Trồng và tạo trầm sớm cho cây dó bầu

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn và nhiều chủ trang trại ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã được huyện Vũ Quang và Hội Nông dân huyện tuyên truyền quảng bá và hỗ trợ giúp đỡ kể cả trợ giá cây giống để trồng cây dó bầu. Có nơi, có địa phương còn coi đây như là một tiêu chí khi xét duyệt thi đua.

Thế nhưng, một thực tế xảy ra là nhiều huyện, nhiều xã, nhiều Hội Nông dân chỉ biết tuyên truyền vận động nhân dân, hội viên trồng cây dó bầu càng nhiều càng tốt, càng có thành tích, nhưng khi người trồng hỏi kinh nghiệm tạo trầm và trồng cây dó bầu như thế nào để nó tích tụ trầm cao và sớm mang lại hiệu quả kinh tế cao thì lại không biết. Để giúp các hộ trồng cây dó bầu, từ thực tiễn và kinh nghiệm trồng cây dó bầu người viết bài này xin mạo muội và xin lỗi những ông vua bầu dó mà "phá rào" "phá lệ" chuyên giữ bí quyết nhà vườn để truyền đạt lại những gì đúc kết lại đôi điều về cây dó bầu cho bà con và những người làm vườn có trồng cây dó bầu cùng được biết. + Trước hết, khi trồng cây dó bầu chúng ta cần xem và chọn đất sao cho vùng đất đó không là đất trũng, đất có độ ẩm lớn, đất không quá tốt, không quá dối dào về dinh dưỡng. Vì lẽ đất tốt cây sẽ phát triển nhanh về chiều cao, tạo ít cành nhánh mà chính từ những gáy của cành nhánh lại là những điểm tạo cho cây ít tạo trầm. Người có kinh nghiệm chỉ cần xem lá cây: Nếu lá cây có màu xanh thẫm, cây phát triển có chiều cao nhưng ít cành nhánh, không có sâu kiến thì đối với những cây này nhìn thì đẹp nhưng chất lượng tinh dầu ít, hiệu quả kinh tế thấp vì vùng đất này tốt, đất có nhiều dinh dưỡng. Ngược lại, nếu trồng cây vào vùng đất trũng, có độ ẩm cao thì cây không những không phát triển được mà còn bị chết ẻo, tỷ lệ sống không cao làm ảnh hưởng tới giá trị kinh tế.
+ Hợp lý nhất là trồng cây dó trầm vào những sườn đồi, vườn có độ dốc 50 – 200. Người trồng cây dó bầu ở những vùng, lô, khoảnh, đất này bước đầu có thể không hài lòng vì cây phát triển chậm, nhìn không đẹp nhưng xin thưa với bà con, nhà vườn khi cây đã bén rễ, đã phát triển thì sẽ cho ra nhiều cành nhánh lá cây sẽ có màu xanh vàng, sâu kiến sẽ không mời cũng đến trú ngụ. Những tính hiệu này báo hiệu cho chúng ta biết cây vừa phát triển nhưng đã sớm tích tụ trầm hương. Với những cây như vậy thì ta không cần phải xử lý kỹ thuật tạo trầm vì tự nó đã điều chiết ra trầm rồi. + Riêng đối với những cây có lá xanh thẫm, cây mọc vòng cao, ít cành nhánh, không có sâu kiến thì để sớm cho tích tụ dầu trầm tạo cho cây có % tinh trầm cao thì ta cần xử lý bằng 2 cách. Cấy dung dịch hoá học hoặc xử lý thủ công.
+ Với bài viết này, tôi không muốn nói đến, đề cập đến việc xử lý trầm bằng dung dịch hoá học vì đã là dân quê, đã là nhà vườn, trang trại thì đa phần trong họ đang còn phải XĐGN nên không thể có điều kiện thực hiện vì giá thành cao, chi phí lớn thực hiện công phu. Với bài viết này tôi chỉ mong muốn nói với bà con về cách xử lý thủ công đơn giản, dễ làm, tiện lợi nhưng không tốn kém về chi phí.
+ Người trồng cây dó bầu hãy để ý khi thân cây đã có đường kính từ 25cm trở lên (chu vi từ 3 gang tay trở lên) để tạo tinh dầu trầm cho những cây đạt chuẩn vừa nêu, ta lấy đục 3 phân, đục vào thân cây cách mặt đất 1- 1,5m đục lỗ theo vòng tròn quanh thân, lỗ xen kẽ, chân chó (tức giao chéo nhau) trượt lên ngọn. Yêu cầu lỗ phải là 3x3 hoặc 3x6, độ sâu phải đảm bảo 3-4cm, hàng cách hàng, lỗ cách lỗ từ 10-15cm.
+ Công việc xử lý bằng thủ công chỉ có vậy. Sau một thời gian ngắn chúng ta sẽ thấy: Lá cây từ xanh thẫm dần chuyển sang xanh vàng, cùng với sự phát triển của cây là quá trình lấp lỗ đục và xuất hiện dần sâu kiến. Những dấu hiệu này đã ngầm báo với nhà vườn, chủ trang trại biết rằng, việc sử lý của chúng ta đã có kết quả. Với kinh nghiệm nhỏ nhoi, mong bà con và các nhà vườn tham khảo.
<dir><dir><dir><dir><dir><dir><dir><dir><dir><dir>Theo NNVN
</dir></dir></dir></dir></dir></dir></dir></dir></dir></dir>

 


Last edited:


Back
Top