Tự chế tạo máy cấy lúa mini

Chào các anh em trong diễn đàn.tôi ở Thái Bình và tôi đang cần chế tạo một chiếc máy cấy lúa mini rẻ tiền mà lại phù hợp với cánh đồng ở quê nơi tôi sinh sống.Vì đồng ruộng quê tôi không bằng phẳng ,có nhiều ô ruộng nhỏ và trũng nên loại máy to không phù hợp.Vậy nên tôi đang muốn chế tạo một chiếc máy cấy loại nhỏ để phục vụ cho gia đình cũng như bà con địa phương.Tôi rất mong mọi người giúp đỡ về mô hình,động cơ,vật liệu chế tạo cũng như về nguyên lý hoạt động của máy để tôi có thể tham khảo.
Mong mọi người giúp đỡ!!!
thanks!!!
 


vậy a cho e xem ảnh của chúng dc không a
 


các bạn nên mua một máy cấy loại nhỏ, giá khoảng 3tr về làm. chế tạo máy cấy phức tạp lắm, mình cũng có mấy cái nè, nhưng mình nghĩ là chế không hiệu quả
Bạn có máy cấy không động cơ à? Cho mình địa chỉ hay số điện thoại của bạn để mình liên hệ mua. Cảm ơn bạn!
 
Chào các cụ, em cũng đang chế tạo một cái nhưng mới đang ký nick nên không biết post ảnh, cụ nào chỉ em với.
Hiện em đã làm được 40% thôi ạ.
Qua em muốn được học hỏi kinh nghiệm chế tạo máy từ người đi trước.
Chào các bạn mình là thành viên mới, mình cũng đọc bài viết này lâu lắm rồi và cũng quan tâm tới máy cấy này ko biết các bạn đã làm tới đâu rồi?
Cái tay mạ của bạn là loại máy lớn tokubo của Nhật Bản thì phải loại chạy bằng động cơ 6 đến 8 tay cấy đó nhìn rất phức tạp ko nhìn đơn giản như máy cấy bằng tay,cái khó của mình thấy máy cấy mini bằng tay là thiết kế cái khay mạ để nó di chuyển qua lại đi tiến rồi lại lùi về.
Em đang làm cái này, nếu cụ cần có thể em sẽ giúp được cụ :)
 
sory cả nhà thời gian vừa rồi bận quá ko online được mình gửi cho các bạn bản hướng dẫn chi tiết bằng file Word.sao gửi file đính kèm nên nó báo lỗi là sao nhi?ai cần để lại email mình send qua cho
Mình đang nghiên cứu cái máy cấy lúa này bạn cho mình file với nhé, cảm ơn bạn rất nhiều!
mail: phantrannhan990@gmail.com
 
OTE="boy_alone_hp90, post: 443402, member: 90523"]t cũng như b.t đang làm thử,nhưng chưa cho xuống ruộng đc,vì vẫn gặp chút khó khăn.giá của nó,nếu đồ cũ thì ko tới 400k đâu,tổng chi phí cái của t khoảng 300k là hết.còn nếu thành công thì làm toàn đồ mới tầm 600k.chúc b thành công.[/QUOTE]
bạn ơi. Bạn đã chế xong chư. Xong rồi thì bán mình một chiếc. Mình ở thai bình đây
Gu
sory cả nhà thời gian vừa rồi bận quá ko online được mình gửi cho các bạn bản hướng dẫn chi tiết bằng file Word.sao gửi file đính kèm nên nó báo lỗi là sao nhi?ai cần để lại email mình send qua cho
gửi cho e với. daoduydung2111@gmail.com
 

Này thì trục vít ra vào mạ này :D


heKIzdM.jpg

16656598368_20d467536c_o.jpg
 
chao ban.minh vua moi doc bai cua cac ban hay qua.munh cung ap u cai nay lau roi ma chua thuc hien duoc.ban co ban ve va thuyet minh gui giup minh vao mail dc ko ban. cam on ban nhiu nhe. nguyendam0204@gmail.com
 
mình cũng nghin cứu lâu rùi mà ko được ,đọc bài của bạn hay wa ,,bạn có thể gửi bản vẽ ,hình ảnh vào mail để mình tham khảo được không ,cảm ơn bạn nhiều,maivanlucvis@gmail.com
 
Ba
các bạn nên mua một máy cấy loại nhỏ, giá khoảng 3tr về làm. chế tạo máy cấy phức tạp lắm, mình cũng có mấy cái nè, nhưng mình nghĩ là chế không hiệu quả
Bạn cho mình xin địa chỉ mua ở đâu dk k.Mình ở hải duong. Bạn có bt ai gần mình bán máy gần chỗ mình k vậy
Mình cug
Tây Linh xa quá, mình ở Hải Dương.https://drive.google.com/file/d/0B6BK8OGCkn_daTRiMzk1YWZKOWs/edit?usp=sharing

các bạn vào link trên mà down về tham khảo ( bản vẽ + thuyết minh)
Mình cũng ở hải duong nè. Nếu bạn mua dk máy thì chỉ giúp mình với nhé. TThank
 
Tôi định chế tạo máy theo kiểu của trung quốc.đó là loại máy cấy mạ gieo ở ruộng sau đó nhổ lên rùi đem cấy chứ không dùng mạ gieo trong khay,.tuy nhiên về cơ cấu gắp mạ tôi còn đang gặp khó khăn.nhờ các ace chỉ giaó.
Chào ace! có ai biết thông tin gì về máy cấy trong bài viết này không? Có ai có thể chế tạo lại không?
http://www.maynongnghiep.pro.vn/tin...nghiem-thuoc-so-nong-lam-ha-noi-nam-1960.html
 
Diễn đàn vẫn có những trang cuối cùng không mở được,
nên tôi chưa thấy có ai nêu được ý kiến gì giúp bạn.
Tôi không phải có nghề cơ khí, nhưng từ trẻ cũng đã
tò mò coi máy cấy Việt Nam bà con nông dân tự sáng kiến
làm bằng gỗ và tre, nên cố gắng kể lại, may ra có thể
giúp bạn phần nào. Đó là máy những năm 1959 hay 1963
gi đó. Tôi đã tự tay thử máy cấy, và ngạc nhiên thấy
các ngón tay của máy nhón mạ và cấy được. Hoàn toàn
không hề có nước ngoài nào có thể làm nổi lúc bấy giờ.
*
Máy cấy rất nhẹ, vì bằng gỗ, có 2 bánh như bánh xe đạp.
Chiều ngang dài chừng sải tay. Chiều cao đến khuỷu tay.
Chiều dọc trước sau chừng 1 mét. Mạ sắp trên khay cao
hơn mặt bùn cao trên ruộng chừng 1 gang, từng hàng theo
chiều dọc trước sau, cách nhau bằng khoảng cách cấy lúa.
Điều đó xảy ra vì máy có kẽ cho ngón tay máy thọc vào
nhón mạ. Ngón tay lấy mạ đến đâu, thì mạ chạy theo khe
mà sắp hàng chạy hơi giốc xuống, rồi đứng lại vì vướng
thanh ngang chắn lại. Thanh ngang này chỉ chặn mạ ở phía
trên thôi. Từ gốc mạ (đáy khay mạ) lên chừng 5 centimet
thì hở, để ngón tay máy thọc vào lấy mạ. Phần trên của
máy đơn giản chỉ là giàn khung máy. Khung máy để lắp 2
bánh xe, khay mạ, tay cầm ngang để đẩy máy đi, chứ không
hề có động cơ, và giàn ngón tay máy nhón mạ giúi xuống
bùn cấy mạ. Hay nhất và lý thú nhất là giàn ngón tay này.
*
Giàn ngón tay chạy giàn hàng ngang suốt chiều ngang của
máy, chừng 1 sải tay (khoảng mét rưỡi). Chia chiều dài
này ra cho khoảng cách hàng con, thì ra số cặp ngón tay,
chừng chục cặp gì đó. Mỗi cặp ngón tay chỉ có 2 ngón thôi.
Ngón tay nhìn ngang thì có hình như cặp ngà voi, có chiều
dài chừng 2 gang tay (30-40 centimet), chiều dày chừng
ngón tay (1 centimet), rộng bản 2 ngón tay (2-3 centimet).
Nơi ngón tay bắt vào khung giàn, thì cũng như ngà voi cắm
vào hàm con voi, nhưng không cắm, mà là khoan lỗ rất lỏng
lẻo. Người cấy tay cầm giàn khung đặt trên giá trên máy
hơi nhấc lên khỏi kệ, thì có thể hạ thấp nó xuống thêm
chừng 1 gang tay, các ngón tay sẽ chạm đáy khay mạ. Khi
chạm đáy khay mạ, 2 ngón tay mở ra, cách nhau chừng 1 cen
timet. Người chạy máy cấy đẩy giàn ngón tay về phía trước,
tức la thọc các ngón tay vào khay mạ, thì giữa 2 ngón tay
sẽ có vài cây mạ từ từng khe của khay. Người chạy máy cấy
nhấc giàn ngón tay lên vài centimet, thì 2 ngón tay kẹp lại
giữ mấy cây mạ đó trong chục cặp ngón tay này. Người chạy
máy tiếp tục kéo giàn ngón tay về phía mình, thì các cặp
ngón tay rút mạ ra khỏi khay mạ. Người chạy máy cấy hạ thấp
giàn ngón tay xuống mặt bùn trên ruộng, rồi giúi thêm bằng
độ cao mình giúi mạ xuống ruộng khi cấy lúa. Giúi có nghĩa
là hạ thấp rồi hơi ke'o thêm về phía sau. Lúc đó các ngón tay
máy buông thả mạ. Người chạy máy cấy nhấc giàn ngón tay theo
chiều thẳng đứng, thì các cặp ngón tay buông thả mạ ra, để
lại trên ruộng. Người chạy máy cấy tiếp tục nhấc giàn ngón
tay lên để thọc vào khay lấy mạ cấy tiếp hàng sau, trong lúc
chân bước lùi, kéo máy cấy theo.
*
Bí quyết làm cặp ngón tay mở ra, kẹp mạ, rồi buông thả mạ ra
là ở chỗ gần gốc ngón tay, có một cái khung hình thang, chiều
nhỏ ở dưới, đáy lớn ở trên. Cặp ngón tay có hình dáng cặp ngà
voi, và cũng có độ giốc như ngà voi. Gốc ngón tay có khoan lỗ
to hơn đinh giữ ngón tay, nên ngón tay lủng lẳng treo trên đinh
chứ không khít chặt. Cặp ngón tay bị giữ lại trong cái khung
hình thang ngược đó. Khi cặp ngón tay bị kéo lên, thì chúng xệ
xuống theo sức nặng của chúng, và trượt trong khung hình thang,
khiến 2 ngón tay cặp chặt vào nhau. Ngón tay làm bẳng tre, nên
trọng lượng không nặng lắm, chỉ kẹp nhẹ vào mạ thôi. Người chạy
máy cấy chỉ rút ra, chứ không nâng lên, nên các ngón tay vẫn kẹp
mạ. Người chạy máy cấy đẩy giàn ngón tay vào khay mạ, thả lỏng
tay cho các ngón tay trượt trên khay, thì các ngón tay bị nâng
lên so với giàn ngón tay, theo khung hình thang đáy trên rộng hơn,
nên 2 ngón tay mở ra. Khi giúi mạ xuống bùn, thì cũng vậy, nên
cặp ngón tay mở ra, và giàn ngón tay nhấc lên, để mạ lại trên bùn.
*
Lúc đó tôi là trẻ con, nên thích thú lắm, lội xuống ruộng cấy liền
vài hàng. Người lớn xúm lại coi, cũng rất thích, nhưng không muốn
lội xuống bùn, nên họ xúi tôi cấy cho họ coi. Người trông coi hội
triển lãm thấy có đứa trẻ làm giúp không công cho họ, nên cũng không
quát mắng đuổi trẻ con đi.
*
Điều quan trọng là: bùn phải thật nhuyễn như cháo mới cấy được.
Không thể có nhiều cục đất lổn nhổn. Lúa cấy xuống lỏng lẻo hơn cấy
tay, nên cây lúa hơi ngả nghiêng sau khi cấy xong. Hàng sông và hàng
con thì rất tốt, thẳng hàng hơn cấy tay nhiều. Năng suất cũng hơn, và
người cấy thì đứng thẳng lưng, không bị đau lưng như cấy tay, cũng
không mỏi chân như cấy tay. Theo người thuyết minh giới thiệu, thì
lúa cấy máy cũng hồi phục nhanh như cấy tay.
*
Đã 50 năm trôi qua, tôi chỉ nhớ láng máng được đến thế thôi, bởi vì
lúc đó trí óc tôi quá non nớt, không thể nhìn rõ và suy nghĩ kỹ đủ
để biết nhiều hơn, kỹ hơn. Mong rằng đó chỉ là gợi ý cho kỹ sư cơ khí
suy nghĩ mà thấy được nguyên lý hoạt động của cặp ngón tay máy.
*
Chào bác anhmytran!
Máy cấy ngày xưa như bác kể đó nếu ai còn nhớ để chế tạo lại hoặc dựa vào đó để cải tiến lại thì rất phù hợp với đồng ruộng VN ta hiện nay.
Máy cấy như trong bài viết này bác đã thấy bao giờ chưa? nếu có thì xin bác cho thêm thông tin
http://www.hamco.vn/ban-tin-hamco/c...thi-nghiem-thuoc-so-nong-lam-ha-noi-nam-1960/
 
Cái đó thuộc dạng như này cụ ạ :)

Có điều nay nó thiết kể cải tiến lại 1 chút :)
Máy này không biết làm có hiệu quả không nhỉ các bác? có cần quy trình làm mạ đặc biệt không? Mình chưa thấy máy này trên thực tế bao giờ, chỉ xem trên mạng thôi. Ai đã sử dụng máy này rồi hay đã thấy máy làm trên thực tế rồi thì cho ý kiến để ace trên diễn đàn tham khảo
 
chào mọi người em đã làm 1 máy cấy mạ sân,cấy 1 lúc 6 hàng.nhưng khi đem ra đồng ruộng để thử thì gặp 1 vấn đề là tay cấy không tự nhả mạ ra.bác nào biết cơ cấu tay lấy mạ chỉ giúp em với ạ.máy em không dùng động cơ.em xin cảm ơn ạ.
 


Back
Top