Thảo luận Từ Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tới một nền nông nghiệp hiện đại.

  • Thread starter Thọ Th
  • Ngày gửi
Một câu chuyện làm nông nghiệp ở nước phát triển: Đức, cả một cánh đồng bằng phẳng 200-300ha người ta làm nông nghiệp thế này: Ngô đến vụ thu hoạch (họ không thu hoạch ngô già như ta, chỉ chắc hạt là thu rồi) họ đưa máy vào, máy cắt hết từ sát gốc ngô rồi đưa vào nghiền cả lá, cả thân, cả bắp phun ra một cửa, từ cửa này có một xe tải chạy song song để hứng, cứ đầy xe lại tiếp xe sau. Phía sau chiếc máy là một chiếc máy khác làm đất, trộn mùn, phân bón xới tung hết lên, máy làm đất kết hợp luôn với máy tra hạt. Họ tra rất mau, mỗi gốc ngô chỉ cách nhau 20cm thôi. Thế là một chu trình khép kín. Xem xong mà hoa hết cả mắt, máu trong người cứ sôi sùng sục, sao ta không làm được?

Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 10.6.2013 nhưng đến nay gần như tất cả các địa phương vẫn chưa có tiến triển đáng kể nào. Mục tiêu của đề án rất rõ ràng: " Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6-3%/năm trong giai đoạn 2011-2015, từ 3,5-4%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008..."
Mục đích ngắn hạn chỉ là như vậy, nhưng phía sau cuộc Tái cơ cấu ngành nông nghiệp người dân sẽ được hưởng lợi tới hàng chục năm sau.
Mốc 2020 đang cận kề, chúng ta chỉ còn 5 năm nữa nhưng nếu chúng ta không chuyển mình, không bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch, lên phương án và tiến hành cải cách sâu rộng, mạnh mẽ chúng ta sẽ bị chậm lại.
Phải bắt đầu từ đâu?
Đất!
Tôi đi dọc các tỉnh phía Bắc, từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc... đều nhận ra một thực trạng là các mảnh ruộng của ta tương đối hẹp và bậc thang. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp không thể tách rời với Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, cũng không thể tách rời được với đất. Đất đai là gốc rễ của nông nghiệp - nông thôn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, chúng ta đã quy hoạch nhiều tuyến đường liên xã, liên tỉnh, đường cao tốc cắt ngang các cánh đồng, nó phù hợp cho mục tiêu ngắn của chúng ta nhưng lại ảnh hưởng, cản trở lâu dài cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Làm sao đưa được máy móc công nghiệp vào trong khi cánh đồng rộng chỉ vài chục ha nhưng lại bị xẻ đôi, xẻ ba, vướng đường dây điện.
Cản trở thứ hai thuộc về địa hình tự nhiên, các cánh đồng thoai thoải không nhiều, chủ yếu là bậc thang, ruộng này tiếp giáp ruộng kia chênh cao chừng 20-30cm là phổ biến. Nếu có một cuộc đại cách mạng ruộng đất thì việc cần làm là đưa các ruộng này về một độ cao với độ dốc vừa phải: 0.2% đủ để nước chảy tự nhiên. Bóc lớp đất mùn lên, san ruộng, và rải lại lớp đất mùn. Việc không làm ngày một ngày hai được mà mất cả một thế hệ nhưng ta cứ làm từng xã, từng huyện, từng tỉnh một. Dần dần cũng sẽ xong. Không phải tất cả các ruộng ta đều làm, có nơi cao quá thì chuyển sang trồng cây vùng đồi, cho làm trang trại chăn nuôi gà, trâu bò. Nơi thấp trũng thì nuôi vịt, nuôi cá. Khi có được một "bình nguyên" thì việc đưa máy móc công nghiệp vào, kêu gọi nước ngoài đầu tư vào cũng vô cùng dễ dàng. Nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, được đảm bảo thu nhập, được đóng bảo hiểm hoặc ký hợp đồng nuôi thuê cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Rõ ràng, nếu vấn đề đất đai chưng giải quyết được thì Việt Nam chưa thể hi vọng có một nền nông nghiệp hiện đại. Dù thiên nhiên, tự nhiên có ưu đãi đến đâu chăng nữa, sức người cũng chỉ có hạn thôi.
 


nền nông nghiệp nước ta vẫn mang tính nhỏ lẻ, mỗi gia đình có 1 ít đất nhưng lại chia ra làm 3-5 khoảnh, làm sao có thể áp dụng máy móc được...
 
100 năm nữa ...... lúc đó con người thay đổi thì nền nông nghiệp sẽ thay đổi, bạn yên tâm đi đừng lo !
 
N
Một câu chuyện làm nông nghiệp ở nước phát triển: Đức, cả một cánh đồng bằng phẳng 200-300ha người ta làm nông nghiệp thế này: Ngô đến vụ thu hoạch (họ không thu hoạch ngô già như ta, chỉ chắc hạt là thu rồi) họ đưa máy vào, máy cắt hết từ sát gốc ngô rồi đưa vào nghiền cả lá, cả thân, cả bắp phun ra một cửa, từ cửa này có một xe tải chạy song song để hứng, cứ đầy xe lại tiếp xe sau. Phía sau chiếc máy là một chiếc máy khác làm đất, trộn mùn, phân bón xới tung hết lên, máy làm đất kết hợp luôn với máy tra hạt. Họ tra rất mau, mỗi gốc ngô chỉ cách nhau 20cm thôi. Thế là một chu trình khép kín. Xem xong mà hoa hết cả mắt, máu trong người cứ sôi sùng sục, sao ta không làm được?

Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 10.6.2013 nhưng đến nay gần như tất cả các địa phương vẫn chưa có tiến triển đáng kể nào. Mục tiêu của đề án rất rõ ràng: " Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6-3%/năm trong giai đoạn 2011-2015, từ 3,5-4%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008..."
Mục đích ngắn hạn chỉ là như vậy, nhưng phía sau cuộc Tái cơ cấu ngành nông nghiệp người dân sẽ được hưởng lợi tới hàng chục năm sau.
Mốc 2020 đang cận kề, chúng ta chỉ còn 5 năm nữa nhưng nếu chúng ta không chuyển mình, không bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch, lên phương án và tiến hành cải cách sâu rộng, mạnh mẽ chúng ta sẽ bị chậm lại.
Phải bắt đầu từ đâu?
Đất!
Tôi đi dọc các tỉnh phía Bắc, từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc... đều nhận ra một thực trạng là các mảnh ruộng của ta tương đối hẹp và bậc thang. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp không thể tách rời với Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, cũng không thể tách rời được với đất. Đất đai là gốc rễ của nông nghiệp - nông thôn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, chúng ta đã quy hoạch nhiều tuyến đường liên xã, liên tỉnh, đường cao tốc cắt ngang các cánh đồng, nó phù hợp cho mục tiêu ngắn của chúng ta nhưng lại ảnh hưởng, cản trở lâu dài cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Làm sao đưa được máy móc công nghiệp vào trong khi cánh đồng rộng chỉ vài chục ha nhưng lại bị xẻ đôi, xẻ ba, vướng đường dây điện.
Cản trở thứ hai thuộc về địa hình tự nhiên, các cánh đồng thoai thoải không nhiều, chủ yếu là bậc thang, ruộng này tiếp giáp ruộng kia chênh cao chừng 20-30cm là phổ biến. Nếu có một cuộc đại cách mạng ruộng đất thì việc cần làm là đưa các ruộng này về một độ cao với độ dốc vừa phải: 0.2% đủ để nước chảy tự nhiên. Bóc lớp đất mùn lên, san ruộng, và rải lại lớp đất mùn. Việc không làm ngày một ngày hai được mà mất cả một thế hệ nhưng ta cứ làm từng xã, từng huyện, từng tỉnh một. Dần dần cũng sẽ xong. Không phải tất cả các ruộng ta đều làm, có nơi cao quá thì chuyển sang trồng cây vùng đồi, cho làm trang trại chăn nuôi gà, trâu bò. Nơi thấp trũng thì nuôi vịt, nuôi cá. Khi có được một "bình nguyên" thì việc đưa máy móc công nghiệp vào, kêu gọi nước ngoài đầu tư vào cũng vô cùng dễ dàng. Nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, được đảm bảo thu nhập, được đóng bảo hiểm hoặc ký hợp đồng nuôi thuê cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Rõ ràng, nếu vấn đề đất đai chưng giải quyết được thì Việt Nam chưa thể hi vọng có một nền nông nghiệp hiện đại. Dù thiên nhiên, tự nhiên có ưu đãi đến đâu chăng nữa, sức người cũng chỉ có hạn thôi.
Người tài thì không được dùng, người được dùng thì không có tài. 1000 năm nữa nông nghiệp Việt Nam mới phát triển được
 
+Có cách này hay nè: Bác lấy cây tre cho lai với cây đu đủ, tạo ra giống lúa cao như cây tre, hạt to như quả đu đủ...vậy là VN mình tái cơ cấu nông nghiệp thành công, dư sức nuôi sống toàn thế giới...hi hi...he he :)
 
bạn đang nói theo suy nghĩ của bạn thôi. bạn đã tính tỉ lệ nông dân làm nông nghiệp bên Đức với nông dân việt nam chưa!
với tỉ lệ đó thì mỗi người dân việt được trung bình bao nhiêu ha đất. như vậy, nếu muốn như các nước tiên tiến thì Việt nam cần giảm bao nhiêu lao động nông thôn .....vv....vv.
khi nào có công việc ổn định và môi trường làm việc thoải mái hơn thì mới có hy vọng người này bán đất cho người kia để tạo thành một cánh đồng lớn như các nước bạn.
còn đừng tính tới hợp tác xã. "chín người mười ý" không làm được đâu.
 
thứ nhất là đức có hitle nước ta có Bác Hồ . thứ hai đất dân đã ít mà suốt ngày dự án nghĩa trang,du lịch,sân gôn...tham nhũng thì....
 

Đất thì để hoang hóa, xin thuê dài hạn thì không cho. Thuê được 9 nhà, 1 nhà ở giữa không cho thuê thì cũng chịu. Muốn làm nông nghiệp lớn cũng không đươc.
 
Trước hết phải có một người lãnh đạo đủ tâm và đủ tầm thì nông nghiệp Việt Nam mới phát triển được
 
Có lẽ bạn leo lên núi rồi bảo ruộng cao.
Có 1 thực tế là diện tích nông nghiệp sử dụng trên những đồi cao mà bạn nhìn thấy rất nhỏ so với việc bạn lên cao tốc phóng 1 mạch toàn đất phù sa màu mỡ đi cả tiếng đồng hồ không nhìn thấy núi.
Hơn nữa việc ruộng bậc thang nếu quy hoạch thì chẳng dại gì mà đưa máy móc lên để cày cày cuốc cuốc thu về vài tấn thóc. Chi bằng trồng cây gỗ quý thì kinh tế khá hơn rất nhiều.
Vấn đề ở đây là việc đầu tư chưa đồng bộ, thiếu khoa học, khoảng cách giữa người dân và công nghệ hiện đại còn cách xa nhau lắm.
Nó giống 1 vòng luẩn quẩn.
Người dân thiếu vốn đầu tư công nghệ cao, có vốn lại to ăn tiêu, thiếu kiến thức phổ cập.
Giải quyết mấy cái này cũng hóc búa lắm chứ :D nếu không VN đã là nước xuất khẩu nông sản lớn từ lâu rồi.
 
ý tưởng của bạn này thật táo bạo
với 10cm đất mặt để có 100ha ruộng cần bóc 100.000 m3 đất, sau đó san và lấp lại.
công trình của thế kỷ.
 
Một câu chuyện làm nông nghiệp ở nước phát triển: Đức, cả một cánh đồng bằng phẳng 200-300ha người ta làm nông nghiệp thế này: Ngô đến vụ thu hoạch (họ không thu hoạch ngô già như ta, chỉ chắc hạt là thu rồi) họ đưa máy vào, máy cắt hết từ sát gốc ngô rồi đưa vào nghiền cả lá, cả thân, cả bắp phun ra một cửa, từ cửa này có một xe tải chạy song song để hứng, cứ đầy xe lại tiếp xe sau. Phía sau chiếc máy là một chiếc máy khác làm đất, trộn mùn, phân bón xới tung hết lên, máy làm đất kết hợp luôn với máy tra hạt. Họ tra rất mau, mỗi gốc ngô chỉ cách nhau 20cm thôi. Thế là một chu trình khép kín. Xem xong mà hoa hết cả mắt, máu trong người cứ sôi sùng sục, sao ta không làm được?

Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 10.6.2013 nhưng đến nay gần như tất cả các địa phương vẫn chưa có tiến triển đáng kể nào. Mục tiêu của đề án rất rõ ràng: " Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6-3%/năm trong giai đoạn 2011-2015, từ 3,5-4%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008..."
Mục đích ngắn hạn chỉ là như vậy, nhưng phía sau cuộc Tái cơ cấu ngành nông nghiệp người dân sẽ được hưởng lợi tới hàng chục năm sau.
Mốc 2020 đang cận kề, chúng ta chỉ còn 5 năm nữa nhưng nếu chúng ta không chuyển mình, không bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch, lên phương án và tiến hành cải cách sâu rộng, mạnh mẽ chúng ta sẽ bị chậm lại.
Phải bắt đầu từ đâu?
Đất!
Tôi đi dọc các tỉnh phía Bắc, từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc... đều nhận ra một thực trạng là các mảnh ruộng của ta tương đối hẹp và bậc thang. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp không thể tách rời với Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, cũng không thể tách rời được với đất. Đất đai là gốc rễ của nông nghiệp - nông thôn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, chúng ta đã quy hoạch nhiều tuyến đường liên xã, liên tỉnh, đường cao tốc cắt ngang các cánh đồng, nó phù hợp cho mục tiêu ngắn của chúng ta nhưng lại ảnh hưởng, cản trở lâu dài cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Làm sao đưa được máy móc công nghiệp vào trong khi cánh đồng rộng chỉ vài chục ha nhưng lại bị xẻ đôi, xẻ ba, vướng đường dây điện.
Cản trở thứ hai thuộc về địa hình tự nhiên, các cánh đồng thoai thoải không nhiều, chủ yếu là bậc thang, ruộng này tiếp giáp ruộng kia chênh cao chừng 20-30cm là phổ biến. Nếu có một cuộc đại cách mạng ruộng đất thì việc cần làm là đưa các ruộng này về một độ cao với độ dốc vừa phải: 0.2% đủ để nước chảy tự nhiên. Bóc lớp đất mùn lên, san ruộng, và rải lại lớp đất mùn. Việc không làm ngày một ngày hai được mà mất cả một thế hệ nhưng ta cứ làm từng xã, từng huyện, từng tỉnh một. Dần dần cũng sẽ xong. Không phải tất cả các ruộng ta đều làm, có nơi cao quá thì chuyển sang trồng cây vùng đồi, cho làm trang trại chăn nuôi gà, trâu bò. Nơi thấp trũng thì nuôi vịt, nuôi cá. Khi có được một "bình nguyên" thì việc đưa máy móc công nghiệp vào, kêu gọi nước ngoài đầu tư vào cũng vô cùng dễ dàng. Nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, được đảm bảo thu nhập, được đóng bảo hiểm hoặc ký hợp đồng nuôi thuê cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Rõ ràng, nếu vấn đề đất đai chưng giải quyết được thì Việt Nam chưa thể hi vọng có một nền nông nghiệp hiện đại. Dù thiên nhiên, tự nhiên có ưu đãi đến đâu chăng nữa, sức người cũng chỉ có hạn thôi.
Cái này hoàn toàn đúng , tuy nhiên hãy làm từ những nơi có đk ví dụ đb sông cưu long , đb bắc bộ ....đi từng bước , ban đầu thì môi gia đìnhchỉ một thửa ruộng .. rồi sau này họ sẽ tự mua , bán , chuyển nhượng cho nhau ruộng đất chỉ phát huy tác dụng , lợi nhuận tối đa khi vaof tay những người biết làm ruộng đích thực . nhưng như vậy sẽ có một tầng lớp gọi là địa chủ đấy , cái tầng lớp mà một thời cho là bóc lột , là xấu .. xa.vậy không biết bọn địa chủ ấy liệu còn xấu xa nữa không ? nhưng cũng xin nói thật , nếu không có bọn xấu này thì nền nông nghiệp việt nam sẽ không bao giờ ngóc lên được đâu
 
"máu trong người cứ sôi lên sùng sục"
Hãy bình tĩnh nào, đừng sôi, bởi đó là một thực tế không thể thay đổi, tôi và bạn cũng không thể thay đổi là phải sống ở đất nước này, phải chấp nhận hiện thực này, và phải học kỹ năng tồn tại ở đất nước này.
Cái nhà kính kia nó tồn tại ở một hoang mạc, nơi mà hệ thống khuyến nông cả nước không thể hướng dẫn 60 triệu nông dân cùng trồng rau, cùng canh tác 3 vụ, nơi mà chưa từng được nghe nói tới mô hình VAC.
Thằng em ruột tôi sống ở London với thu nhập 7.000 bảng anh thì nó mới mua được cái gọi là "rau sạch"; và ở đó ra mà "không sạch" thì người ta mới đi biểu tình.
Mỗi buổi sáng ra ăn phở bò, cầm lá rau nặng chịch tôi đã biết nó được trồng như thế nào rồi. Không ăn ư? Nhịn đói mà chết đi.
Còn tôi, và bạn đi biểu tình vì cái rau ăn phở buổi sáng đó ư? Không biết chương trình phúc lợi xã hội hiện nay đã có các xe kiểu như bắt chó chở đi chữa bệnh bắt buộc trong nhà thương điên không nhỉ?
Chấp nhận lịch sử, chấp nhận hiện thực, sống trong hiện thực đó là cách tốt nhất bạn ạ.
 
Thấy máu lên luôn nhưng nhớ bài hát ..

Đèn cù (Đèn kéo quân)

Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù
Ngựa giấy í a vồi giấy,tít mù nó mới lại vòng quanh
ớ ơ bao giờ ta mới bắt cho kịp nhau
Ngựa giấy ới a vồi giấy vòng quanh ới a tít mù,tít mù là
Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù
Đèn cù là đèn cù ớ hỡi đèn, đèn ơi
Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù
Chong chóng ối a diều giấy
Tít mù nó mới lại vòng quanh
Ớ ơ bao giờ ta mới bắt cho kịp nhau
Chong chóng ối a diều giấy
Vòng quanh ới a tít mù ,tít mù là
Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù
Đèn cù là đèn cù ớ hỡi đèn, đèn ơi
 
Thấy máu lên luôn nhưng nhớ bài hát ..

Đèn cù (Đèn kéo quân)

Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù
Ngựa giấy í a vồi giấy,tít mù nó mới lại vòng quanh
ớ ơ bao giờ ta mới bắt cho kịp nhau
Ngựa giấy ới a vồi giấy vòng quanh ới a tít mù,tít mù là
Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù
Đèn cù là đèn cù ớ hỡi đèn, đèn ơi
Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù
Chong chóng ối a diều giấy
Tít mù nó mới lại vòng quanh
Ớ ơ bao giờ ta mới bắt cho kịp nhau
Chong chóng ối a diều giấy
Vòng quanh ới a tít mù ,tít mù là
Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù
Đèn cù là đèn cù ớ hỡi đèn, đèn ơi
"Cuộc đi dạo" của Van gốc...
 
cần có một mô hình nông nghiệp đa dạng, bởi không thể máy móc áp dụng ào ào, mà cần phải cân nhắc, từ từ.
Hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông thôn tại một số nơi: như liên kết nông hộ. Các nông hộ được ở tập trung trong các chung cư để giành đất cho sản xuất nông nghiệp.
 
Muốn cơ cấu lại nền nông nghiệp nhỏ lẽ như chúng hiện ta nay là chuyện rất gian nan
 
nông nghiệp phụ thuộc vào khí hậu, tài nguyên đất nước rất lớn. Một nền nông nghiệp hiện đại sẽ phải gắn liền với sự phát triển chung của xã hội. Đó là bảo vệ môi trường sinh thái, khí hậu. Quy hoạch đô thị và khu công nghiệp.

Nước ngọt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống, không có nước đồng nghĩa với cái chết.
Những khu ẩm ướt cần được bảo vệ để trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Sa mạc hóa là kẻ thù của sự sống. Trồng cây để chắn cát xâm lấn, chống xói mòn. Những hàng cây xanh lớn, những lũy tre nứa là những hàng rào vô cùng hữu hiệu. Cây xanh còn có tác dụng giữ ẩm, hấp thụ tia xạ mặt trời, điều hòa khí hậu, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, cải tạo hệ sinh thái, hệ vi sinh vật đất.
 


Back
Top