Tự làm chế phẩm sinh học - Tại sao không?

Cách đây gần một tháng có khăn gói xuống Sài Gòn mong học hỏi chút ít kiến thức về trồng trọt (aquaponic, thủy canh, ...) nhưng vì thấy họ "giấu nghề" kỹ quá nên đành trở về chốn cũ, tự lục mò trên mạng, thấy có một số bí kíp rất đáng giá nên xin phép được lập topic, mong các cao thủ có kinh nghiệm và các võ lâm đồng đạo có cùng đam mê về nông nghiệp cho ý kiến. Đầu tiên là về phần chế phẩm sinh học, các bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa ở trên mạng, ở đây chỉ xin trình bày vắn tắt về điều chế và ứng dụng (ở nhà có xin một ít cá + rác hữu cơ thúi về nghiên cứu, thấy có kết quả khá tốt).

1519915708637.png

Vài lưu ý khi làm chế phẩm sinh học:
_ Không nên dùng đường trắng để làm vì sau khi chế biến, trong đường trắng còn lại rất ít vitamin và khoáng chất. Do đó nên chọn đường nâu hay mật đường.
_ Không dùng nước có chứa chlorine (Cl) khi điều chế các chế phẩm sinh học vì chlorine có tính sát khuẩn nên sẽ diệt luôn các vi sinh có lợi. Nếu dùng nước máy nên để khoảng 12-24 giờ để bay bớt chlorine.
_ Không dùng vật liệu thủy tinh hoặc kim loại để điều chế hay lưu trữ chế phẩm sinh học vì khí sinh ra có thể gây nổ bình, đồng thời các chế phẩm có môi trường acid có thể gây ăn mòn kim loại.
_ Các chế phẩm thường có mùi thơm hơi chua, môi trường acid có pH dưới 4. Nếu chế phẩm có mùi hôi và pH cao thì nó đã hỏng, không xài được.
_ Vào mùa nóng, quá trình làm chế phẩm thường diễn ra nhanh hơn so với mùa lạnh, nên cần để ý điều này.
_ Luôn chừa một khoảng không gian khoảng 1/3 hay 1/4 hũ chứa trong quá trình điều chế và lưu trữ các chế phẩm sinh học.


1. IMO (VI SINH VẬT BẢN ĐỊA): là loại chế phẩm được điều chế bằng cách tận dụng nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Có thể thu thập IMO từ nhiều vùng khác nhau (đồng bằng, đồi núi, trang trại, rừng rậm, ...), sau đó kết hợp chung trong việc sử dụng, mục đích là tạo một môi trường giàu các vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng. Chọn các vùng đất chưa bị cày xới trước đó.
Nguyên liệu: gạo (nên chọn loại gạo rẻ tiền) hoặc một nguồn giàu carbohydrate; đường nâu hoặc mật đường (rỉ đường - thứ thu được từ bả mía ép hay có màu nâu đen giống nước màu kho cá); khay gỗ (thường dùng khay có kích thước 40*40 cm, cao khoảng 7-8 cm).
Điều chế: nấu gạo thành cơm chín, trải thành một lớp 2-3 cm trong khay, không nén chặt nhằm tạo diện tích lớn nhất để vi sinh vật phát triển. Dùng giấy niêm phong lại cho chặt, đảm bảo không bị thụng xuống chạm vào lớp cơm trong khay. Tìm nơi có tán tre hoặc tán cây rậm rạp (thường là nơi tập trung nhiều vi sinh vật nhất), đào một hố nông bằng khoảng 1/2 chiều cao khay gỗ, cho khay chứa cơm đã chuẩn bị vào, dùng lá mục, cành khô gần ngay tại đó phủ sao cho kín, nếu sợ mưa có thể phủ lên một lớp nilon. Sau 3-4 ngày (mùa nóng) hoặc 5-6 ngày (mùa lạnh), lớp cơm trong khay gỗ sẽ bị bao phủ bởi một lớp mốc trắng, đôi khi có lẫn một số mốc khác màu vào. Thu lấy lớp cơm chứa mốc trắng (không nên hoặc hạn chế dùng đến phần cơm chứa các mốc màu khác vì các vi sinh vật có hại có thể lẫn vào) đem trộn với mật đường hoặc đường nâu theo tỷ lệ khối lượng 1:1, cho vào đầy khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy báo niêm phong lại, để nơi râm mát trong khoảng 7 ngày. Sau thời gian này, đem chắt lọc lấy phần IMO lỏng (có thể thu được rất ít) cho vào một hũ chứa khác, dùng giấy niêm phong lại. IMO lỏng thu được gọi là IMO-2, còn IMO ban đầu (phần cơm chứa mốc trắng) gọi là IMO-1. Một số nơi khi làm bước trộn cơm mốc với đường có thể thêm một lượng nước sạch bằng 3 lần lượng hỗn hợp cơm + đường, sau khi lọc sẽ thu được sản phẩm gọi tắt là BIM.
Ứng dụng:
Dùng IMO: 100-250 mL IMO-2/16 L nước, phun ẩm cho đất hàng tuần. Dùng 2 mL IMO-2/1 L nước, phun ẩm cho đống ủ compost, giúp ngăn mùi hôi và làm quá trình ủ diễn ra nhanh hơn.
Dùng BIM: 15-30 mL BIM/1 gallon nước (1 gallon = 3.78 L) phun ẩm cho lá và đất. Đối với đống ủ compost, dùng BIM pha loãng với nước theo tỷ lệ thể tích 1:1000 hoặc 1:500 phun ẩm cho đống ủ.
2. IMO-3,4,5: nên tiến hành làm các IMO thứ cấp trên mặt đất, ở nơi mát mẻ, không làm trên nền bê tông.
Pha loãng IMO-2 hoặc BIM theo tỷ lệ thể tích 1:1000 trộn với cám sao cho đạt độ ẩm khoảng 65-70% (dùng tay cầm một nắm cám, bóp chặt, thấy cám vo lại thành cục và nước rỉ ra một vài giọt là được), trải cám thành một lớp cao khoảng 30-40 cm, dùng rơm rạ hoặc một tấm bạt phủ kín. Trong quá trình ủ, khi thấy nhiệt độ cao hơn 45 độ C thì nên tiến hành đảo đống ủ để nhiệt độ hạ xuống (nhiệt độ quá cao sẽ làm chết các vi sinh vật có ích). Tiến hành ủ như vậy cho đến khi nhiệt độ trở lại bình thường là hoàn tất. Đây gọi là IMO-3.
Dùng IMO-3 trộn với đất theo tỷ lệ khối lượng 1:1, trải thành lớp dày khoảng 20 cm, phủ bạt hoặc rơm lên để khoảng 1 ngày để vi sinh vật phân bố đều khắp đống ủ. Nếu thấy hỗn hợp bị khô thì dùng IMO-2 loãng làm ẩm. Đây gọi là IMO-4. Đất đem dùng nên là đất kết hợp từ rừng, trang trại, đồng lúa, ...
Trộn IMO-4 với phân gà theo tỷ lệ 1:1 về khối lượng, chất đống cao khoảng 80-90 cm, phủ kín lại tiến hành ủ trong khoảng 7 ngày. Sản phẩm thu được gọi là IMO-5, là một nguồn phân bón hữu cơ hầu như không còn mùi hôi, có thể đem bón trực tiếp cho cây trồng.
Trên đây là phần về IMO, nếu các võ lâm đồng đạo thấy nó xài được thì sẽ tiếp tục cập nhật thêm. Cái này ở nhà chỉ mới xài tới IMO-2 pha loãng, đem trộn với đống rau + cá thúi thì thấy nó khử mùi rất tuyệt, riêng cái IMO-3,4,5 thì chưa đụng đến vì không có điều kiện.
 


Last edited:
G
Bác chủ cho e hỏi mình dùng đường đỏ ( đường hoa mai...) hay ăn ở hiệu tạp hoá hay phải đường phên hoặc mật rỉ đường ạ
 
Em nghĩ do cây ăn đồ ngon (phân đạm cá) nên dị ứng với đồ ăn dở (phân vô cơ). Không biết có phải không? Em cũng mong được chia sẻ về hiện tượng này.
Trân trọng!
Cây cối, thực vật nói chung thì không "ăn" được chất hữu cơ.
Tất cả các "chế phẩm sinh học" không thể cho cây cối ăn được.
Chúng chỉ giúp chuyển hữu cơ sang vô cơ cho cây thôi.
Mong bà con dầu có làm gì, cũng đừng nên quên kiến thức vỡ
lòng về nông nghiệp: phân bón gì cuối cùng cũng phải ra vô cơ.
 
K
Cây cối, thực vật nói chung thì không "ăn" được chất hữu cơ.
Tất cả các "chế phẩm sinh học" không thể cho cây cối ăn được.
Chúng chỉ giúp chuyển hữu cơ sang vô cơ cho cây thôi.
Mong bà con dầu có làm gì, cũng đừng nên quên kiến thức vỡ
lòng về nông nghiệp: phân bón gì cuối cùng cũng phải ra vô cơ.
Cám ơn bác @anhmytran
 
C
Tò mò quá. Những công thức này rất giống vs kỹ thuật trong Natural Farming của Tiến sĩ Cho Han Kyu (Hàn quốc) :). Nếu đúng nguồn thì rất vui vì mình đang chuẩn bị áp dung NF vào trang trại của mình.
 
K
Cây cối, thực vật nói chung thì không "ăn" được chất hữu cơ.
Tất cả các "chế phẩm sinh học" không thể cho cây cối ăn được.
Chúng chỉ giúp chuyển hữu cơ sang vô cơ cho cây thôi.
Mong bà con dầu có làm gì, cũng đừng nên quên kiến thức vỡ
lòng về nông nghiệp: phân bón gì cuối cùng cũng phải ra vô cơ.
Đọc bài của bác mà cảm thấy được an ủi, chia sẻ. Càng ngày càng nhiều người sạch, sạch, sạch mà chả hiểu gì. Thấy người ta bảo trồng hữu cơ là cho là nhất. Tưới ít đạm cho cây thì chê ỏng chê eo.
 

H
em thì hay dùng cái chế phẩm EM . loại của nhât. thấy cũng hay. có cái tài liệu ko biết đính kèm.

Bạn mua loại của Nhật bao tiền một lít?. Tôi mua EM ở trường Học Viện nông nghiệp VN loại EM gốc về pha nhưng thấy thằng cha bán ngô nghê và không uy tín nên có thể nó bán EM thứ cấp thành EM gốc cho mình cũng nên. Loại EM gốc này có 20k/lít thôi. Trong khi nhiều nơi thì giá trên trời, dưới đất nên không biết đằng nào mà lần.
 
B
Ý bạn là giải quyết vụ ô nhiễm làm cá chết ở Việt Nam mấy ngày qua phải không? Chưa thử thì chưa biết nhưng theo tôi thì là được.
Quan trọng là nhà nước có cho thử và có dám bỏ tiền đầu tư cho mình làm chế phẩm hay không vì giải quyết cả vùng ô nhiễm rộng lớn cần lượng chế phẩm khổng lồ.
Mình cũng chưa thử nên không có kết luận là được hay không. Nhưng theo mình nghĩ ô nhiễm do hóa chất độc hại và kim loại nặng thì không xài EM được đâu bạn. EM bản chất cũng chỉ là những vi sinh vật mà thôi. Chúng không thể đồng hóa kim loại nặng cũng như có thể bị hóa chất độc hại giết chết.
 
L
  • Làm Giàu ở Quê Hương

Bạn mua loại của Nhật bao tiền một lít?. Tôi mua EM ở trường Học Viện nông nghiệp VN loại EM gốc về pha nhưng thấy thằng cha bán ngô nghê và không uy tín nên có thể nó bán EM thứ cấp thành EM gốc cho mình cũng nên. Loại EM gốc này có 20k/lít thôi. Trong khi nhiều nơi thì giá trên trời, dưới đất nên không biết đằng nào mà lần.
mình mua có 35k/l.
 
D
Cách đây gần một tháng có khăn gói xuống Sài Gòn mong học hỏi chút ít kiến thức về trồng trọt (aquaponic, thủy canh, ...) nhưng vì thấy họ "giấu nghề" kỹ quá nên đành trở về chốn cũ, tự lục mò trên mạng, thấy có một số bí kíp rất đáng giá nên xin phép được lập topic, mong các cao thủ có kinh nghiệm và các võ lâm đồng đạo có cùng đam mê về nông nghiệp cho ý kiến. Đầu tiên là về phần chế phẩm sinh học, các bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa ở trên mạng, ở đây chỉ xin trình bày vắn tắt về điều chế và ứng dụng (ở nhà có xin một ít cá + rác hữu cơ thúi về nghiên cứu, thấy có kết quả khá tốt).
Vài lưu ý khi làm chế phẩm sinh học:
_ Không nên dùng đường trắng để làm vì sau khi chế biến, trong đường trắng còn lại rất ít vitamin và khoáng chất. Do đó nên chọn đường nâu hay mật đường.
_ Không dùng nước có chứa chlorine (Cl) khi điều chế các chế phẩm sinh học vì chlorine có tính sát khuẩn nên sẽ diệt luôn các vi sinh có lợi. Nếu dùng nước máy nên để khoảng 12-24 giờ để bay bớt chlorine.
_ Không dùng vật liệu thủy tinh hoặc kim loại để điều chế hay lưu trữ chế phẩm sinh học vì khí sinh ra có thể gây nổ bình, đồng thời các chế phẩm có môi trường acid có thể gây ăn mòn kim loại.
_ Các chế phẩm thường có mùi thơm hơi chua, môi trường acid có pH dưới 4. Nếu chế phẩm có mùi hôi và pH cao thì nó đã hỏng, không xài được.
_ Vào mùa nóng, quá trình làm chế phẩm thường diễn ra nhanh hơn so với mùa lạnh, nên cần để ý điều này.
_ Luôn chừa một khoảng không gian khoảng 1/3 hay 1/4 hũ chứa trong quá trình điều chế và lưu trữ các chế phẩm sinh học.

1. IMO (VI SINH VẬT BẢN ĐỊA): là loại chế phẩm được điều chế bằng cách tận dụng nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Có thể thu thập IMO từ nhiều vùng khác nhau (đồng bằng, đồi núi, trang trại, rừng rậm, ...), sau đó kết hợp chung trong việc sử dụng, mục đích là tạo một môi trường giàu các vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng. Chọn các vùng đất chưa bị cày xới trước đó.
Nguyên liệu: gạo (nên chọn loại gạo rẻ tiền) hoặc một nguồn giàu carbohydrate; đường nâu hoặc mật đường (rỉ đường - thứ thu được từ bả mía ép hay có màu nâu đen giống nước màu kho cá); khay gỗ (thường dùng khay có kích thước 40*40 cm, cao khoảng 7-8 cm).
Điều chế: nấu gạo thành cơm chín, trải thành một lớp 2-3 cm trong khay, không nén chặt nhằm tạo diện tích lớn nhất để vi sinh vật phát triển. Dùng giấy niêm phong lại cho chặt, đảm bảo không bị thụng xuống chạm vào lớp cơm trong khay. Tìm nơi có tán tre hoặc tán cây rậm rạp (thường là nơi tập trung nhiều vi sinh vật nhất), đào một hố nông bằng khoảng 1/2 chiều cao khay gỗ, cho khay chứa cơm đã chuẩn bị vào, dùng lá mục, cành khô gần ngay tại đó phủ sao cho kín, nếu sợ mưa có thể phủ lên một lớp nilon. Sau 3-4 ngày (mùa nóng) hoặc 5-6 ngày (mùa lạnh), lớp cơm trong khay gỗ sẽ bị bao phủ bởi một lớp mốc trắng, đôi khi có lẫn một số mốc khác màu vào. Thu lấy lớp cơm chứa mốc trắng (không nên hoặc hạn chế dùng đến phần cơm chứa các mốc màu khác vì các vi sinh vật có hại có thể lẫn vào) đem trộn với mật đường hoặc đường nâu theo tỷ lệ khối lượng 1:1, cho vào đầy khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy báo niêm phong lại, để nơi râm mát trong khoảng 7 ngày. Sau thời gian này, đem chắt lọc lấy phần IMO lỏng (có thể thu được rất ít) cho vào một hũ chứa khác, dùng giấy niêm phong lại. IMO lỏng thu được gọi là IMO-2, còn IMO ban đầu (phần cơm chứa mốc trắng) gọi là IMO-1. Một số nơi khi làm bước trộn cơm mốc với đường có thể thêm một lượng nước sạch bằng 3 lần lượng hỗn hợp cơm + đường, sau khi lọc sẽ thu được sản phẩm gọi tắt là BIM.
Ứng dụng:
Dùng IMO: 100-250 mL IMO-2/16 L nước, phun ẩm cho đất hàng tuần. Dùng 2 mL IMO-2/1 L nước, phun ẩm cho đống ủ compost, giúp ngăn mùi hôi và làm quá trình ủ diễn ra nhanh hơn.
Dùng BIM: 15-30 mL BIM/1 gallon nước (1 gallon = 3.78 L) phun ẩm cho lá và đất. Đối với đống ủ compost, dùng BIM pha loãng với nước theo tỷ lệ thể tích 1:1000 hoặc 1:500 phun ẩm cho đống ủ.
2. IMO-3,4,5: nên tiến hành làm các IMO thứ cấp trên mặt đất, ở nơi mát mẻ, không làm trên nền bê tông.
Pha loãng IMO-2 hoặc BIM theo tỷ lệ thể tích 1:1000 trộn với cám sao cho đạt độ ẩm khoảng 65-70% (dùng tay cầm một nắm cám, bóp chặt, thấy cám vo lại thành cục và nước rỉ ra một vài giọt là được), trải cám thành một lớp cao khoảng 30-40 cm, dùng rơm rạ hoặc một tấm bạt phủ kín. Trong quá trình ủ, khi thấy nhiệt độ cao hơn 45 độ C thì nên tiến hành đảo đống ủ để nhiệt độ hạ xuống (nhiệt độ quá cao sẽ làm chết các vi sinh vật có ích). Tiến hành ủ như vậy cho đến khi nhiệt độ trở lại bình thường là hoàn tất. Đây gọi là IMO-3.
Dùng IMO-3 trộn với đất theo tỷ lệ khối lượng 1:1, trải thành lớp dày khoảng 20 cm, phủ bạt hoặc rơm lên để khoảng 1 ngày để vi sinh vật phân bố đều khắp đống ủ. Nếu thấy hỗn hợp bị khô thì dùng IMO-2 loãng làm ẩm. Đây gọi là IMO-4. Đất đem dùng nên là đất kết hợp từ rừng, trang trại, đồng lúa, ...
Trộn IMO-4 với phân gà theo tỷ lệ 1:1 về khối lượng, chất đống cao khoảng 80-90 cm, phủ kín lại tiến hành ủ trong khoảng 7 ngày. Sản phẩm thu được gọi là IMO-5, là một nguồn phân bón hữu cơ hầu như không còn mùi hôi, có thể đem bón trực tiếp cho cây trồng.
Trên đây là phần về IMO, nếu các võ lâm đồng đạo thấy nó xài được thì sẽ tiếp tục cập nhật thêm. Cái này ở nhà chỉ mới xài tới IMO-2 pha loãng, đem trộn với đống rau + cá thúi thì thấy nó khử mùi rất tuyệt, riêng cái IMO-3,4,5 thì chưa đụng đến vì không có điều kiện.
kinh nghiệm rất hay, mình đang cần sử dụng chế phẩm này. Liệu có thể liên hệ với bạn bằng cách nào? số đtt của mình: 0944443957
 
T
Cam ơn các anh,em nghề nghiệp công chức,em mới mua 3500m ở trang bom đồng nai,đất tốt,cách quốc lộ 1a,3km,cách TP.hcm 40km,có ai muốn hợp tác để triển khai mô hình gì thì gọi tôi 0973764405.cảm on
Cam ơn các anh,em nghề nghiệp công chức,em mới mua 3500m ở trang bom đồng nai,đất tốt,cách quốc lộ 1a,3km,cách TP.hcm 40km,có ai muốn hợp tác để triển khai mô hình gì thì gọi tôi 0973764405.cảm on
 
Last edited by a moderator:
Q
Cam ơn các anh,em nghề nghiệp công chức,em mới mua 3500m ở trang bom đồng nai,đất tốt,cách quốc lộ 1 3km,cách TP.hcm 40km,có ai muốn hợp tác để triển khai mô hình gì thì gọi tôi 0973764405.cảm on
Cam ơn các anh,em nghề nghiệp công chức,em mới mua 3500m ở trang bom đồng nai,đất tốt,cách quốc lộ 1 3km,cách TP.hcm 40km,có ai muốn hợp tác để triển khai mô hình gì thì gọi tôi 0973764405.cảm on
Trồng gừng trong bao không a? Em đang lam cho cty phan bon nen yên tâm ve ky thuat.
Nhân Sinh Khối Nấm Trichoderma Tại Nhà
Nguyên Liệu đơn giản: cơm nguội, cám, trấu,.... sẽ cho thành phẩm nấm Tricho. Quy trinh đơn giản dễ thực hiện chỉ cần trộn men giống vơi nguyên liếu, sau đó ủ 5 - 7 ngày là sử dụng được.

Thanh Quynh - 01215 898 551
 
S
Em làm FPJ 2 lọ. Làm như nhau mà 1 lọ bên trái sàu bọt có mùi hơi chua, lọ bên phải không sàu bọt có hơi mốc nhưng mùi khá thơm. Vậy cái nào được vậy bác?
uiWReA.jpg
 
H
bài viết rất hay và tận dụng được những thứ xung quanh mình để làm chế phẩm
 


Back
Top