Trục trặc trong nuôi trùn quế

Kính mong các thành viên có kinh nghiệm giúp đỡ tôi vấn đề gặp phải trong quá trình nuôi trùn quế :
Trùn quế tôi nuôi đang phát triển bình thường thì hôm qua kiểm tra các ô nuôi, tôi giật mình vì thấy lượng trùn quế trong hai ô bị ít hẳn đi so với các ô khác. Các điều kiên nuôi ở các ô đều như nhau và không có sự khác biệt lắm suốt cả năm nay. Bình thường thì moi lên một chút là trùn lúc nhúc đỏ rực, bây giờ ở hai ô trên trùn chỉ thấy lưa thưa. Moi sâu xuống cũng chẳng thấy trùn đâu mà chỉ thấy con dế trũi (loại dế có cặp càng phía trước rất khỏe). Mỗi lần moi đều thấy 1-2 con. Tôi nghi ngờ "thằng này" nhưng vẫn phân vân... vì trước kia cũng thấy ( ít hơn) và trùn vẫn phát triển tốt. Vậy theo các bác có kinh nghiệm thì liệu có phải là dế trũi ăn hết trùn không? Nếu phải thì cách trị thế nào cho hiệu quả. Có người bảo tôi dùng thuốc sát trùng trừ sâu là diệt hết, nhưng như thế thì trùn cũng "ô hô ai tai" luôn mất.
Rất mong sự giúp đỡ của mọi người, tôi chân thành cảm ơn.
 


Dế ăn trùn hay không thì em không biết . Nhưng có một điều chắc chắn là nó ăn phân . Ngoài ruộng hay nuôi để làm thuốc người ta thường dùng phân tươi làm chất độn để nuôi Dế trũi . Do vậy nếu dế trũi ăn phân thì nhiều khả năng nó ăn cả trứng ,ấu trùng của trùn . Nó cạnh tranh trực tiếp thức ăn của trùn . Việc ủi phân ngầm trong bể nuôi cũng làm mất nước ... Chỉ mấy điều đó thôi cũng đủ làm cho con trùn mất đất sinh sống rồi..

Cách tốt nhất là anh làm rãnh quanh hố nuôi trùn để hạn chế kiến ,rết , thạch sùng vào ăn trùn . ... Những hố có nhiều Dế trũi anh đừng lấy phân ở đó làm giống vì có thể có trứng Dế ...Cần loại bỏ hoàn toàn cho đỡ mất công lần sau phải tìm Dế ...
 
Có vài vấn đề cần lưu ý khi anh nuôi Trùn quế như thế này:
1. Vòng đời của Trùn quế rất ngắn (theo tôi được biết thí nó dao động trong khoảng 35-50 ngày). Nếu anh nuôi nhiều hơn số ngày trên thì nó sẽ chết và tự hủy đi mất.
2. Có thể trong đợt thức ăn vừa rồi có chất độc nên Trùn cũng bị chết.
Nếu có gì thắc mắc, xin anh vui lòng gọi cho Tôi theo số đt 0933.127.448.
Chúc anh may mắn!!
 
Cám ơn các bác đã góp ý.
Vâng! Tôi đang theo dõi xem các ô khác có bị không , Tuy nhiên đến nay mới thấy bị 2 ô. Tôi có hỏi thăm nông dân thì cũng chưa ai nói chính xác là dế trũi có ăn trùn hay không. Bây giờ nếu giả sử dế trũi làm hại trùn thì có bác nào biết cách diệt dế mà không ảnh hưởng trùn không ạ?
Cũng trình bày rõ thêm cho mọi người là tôi cũng có mương nước xung quanh, nhà lợp mái tranh, quây che đúng tiêu chuẩn, độ ẩm luôn được quan tâm đúng mức. Phân bò thì khi mua được tươi, lúc thì có hoai mục và lẫn nhiều rơm,thậm chí lẫn cả đất, tuy nhiên không lẫn tro và vôi. Một năm qua vẫn ổn, thế mà bây giờ...!
Tôi nghĩ rằng nếu do thức ăn thì ô nào cũng bị vì tôi cho ăn cùng một lúc, cùng một nguồn, nhưng đây chỉ bị có 2 ô... Nhưng tôi vẫn theo dõi tiếp vì biết đâu...!
Sẵn đây tôi xin hỏi thêm là chỗ tôi nhiều xơ dừa, Có ai biết cách chế biến thế nào để có thể dùng cho trùn ăn được không? (không phải xả chát ấy vì nhiêu khê lắm không lợi hơn gì).
 
anh chú ý thêm

vào buổi tối lấy đèn bin tìm xem có cóc hay ếch không ( nghe xem chúng có kiêu nhiều ở chổ nuôi không ) thân chào
 
Thưa mọi người !
Tôi đã đọc được thông tin trong trang web của Vietlinh : thiên địch của trùn quế có con bọ gọng kềm. Tôi cho rằng bọ gọng kềm đó chính là con dế trũi (không biết có chắc chắn không?).
Còn vì sao nó xuất hiện nhiều trong vài ô mà không phải tất cả có lẽ là do trong đống phân bò mua về có nhiều dế tập trung ở trong một số chỗ, nên khi cho trùn ăn nó chỉ tập trung phá một số ô. Xong ô này sẽ sang ô khác. Vì vậy tôi mong chờ mọi người khẩn cấp chia sẻ biên pháp tiêu diệt nó mà không hại nhiều đến trùn.
Sơ xuất lần cho ăn này là không ngâm phân và đánh nhuyễn ra được như mọi lần nên dế còn đất sống và phá.
Như vậy kinh nghiệm rất quan trọng khi nuôi trùn quế là chỉ cho ăn phân khi đã hòa nhuyễn với nước sạch. Như vây trùn vừa dễ ăn, vừa giữ ẩm cho ô nuôi và loại trừ được kiến, dế. Mong những ai đang nuôi trùn nghiệp dư như tôi rút ra bài học này.
 
Thêm một lý do nữa mà tôi mới phat hiện ra : Người giúp việc cho trùn ăn đợt đó lấy nước mưa trộn phân bò cho trùn ăn. ( Hic! Không biết dế với nước mưa lý do nào là chính đây, có lẽ là nước mưa).
Chính là nước ở trong hào mương bao quanh chuồng trùn. Trước đó có mấy trận mưa nên nước trên mái tranh chảy vào đầy mương. Khi cho trùn ăn tôi không có mặt, người giúp việc thấy sẵn nước ở mương, "sướng quá" thoải mái múc đổ vào phân trộn cho trùn. Khi nước vơi đi khó múc thì mới dùng nước giếng bơm lên tưới tiếp vào vì thế nên trùn không "đi" hết mà chỉ vài ô.
Bài học này "hơi bị" đau
 

Xin bạn đừng vội trách người giúp việc.
Tôi chưa từng bị dế nhủi, nhưng bạn xem lại thử, nếu trong liếp trùn của bạn có :
- Con sên, dẹp, có lằn đen trên lưng. Loài nầy ăn trùn, và liếp nào có nó (Flatworm) là phải đốt bỏ.

Chúng ta (các ý-kiến từ trên xuống dưới), vẫn chưa biết được nguyên-do. Vậy đề-nghị bạn :
- Để giữ an-toàn cho các liếp trùn kia, xin bạn (cắn răng) tiêu-diệt các liếp trùn đang có vấn-đề.
- Cũng xin bạn đừng tiếc mà bán cứt trùn trong mấy liếp nầy, đó là vì an-toàn cho người mua. Để diệt hậu-hoạn, bạn nên đốt nhiều lửa trên mặt liếp. Sau đó đổ bỏ.

Xin chia buồn cùng bạn. Và xin thưa với bạn, những ý trên là những ý chân-thành chia sẻ, trong lúc tôi cũng như mọi người không biết nguyên-nhân.
Thân.
 
Thưa mọi người !
Tôi đã đọc được thông tin trong trang web của Vietlinh : thiên địch của trùn quế có con bọ gọng kềm. Tôi cho rằng bọ gọng kềm đó chính là con dế trũi (không biết có chắc chắn không?).
THEO EM bọ gọng kềm có lẽ nói đến con bọ đuôi kìm . con bọ này nhỏ thường hay ăn các loại côn trùng nhỏ cả rầy và dệt chính vì vậy có vài nơi đã nuôi con bọ này để bảo vệ rau màu thay cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ..!
 
Bác chủ thớt lấy phân có trùn quế từ 2 ô bị tình trạng trên chiết ra 2 thao nhỏ để tiện quan sát, theo dõi nếu thấy có tiến triển thì lúc đó cho dù không biết nguyên nhân ta cũng có cách cứu 2 ô đó, còn thấy tình hình không khả quan mà vẫn chưa biết nguyên nhân thì nên loại 2 ô đó theo cách bác thủy canh.
Chúc bác may mắn!
 
Bác chủ thớt lấy phân có trùn quế từ 2 ô bị tình trạng trên chiết ra 2 thao nhỏ để tiện quan sát, theo dõi nếu thấy có tiến triển thì lúc đó cho dù không biết nguyên nhân ta cũng có cách cứu 2 ô đó, còn thấy tình hình không khả quan mà vẫn chưa biết nguyên nhân thì nên loại 2 ô đó theo cách bác thủy canh.
Chúc bác may mắn!

theo tôi đây cũng là cách làm thực tế nhất
 
Bọ gọng kềm tức là con dế nhũi. Loại này ăn thịt chứ không ăn phân. Cậu tôi đã từng nuôi trùn Quế, ban đêm đội đèn đi bắt những con dế nhũi, chứ không có thuốc diệt nó đâu.
Trời mưa giông ó sấm sét nhiều, đó cũng là nguyên nhân giảm số lượng trùn. Ánh sáng chớp liên tục thì trùn sẽ bò ra ngoài và đi mất. Để khắc phục sét thì ta mắc thêm các bóng đèn, nếu có sét thì mình mở đèn lên. Khi mở đèn thì trùn sẽ chui sâu xuống dưới và không bị ảnh hưởng của trời sét.

Vài kinh nghiệm với ACE. Thân. Chúc thành công
 
Bọ gọng kềm tức là con dế nhũi. Loại này ăn thịt chứ không ăn phân. Cậu tôi đã từng nuôi trùn Quế, ban đêm đội đèn đi bắt những con dế nhũi, chứ không có thuốc diệt nó đâu.
Trời mưa giông ó sấm sét nhiều, đó cũng là nguyên nhân giảm số lượng trùn. Ánh sáng chớp liên tục thì trùn sẽ bò ra ngoài và đi mất. Để khắc phục sét thì ta mắc thêm các bóng đèn, nếu có sét thì mình mở đèn lên. Khi mở đèn thì trùn sẽ chui sâu xuống dưới và không bị ảnh hưởng của trời sét.

Vài kinh nghiệm với ACE. Thân. Chúc thành công

cám ơn bài viết của bạn
thân ái
 
Trong nước mưa có thể có axit nên làm cho Trùn bị chết. Dế trũi không thể làm Trùn biến mất nhanh chóng như vậy.
 
Ai mua....dế trũi khô...ô...ng ?
Sáng nay (vì tôi không ở vườn buổi tối) mở chiến dịch càn quét dế trũi. Cứ mỗi người một cuốc chĩa bới lật ô nuôi trùn lên để tìm dế.
Trời ạ! Dế lớn dế bé, dế ông dế bà, dế cha dế con, dế bồ dế bịch.... lủ khà lủ khủ. một ô 4 mét vuông mà tới gần năm trăm con. Chỗ nào còn sót lại trùn thì chỗ ấy tập trung dế nhiều, bới một chĩa là tới 3 - 4 con bật ra. Con nào con nấy béo nung núc.
Tiếc là dế trũi nên không dám ăn, đành để cho gà vịt trả thù hộ.
May mà được mọi người tư vấn sớm nên quyêt tâm xử lý. Từ giờ trở đi phải theo dõi chặt chẽ, hễ thấy có dế là tấn công tiêu diệt ngay.
Một lần nữa xin cám ơn tất cả mọi người.
 
Last edited:
Ai mua....dế trũi khô...ô...ng ?
Sáng nay (vì tôi không ở vườn buổi tối) mở chiến dịch càn quét dế trũi. Cứ mỗi người một cuốc chĩa bới lật ô nuôi trùn lên để tìm dế.
Trời ạ! Dế lớn dế bé, dế ông dế bà, dế cha dế con, dế bồ dế bịch.... lủ khà lủ khủ. một ô 4 mét vuông mà tới gần năm trăm con. Chỗ nào còn sót lại trùn thì chỗ ấy tập trung dế nhiều, bới một chĩa là tới 3 - 4 con bật ra. Con nào con nấy béo nung núc.
Tiếc là dế trũi nên không dám ăn, đành để cho gà vịt trả thù hộ.
May mà được mọi người tư vấn sớm nên quyêt tâm xử lý. Từ giờ trở đi phải theo dõi chặt chẽ, hễ thấy có dế là tấn công tiêu diệt ngay.
Một lần nữa xin cám ơn tất cả mọi người.
Trời đất! Cái đạo quân dế nhủi cỡ đó thì còn gì là liếp trùn. Hai cái càng trước bắt mồi theo kiểu bọ ngựa thì tàn phá vô cùng!
Có bà con nào biết rõ về con dế nhủi, xin gõ cho vài hàng, để bà con biết mà phòng bị.
Thân.
 
Ai mua....dế trũi khô...ô...ng ?
Sáng nay (vì tôi không ở vườn buổi tối) mở chiến dịch càn quét dế trũi. Cứ mỗi người một cuốc chĩa bới lật ô nuôi trùn lên để tìm dế.
Trời ạ! Dế lớn dế bé, dế ông dế bà, dế cha dế con, dế bồ dế bịch.... lủ khà lủ khủ. một ô 4 mét vuông mà tới gần năm trăm con. Chỗ nào còn sót lại trùn thì chỗ ấy tập trung dế nhiều, bới một chĩa là tới 3 - 4 con bật ra. Con nào con nấy béo nung núc.
Tiếc là dế trũi nên không dám ăn, đành để cho gà vịt trả thù hộ.
May mà được mọi người tư vấn sớm nên quyêt tâm xử lý. Từ giờ trở đi phải theo dõi chặt chẽ, hễ thấy có dế là tấn công tiêu diệt ngay.
Một lần nữa xin cám ơn tất cả mọi người.
bác chủ thớt tả sống động quá, làm cháu cứ ngỡ mình cũng đang bắt dế :D
 
Thông báo thông báo!!!
Đến chiều nay tôi đã hoàn thành chiến dịch săn dế trũi. Thắng lợi huy hoàng cùng đau xót tận cuống...dạ dày.
Dế thì dăm bảy nghìn con. Trùn thì còn lại khoảng một phần tư vì dế đã kịp hành quân nhanh hơn tôi nghĩ vào tất cả các ô nuôi trùn. Thế mới biết dế phá còn ghê gớm hơn kiến. Xử lý kiến cũng đơn giản hơn, chỉ cần lấy phấn kiến nghiền mịn rồi trọn vơi cát rải đều lên mặt liếp loáng thoáng là xong, trùn không ảnh hưởng gì, sau đó vẽ phấn thì yên tâm được một thời gian. Còn với dế thì ...nan giải, vì không có kinh nghiệm cũng như hiểu về nó. Đến bây giờ tôi chỉ biết xử lý là theo dõi chặt chẽ (khổ rồi!), kiểm tra bằng cách moi thật sâu xuống vì khi đào vừa rồi tôi thấy chúng nó nấp rất sâu, tận đáy ô trùn lận. Hễ thấy dế là truy đuổi thôi.
Sai lầm của tôi là ban đầu chủ quan không để ý tới dế vì nghĩ chúng chỉ ăn cỏ hoặc cám như sách dạy nuôi dế. Ai ngờ đây lại là dế trũi có tập quán sống khác, ăn trùn như ta....uống bia.
Cộng đồng nuôi trùn quế ai có kinh nghiệm gì hay mau đăng đàn chỉ giáo cho anh em đỡ khổ với. Riêng tôi thì đề nghị mọi người trước khi cho trùn ăn nên ngâm phân trước ít nhất là một ngày để diệt cả dế lẫn trứng dế.
 


Back
Top