Tự chế tạo máy cấy lúa mini

Chào các anh em trong diễn đàn.tôi ở Thái Bình và tôi đang cần chế tạo một chiếc máy cấy lúa mini rẻ tiền mà lại phù hợp với cánh đồng ở quê nơi tôi sinh sống.Vì đồng ruộng quê tôi không bằng phẳng ,có nhiều ô ruộng nhỏ và trũng nên loại máy to không phù hợp.Vậy nên tôi đang muốn chế tạo một chiếc máy cấy loại nhỏ để phục vụ cho gia đình cũng như bà con địa phương.Tôi rất mong mọi người giúp đỡ về mô hình,động cơ,vật liệu chế tạo cũng như về nguyên lý hoạt động của máy để tôi có thể tham khảo.
Mong mọi người giúp đỡ!!!
thanks!!!
 


mail của mình là: duytancdt@gmail.com
tình hình là ở Thanh Hoá mình thì mỗi nhà chỉ có 1 mảnh ruộng tí ti không như miền NAM bao la bát ngát nên bởi thế mình mới tìm hiểu để chế những loại máy nhỏ gọn đỡ tốn kém AE nào có thông tin gì share cho mình với
 


mail của mình là: duytancdt@gmail.com
tình hình là ở Thanh Hoá mình thì mỗi nhà chỉ có 1 mảnh ruộng tí ti không như miền NAM bao la bát ngát nên bởi thế mình mới tìm hiểu để chế những loại máy nhỏ gọn đỡ tốn kém AE nào có thông tin gì share cho mình với

bạn định chế tạo loại máy cấy mạ khay hay mạ dược?
 
Chào các anh em trong diễn đàn.tôi ở Thái Bình và tôi đang cần chế tạo một chiếc máy cấy lúa mini rẻ tiền mà lại phù hợp với cánh đồng ở quê nơi tôi sinh sống.Vì đồng ruộng quê tôi không bằng phẳng ,có nhiều ô ruộng nhỏ và trũng nên loại máy to không phù hợp.Vậy nên tôi đang muốn chế tạo một chiếc máy cấy loại nhỏ để phục vụ cho gia đình cũng như bà con địa phương.Tôi rất mong mọi người giúp đỡ về mô hình,động cơ,vật liệu chế tạo cũng như về nguyên lý hoạt động của máy để tôi có thể tham khảo.
Mong mọi người giúp đỡ!!!
thanks!!!

t cũng đang làm nè b ơi.t cũng chưa ra trường.t ở hp nè b.b cần những j?
 
Mình vẫn đang là sinh viên nên chưa có tiền để mua 1 cái được.mình muốn chế bằng những vật liệu rẻ tiền để thử nghiệm trước.mình chưa được xem tận mắt nên hơi khó.mà bạn biết máy này bán ở đâu k?ngoài bắc chỗ nào bán k bạn?mình có thể đến xem.nếu bạn có hình ảnh hay video cho mình với.
cảm ơn bạn nhiều!

t cũng như b.t đang làm thử,nhưng chưa cho xuống ruộng đc,vì vẫn gặp chút khó khăn.giá của nó,nếu đồ cũ thì ko tới 400k đâu,tổng chi phí cái của t khoảng 300k là hết.còn nếu thành công thì làm toàn đồ mới tầm 600k.chúc b thành công.
 
Bạn boy-alone_hp90 à,bạn chế tạo bằng những vật liệu gì mà rẻ tiền vậy?bạn vẫn chưa cấy thử à.bạn còn gặp khó khăn ở điểm nào vậy?
 
dang lam bo phan tay minh quay thoi.co ban la cho t chua toi vu cay nen chua thu dc.b lam toi dau roi?
 
dang lam bo phan tay minh quay thoi.co ban la cho t chua toi vu cay nen chua thu dc.t lam toàn đồ cũ như lip xe đạp.xích xe đạp.ổ bi cũ.còn mới thì chưa biết.vì chưa thử xuống ruộng đc.b lam toi dau roi?
 

Diễn đàn vẫn có những trang cuối cùng không mở được,
nên tôi chưa thấy có ai nêu được ý kiến gì giúp bạn.
Tôi không phải có nghề cơ khí, nhưng từ trẻ cũng đã
tò mò coi máy cấy Việt Nam bà con nông dân tự sáng kiến
làm bằng gỗ và tre, nên cố gắng kể lại, may ra có thể
giúp bạn phần nào. Đó là máy những năm 1959 hay 1963
gi đó. Tôi đã tự tay thử máy cấy, và ngạc nhiên thấy
các ngón tay của máy nhón mạ và cấy được. Hoàn toàn
không hề có nước ngoài nào có thể làm nổi lúc bấy giờ.
*
Máy cấy rất nhẹ, vì bằng gỗ, có 2 bánh như bánh xe đạp.
Chiều ngang dài chừng sải tay. Chiều cao đến khuỷu tay.
Chiều dọc trước sau chừng 1 mét. Mạ sắp trên khay cao
hơn mặt bùn cao trên ruộng chừng 1 gang, từng hàng theo
chiều dọc trước sau, cách nhau bằng khoảng cách cấy lúa.
Điều đó xảy ra vì máy có kẽ cho ngón tay máy thọc vào
nhón mạ. Ngón tay lấy mạ đến đâu, thì mạ chạy theo khe
mà sắp hàng chạy hơi giốc xuống, rồi đứng lại vì vướng
thanh ngang chắn lại. Thanh ngang này chỉ chặn mạ ở phía
trên thôi. Từ gốc mạ (đáy khay mạ) lên chừng 5 centimet
thì hở, để ngón tay máy thọc vào lấy mạ. Phần trên của
máy đơn giản chỉ là giàn khung máy. Khung máy để lắp 2
bánh xe, khay mạ, tay cầm ngang để đẩy máy đi, chứ không
hề có động cơ, và giàn ngón tay máy nhón mạ giúi xuống
bùn cấy mạ. Hay nhất và lý thú nhất là giàn ngón tay này.
*
Giàn ngón tay chạy giàn hàng ngang suốt chiều ngang của
máy, chừng 1 sải tay (khoảng mét rưỡi). Chia chiều dài
này ra cho khoảng cách hàng con, thì ra số cặp ngón tay,
chừng chục cặp gì đó. Mỗi cặp ngón tay chỉ có 2 ngón thôi.
Ngón tay nhìn ngang thì có hình như cặp ngà voi, có chiều
dài chừng 2 gang tay (30-40 centimet), chiều dày chừng
ngón tay (1 centimet), rộng bản 2 ngón tay (2-3 centimet).
Nơi ngón tay bắt vào khung giàn, thì cũng như ngà voi cắm
vào hàm con voi, nhưng không cắm, mà là khoan lỗ rất lỏng
lẻo. Người cấy tay cầm giàn khung đặt trên giá trên máy
hơi nhấc lên khỏi kệ, thì có thể hạ thấp nó xuống thêm
chừng 1 gang tay, các ngón tay sẽ chạm đáy khay mạ. Khi
chạm đáy khay mạ, 2 ngón tay mở ra, cách nhau chừng 1 cen
timet. Người chạy máy cấy đẩy giàn ngón tay về phía trước,
tức la thọc các ngón tay vào khay mạ, thì giữa 2 ngón tay
sẽ có vài cây mạ từ từng khe của khay. Người chạy máy cấy
nhấc giàn ngón tay lên vài centimet, thì 2 ngón tay kẹp lại
giữ mấy cây mạ đó trong chục cặp ngón tay này. Người chạy
máy tiếp tục kéo giàn ngón tay về phía mình, thì các cặp
ngón tay rút mạ ra khỏi khay mạ. Người chạy máy cấy hạ thấp
giàn ngón tay xuống mặt bùn trên ruộng, rồi giúi thêm bằng
độ cao mình giúi mạ xuống ruộng khi cấy lúa. Giúi có nghĩa
là hạ thấp rồi hơi ke'o thêm về phía sau. Lúc đó các ngón tay
máy buông thả mạ. Người chạy máy cấy nhấc giàn ngón tay theo
chiều thẳng đứng, thì các cặp ngón tay buông thả mạ ra, để
lại trên ruộng. Người chạy máy cấy tiếp tục nhấc giàn ngón
tay lên để thọc vào khay lấy mạ cấy tiếp hàng sau, trong lúc
chân bước lùi, kéo máy cấy theo.
*
Bí quyết làm cặp ngón tay mở ra, kẹp mạ, rồi buông thả mạ ra
là ở chỗ gần gốc ngón tay, có một cái khung hình thang, chiều
nhỏ ở dưới, đáy lớn ở trên. Cặp ngón tay có hình dáng cặp ngà
voi, và cũng có độ giốc như ngà voi. Gốc ngón tay có khoan lỗ
to hơn đinh giữ ngón tay, nên ngón tay lủng lẳng treo trên đinh
chứ không khít chặt. Cặp ngón tay bị giữ lại trong cái khung
hình thang ngược đó. Khi cặp ngón tay bị kéo lên, thì chúng xệ
xuống theo sức nặng của chúng, và trượt trong khung hình thang,
khiến 2 ngón tay cặp chặt vào nhau. Ngón tay làm bẳng tre, nên
trọng lượng không nặng lắm, chỉ kẹp nhẹ vào mạ thôi. Người chạy
máy cấy chỉ rút ra, chứ không nâng lên, nên các ngón tay vẫn kẹp
mạ. Người chạy máy cấy đẩy giàn ngón tay vào khay mạ, thả lỏng
tay cho các ngón tay trượt trên khay, thì các ngón tay bị nâng
lên so với giàn ngón tay, theo khung hình thang đáy trên rộng hơn,
nên 2 ngón tay mở ra. Khi giúi mạ xuống bùn, thì cũng vậy, nên
cặp ngón tay mở ra, và giàn ngón tay nhấc lên, để mạ lại trên bùn.
*
Lúc đó tôi là trẻ con, nên thích thú lắm, lội xuống ruộng cấy liền
vài hàng. Người lớn xúm lại coi, cũng rất thích, nhưng không muốn
lội xuống bùn, nên họ xúi tôi cấy cho họ coi. Người trông coi hội
triển lãm thấy có đứa trẻ làm giúp không công cho họ, nên cũng không
quát mắng đuổi trẻ con đi.
*
Điều quan trọng là: bùn phải thật nhuyễn như cháo mới cấy được.
Không thể có nhiều cục đất lổn nhổn. Lúa cấy xuống lỏng lẻo hơn cấy
tay, nên cây lúa hơi ngả nghiêng sau khi cấy xong. Hàng sông và hàng
con thì rất tốt, thẳng hàng hơn cấy tay nhiều. Năng suất cũng hơn, và
người cấy thì đứng thẳng lưng, không bị đau lưng như cấy tay, cũng
không mỏi chân như cấy tay. Theo người thuyết minh giới thiệu, thì
lúa cấy máy cũng hồi phục nhanh như cấy tay.
*
Đã 50 năm trôi qua, tôi chỉ nhớ láng máng được đến thế thôi, bởi vì
lúc đó trí óc tôi quá non nớt, không thể nhìn rõ và suy nghĩ kỹ đủ
để biết nhiều hơn, kỹ hơn. Mong rằng đó chỉ là gợi ý cho kỹ sư cơ khí
suy nghĩ mà thấy được nguyên lý hoạt động của cặp ngón tay máy.
*
 
cám ơn bác anhmytran rất nhiều.
cháu đã đọc bài viết của bác nhưng k hiểu được nhiều.bác cho cháu hỏi thêm một chút nhé.
loại máy mà bác nói là máy cấy mạ dược đúng k ạ?và mạ đặt trên khay theo chiều đứng của cây mạ hay cây mạ đặt nằm ra ạ?
cháu đang có ý chế tạo loại máy cấy mạ dược theo kiểu của trung quốc ý.tuy nhiên cơ cấu tay cấy phức tạp và chế tạo khó.cháu vẫn chưa nắm được.cháu gửi mấy ảnh lên bác tư vấn giúp nhé.
 
dang lam bo phan tay minh quay thoi.co ban la cho t chua toi vu cay nen chua thu dc.b lam toi dau roi?

mình vẫn chưa bắt tay vào làm.mình vẫn gặp khó khăn ở khâu chế tạo tay máy cấy.
bạn có thể mô tả qua về hoạt động của tay máy giúp mình không.
mình cám ơn bạn trước nhé.
 
Agriviet.Com-A0622.jpg
 
Last edited by a moderator:
Chủ topic cho tớ xin cái mail liên lạc nha :) Khi nào onl thì pm tớ ngay nhé :)
 
Máy cấy tôi kể là cấy mạ như mạ để cấy tay bình thường.
Mạ đặt đứng như cấy tay. Chỉ khác là để trên khay phẳng.
*
Kỳ diệu nhất đối với tôi là cặp ngón tay máy. Nhấc giàn
ngón tay lên thì 2 ngón tay cặp lại. Bỏ giàn ngón tay
xuống thì 2 ngón tay mở ra. Cử động đó nhờ sức nặng của
ngón tay và cái khung giữ ngón tay.
*
Tôi mới thử cấy vài hàng, nên không biết cấy nhiều thì
mạ trên khay sẽ ra sao. Lúc đó tôi cũng đã nghĩ tới điều
này, nhưng trẻ con thì không có kiên nhẫn để theo đuổi
một công việc tìm hiểu mà nó sẽ không làm.
*
Lúc đó, triển lãm có vài máy cấy chứ không phải chỉ có
một. Mỗi máy cấy có tên người làm ra nó, nhưng chỉ khác
nhau rất ít về kích thước. Nguyên lý vận hành và thiết
kế thì không khác gì nhau. Vậy chúng đã được thiết kế
về nguyên lý và đã từng chế tạo thử từ trước lâu rồi.
Triển lãm để hô hào nhà nông xài máy cấy. Tôi thấy bà
con có chăm chú coi máy cấy, và ngoài tôi là thằng nhỏ
nghịch ngợm ra, cũng có không ít người xắn quần lội xuống
ruộng cấy thử. Tôi cũng nghe bà con bàn tán là máy cấy
được, so với cấy tay thì không chắc gốc bằng, và điều
quan trọng là bà con không thấy cấp thiết phải làm máy
cấy. Nhà có vài sào ruộng, bày vẽ máy với móc làm gì?
*
Sau đó vài năm, thì là phong trào vào Hợp tác nông nghiệp
nhưng thực là cưỡng bức. Vào hợp tác, thì ruộng thửa lớn
hàng chục héc ta, chạy máy cầy máy bừa cỡ lớn. Chẳng hiểu
vì sao lúc ấy Đảng lại không nghĩ đến máy cấy nữa?
*
Đến bây giờ nghĩ lại, chắc máy cấy có vấn đề?
*
Đây là hình tôi vẽ cái ngón tay cấy lúa:
*
PlantFingers_zpsea4f3822.jpg

*
Hình dưới là ngón tay thọc xuống chạm vào đáy khay mạ,
mở ngón ra, chọc vào đám mạ trên khay.
*
Hình trên là giàn ngón tay nâng lên, ngón tay xệ xuống,
cặp mấy cây mạ lại, rễ mạ rù lòng thòng xuống.
*
Khi giúi giàn ngón tay xuống, góc độ cũng như khi lấy
mạ trên khay, nhưng ngón tay chạm vào bùn chứ không phải
vào đáy khay mạ, nên ngón tay cũng mở ra.
*
Muốn nhấc ngón tay mà không kẹp mạ nhổ lên, thì không
nhấc lên như hình trên nũa, mà vừa gí ngón tay xuống,
vừa kéo chúng ra cho tới khi khỏi mấy cây mạ, thì mới
được nhấc lên.
*
Bà con nhớ coi kỹ góc độ các bộ phận ở 2 hình khác nhau
nhé: Khung màu tím để vẽ cán của cặp ngón tay. Hình tròn
là lỗ ngón tay bắt vào cán. Lỗ này lỏng và đặc biệt khi
nhấc lên thì 2 ngón tay kẹp lại, khi đè xuống thì 2 ngón
mở ra. Hình giống như ngà voi màu đỏ là ngón tay, gồm 2
cái đối xứng nhau. Khi cán nâng lên thì góc độ ngang hơn,
góc ngón tay giốc hơn, và góc cây mạ cũng hơi nghiêng đi.
Ngón tay lỏng nâng lên bỏ xuống độ rơ chùng 1-3 centimet
nhưng độ rơ mở ra kẹp vào thì nhỏ hơn. Những con số này
là bây giờ tôi nghĩ ra, chứ lúc đó thì không để ý nhìn cho
rõ và chính xác như vậy. Bạn chịu khó suy nghĩ để tìm ra
con số thật. Ý kiến của tôi chỉ để tham khảo nguyên lý thôi.
*
 
Bác anhmytran à cho cháu hỏi chút nữa nha.mạ đặt trên khay có độ dốc là bao nhiêu độ để mạ tự trượt xuống ạ?và mạ tự trượt xuống sau mỗi lần lấy mạ có đều không ạ?hay có cần thêm cái gì để đẩy mạ xuống và chia mạ cho đều không ạ?
Cháu cám ơn bác.ý kiến của bác có thể sẽ cho cháu một hướng mới để chế tạo loại máy cấy mạ dược này.vì quê cháu phù hợp với cấy mạ dược bác à.!
 
Xin lỗi bạn, tôi không trả lời được câu hỏi của bạn.
Lúc ấy tôi mới hơn 10 tuổi thôi, chừng 12 gì đó, không
nhớ rõ nữa. Bây giờ tôi 65 tuổi rồi. Vấn đề là tôi chỉ
tò mò coi cái ngón tay máy nó lấy mạ rồi cắm xuống bùn.
Ngay lúc đó, tôi vẫn chưa nhìn rõ bộ phận khống chế ngón
tay máy nó ra sao. Tôi chỉ làm lạ là nó rất đơn giản, mà
làm sao lại khéo léo như thế được.
*
Về chuyện mạ, thì khay mạ thẳng tắp, ngang bằng trước mặt
người cấy máy. Tôi lúc ấy không nghĩ đến chuyện làm sao
mạ chạy vào chỗ cho ngón tay lấy mạ. Tôi cũng đã nghĩ đến
nếu cấy nhiều, mạ bớt đi, thì tình hình thêm mạ như thế
nào, nhưng không tìm hiểu, mà chạy đi chơi, coi chỗ khác
trong triển lãm kỹ thuật nông nghiệp. Phần này tôi cũng
đã kể ở trên.
*
Tôi không dám bịa ra để trả lời bạn. Hơn nữa, ngay trong
lúc này, tôi cũng không đủ trình độ để bịa ra nữa kia.
Mong rằng bạn làm xong, có thể cho tôi biết để học thêm.
*
 
Xin lỗi bạn, tôi không trả lời được câu hỏi của bạn.
Lúc ấy tôi mới hơn 10 tuổi thôi, chừng 12 gì đó, không
nhớ rõ nữa. Bây giờ tôi 65 tuổi rồi. Vấn đề là tôi chỉ
tò mò coi cái ngón tay máy nó lấy mạ rồi cắm xuống bùn.
Ngay lúc đó, tôi vẫn chưa nhìn rõ bộ phận khống chế ngón
tay máy nó ra sao. Tôi chỉ làm lạ là nó rất đơn giản, mà
làm sao lại khéo léo như thế được.
*
Về chuyện mạ, thì khay mạ thẳng tắp, ngang bằng trước mặt
người cấy máy. Tôi lúc ấy không nghĩ đến chuyện làm sao
mạ chạy vào chỗ cho ngón tay lấy mạ. Tôi cũng đã nghĩ đến
nếu cấy nhiều, mạ bớt đi, thì tình hình thêm mạ như thế
nào, nhưng không tìm hiểu, mà chạy đi chơi, coi chỗ khác
trong triển lãm kỹ thuật nông nghiệp. Phần này tôi cũng
đã kể ở trên.
*
Tôi không dám bịa ra để trả lời bạn. Hơn nữa, ngay trong
lúc này, tôi cũng không đủ trình độ để bịa ra nữa kia.
Mong rằng bạn làm xong, có thể cho tôi biết để học thêm.
*

dù sao cũng rất cám ơn bác.cháu đang tìm hiểu loại máy mà cháu up hình lên ở trang trước đó.bác đã xem nó hoạt động thế naò chưa.có gì bác góp ý giúp cháu nhé
 
Last edited by a moderator:


Back
Top