Tự tay làm " dấu cây "

  • Thread starter sohardtolive
  • Ngày gửi
Dấu cây là vật dụng để viết tên cây, ký hiệu cây nhằm tránh nhầm lẫn trong các vườn cây.
Ở các nước khác dấu cây thường được làm bằng giấy cứng hoặc nhựa cứng.
Với những nguyên liệu là giấy thường sẵn có nhưng lại rất dễ mục nát và không thể tái sử dụng.
Với nguyên liệu bằng nhựa cứng thì lại thật khó kiếm.

tại 1 vườn ươm ở Đà Lạt đã tận dụng những chiếc thìa nhựa nho nhỏ để viết lên đó vài chữ.
DSC07882.JPG

Đây cũng là 1 cách hay nhưng vấn đề là thìa nhựa chỉ có diện tích bề mặt bé, muốn viết ngày tháng trồng cũng khó.
Hôm nay Dương xin giới thiệu với bà con cô bác cách làm dấu cây từ vỏ lon đã qua sử dụng.
Ưu điểm: không phân hủy, nhẹ dễ tạo hình yêu thích, tái sử dụng nhiều lần trong nhiều năm.
Nguyên liệu gồm có vỏ lon đã sử dụng.
Kéo
Bút dạ
Đầu tiên tiến hàng cắt bỏ 2 đầu của lon việc này hẳn không khó nhưng cẩn thận để tránh làm méo mó phần thân nhé.
11892_358664340917833_815400412_n.jpg

Sau khi cắt bỏ 2 đầu lon ta tiến hàng cắt miếng theo chiều dọc như vậy ta sẽ có dấu cây có chiều dài 8-9cm
536211_358664360917831_1530632370_n.jpg

Chia nhỏ ra như vậy
68987_358664347584499_2055658963_n.jpg

Bây giờ thì tỉa tót cho xịn hơn tý nhé
1 đầu cắt nhọn
đầu kia tỉa góc
Đục 1 lỗ nhỏ để luồn dây
602123_358664397584494_1108437626_n.jpg

Và cuối cùng là viết thông tin của cây cần đánh dấu lên bằng bút dạ.
Để xóa chữ trên này ta chỉ cần dùng 1 chiếc giẻ và 1 chút xăng hoặc dầu lau nhẹ là sạch ( nước không lau được nhé vì thế dù mưa gió bão bùng hay đất phủ kín cũng ko sợ mờ chữ )
557926_358664407584493_1575815666_n.jpg


Trông cũng khá sang trọng đấy chứ ^^~
1 vỏ lon có thể cắt được khoảng 11 cái dấu cây này.
Như vậy khá là rẻ.
 


sắc , nhọn, dễ dứt tay

các bác lấy vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp cơm suất mà viết cũng đc :D
Bác để ý thấy vết răng cưa ở viền không ạ. Cái này là em dùng kéo to màu đỏ cắt đấy. giảm độ sắc của miếng nhôm này.
Nhưng kể ra thì cũng ko quá quan trọng lắm. ^^~ nhìn khá thẩm mỹ đấy chứ ạ
 
Hay…1 cách tận dụng tiện lợi..nhưng chữ viết bằng bút mực dầu.sau vài tháng nắng gió và nước tưới chữ sẽ biến mất hết..

Tôi hay dùng “bút xóa” để viết thẳng lên vành chậu..chữ viết vẫn còn nguyên đến cả vài năm
Châu nào màu trắng thì tôi dùng sơn đen sơn lên vành chậu 1 khoảnh vuông ( sơn cho gọn và đẹp) …chờ sơn khô sau đó dùng bút xóa viết lên
“Bút xóa” là cây viết bên trong có sơn nước màu trắng..đầu cây viết có 1 viên bi rất nhỏ…khi viết ấn đầu viết xuống..sơn nước sẽ chảy ra..viết thành chữ rất tiện rõ ràng..đẹp và bền với thời gian
Có thể viết trực tiếp lên gốc hoặc thân cây
Khi muốn xóa… dùng móng tay cạy bỏ chữ dễ dàng

Giá khoảng hơn 10 ngàn đồng 1 cây….viết được rất nhiều mới hết sơn
 
Last edited by a moderator:
em yêu khoa học, tận dụng đồ sẵn có cũng tốt, nếu có điều kiện thì mua miếng nhựa như hình dưới cho khoẻ :lol:
074c1b16344b2187045b95ceda420f96.jpg

ở chỗ bán vật tư trồng lan có bán, bằng nhựa màu, giá cũng rẻ khoảng vài trăm đồng 1 miếng, có lỗ treo sẵn, viết lên bằng bút chì đậm, tôi đã thử 2 năm chữ không phai
 
Chữ viết bằng bút chì không bao giờ phai, vì màu đen đó là than.
Cách làm đơn giản là viết bút chì lên giấy học trò, rồi dán đè
băng dính trong suốt lên. Băng dính này ở Mỹ làm ở Mỹ thì dày hơn
và đắt hơn băng dính làm ở China, nhưng loại rẻ cũng bền trăm năm.
Viết và cắt giấy học trò mất mấy giây. Dán băng dính mất mấy giây.
*
 

Viết bằng bút dầu này em thấy có vẻ chịu được nước. Nhưng chưa thể khẳng định nó chịu được bao lâu. Nếu chỉ được vài tháng như bác Mục Tử thì em sẽ tìm cách khác để khắc phụ. Kể ra chi phí cũng rẻ. khoảng 50-70 đ / 1 miếng :) Khi nào rảnh rỗi ngồi cắt + nghe nhạc như vậy là vừa thư giãn vừa làm việc
 
Chữ viết bằng bút chì không bao giờ phai, vì màu đen đó là than.
Cách làm đơn giản là viết bút chì lên giấy học trò, rồi dán đè
băng dính trong suốt lên. Băng dính này ở Mỹ làm ở Mỹ thì dày hơn
và đắt hơn băng dính làm ở China, nhưng loại rẻ cũng bền trăm năm.
Viết và cắt giấy học trò mất mấy giây. Dán băng dính mất mấy giây.
*
Thật ra thì cách này cũng hay nhưng ko hiệu quả Vì dán băng dính tuy có thời gian phân hủy lâu nhưng lại có 1 nhược điểm đó là ta dán vào giấy mà chưa chắc là đã kín được.
Đặc thù là phải chịu được mưa, nắng. gió. Tuy nhiên cái này xem ra chỉ chịu được nắng gió.
Ép plastic mà chỉ bị 1 lỗ hở bằng đầu gim mà còn bị ẩm và hư giấy bên trong.
 


Back
Top