Trồng xen ổi để chữa bệnh vàng lá trên cây có múi

  • Thread starter nongdanvuive
  • Ngày gửi
Hai nhà khoa học trẻ thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam vừa tìm ra giải pháp khắc phục bệnh vàng lá greening trên cây có múi hết sức đơn giản: Trồng xen cây ổi vào vườn cam quít.

(2015)1.jpg

Hiện giải pháp này đã được triển khai thí điểm tại một số vườn cây cam quít ở Tiền Giang, Vĩnh Long và cho kết quả rất khả quan...

Năm 2004, trước dịch bệnh vàng lá greening hoành hành các vườn cây cam quít ở ĐBSCL, thạc sĩ Lê Quốc Điền và kỹ sư Đỗ Hồng Tuấn được giao nhiệm vụ tìm giải pháp khắc phục. Hai anh bắt đầu bằng việc điều tra tình hình ở các vùng kết hợp với dự án nghiên cứu về bệnh vàng lá của các chuyên gia Pháp, Australia, Nhật đang triển khai ở VN.

Một lần vào vườn cam của nông dân Lê Văn Bảy ở ấp Mỹ Lợi A, xã An Thới Đông (huyện Cái Bè, Tiền Giang), hai anh bất ngờ khi thấy vườn cam hoàn toàn tươi tốt, trong khi các vườn xung quanh lại èo uột. Để ý thật kỹ thì thấy vườn ông Bảy từ trước tới nay đều có trồng xen cây ổi để tận dụng đất trống.

Tìm hiểu thêm ở nhà ông Nguyễn Văn Sang thuộc xã Mỹ Lương bên cạnh, Tuấn và Điền thấy trước đây vườn cam của ông có trồng xen ổi thì cam tốt, lúc chặt ổi đi thì cam bệnh. Hai anh ghi nhận sự kiện này và bước đầu nhận xét: Có khả năng bọn rầy chổng cánh (tác nhân gây bệnh vàng lá greening) kỵ lá cây ổi.

Hai người bắt đầu thực nghiệm trên một công đất, trồng theo mật độ 60 cây cam sành xen với 60 cây ổi. Kết quả, không thấy rầy chổng cánh xuất hiện. Bước thí nghiệm tiếp theo, họ cho ngắt hết lá ổi trong vườn thì chỉ 2-3 ngày sau là rầy chổng cánh xuất hiện. Phải chờ tới khi lá ổi ra nhiều trở lại thì bọn rầy mới biến mất.

Tới đây thì có thể khẳng định lá ổi có khả năng đặc biệt xua đuổi rầy, Điền và Tuấn tiếp tục khảo nghiệm trên hai mô hình: vườn cam quít có xen ổi và vườn cam quít không xen ổi. Kết quả sau 11 tháng cho thấy vườn không xen ổi bị nhiễm bệnh 60%; còn vườn có xen ổi hoàn toàn không nhiễm bệnh cây nào. Hai anh kết luận: Trồng ổi xen trong vườn cây có múi có tác dụng ngăn chặn được sự xâm hại của rầy chổng cánh, từ đó phòng ngừa được bệnh vàng lá greening.

Từ đầu năm 2006 đến nay, giải pháp trên đã được hai nhà khoa học trẻ nhân rộng ra trên 34 mảnh vườn của nông dân các huyện Tam Bình, Bình Minh (Vĩnh Long). Kết quả cho thấy không có rầy chổng cánh xâm nhập. Trong khi đó, những cây ổi xen canh đã bắt đầu trưởng thành, dự tính sẽ cho trái vào tháng tám sắp tới. Ông Nguyễn Văn Hiểu, một chủ vườn ở Tam Bình, phấn khởi: “Trong khi chờ đợi cam quít có trái thì thu hoạch ổi bán cũng được 2.000đ/kg. Lấy ngắn nuôi dài như vầy thì nhà vườn sống được”.

Hiện hai nhà khoa học này đang tiến hành phân tích khả năng đặc biệt của lá ổi để xem chúng có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh như thế nào. Đồng thời họ cũng nghiên cứu sản xuất các loại bẫy có gam màu xanh tương tự như lá ổi, kết hợp ly trích hương ổi đưa vào vườn cam quít thí nghiệm. Nếu kết quả tốt, khi cây ổi lớn phải chặt đi thì có thể dùng “lá ổi nhân tạo” thay thế.


Theo tuổi trẻ
 


Ngược lại nếu trồng ổi trong vườn soài…thì mất trắng, do lũ ruồi vàng bị mùi ổi quyến rũ,kéo đến thấy trái soài, đẻ trứng trong trái soài…trái soài chín toàn giòi

Vườn trồng cam quýt đừng trồng nguyệt quế. Vì cây nguyệt quế chính là chỗ đám rầy chổng cánh cư trú…nhưng chúng không làm cho cây nguyệt quế bịnh. mà làm cho cây cam quýt bịnh
 
Kái dụ trồng ổi xen cây có múi này người nông dân người ta làm trước rồi mấy ông kỹ sư trẻ thấy hiệu quả rồi dổ ngực xưng ta đây là người nghiên cứu.
 
Kái dụ trồng ổi xen cây có múi này người nông dân người ta làm trước rồi mấy ông kỹ sư trẻ thấy hiệu quả rồi dổ ngực xưng ta đây là người nghiên cứu.
em thấy mấy ông kỹ sư vịt nhà ta toàn thế " có 1 số ít nghiên cứu thực sự" lượm lượm của người dân xong tổng kết thành đề tài ngâm cứu.
bác thấy người dân ở đó làm thấy thế nào bác hiệu quả giảm rầy cao ko bác
 
HLB Bệnh vàng lá trên cây có múi " Citrus greening disease " . Là một bệnh nguy hiểm có sức tàn phá khủng khiếp đối với ngành Công nghiệp cây có múi trên thế giới .
* Với một số QUỐC GIA tiên tiến giải pháp của họ là quy trình nhân giống sạch bệnh trong môi trường bảo vệ nghiêm ngặt ( nhà kính vô trùng ) . Họ tiêu hủy hoàn toàn những vùng canh tác cây có múi truyền thống và tái trồng lại những giống cây có múi lai tạo mới có nhiều ưu điểm và nhất là năng xuất chất lượng cao hơn hẳn giống cũ , từ những vươn ươm có cấp chứng nhận quy trình nhân giống cây sạch bệnh ( khi không có cá thể nhiễm bệnh trên tổng thể vùng canh tác , thì dù rầy chổng cánh có xuất hiện nhiều đi chăng nữa chúng cũng không có mầm bệnh ký sinh trên cơ thể để lan truyền gây đại dịch . Với giải pháp này thường thì người canh tác nhận được hổ trợ nguồn kinh phí của chính phủ trong 3 - 5 năm khôi phục vùng chuyên canh như : miễn thuế , được vay vốn ưu đãi dài hạn không lãi xuất , được bồi thường thỏa đáng trích từ nguồn ngân sách Quốc gia ...( khi buộc tiêu hủy toàn bộ vùng chuyên canh để dập tắc nguồn dịch bệnh , thậm chí có khu vực lên đến vài chục ngàn hecta ) .
Riêng Hoa kỳ 2 khu vực canh tác mạnh nhất là bờ đông ( Florida ) , bờ tây ( California ) còn có những điều luật rất khắt khe . Cây giống ở 2 khu vực này cấm không được lưu thông qua lại ( bao gồm tất cả các giống cây có múi : Cam , Quýt , Bưởi , Chanh .. ) . Nhằm hạn chế dịch bệnh HLB lan truyền ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Citrus của họ .

* VN ta để làm được điều này quả thật vô cùng gian nan , thậm chí có thể nói là bất khả , bởi lối canh tác tự phát , manh múm của Bà con Nông dân và nguồn lực hổ trợ cho Nông nghiệp nói chung và ngành canh tác cây có múi nói riêng thì rất hạn chế . Vì vậy giải pháp trồng ổi xen vườn cây có múi chỉ là giải pháp tình thế để xua đuổi rầy chổng cánh hạn chế sự lan truyền dịch bệnh , chứ không phải chửa bệnh Vàng lá như chủ đề của topic nêu ra .

Hy vọng các nhà KH trong nước cũng như các cơ quan hổ trợ Nông Nghiệp Quốc tế trong một tương lai gần có thể tìm ra các hoạt chất trong cây ổi mang tính đối kháng với rầy chổng cánh , nhằm nghiên cứu bào chế ra các chủng loại nông dược dùng để phun , xông hơi ... cho những vùng chuyên canh Cam , Quýt , Bưởi , Chanh mà không cần thiết phải trồng ổi ( Đây là đặc tính hổ tương tự nhiên được người nông dân VN phát hiện ra đầu tiên , mà nhiều nhà KH trên thế giới đã đến để tìm hiểu nghiên cứu trong suốt thời gian qua ) .
 
Last edited by a moderator:
nếu trồng ổi đài loan (có bao trái) ra quả quanh năm cạnh vườn xoài đài loan (có bao trái) thì có ảnh hưởng về mặt sâu bệnh hại không các bác?
 


Back
Top