Tư Vấn nuôi tắc kè

  • Thread starter thanhmenmen
  • Ngày gửi
Chào bà con, tôi có 1 cái chuồng heo, nuôi heo bị tai xanh hết vốn. Nay tôi muốn chuyển sang nuôi tắc kè. ai có thể giúp tôi tư vấn sửa chuồng lại như thế nào, cho xin tài liệu về cách nuôi và bán con giống luôn.
 


tắc kè núi giống

em cũng định nuôi nhưng nghe nói nó hay bị loét miệng và kéo màng mắt thì sợ quá,không biết có ổn không?

loại nay nó bệnh như vậy lá do nhiệt độ wúa nóng,thiếu nước uốn.nếu có đấy đủ thì loài này kô có bệnh gì.
 


FXEFWj

loại nay nó bệnh như vậy lá do nhiệt độ wúa nóng,thiếu nước uốn.nếu có đấy đủ thì loài này kô có bệnh gì.

em ở miền trung,định làm chuồng cao khoảng 2m2 rồi lợp tôn ximang không biết như vậy có nóng quá không nữa?
 
làm như vậy cũng được,phia trên tôn lấy tàu lá dừa che ở trên là mát gồi.
 
cảm ơn đã tư vấn cho em.Em có thêm một bí quyết nho nhỏ thế này.mỗi chuồng nên lắp thêm một cây quạt treo tường để những ngày quá nóng bức thì bật lên tạo độ thoáng trong không khí giúp tắc kè mau lớn.
CHO EM HỎI CÓ BÁC NÀO BÁN SÂU WORM Ở GẦN PHÚ YÊN KHÔNG? EM CẦN MUA GIỐNG SÂU ĐÂY!
 
À,có bác nào biết cách cho tắc kè ăn hay uống thuốc kháng sinh,vitamin hay khoáng chất không.em boăn khoăn quá mà không biết làm thế nào,chẳng lẽ lại bóp mồm từng con nhét vào.hay là pha bao nước uống,sợ đắng quá tụi nó không uông hay chua quá cũng vậy
 
Tắc kè là loại dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao do nguyên nhân của việc khai thác quá mức và bị thu hẹp môi trường sống nên lượng tắc kè ngoài tự nhiên bị giảm sút nhanh chóng. Trong thời gian vài năm gần đây tắc kè đã được đưa vào chăn nuôi quy mô từ hộ gia đình đến trang trại và bước đầu đã mang lại hiệu qủa kinh tế cao nhưng vì chưa có một quy trình hoàn thiện nên người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Trải qua gần 4 năm kinh nghiệm TRANG TRẠI NGỌC VIÊN đã lần đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành quy trình nuôi giống tắc kè miền bắc quý hiếm trang trại xin chia sẻ một số kiến thức cần thiết trong chăn nuôi tắc kè giúp khắc phục gần như triệt để những khó khăn về kỹ thuật mà bà con chăn nuôi tắc kè gặp phải trong năm qua:
1. Cách làm chuồng nuôi và điều kiện chuồng nuôi
- Chuồng nuôi được thiết kế gồm nhiều ô nhỏ bao gồm: ô cho tắc kè sinh sản, ô dành cho việc ấp nở trứng, ô dành cho tắc kè nhỏ từ 1 đến 4 tháng tuổi, ô dành cho tắc kè nhỡ từ 4 đến 8 tháng tuổi, ô dành cho tắc kè thương phẩm và tắc kè hậu bị và ô dùng điều trị bệnh cho tắc kè.
- Điều kiện chuồng nuôi
Chuồng nuôi được thiết kế để ánh ánh nắng mặt trời có thể chiếu vào cho tắc kè phơi nắng. Đây là điều kiện cần thiết vì tắc kè là động vật máu lạnh cần có ánh nắng cho quá trình ổn định thân nhiệt.

2. Con giống và tỉ lệ giống:
- Chọn con giống khỏe mạnh không dị hình dị tật, không nhập tắc kè bị đứt đuôi vì lượng chất dinh dưỡng tích lũy bị giảm sút tắc kè sinh sản chất lượng kém
- Nên chọn thả giống theo tỉ lệ 1 đực 5 cái, thả tỉ lệ đực cao sẽ dẫn đến lãng phí đầu tư và tắc kè dễ cắn nhau dẫn đến hao hụt.
3. Thức ăn
Gồm các loại côn trùng nhưng nên chủ động 100% về dế cho tắc kè, diện tích khu nuôi dế đảm bảo tối thiểu bằng diện tích khu nuôi tắc kè
4. Vệ sinh
- Không nên dùng nước để vệ sinh chuồng nuôi vì khiến cho môi trường trong chuồng nuôi ẩm ướt dễ phát sinh bệnh tật nhất là bệnh nấm và ký sinh trùng
- Vệ sinh chuồng tắc kè nên dùng phương pháp chuồng khô, một tuần 2 lần dùng các nguyên liệu như chấu, mạt cưa, tro bếp rắc đều rồi quét dọn.
Trên đây là một số kiến thức cần thiết mà trang trại đã thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao xin chia sẻ cùng bà con kèm theo một số hình ảnh để bà con tham khảo, nếu bà con quan tâm vui lòng liên hệ:
TRANG TRẠI NGỌC VIÊN
Địa chỉ: Khu 2- Thôn Thượng- Long Sơn- Sơn Động- Bắc Giang
Điện thoại: 01662394901
 

Tôi ở đồng nai, muốn nuôi tắc kè thì làm chuồng thế nào? mua con giống ở đâu? Mới tập nuôi thì nên nuôi con lớn nhỏ thế nào? Nhờ các bạn tư vấn giúp!
 


Back
Top