu vẫn giữ mức cao như hiện nay, thời gian tới diện tích tiêu sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Ông Hoàng Phước Bính, phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), cho biết hiện sáu tỉnh trồng tiêu trọng điểm của cả nước là Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai đang phát triển cây tiêu ào ạt, chỉ riêng Gia Lai diện tích hồ tiêu đã lên đến 12.000ha, trong khi theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 chỉ là 5.000ha.

“Ba năm trở lại đây diện tích hồ tiêu tăng chóng mặt, chiếm 30-40% diện tích tiêu Gia Lai hiện có. Giá tiêu tăng cao, nông dân bắt đầu đốn hạ cà phê hoặc đi săn lùng những vùng đất mới với giá rẻ để trồng tiêu, nên năm tới đây diện tích tiêu trồng mới sẽ tăng mạnh hơn nữa” - ông Bính nói.

VPA đánh giá diện tích hồ tiêu cả nước hiện đã vượt trên 60.000ha trong khi quy hoạch của Bộ NN&PTNT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 chỉ ở mức 50.000ha.

Mặc dù sản lượng tăng nhưng giá tiêu xuất khẩu của VN thường thấp hơn nhiều so với các nước.

Cụ thể giá tiêu xuất khẩu của VN trung bình 9.000-10.000 USD/tấn, trong khi giá tiêu xuất khẩu của Indonesia và Ấn Độ lên đến 12.000-13.000 USD/tấn.

“Tình trạng ồ ạt trồng tiêu đang xảy ra ở nhiều địa phương cũng như việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đang làm sản phẩm tiêu xuất khẩu của VN bị nhiều khách hàng phàn nàn. Đây chính là thách thức lớn nhất với cây hồ tiêu của VN trong thời gian tới” - ông Trần Đức Tụng cho biết.

TRẦN MẠNH - NGUYỄN TR
 


Tôi thấy là phương pháp nhân giống này trước mắt là thấy rễ ra rất nhiều (có điều cần phải chờ coi tập 2 của bác @Thuy-canh xem giải pháp làm sao để các rễ này chịu ăn đất)
Khi thu hoạch giống thị bộ rễ không bị xây xát, đứt nên có thể tránh nhiễm nấm.
Hơn hẳn phương pháp trồng vào bịch hay trồng vào luống như rau lang... Vì vào bịch thì ít rễ. Vào luống thì khi thu hoạch sẽ bị đứt rễ.

Theo như tôi thấy thì những nhà nhân giống chỉ muốn mass production nên sẽ phân đoạn ra. Mỗi node sẽ là 1 cây tiêu con.

Nhà vườn mà ươm được 1 dây đầy rễ thế này thì đem hẳn ra ngoài vườn quấn quanh nọc rồi lấp đất lên thì tốt vô địch.
 


Thưa, tui may-mắn thu lượm được kết-quả làm giá bằng thủy-canh. Hì hì, tui không biết tại sao mấy công-ty bán máy làm giá lỉnh-kỉnh mà lại tốn kém dụng-cụ và thời-gian. Tui tự-tin là cách làm giá thủy-canh nầy không thua bất cứ cách làm giá nào, bởi:
- Rất ít dụng-cụ,
- Rất ít thì giờ,
- Rất sạch,
- Không bao giá bị hư, 100%.
- Và, hì hì, rất mập, rất ngon. Rất nhiều bạn tui đòi ăn giá tui làm, ghiền luôn!.
Bạn nào muốn thử, thì chúng ta làm ngay.

Tui đang làm một cái Tháp Rau. Tui muốn chỉ một thùng nhựa thôi, mà có rau gấp đôi. Hì hì, làm chưa xong mà tui noí đại, mà không "nổ" thì là gì? Lần nữa, tui vẫn áp-dụng phương-pháp thủy-canh. Tui tin là ô-kê.
Tôi có một anh bạn thân lớn hơn gần tôi gần 10 tuổi, trước ở gần bây giờ ảnh đã dời sang huyện khác ở và nghề của ảnh là làm giá.
Mỗi lần đến thăm là tôi thích nhất ăn giá của ảnh làm bởi ảnh vẫn còn kiên trì với cách làm giá truyền thống là làm giá cát. Coi đơn giản mà cũng chẳng đơn giản nếu không dày kinh nghiệm. Giá ảnh làm không kịp bán. Có điều...quá cực!
Hồi tối có việc đột xuất nên chưa nói hết ý
Chuyện làm giá dể như bác nói thì tôi nghĩ nhiều bà con và cả tôi nữa cũng mong được bác chia sẻ
Vậy, chúng ta "ôn lại" cách làm Máng Tre, rồi để tui trình-bày cách làm cải-biến của tui như thế nào. Bác đồng ý không?
Bác trình bày phương án của bác đi
Câu hỏi của tôi:
Bác Thuỷ Canh bác có biết cây tiêu ghép gốc tiêu rừng Amazon lộ nhược điểm gì không?
Câu trả lời - tôi nghĩ - có thể là một điều thú vị với thuỷ canh đó bác
Thân
 
Last edited by a moderator:
Tôi có một anh bạn thân lớn hơn gần tôi gần 10 tuổi, trước ở gần bây giờ ảnh đã dời sang huyện khác ở và nghề của ảnh là làm giá.
Mỗi lần đến thăm là tôi thích nhất ăn giá của ảnh làm bởi ảnh vẫn còn kiên trì với cách làm giá truyền thống là làm giá cát. Coi đơn giản mà cũng chẳng đơn giản nếu không dày kinh nghiệm. Giá ảnh làm không kịp bán. Có điều...quá cực!
Hồi tối có việc đột xuất nên chưa nói hết ý
Chuyện làm giá dể như bác nói thì tôi nghĩ nhiều bà con và cả tôi nữa cũng mong được bác chia sẻ

Bác trình bày phương án của bác đi
Câu hỏi của tôi:

Câu trả lời - tôi nghĩ - có thể là một điều thú vị với thuỷ canh đó bác
Thân
Xin lỗi bác thật nhiều!
Số là tuần trước, tui nhìn cái Tháp Rau của tui, tui nghĩ là tui có thể cải-biến một cái tháp rau tốt hơn. Hì hì, cái tật thích làm, lại thích chính tay tui làm, nên... trễ hẹn với bác!
Để chuộc lỗi, thay vì làm tháp rau, theo tui nhẫm tính là 6 ngày, tui cắt xuống còn 4 ngày. Chiều nay, tui sẽ cấy vài cây con được rồi! Có quyền "8" với bác rồi!
Thưa, như bác thấy, tui giống như bác, không phải thuộc loại nhà nông ngồi trong phòng lạnh, tay cầm chén dạ-quang rót đầy bồ-đào mỹ-tửu, mà tẩt cả chúng ta là dân nhà nông, suốt ngày ngoài đồng. Điều đó có nghĩa, những điều tui trình-bày, là những chuyện tui trình-bày tui đã có trải qua toàn-phần, hay bán-phần.
Tui xin phép, làm tiếp cho xong tháp rau. Tui sẽ tiềp tục chuyện "8", bác hả!
Thân.
Hì hì, tui vừa dầm mưa, một trận mưa ít khi lớn như vậy. Chỉ sợ gió lật Tháp Rau mới làm. Mai trời sáng, xem lại, có mất một... cục gạch nào không?
Chuyện làm giá bằng thủy-canh, kết-quả tui vui lắm! Nhưng xin nói chuyện Trồng Tiêu trước. Mai tui chụp trang nói về
Máng tre, mà người Tích-lan và Ấn-độ gọi là Kỹ-thuật Cây Tre. Bởi,tui chụp có đèn là bình thường, nhưng chụp trang sàch thì chói, đọc không được. Xin bà con thông-cảm.
Thân.
Thưa, xin nhờ bà con nào giúp chuyển qua tiếng Việt.
Thân.
ThaacutepRaum1EDBiampMaacutengTre005.jpg
[/URL][/IMG]
ThaacutepRaum1EDBiampMaacutengTre006.jpg
[/URL][/IMG]

 
ThaacutepRaum1EDBiampMaacutengTre005.jpg

(tạm dịch)
Kỹ thuật nhân giống nhanh
Một phương pháp nhân giống hiệu quả (thường gọi là phương pháp ống tre) đã được phát triển ở Sri Lanca và nó đang ngày càng phổ biến ở Ấn Độ (được Bavappa và Gurusinghe giới thiệu năm 1978). Trong phương pháp này có dùng một cái máng có độ sâu 60cm và bề rộng 40cm chiều dài tùy ý. Máng được đổ đầy hỗn hợp (đất rừng, cát, đất trồng trọt và phân chuồng, tỷ lệ 1:1:1). Ống tre hoặc ống PVC bổ đôi chiều dài 1,25m hoặc 1,5m đường kính khoảng từ 8cm đến 10cm. Buộc vào giá đỡ với độ nghiêng 45 độ. Ống tre hoặc PVC có thể bố trí sát nhau. Mỗi ống trồng 1 gốc tiêu. Phần dưới của ống tre được đổ đầy hỗn hợp (xơ dừa và phân chuồng tỷ lệ 1:1). Dây tiêu được buộc vào ống tre sao cho phần đầu mặt áp vào hỗn hợp. Dây buộc là loại dây đay tự phân hủy hoặc loại dây tương tự. Dây tiêu được tưới hàng ngày. Khi dây tiêu dài ra qua khỏi phần có hỗn hợp thì ta lại đổ thêm hỗn hợp và lại buộc dây tiêu vào ống tre, việc này tiến hành thường xuyên. Để cây phát triển nhanh, cần tưới dung dịch dinh dưỡng sau đây mỗi 2 tuần (1kg urea, 0,75kg super lân, 0,5kg Kali, 0,25kg ma-nhê sulphate, tất cả pha vào 250 lít nước). Mỗi dây tiêu 1 tháng có thể tưới 2 đến 3 lần dung dịch trên và mỗi lần tưới 0,25 lít.

oap... buồn ngủ quá. chúc bà con ngủ ngon.
 
Cách dùng máng tre như mô tả, phù hợp với giống lươn.
Câu hỏi tôi đã đặt ra xin được trả lời:
Những người ghép tiêu vào gốc tiêu rừng Amazon dựa vào cái lý: Tiêu rừng Amazon sống trong đất đầm lầy như vậy ghép vào sẽ không sợ úng.
Quả có đúng vậy lúc đem ra trồng là giữa mùa mưa dầm nên chẳng có gì xảy ra. Nhưng khi mùa nắng ráo đến nó phát triển kém hơn tiêu bình thường.
Và điều quan trọng hơn lũ mối rất khoái gốc tiêu Amazon. Chúng cứ nhè gốc mà mở tiệc mặc dù trong vườn không thiếu thức ăn cho chúng
 
sinh ra trong 1 gia đình thuần nông, vườn tiêu bạt ngàn vậy mà thời niên thiếu liêu lõng để giờ chẳn còn gì. 1 cây tiêu cũng kg.
xin lổi mọi người mình hơi vô duyên 1 xíu , tại cây tiêu làm mình nhớ lại nhiều thứ đánh mất !
 
Cách dùng máng tre như mô tả, phù hợp với giống lươn.
Câu hỏi tôi đã đặt ra xin được trả lời:
Những người ghép tiêu vào gốc tiêu rừng Amazon dựa vào cái lý: Tiêu rừng Amazon sống trong đất đầm lầy như vậy ghép vào sẽ không sợ úng.
Quả có đúng vậy lúc đem ra trồng là giữa mùa mưa dầm nên chẳng có gì xảy ra. Nhưng khi mùa nắng ráo đến nó phát triển kém hơn tiêu bình thường.
Và điều quan trọng hơn lũ mối rất khoái gốc tiêu Amazon. Chúng cứ nhè gốc mà mở tiệc mặc dù trong vườn không thiếu thức ăn cho chúng
Bác,
Tui muốn mời bà con xem, người Tích-lan và Ấn-độ nhân giống tiêu nhánh chóng như thế nào. Còn tui, áp-dụng phương-pháp nầy để nhân giống bất cứ cây nào, nhánh nào uốn cong được, nhứt là những mắt mà những mắt đó đã sẵn-sàng tạo thêm một hệ-thống rễ mới, tại ngay cái mắt non mới, cây tiêu con để ghép là một. Còn đi xa thêm một chút nữa, thay vì một Máng Tre làm thành một dây mới, tui tham (hì hì) làm nhiều dây mới trong một máng tre (hay tương tự như vậy).
Tui chưa từng trồng Dâu Tây. Để biết, tui trồng vài cây, đã trổ bông. Điều tui muốn biết là: Dây dây tây, dây con nhảy nhánh, tạo thành một cây mới. Vậy, phương-pháp thủy-canh của tui, dựa và cách nhân giống tiêu, để tạo con dây tây, nó sẽ ra sao? Hì hì, chưa biết!
Thân,
*
@ Bác lequangdata, xin bác múa thêm vài đường, chuyển ngữ phần sau. Cám ơn bác thật nhiều.
Thân.
 

ThaacutepRaum1EDBiampMaacutengTre006.jpg


Khi dây tiêu đã mọc lên đến hết chiều dài máng tre(phải mất 3 đến 4 tháng cho lần trồng đầu tiên) chúng ta tiến hàng bấm đứt ngọn và làm dập phần thân cách gốc 3 đốt tiêu để kích thích chồi nách phát triển. Sau 10 ngày thì chúng ta cắt dây tiêu tại điểm đã làm dập trước đó và tách dây tiêu ra khỏi hỗn hợp độn (rooting medium) và cắt rời ra từng đốt. Mỗi đốt cắt rời có chùm rễ nguyên vẹn được ươm vào trong mỗi bầu đất. Cần chú ý không lấp đất lên phần vết cắt ở hai đầu đốt tiêu. Bầu nên được để ở nơi mát và ẩm hoặc dùng màng nhựa phủ lên để giữ ẩm. Chồi non sẽ mọc lên trong vòng 3 tuần và sau đó bầu ươm có thể đem ra nơi có bóng râm.

Phần gốc tiêu để lại trên giàn máng tre sẽ tiếp tục cho ra 1 hoặc 2 chồi mới và ta cũng làm tương tự với chồi đầu tiên vì vậy, quá trình thu hoạch cây tiêu con sẽ diễn ra liên tục. Một năm có thể thu được 4 đợt và tỷ lệ nhân giống cho 1 năm là 1:40

Ưu điểm của phương pháp nhân giống này là tỷ số nhân giống cao 1:40. Bộ rễ phát triển tốt nên cây con đem ra vườn trồng thì phát triển nhanh và việc nhân giống là một quá trình liên tục.

Ở Malaysia, Ghawas và Miswan trong năm 1984 đã nhân giống bằng phương pháp này bình quân được 54 cây tiêu con cho 1 gốc tiêu mẹ. Họ đã dùng đất mặt và xơ dừa để làm hỗn hợp độn (rooting medium).

********
Thấy hay nên dịch đại ra cho bà con xem. Nhà tôi hiện giờ chẳng có 1 cây tiêu nào :)
Cám ơn bác @Thuy-canh đã chia sẻ cho tôi và bà con Việt Nam cách ươm giống tiêu mới. Cái này gọi là "cũ người mới ta" đây. Rất đáng học hỏi.
À mà từ rooting medium tôi chẳng biết dịch ra chữ gì cho đúng, chắc là từ chuyên môn. Bác @Thuy-canh có biết không? hoặc là có Kỹ Sư nông nghiệp nào ở đây cho tôi và bà con biết với được không?
 
Cám ơn bác tiếp tay.
Medium: Giá-thể. Rooting medium là giá-thể dùng để để ươm cây cho dễ tạo rễ. Vậy, theo tác-giả "giá-thể ươm cây" là gồm : đất rừng - cát - và đất có nuôi súc vật (đất chuồng). Hỗn-hợp nầy trộn theo tỷ-lệ 1:1:1.
Thân.
 
sinh ra trong 1 gia đình thuần nông, vườn tiêu bạt ngàn vậy mà thời niên thiếu liêu lõng để giờ chẳn còn gì. 1 cây tiêu cũng kg.
xin lổi mọi người mình hơi vô duyên 1 xíu , tại cây tiêu làm mình nhớ lại nhiều thứ đánh mất !
Chuyện về cây tiêu - chuyện của người nông dân - chuyện đời của bạn, của tôi, của mọi người đều có thể...!
Bạn thấy đó tuy mang tiêu đề "trồng tiêu", nhưng nó được đặt ở đây như bác Thuỷ Canh đề nghị là để cùng: "tám"
Cho nên tôi mới liều mạng vào đây mà không ngần ngại bởi tôi cũng đang "bầm trầy" với nó thì làm sao dám "múa rìu qua mắt thợ"
Mấy năm trước tôi có vườn tiêu cũng có thể được cho là "đẹp" năng suất không "bèo". Còn bây giờ - thời cao giá của tiêu - thì trở lại lần mò tìm hiểu xem thử mình sai ở chỗ nào đó bạn!
Cảm ơn bác @lequangdata.
Bác,
Tui muốn mời bà con xem, người Tích-lan và Ấn-độ nhân giống tiêu nhánh chóng như thế nào. Còn tui, áp-dụng phương-pháp nầy để nhân giống bất cứ cây nào, nhánh nào uốn cong được, nhứt là những mắt mà những mắt đó đã sẵn-sàng tạo thêm một hệ-thống rễ mới, tại ngay cái mắt non mới, cây tiêu con để ghép là một. Còn đi xa thêm một chút nữa, thay vì một Máng Tre làm thành một dây mới, tui tham (hì hì) làm nhiều dây mới trong một máng tre (hay tương tự như vậy).
Tui chưa từng trồng Dâu Tây. Để biết, tui trồng vài cây, đã trổ bông. Điều tui muốn biết là: Dây dây tây, dây con nhảy nhánh, tạo thành một cây mới. Vậy, phương-pháp thủy-canh của tui, dựa và cách nhân giống tiêu, để tạo con dây tây, nó sẽ ra sao? Hì hì, chưa biết!
Thân
.
Bây giờ tôi đã lờ mờ hiểu về "ý đồ" nhân giống tiêu bằng thuỷ canh của bác.
Đợt này tôi đã "có lãi" khi được hiểu thêm về một cách làm hay của "thiên hạ".
Cám ơn bác nhiều
Thân.
 
sinh ra trong 1 gia đình thuần nông, vườn tiêu bạt ngàn vậy mà thời niên thiếu liêu lõng để giờ chẳn còn gì. 1 cây tiêu cũng kg.
xin lổi mọi người mình hơi vô duyên 1 xíu , tại cây tiêu làm mình nhớ lại nhiều thứ đánh mất !
Bác,
Nếu bác biết là chân tình của bác làm tui xúc-động biết là bao nhiêu? Bởi, tui định về quê, tạo một cảnh vườn nhỏ, có có gà có cá, có rau... Tui đã 70 tuổi rồi, vậy mà năm ngoái, tui đành để cho mong ước nầy phải trôi theo dòng nước! Mà, trôi theo nước thì tui còn vớt lại ít nhiều, nếu còn sức. Còn tui, sau cơn đột quỵ, mà tui còn ngồi đây được, để "tám" với bác, thì tui vẫn sung-sướng biết rằng, tui may-mắn, quá may-mắn, không phải liệt như mẹ tui và anh tui. Rõ-ràng là tui có máu đột-qụy mà!
Vậy là tui với bác, nghĩ ra thì cùng chung một xuồng, định-mệnh lái tui với bác qua hướng khác, mà quá-khứ và hiện-tại nó ... trật lất!
Đừng buồn nữa bác nhé! Bác cứ gõ vài dòng, chuyện trên trời dưới đất nào cũng được. Mà đã "tám", thì làm sao nhớ hết? Nhớ sao hết mà "8"?
Chúc bác một ngày vui.
Thân ái.
 
Last edited:
Bác,
Nếu bác biết là chân tình của bác làm tui xúc-động biết là bao nhiêu? Bởi, tui định về quê, tạo một cảnh vườn nhỏ, có có gà có cá, có rau... Tui đã 70 tuổi rồi, vậy mà năm ngoái, tui đành để cho mong ước nầy phải trôi theo dòng nước! Mà, trôi theo nước thì tui còn vớt lại ít nhiều, nếu còn sức. Còn tui, sau cơn đột quỵ, mà tui còn ngồi đây được, để "tám" với bác, thì tui vẫn sung-sướng biết rằng, tui may-mắn, quá may-mắn, không phải liệt như mẹ tui và anh tui. Rõ-ràng là tui có máu đột-qụy mà!
Vậy là tui với bác, nghĩ ra thì cùng chung một xuồng, định-mệnh lái tui với bác qua hướng khác, mà quá-khứ và hiện-hiện tại nó ... trật lất!
Đừng buồn nữa bác nhé! Bác cứ gõ vài dòng, chuyện trên trời dưới đất nào cũng được. Mà đã "tám", thì làm sao nhớ hết? Nhớ sao hết mà kể?
Chúc bác một ngày vui.
Thân ái.
cám ơn bác và mọi người chia sẻ. cháu cũng có 1 ước mơ như bác chắc tại cháu già trước tuổi (cháu mới 27t) hoặc là chán nản với cuộc sống bon chen của xã hôi nhưng chưa phải lúc vì cháu còn trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình .
quá khứ nhắc lại thêm buồn.cuộc sống cháu bây giờ tạm ổn định với việc mua bán ở vùng quê nhưng giờ lại có sở thích như bác,thích làm nông dân mà chưa có điều kiên,kg có mãnh đất nào ! chỉ có vài trăm mét sau nhà tính tập làm nông dân ,trồng vài cây ăn quả với đàn gà mà chưa biết tí tẹo gì nên lạc vào diễn đàn này ạ :D
 
Bây giờ tôi đã lờ mờ hiểu về "ý đồ" nhân giống tiêu bằng thuỷ canh của bác.
Đợt này tôi đã "có lãi" khi được hiểu thêm về một cách làm hay của "thiên hạ".
Cám ơn bác nhiều
Thân.
Hì hì, cám ơn bác đã hiểu tui " âm-miu" về kỹ-thuật Máng Tre của người ta, tui xào lại để nấu thêm món khác. Mời bác nếm thử!
Thân.
 
IMG0116A.jpg

Tôi đã tóm tắt lại toàn bộ phương pháp nhân giống bằng hình trên.
Vậy là lý thuyết đã có đủ.
Chắc để tìm cây tiêu Vĩnh Linh nào sai quả, xin ít lươn về áp dụng thử coi. Khi nào tôi làm sẽ post hình cho mọi người xem :).
Ai làm trước thì cũng post hình lên cho mọi người xem nhé.

Bác @nguyenminhhai đang "bầm trầy" với cây tiêu chắc cũng có rất nhiều kinh nghiệm vui buồn cùng giống cây này. Bác có gì tâm sự về tiêu thì kể lên để mọi người xem cùng rút kinh nghiệm và góp ý khắc phục. Tại sao khi đánh cờ thì người đứng xem lại sáng suốt hơn người ngồi chơi... vì vậy mà mấy ông ngồi đánh cờ cấm tiệt người xem không được mách nước :).
 
Chùi ui! À quên, quá đã! Bác làm tui khoái quá!
Tui đã cấy một bụi dây tây, đã có cây con bò ra. Mười ngày sau, tui thăm rễ cây con, xem bao lâu nữa thì tui cắt dây nối với cây mẹ, thử xem nó tự sống như thế nào?
Chừng nào bác bắt đầu "máng tre", bác cho xem hình với! Cùng lúc đó, bác đừng quên dây buộc. Bởi chúng ta chỉ cần giữ đầu tược dây tiêu không ngóc đầu lên một thời-gian ngắn là đủ, lúc đó mắt mới đã có, ta lại buộc tiếp. Mắt trước, đã có rễ, dây buộc không cần nữa, vậy, chúng ta buộc bằng dậy tự-hoại, như dây chuối, lác hay lục-bình khô...
Phân và phân chuồng, để rễ mọc nhanh, bác trộn thêm cát (không nên dùng cát nhuyễn, nên dùng cát xây cất).
Thân.
 
Last edited:
Chắc là sẽ tốn khá thời gian đấy !...
Chúa Nhật tôi sẽ đi thăm vườn tiêu của ông bạn để khảo sát xem cây tiêu nào "xung" nhất để làm 2 bầu chiết sau đó chờ 10 ngày đến xem nó ra rễ thì cắt về làm cây mẹ để thực hành phương pháp mới :).
Dây thì chắc là dùng dây chuối vì ở đây rất sẵn. Mà nghe đâu dây chuối buộc tiêu dễ bị nấm. Có lẽ phải trụng nước sôi mới được... mình làm thí nghiệm mà :).
Có bác nào làm thử không nhỉ ?
Mà tôi nghĩ nông dân mình chắc không đủ kiên nhẫn và sự tỉ mỉ để bắt tay làm cách này. Vì họ đi tìm tiêu lươn rất dễ... Lấy về cả bó như bó rau muống cho heo ăn, chặt khúc và vùi luôn vào gốc nọc tiêu... chẳng cần ươm gì sất. Cây nào không lên thì họ lại lấy lươn mới dặm vào... Dân trồng tiêu mình là vậy.
Theo quan điểm của tôi (một người chưa trồng tiêu), cách ươm tiêu mới này sẽ cho cây tiêu con một sự khởi đầu tốt hơn nhiều so với cách mà nhà vườn làm bấy lâu nay. Khi đem trồng số lượng lớn thì cây con đồng đều, dễ chăm sóc hơn. Vì cây mẹ được chăm sóc trong vườn ươm và được theo dõi nên sẽ tránh cho cây con bị bệnh lây từ cây mẹ sang (vì cây mẹ không có bệnh).
Thôi tôi nhường lời lại cho bác @Thuy-canh điều khiển chủ đề. Ít nhất là nửa tháng nữa tôi mới có đối tượng để làm thực hành nên cứ tạm thời quên nó đi.
 
Ừ thôi, mình xếp lại chủ-đề nầy, bác há!
Kể bác nghe, tui bị viêm gan B + C. Sau mấy chục năm, bịnh-viện trị không hết, đã qua ung-thư nên tui được chuyển lên bệnh-viện chuyên khoa. Tui không muốn bệnh-viện dùng dao kéo, nên tui từ-chối. Tui muốn tự-trị, bởi già rồi, thay gan như bạn tui, sau 5 năm thay gan, rất tốt, nhưng bạn tui chết vì tâm-lý. Tui nhờ bác-sĩ phụ-trách giúp tui, trong thời-gian tui tự-trị, tui cần được X-ray, CTscan, siêu-âm, thử máu... để coi tui làm có kết-quả gì không? Bà bác sĩ, là người trưởng ngành, kiêm giảng-sư đại-học. Bệnh-viện nầy cũng là một phần của trường (teaching hospital). Nghe tui trình-bài, bả không giận, mà nói "ô-kê"! Vậy là tui đi bệnh-viện mỗi tuần, suốt 9 tháng, rồi bà bảo tui đến gặp bả, bả nói:
- Theo kết-quả, thì ông đã thoát chết.
Tui cười:
- Tui biết! Chưa bao giờ tui thấy khỏe mạnh như bây giờ. Nhưng tui muốn chính bà nói.
Bả hỏi:
- Ống dùng cách bí-truyền Á-đông của ông phải không?
Tui cười:
- Bí-truyền gì đâu? Tui ăn bậy đó!
Rồi bà bảo tui kể cho bà nghe, tui ăn gì, làm gì suốt 9 tháng qua. Nghe xong, bả nói:
- Ống làm đúng đó!
*
Lần về VN vừa qua, tui chờ khám ở bệnh-viện Y-dược ở Sàigòn, trong giờ nghĩ trưa, tui lân-la vào nhóm người bệnh gan, nhiều người giống như tui trước đây, da đã vàng là màu như da chết, tui trình-bày ngọn ngành, bà con nhiều người, rất chú ý theo dõi. Sau hết, nhiều người nói:
- Vậy là ông không có thuốc à? Phải lâu vậy à?

Tui xin trở lại, bác nói chính-xác:
Mà tôi nghĩ nông dân mình chắc không đủ kiên nhẫn và sự tỉ mỉ để bắt tay làm cách này. Vì họ đi tìm tiêu lươn rất dễ... Lấy về cả bó như bó rau muống cho heo ăn, chặt khúc và vùi luôn vào gốc nọc tiêu... chẳng cần ươm gì sất. Cây nào không lên thì họ lại lấy lươn mới dặm vào... Dân trồng tiêu mình là vậy.
Bác nói đúng. Nhiều người đánh cờ, đánh từ nước, không nghĩ những nước kế, thì bước thứ ba là không (bao giờ) nghĩ tới!
Tui với bác, không có một cây tiêu nào đâu? Hai đứa mình thì cũng như người mù xem voi!
Thôi! Chúng ta đi làm chuyện khác.
Thân quý.
 
Last edited:
Chắc là sẽ tốn khá thời gian đấy !...
Chúa Nhật tôi sẽ đi thăm vườn tiêu của ông bạn để khảo sát xem cây tiêu nào "xung" nhất để làm 2 bầu chiết sau đó chờ 10 ngày đến xem nó ra rễ thì cắt về làm cây mẹ để thực hành phương pháp mới :).
Dây thì chắc là dùng dây chuối vì ở đây rất sẵn. Mà nghe đâu dây chuối buộc tiêu dễ bị nấm. Có lẽ phải trụng nước sôi mới được... mình làm thí nghiệm mà :).
Có bác nào làm thử không nhỉ ?
Mà tôi nghĩ nông dân mình chắc không đủ kiên nhẫn và sự tỉ mỉ để bắt tay làm cách này. Vì họ đi tìm tiêu lươn rất dễ... Lấy về cả bó như bó rau muống cho heo ăn, chặt khúc và vùi luôn vào gốc nọc tiêu... chẳng cần ươm gì sất. Cây nào không lên thì họ lại lấy lươn mới dặm vào... Dân trồng tiêu mình là vậy.
Theo quan điểm của tôi (một người chưa trồng tiêu), cách ươm tiêu mới này sẽ cho cây tiêu con một sự khởi đầu tốt hơn nhiều so với cách mà nhà vườn làm bấy lâu nay. Khi đem trồng số lượng lớn thì cây con đồng đều, dễ chăm sóc hơn. Vì cây mẹ được chăm sóc trong vườn ươm và được theo dõi nên sẽ tránh cho cây con bị bệnh lây từ cây mẹ sang (vì cây mẹ không có bệnh).
Thôi tôi nhường lời lại cho bác @Thuy-canh điều khiển chủ đề. Ít nhất là nửa tháng nữa tôi mới có đối tượng để làm thực hành nên cứ tạm thời quên nó đi.
Nhận định của bác cũng có phần đúng.
Trên thực tế đa phần nông dân thường đi mua tiêu giống đó bác bởi đơn giản là không thể ôm đồm nhiều việc cùng lúc.
Một số ít tự ươm thì làm đúng như bác nói
Những người ươm giống lươn đem bán thường là những người:
*Hoặc là người rảnh (số này không chuyên nghiệp)
*Hoặc là những người chuyên ươm giống các cây khác có sẳn vườn ươm chuyển sang ươm tiêu. Những người ươm chuyên nghiệp này có khi chẳng có vườn tiêu mà họ đặt mua tiêu lươn của người ta cắt dạo ở nhiều vườn khác nhau bán ký.
Trong tình hình thực tại hiện nay, những người ươm chuyên nghiệp này mà có tâm đem ứng dụng cách dùng máng tre thì là điều đáng mong đợi nhất. Nó chẳng những đem lại ích lợi cho người trồng mà còn cũng cố thương hiệu vườn ươm của họ.
Đó là nói về giống lươn.
Còn giống ác thì nông dân trực tiếp lựa vườn để mua .Thoả thuận với chủ vườn rồi tự cắt. Cách này hạn chế được rủi ro. Đa phần nông dân thích mua giống ác nhưng mỗi tội giá cao không phải ai cũng kham nổi.
 
- Vậy là ông không có thuốc à? Phải lâu vậy à?

Vậy là bác @Thuy-canh đã dùng phương pháp nhịn ăn để chữa ung thư gan phải không ?
Nếu theo logic mà nói thì khi ta ăn thì gan phải làm việc. Không ăn nữa thì nó bớt phải làm, có thời gian tự chữa lành vết thương của nó. Không biết có phải không hả bác @Thuy-canh .
Có cái này nữa tôi muốn nói. Bác @Thuy-canh đã thất-thập rồi thì tôi nghĩ trong này bác đừng gọi ai là bác nữa... Gọi là gì cũng được, trừ Bác ra nhé :). Vì Bác có thể là Bác-Cháu, và Bác-Em... mà trong này thì không ai có thể là Bác hay là Anh của bác được đâu. Hay bác gọi mọi người là Chú hay Cậu, Cô có vẻ dễ nghe hơn.

*****

Bác @nguyenminhhai : Nếu quả thật tiêu ác mà bác nói người dân họ chuộng hơn thì mình có thể dùng phương pháp mới để ươm tiêu ác luôn. Vì nếu gốc mẹ là cành ác thì ra chồi cũng là ác và cắt ra từng đoạn thì những đoạn đó khi ra chồi nách thì cũng là cành ác thôi. Tôi nói vậy có đúng không bác nhỉ ?

*****
Mình tám về chuyện trồng tiêu nên tôi nghĩ có rất nhiều chuyện hay, không nhất thiết phải bỏ chủ đề. Cây tiêu bén duyên với đất Đồng Nai chỗ tôi chắc cũng cỡ gần 30 năm rồi...
Khi tôi có đủ vật liệu để làm thử thì tôi sẽ post hình cho mọi người xem chơi đỡ buồn.
 


Back
Top