Tưới cây vào lúc nào tốt nhất.

  • Thread starter ngoctrinh
  • Ngày gửi
Chào các bạn!
Ông bà ta thường nói " Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" để nói về tầm quan trọng của việc tưới nước cho cây trồng. Tuy nhiên, việc tưới nước vào thời gian nào ? lượng nước tưới là bao nhiêu ? .... để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thì có nhiều người chưa thực sự nắm được. Bài viết sau đây( xem links dưới), có thể chia sẻ một số điểm về việc tưới nước cây cối vào giờ nào là tốt nhất, các bạn có thể tham khảo và cho ý kiến nhé.

http://tuoitudongrainbird.com.vn/section-blog/41-chuyen-nganh/173-ti-cay-vao-luc-nao-la-tt-nht-.html

Trân trọng


Nguyễn Ngọc Trịnh
 


Tưới kiểu ngấm từ dưới lên thì luôn luôn, không có lúc nào.
Tưới kiểu nhỏ giọt ngấm từ mặt đất xuống thì cũng vậy.
Tưới kiểu lạc hậu nhất, phun nước như mưa, thì nên tưới ban
chiều thật muộn.
*
Tưới lúc này nắng đã xiên và thưa, không cháy lá khi có giọt
nước đọng, làm ra những kính hội tụ tia nắng vào tế bào lá.
Lúc này là lúc khô hạn nhất trong ngày. Suốt đêm, rễ hút nước
và phân bón cho cây, và sáng mai là lúc cây mọng nước nhất.
Tưới ban sáng cũng tránh khỏi cháy lá vì nắng rọi qua giọt
nước đọng, nhưng muộn một đêm, cây ít mọng hơn, và nước ít
thấm sâu xuống đất hơn, nên bốc hơi nhiều hơn, tốn nước hơn.
*
Nếu hái rau, trái ăn, hay lấy nhựa, nên làm ban chiều, trước
khi tưới, ví dụ hái rau thơm, hái trái đu đủ.
Nếu hái rau, trái bán, nên làm ban sáng, thì mọng, năng suất
hơn, ví dụ hái rau muống, rau cần, cà chua, hái trái cam.
*
Bài viết không bàn đến chuyện cháy lá, nhưng cũng cho rằng
tưới vào lúc chiều tối hay sáng sớm, tuy lý do chưa thoả đáng.
*
Bài viết còn nói đến tưới vào sớm mai để rửa sương muối.
Lý lẽ này sai, vì cây ViệtNam bị sương muối thì chết, rửa
làm gì. Những cây không chết (họ Thông xứ lạnh) thì cũng
khỏi phải rửa. Miền núi Việt Nam, trên rất cao, như đỉnh
Hoàng Liên Sơn, hay gần biên giới Trung Quốc, thì hay có
sương muối, chừng 5 năm một lần, kéo dài một hai giờ lúc
ban mai. Vùng thấp hơn thì 10 năm một lần. Đồng bằng miền
bắc không bao giờ có sương muối. Sương muối đòi hỏi nhiệt
độ âm, dưới độ băng giá tan ra nước, cũng là nhiệt độ hơi
nước đọng lại làm ra hạt băng, hay mảnh băng phủ lên lá.
Vì vậy, nên dể không khí có độ ẩm rất thấp. Điều đó có
nghĩa là tuyệt đối không tưới nước vào mùa dông.
*
Đây là sương muối mới đọng ở dưới trái bí ngô ban sáng:
*
101028pumpkinfrost.jpg

*
Đây là sương muối trên lá cà chua:
*
frosted-tomato.jpg

*
Đây là sương muối trên lá cải bắp:
*
11.jpg

*
Đó là 2 điều sai của bài viết mà tôi phản đối.
*
 
Chào bạn AnhMyTran !

Trước hết, cám ơn bạn đã có những ý kiến rất chi tiết và có những dẫn chứng cụ thể về việc này,Tôi đáng giá rất cao sự hiểu biết , sự cầu thị & những thông tin bạn chia sẻ ở trên. Nhân tiện tôi có một số phản hồi về ý kiến của bạn trên tinh thần hợp tác, xây dựng và chia sẻ như sau:

* Thứ nhất : Bạn nói tưới phun mưa là kiểu tưới lạc hậu nhất là chưa thỏa đáng

Lý Do : Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp tưới như Tưới nhỏ giọt (có thể ống nổi, ống chìm dưới đất , tưới vào chậu...tùy loại cây mà ta áp dụng), Tưới vào trực tiếp vào gốc cây còn gọi là tưới gốc ( buller) đối với một số cây ăn trái có bộ rể nông, tưới thẳng vào rễ ở dưới đất đối với cây lớn ( vòi tưới được đặt trong ống lưới lọc cứng, sau đó chôn xuống dưới gốc cây khoảng 1,2-1,5 mét - Tham khảo thêm tại (http://www.rainbird.com/support/RWSdemo/index.htm ) và phương pháp tưới phun mưa như bạn đề cập ở trên. Tùy thuộc vào mỗi loại cây, rau, hoa màu... chúng ta sẽ sử dụng phương pháp tưới phù hợp chứ không phải cây nào cũng có thể sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt và cây nào cũng sử dụng phương pháp tưới phun mưa, .. đó là chưa kể đến, tưới phun mưa còn có tác dụng rửa các chất cặn, thuốc trừ sâu.. đọng trên lá, trên quả của một số loại cây. Tưới phun mưa có nhược điểm là sử dụng nhiều nước hơn các phương pháp khác, tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rât nhiều loại đầu phun mưa tiết kiệm nước của Tây Ban Nha, Mỹ, Úc, ...Từ đó có thể nói rằng bạn kết luận phương pháp tưới phun mưa là lạc hậu thì có phải chăng là hơi vội vàng. ?

* Thứ 2 : Có nhiều cách giải thích khác nhau, tuy nhiên cả 2 chúng ta đêu đồng ý là nên tưới nước vào buổi sáng sớm và chiều tối là tốt nhất cho cây trồng
* Thứ 3 : Vấn đề về sương muối như bạn đề cập cũng có phần đúng, tôi cũng chỉ đề cập đến vùng Tây bắc của Việt Nam là hay có hiện tượng này,cơ bản các cây tự nhiên ở vùng này có thể thích nghi tốt với sự biến đổi của thời tiết thì không cần bàn cãi nhiều, nhưng những cây lương thực nhà trồng như rau, hoa màu, một số cây ăn trái ...thì tôi vẫn bảo lưu quan điểm( trong bài viết tôi đã không nói cụ thể là cây gì) nhất thiết phải cần tưới rửa sương vì trong điều kiện ban đêm, trời quang mây, lặng gió làm cho nhiệt độ mặt đất hạ thấp hơn nhiệt độ không khí, khiến cho hơi nước trong lớp không khí ở vùng tiếp giáp với mặt đất lạnh sẽ ngưng tụ thành những giọt nước li ti bám vào lá cây, ngọn cỏ. Khi Mặt Trời mọc, dưới tác dụng của bức xạ Mặt Trời, các hạt sương lạnh bốc hơi nhanh chóng làm cho các mô cây bị giảm nhiệt độ đột ngột tới dưới giới hạn sinh vật học đã phá huỷ cơ chế tế bào sinh vật của cây, làm lá cây bị héo , nhất là những cây non. Do vậy vào b
uổi sáng sớm, trước khi Mặt Trời mọc, nếu thấy lá cây bị phủ dày lớp sương muối thì cần phải phun nước tưới, rửa sương để chống lại sự lạnh thêm của lá cây khi giọt sương lạnh bốc hơi dưới ánh sáng Mặt Trời buổi sáng. Như vậy, nếu bạn nói rằng Cây Việt Nam sẽ chết ngay nếu gặp sương muối cũng là chưa thỏa đáng, bằng chứng là nhìn vào cái bắp cải bạn chụp vẫn rất xanh kể cả bị sương muối ( dù tôi không biết là cái bắp cải này được chụp ở đâu). có thể gặp sương muôi, cây sẽ chết nếu chúng ta không khắc phục kịp thời bằng các biện pháp như hun khói vì m
àn khói nằm rải trên lớp không khí sát mặt đất sẽ có tác dụng che trở cho mặt đất bớt lạnh đi do bức xạ nhiệt của mặt đệm, khiến nhiệt độ tăng đến vài ba độ so với nơi không hun khói, vun đất vào gốc để dữ ấm, bón phân để tăng sức để kháng cho cây, và bên cạnh đó là tưới nước rửa sương như tôi đề cập ở trên.

* Một vài ý kiến nhỏ, mong các bác & bạn bổ xung thêm. Chúc bác mạnh khỏe.



 
Bạn chưa hiểu thế nào là sương muối.
*
Sương muối tiếng Tày Thái gọi là "mươi khao."
Nó là những hạt băng cứng, sờ vào thấy lạo xạo như muối.
*
Người miền xuôi chưa từng biết sương muối thì
cứ gọi sương thường là sương muối. Sương thường
dù lạnh đến mấy, cũng khó làm chết lá, nhưng sương
muối thì làm chết lá những cây nhiệt đới như Cà Chua,
rau muống. Rau Cần không bị chết vì sương muối.
Rau Dấp cá bị chết vì sương muối. Tuy vậy, Dấp Cá bị
tuyết phủ thì chết nhũn ra, nhưng mùa Xuân năm sau,
thì rễ còn lại dưới đất nảy mẩm lên, và Dấp Cá có thể
gọi là cây xứ lạnh xứ nóng đều được. Các loại Cải như
Xu hào, Cải Dưa, Cải củ, Cải Bắp đều chịu được lạnh.
Sương muối bám vào lá, hay phủ tuyết dày, khi nắng làm
tan băng tuyết, nó lại sống như thường. Cây Cải dưa của
ta trông xứ nóng, nhưng có thể qua băng tuyết mà sống
tiếp đến mùa Xuân sang năm, không hề bị nhũn lá.
*
Sương muối rất dễ biết tai hại của nó. Cứ thấy cây chuối
chết rũ lá, thì biết đã có sương muối. Phải chặt cây đi,
để mầm Chuối mọc lên, vì Chuối chỉ nhũn bẹ và lá ngoài
thôi. Củ dưới đất và nõi bên trong vẫn sống. Ở miền băng
tuyết, băng lạnh sâu xuống cả mét, nên củ chuối cũng bị
nhũn ra, chết hẳn, không thể mọc lại được. Rễ Dấp Cá thì
không bị nhũn như Củ Chuối, Củ khoai Sọ. Nếu không chặt
thân Chuối đi, thì mầm bên trong không thể mọc ra được.
Cây khoai Sọ, cứ mùa Thu, thì nó từ gốc mọc ra những nhánh
nhỏ đâm xuống đất một gang tay, rồi đầu nhánh phình to ra
chừng đốt ngón tay. Khi tuyết xuống, thì củ chính bị nhũn
ra rồi thối đi, nhưng những củ con không bị băng tuyết làm
nhũn (Trời sinh ra vậy), và sang năm, chúng nảy mầm mọc lên.
*
Nhũn lá, nhũn cây, nhũn củ là vì khi nhiệt độ dưới Không,
nước trong tế bào đóng băng, nở ra, và những mảnh băng sắc
nhọn cứa nát tế bào, ta sờ vào thấy nhũn. Điều này cũng xảy
ra với thịt cá để tủ lạnh đóng băng. Sau khi tan giá, thì
thịt cá nhũn nhoét chứ không chắc nịch như thịt cá tươi.
Những cây chịu lạnh thì nước trong tế bào của nó có nhựa,
không thể đóng băng được, tế bào không bị tươm nát. Ví dụ
cây rau Cần, rất mọng nước, nhưng khi sương muối hay băng
tuyết phủ trùm lên nó, lá nó vẫn tươi như mùa hè. Gạt bỏ
băng tuyết cho hở ra dưới nắng mặt trời, nó tiếp tục quang
hợp, và lớn lên, tuy rất chậm vào mùa đông. Cải cũng thế.
*
Sương muối cần 2 điều kiện: nhiệt độ thấp quá độ Không,
và độ ẩm cao. Muốn tránh sương muối, chỉ có cách để độ
ẩm thật thấp, thì âm 1 hay âm 2 độ, cũng không có sương
muối, số cây được cứu sống khỏi chết lạnh sẽ rất nhiều,
nhất là cây rừng, cây Chuối rừng. Đồng bằng không bao giờ
có nhiệt độ không hay âm, nên mặc dù độ ẩm cao, cũng không
có sương muối, và không có cây bị chết bới sương muối.
*
Người miền xuôi, nếu chưa lên các tỉnh biên giới, không
hiểu thế nào là sương muối, chỉ nghe nói thôi, nên hiểu
lầm. Khi tôi lên miền núi, lạnh quá, kêu lên "Sương muối
lạnh quá" thì bà con chữa lại ngay "Không phải sương muối
mà là sương thường thôi." Vì thế nghe người tốt nghiệp
đại học Nông Lâm nói nhầm vế sương muối, tôi cũng không lạ.
*
Các tấm ảnh ở trên Internet thì có lẽ ở xứ lạnh,
chứ ở Việt Nam khó chụp được những tấm ảnh này lắm.
Nếu tôi muốn, chỉ vài hôm là tôi có thể chụp được
ngay, vì bây giờ đầu mùa lạnh rồi. Đã có 2 trận
tuyết rồi. Nếu bạn muốn, khi có sương muối, tôi sẽ
chụp ngay để bạn thấy rõ ngày nào.
*
 
Đây là thảm cảnh sau sương muối đầu mùa, xảy ra
vào sớm 14 tháng Mười, năm 2012:
*
[video=youtube_share;28sVY49UggE]http://youtu.be/28sVY49UggE[/video]
*
Mướp làm sao chịu nổi sương Muối:
*
[video=youtube_share;YQS5WphxFro]http://youtu.be/YQS5WphxFro[/video]
*
Các con tôi hái trái Cà Chua. Cà chua bị nhũn lá:
*
[video=youtube_share;gZU2Aoab0HQ]http://youtu.be/gZU2Aoab0HQ[/video]
*
Đưa Dọc Mùng vào nhà làm giống cho mùa Xuân:
*
[video=youtube_share;hXRuxjRi_Vk]http://youtu.be/hXRuxjRi_Vk[/video]
*
 
Cho cháu xin lỗi, vì có lẽ nhìn video thì bác đáng tuổi cha chú, nên cháu xin phép gọi bác là Bác. Cháu năm nay mới có 34 tuổi thôi ạ.

Đọc xong những gì bác viết thì cháu nhận thấy rằng cháu cần phải nói rõ hơn trong bài viết của cháu về sương muối & Sương thường hay dân gian còn gọi là sương mai, sương móc ...
* Đối với sương muối ( ms vùng gọi là sương giá ) :l
Nếu gặp loại sương này thì đúng là cây sẽ chết , nhưng chết không phải do người ta vẫn hiểu là Sương muối có nghĩa là Sương có Muối mặn, rơi vào lá cây thì làm lá cây sẽ chết. thực Ra Sương muối không hề có vị mặn mà như bác nói ở trên, Sương muối như là một khối băng tuyết, rất lạnh và cây khó sống được ( đôi khi có ngoại lệ ở một số hoặc một nhóm họ cây ). Như vậy , cháu thấy cháu đã sai khi nói rằng phải tưới rửa sương muối để cứu cây.
* Đối với sương thường như sương mai, sương móc, có người ngọi chung là sương mù ở vùng đồng bằng thì cháu vẫn bảo lưu quan điểm là cần phải tưới rửa sương cho lá vì như cháu đã trình bày ở trên thì điều kiện ban đêm, trời quang mây, lặng gió làm cho nhiệt độ mặt đất hạ thấp hơn nhiệt độ không khí, khiến cho hơi nước trong lớp không khí ở vùng tiếp giáp với mặt đất lạnh sẽ ngưng tụ thành những giọt nước li ti bám vào lá cây, ngọn cỏ. Khi Mặt Trời mọc, dưới tác dụng của bức xạ Mặt Trời, các hạt sương lạnh bốc hơi nhanh chóng làm cho các mô cây bị giảm nhiệt độ đột ngột tới dưới giới hạn sinh vật học đã phá huỷ cơ chế tế bào sinh vật của cây, làm lá cây bị héo , nhất là những cây non. Như vậy , việc tưới rửa là là điều cần thiết.

Chúc bác mạnh khỏe !

 
-điều kiện hình thành sương muối: nhiệt độ không khí hạ thấp xuống dưới 0 độ c, xuất hiện vào ban đêm gần sáng. xuất hiện khi có gió mùa đông bắc, trời quang mây , gió nhẹ, ở những nơi có độ ẩm vừa phải. xuất hiện ở những nơi thung lũng, bồn địa , những nơi trơ trọc, ko có thảm thực vật
-xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 khi thời tiết lạnh khô
-tác hại: khi có sương muối, nước trong thân sẽ đóng băng lại, dãn nở thể tích, phá vỡ các tế bào là cây bị cháy lá, ngọn cây khô dần, héo úa rồi chết
-biện pháp phòng chống:
+hun khói: dùng rơm rạ, cỏ ẩm chất thanh những đống ở góc ruộng nơi đầu gió, đốt cháy âm ỉ để toả ra nhiều khói nhằm hạn chế bức xạ hữu hiệu của mặt đất
+tưới nước: nhằm làm đất ẩm thêm, tăng cường khả năng giữu nhiệt và độ dẫn nhiệt nhờ đó nhiệt từ trong lòng đất có thể truyền lên làm tăng nhiệt độ mặt đất
+phủ đất: dùng rơm rạ , bèo , cỏ mục phủ lên mặt đất để giảm khả năng bức xạ nhiệt khiến cho đất đỡ lạnh đi, những vật phủ phải có độ dẫn nhiệt kém
+chọn giống có khả năng chịu lạnh cao
xê dịch thời vụ gieo trồng, tránh giai đoạn ra hoa đậu quả rơi vào lúc có nhiệt độ thấp
+ trồng đai rừng phòng hộ chống hướng gió lạnh, bố trí mật độ cây trồng hợp lý


-trích quyển Khí tượng nông nghiệp-
các bác có thể tìm đọc

các bác chú ý là tưới nước là tưới vào đất chứ ko phải tưới rửa cây vì sau khi có sương muối cây bị đông cứng nước trong tế bào rồi có tưới rửa hạt sương phủ bên ngoài cũng vô ích

bác anhmy nhầm chỗ độ ẩm cao. mùa đông thì độ ẩm không khí thường thấp do ít mưa , đất khô hạn là điều kiện cho sương muối hình thành vì mặt mặt đất dễ bị bức xạ, nhanh mất nhiệt. còn độ ẩm không khí cao lại có tác dụng giữ nhiệt , ngăn cản bức xạ, tốt cho cây trồng vào mùa đông nhưng ở đồng ruộng đất rộng như vậy thì ko thể duy trì độ ẩm không khí đc mà phải duy trì độ ẩm đất. độ ẩm không khí cao vào mùa hè cộng với mưa nhiều, trời âm u , mây mù nhiều ngày lại là điều kiện tốt để sâu bệnh phát triển.
 

ý kiến ko tưới nước vào mùa đông là vô lý vì cây trồng nào mà chẳng cần nước đặc biệt là giai đoạn ra hoa.
ở đồng bằng của việt nam nhiệt độ thấp nhất là 6-7oC. nhiệt độ dưới 0 chỉ có ở sa pa , hoàng liên sơn và mẫu sơn thôi. cây trên những nơi miền núi trên khi có băng tuyết lại ko chết mà cây ở đồng bằng nhiệt độ dưới 13 độ là đã chết mặc dù ko có sương muối vì khả năng chịu lạnh, ngưỡng chịu đựng của giống cây ở mỗi nơi lại khác nhau.

bác anhmytran ở bên mỹ thì nên trồng những giống cây chịu lạnh hoặc làm nhà bảo ôn cho cây là tốt nhất.
 
Về việc sương muối và tưới nước, có lẽ các bạn
ngày xưa học Vật lý rồi mà quên mất, mà các bạn
cũng không có để ý mọi việc quanh mình, nên không
biết được sương và sương muối, cũng như mây, và
hơi nước bốc ra từ nồi cơm nấu hàng ngày, làm sao
thấy được.
*
Sách Vật lý dạy trẻ em lớp 8 ngày xưa tôi học, có
lẽ bây giờ là lớp 9 theo hệ 12 năm, nói rằng, độ
ẩm không khí và nhiệt độ quyết định hoi nước có
ngưng tụ hay không. Độ ẩm càng cao, nhiệt đô càng
thấp thì hơi nước càng dễ tụ ra giọt. Nồi cơm, ấm
nước nấu sôi, hơi nước phụt ra ngoài thì bị lạnh,
tụ lại thành giọt nước nhỏ, nên ta thấy như khói
trắng, nhưng khói này ra xa hơn nữa, thì độ ẩm thấp
nên nó không tụ giọt được, mà bay hơi, nên ta thấy
khói tan đi.
*
Sau đây là bảng hơi nước tụ giọt theo nhiệt độ và
độ ẩm ở áp suất 1 át mốt phe:
*
300px-Dewpoint.jpg

*
Ở miền núi Việt Nam, áp suất thấp hơn, thì điểm tụ
giọt cao hơn, vì áp suất cao thì dễ đọng giọt hơn.
*
Trong tự nhiên, mặt ao hồ, mặt đất có độ ẩm cao hơn,
nên cùng nhiệt độ, những nơi này ta thấy có "khói."
Ban đêm, ban sáng, nhiệt độ thấp, những nơi này hơi
nước đọng lại thành giọt. Khi nhiệt độ dưới không,
hơi nước không kịp đọng ra giọt nước, mà ra những
mảnh băng. Soi kính phóng đại, đó là những cánh tuyết
rất đẹp, không thể dếm xuể có bao nhiêu hình dạng.
*
Sau đây là vài mẫu hạt băng, hạt sương muối:
*
snowflake1.jpg

*
dendrite-snowflake_9425_600x450.jpg

*
snowflake-brushes-21323620.jpg

*
snowflakes.jpg

*
Chúng có một đặc điểm chung là chỉ có 6 cạnh thôi.
*
Câu nói "không tưới là vô lý" là ở người không ở miền
bắc Việt nam, hoặc là người từ nhỏ chưa biết đến
nông nghiệp. Người nông dân miền bắc rất ít tưới cây.
Hầu như người nông dân miền bắc chỉ tát nước cho lúa.
Các cây khác, không bao giờ tưới. Nếu hạn, thì mất mùa.
Các cây rau, thì có tưới. Tuy vậy, chỉ có vài cây rau
được tưới thôi. Ví dụ Mướp, Bầu, Bí, thì không tưới.
Mùa Thu, Đông, không còn rau Muống và rau Cần nữa,
mà chỉ còn rau Cải. Dó là rau trồng ở miền núi có
sương muối. Rau cải thì dù có sương muối cũng không
chết. Chuối rừng và chuối trồng ở miền núi, hễ có
sương muối thì chết, mặc dù chẳng ai tưới Chuối bao
giờ cả. Mía trên núi nếu có tưới, thì là nước suối tự
chảy vào ruộng. Tôi không biết Mía bị sương muối thì
sống chết ra sao. Tóm lại, bà con miền bắc và miền núi
rất ít tưới cây, nhưng rau thì tưới. Những khi không
tưới, đất không khô giòn ngay, mà vẫn còn ẩm. Mặt
đất thì bay mất nước, nhưng càng dưới sâu thì độ ẩm
càng cao. Đó là lý do không nên tưới để chống sương
muối, mà cây rau vẫn không chết vì thiếu nước.
*
 
Người miền xuôi chưa từng biết sương muối thì
cứ gọi sương thường là sương muối. Sương thường
dù lạnh đến mấy, cũng khó làm chết lá, nhưng sương
muối thì làm chết lá những cây nhiệt đới như Cà Chua,
rau muống. Rau Cần không bị chết vì sương muối.

Link : http://agriviet.com/home/threads/124094-Tuoi-cay-vao-luc-nao-tot-nhat-#ixzz2Fbd1mQ3N

Làm sao gọi sương thường là sương muối được bác ... Nếu như vậy quanh năm bốn mùa bất kể nơi đâu cũng có sương muối .

Con sương mù: Cái này ai cũng biết . Khi đi đường,nhất là dân biển ... tầm nhìn xa không quá vài chục mét,chả nhìn thấy cái gì ( mù sương)

Còn sương muối,sương giá .... Những khái niệm này cũng ko phải là quá khó hiểu ... Mùa đông xem ti vi . Nhà đài nói ra rả cái khoản nhiệt độ . Nhất là Sa pa . Mẫu sơn ... và một số nơi vùng cao khác .... hầu như ai cũng biết
 
cuốn sách "khí tượng nông nghiệp" đó là do các giáo sư, tiến sĩ của trường ĐH nông nghiệp HN viết đấy, bác phản đối , cho rằng ko đc tưới nước vào mùa đông thì tôi cũng chào thua rồi. ko bình luận gì thêm nữa.
 
Tiến sỹ đôi khi cũng nói liều đấy bạn ạ.
Họ chỉ có thể hơi đúng trong luận án lấy bằng thôi.
Ngoài ra, các vấn đề khác, đừng nên cả tin họ.
*
 
Hì hì, vậy là ta có Sương Sớm (giọt nước trên lá), Sương Mù (bay lơ-lửng) và Sương Giá hay Sương Muối (như nước đá). Mà chỉ có cái anh Sương Muối là rắc-rối con tơ-vò. Có cái tui hiểu được, có cái không.
Hiểu được như:
- Nước từ thể lỏng sang thể rắn (nước đá) thì phải dưới OoC.
- Sương Muối có màu trắng (cái nầy dễ hiểu).
Không hiểu được như:
- Đất lạnh làm nước đông đá. Sách vở nói vậy. Tui quan-sát thì không phải vậy.
 
Tưới lúc nào...và tưới như thế nào là tùy cây. tùy mùa và tùy cấu tạo đất
Rau cần nhiều nước do đó nên tưới cả sáng lẫn chiều..rau căng nước sẽ lớn nhanh

Nhưng với các loại cây thân mộc...mà tưới cả sáng lẫn chiều..thì mau chết do đất ngậm nước làm hư rễ

Vào mùa xuân mùa của tăng trưởng lá non có nhiều...do đó tưới sáng và tưới ướt lá để...rửa lá cho sạch sương đêm ( độc hại) lá non cần nhiều nước và rất dễ bị tổn thương...do đó chiều tưới ít thôi để đất nhiều ẩm...không nên tưới ướt lá buổi chiều..vì những giọt nước đọng trên lá non rất lâu cộng thêm độ ẩm không khí ban đêm cao dễ làm lá non bị nấm bịnh

Vào mùa hè thu do bộ lá đã hoàn chỉnh..nhiều lá đã trưởng thành...chỉ nên tưới buổi sáng tưới đẫm gốc và ướt toàn bộ khối lá...
Buổi chiều không cần phải tưới..để đất hơi khô có lợi cho rễ hơn

Mùa đông lạnh toàn bộ khối lá đã rất già.cây không cần nhiều nước...nhưng lạnh làm độ ẩm không khí thấp nên đất mau khô do tự bốc hơi nhanh..do đó chỉ nên phun cho đất đủ ẩm để giữ bộ rễ không bị quá khô
Hoặc do đất khô quá sẽ co lại làm...đứt rễ...và cũng chỉ lên tưới vừa đủ lúc buổi sáng...chiều tối không nên tưới vì tưới chiều sẽ làm đất bị lạnh lâu làm...chết rễ

Với rau thì tưới thả dàn để rau lớn nhanh...với cây sung nếu đất bị khô cây sẽ bỏ chết 1 số cành
Với các loài tùng ( lá kim) bách (lá vảy) tưới nhiều cây khó sống

Tưới thế nào là tùy cây, tùy mùa ,và tùy vào cấu tạo của đất ( đất cát...đất sét...đất pha cát v..v.. có các đặc tính giữ nước khác nhau,,nên tưới cũng khác nhau)
Do đó trồng chuyên canh ( 1 loài cây duy nhất) dễ chăm sóc.. dễ tưới và dễ thành công hơn

Có 1 lão nông "phán" rằng : tưới đúng cách..tưới đúng lúc..là bạn đã thành công 70% rồi
30% còn lại chia cho phân bón,,,cách chăm sóc.. thời tiết...v.v.
 
""Câu nói "không tưới là vô lý" là ở người không ở miền
bắc Việt nam, hoặc là người từ nhỏ chưa biết đến
nông nghiệp. Người nông dân miền bắc rất ít tưới cây.
Hầu như người nông dân miền bắc chỉ tát nước cho lúa.
Các cây khác, không bao giờ tưới. Nếu hạn, thì mất mùa.
Các cây rau, thì có tưới. Tuy vậy, chỉ có vài cây rau
được tưới thôi. Ví dụ Mướp, Bầu, Bí, thì không tưới.
Mùa Thu, Đông, không còn rau Muống và rau Cần nữa,
mà chỉ còn rau Cải. Dó là rau trồng ở miền núi có
sương muối. Rau cải thì dù có sương muối cũng không
chết. Chuối rừng và chuối trồng ở miền núi, hễ có
sương muối thì chết, mặc dù chẳng ai tưới Chuối bao
giờ cả. Mía trên núi nếu có tưới, thì là nước suối tự
chảy vào ruộng. Tôi không biết Mía bị sương muối thì
sống chết ra sao. Tóm lại, bà con miền bắc và miền núi
rất ít tưới cây, nhưng rau thì tưới. Những khi không
tưới, đất không khô giòn ngay, mà vẫn còn ẩm. Mặt
đất thì bay mất nước, nhưng càng dưới sâu thì độ ẩm
càng cao. Đó là lý do không nên tưới để chống sương
muối, mà cây rau vẫn không chết vì thiếu nước.

Link : http://agriviet.com/home/threads/124094-Tuoi-cay-vao-luc-nao-tot-nhat-#ixzz2Fi9iojjN

Việc tưới Rửa sương muối cháu đã nghi nhận là bác đúng như Topic cháu trình bày ở lần trước.. Với đoạn Topic này cháu có cảm giác bác AnhtranMy đã ở bên Mỹ quá lâu, ít về Việt Nam nên những điều bác Viết mang đậm tính học thuật hơn là thực tế. Hiện nay, người nông dân ở Việt Nam cũng đã rất tiến bộ , họ áp dụng công nghệ tưới tiêu cho rất nhiều chủng loại cây cối, Họ chủ động trong việc điều tiết nguồn nước tưới cây hơn là việc chỉ dựa hoàn toàn vào thiên nhiên ( trừ những vùng bất khả kháng như một số tỉnh ở Miền Trung Việt Nam), Ơ VN hiện nay có nhiều vùng chuyển dịch cây trồng chuyên canh, Quy hoạch vùng cây chuyên canh để áp dụng công nghệ chăm sóc , tưới tiêu, bón phân bằng công nghệ cao, ... chứ không chỉ dựa vào cây lúa như xưa nữa Bác ạ.
Agriviet.Com-chui_1.jpg


Agriviet.Com-chui_2.jpg


* Công nghệ tưới & bón phân tự động áp dụng cho cây Chuối xuất khẩu mà chúng cháu thi công

Agriviet.Com-da_ng_giao_1.jpg


Agriviet.Com-da_ng_giao_3.jpg

* Tưới nước & Bón phân tự động ở Vùng CHuyên canh cây Dứa ở Kim Sơn - Ninh Bình

Và còn rất nhiều vùng cây chuyên canh khác nữa.. Khi nào Bác Về Việt Nam, cháu sẽ đưa bác đi tham quan..
Bác cũng có thể tham khảo thêm tại website của chúng cháu : http://www.tuoitudongrainbird.com.vn/ để có thêm thông tin. Chúc bác mạnh khỏe !






 
"ý kiến ko tưới nước vào mùa đông là vô lý vì cây trồng nào mà chẳng cần nước đặc biệt là giai đoạn ra hoa.
ở đồng bằng của việt nam nhiệt độ thấp nhất là 6-7oC. nhiệt độ dưới 0 chỉ có ở sa pa , hoàng liên sơn và mẫu sơn thôi. cây trên những nơi miền núi trên khi có băng tuyết lại ko chết mà cây ở đồng bằng nhiệt độ dưới 13 độ là đã chết mặc dù ko có sương muối vì khả năng chịu lạnh, ngưỡng chịu đựng của giống cây ở mỗi nơi lại khác nhau.

Link : http://agriviet.com/home/threads/124094-Tuoi-cay-vao-luc-nao-tot-nhat-#ixzz2FiFsYyFN

E
m hoàn toàn đồng ý với anh Bình nước về ý này ..
 
Ý của anh Muctu cũng gần như ý của em, nhưng chi tiết, sâu hơn & rõ ràng hơn, Cám ơn anh .. Hi vọng những thông tin này sẽ bổ ích cho bà con ta.
 

cây trên những nơi miền núi trên khi có băng tuyết lại ko chết mà cây ở đồng bằng nhiệt độ dưới 13 độ là đã chết mặc dù ko có sương muối vì khả năng chịu lạnh, ngưỡng chịu đựng của giống cây ở mỗi nơi lại khác nhau.
Câu này chưa có chứng minh, nên tôi không cần có hợp lý không.
Cây trồng trên núi hay đồng bằng cũng như nhau thôi.
Làm gì có giống chống lạnh?
*
Còn tưới Chuối và Dứa đối với tôi quả là mới.
Bạn có kết quả đối chứng chưa?
Một hec ta có tưới và không tưới thì khác nhau về năng suất
bao nhiêu, và khác nhau về tiền tưới là bao nhiêu?
*
Tôi chưa biết ở Mỹ thì ruộng Lúa của họ thế nào,
nhưng ruộng Ngô của họ thì không tưới gì cả.
Không biết ở Việt nam bây giờ, ruộng Ngô đã có tưới chưa?
*
 
Cây chống lạnh hiển-nhiên là có mà bác anhmytran! Một vài loàì thú và thủy-tộc cũng chống lạnh được nữa. Với một vài giống, loài, máu của động-vật và nhựa của thực-vật có chất kháng-đông. Bác nghiệm thử xem có đúng không?
 


Back
Top