Bán ủ phân vi sinh bằng cp AT-YTB

  • Thread starter vgreen
  • Ngày gửi
V

vgreen

Guest
TẬN DỤNG PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐỂ Ủ PHÂN VI SINH BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH AT-YTB

1. Giới thiệu về chế phẩm AT-YTB và cơ sở pháp lý
AT-YTB (Bộ sinh vật hữu ích) là tập hợp nhiều vi sinh vật hữu hiệu gồm. VSV phân giải chất hữu cơ, VSV cố định đạm, VSV sinh chất kích thích sinh trưởng, VSV tạo chất kháng sinh hoặc ức chế mầm bệnh…Một gam chế phẩm AT-YTB chứa trên một tỷ con VSV có ích, gồm các chủng sau: Bacillus subtilit, Bacillus lichenifomis, Sacharomyces ceravisiae, Lactobacillus
3qj9.jpg

l5g4.jpg

n9gs.jpg

2. Cơ sở khoa học: cơ chế hoạt động của các chủng VSV
2.1. Bacillus subtilis
Bacillus subtilis, còn được gọi là trực khuẩn cỏ khô hoặc trực khuẩn cỏ, là một loại vi khuẩn Gram dương , catalase dương tính . Thuộc chi Bacillus ,Bacillus subtilis là trực khuẩn hình que, có khả năng tạo bào tử, có khả năng chịu đựng các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
ju23.png

3mq9.jpg

Khuẩn lạc B. subtilis Bacillus subtilis
Mặc dù loài này thường được tìm thấy trong đất, tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy B. subtilis cũng tồn tại trong ruột người, động vật . Nghiên cứu gần đây so sánh số lượng bào tử được thực hiện bởi đất (~ 10 6 bào tử / g) so với mức được tìm thấy trong phân người (~ 10 4 bào tử / g).
Vi khuẩn chủng Bacillus subtilis và các chất chiết xuất từ vi sinh vật này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) đánh giá là an toàn khi sử dụng bổ sung vào thực phẩm và mang lại lợi ích kinh tế cao.
Sinh sản
B. subtilis có thể phân chia đối xứng để tạo thành hai tế bào con (nhị phân phân hạch), hoặc không đối xứng, tạo bào tử trong điều kiện môi trường bất lợi như hạn hán, độ mặn, bức xạ cực cao, pH và dung môi, môi trường nghèo dinh dưỡng. Trong môi trường sống khắc nghiệt, trước giai đoạn hình thành bào tử, các tế bào vi khuẩn có thể tự tạo ra các chất đề kháng (kháng sinh), hoặc giết chết đồng loại để tìm kiếm dinh dưỡng
Tính ổn định cao của B. subtilis trong điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho vi sinh vật trở thành một trong những ứng cử viên hoàn hảo cho các ứng dụng chế phẩm sinh học hoặc trong thực phẩm, đồ uống , khử trùng. Cụ thể:
- B. subtilis có khả năng sản sinh nhiều enzyme, nhưng quan trọng nhất là amylase và protease, 2 loại enzyme thuộc hệ thống men tiêu hóa. Đa số các vi sinh vật không có khả năng tiết đầy đủ hệ enzym amilaza phân huỷ tinh bột. Chúng chỉ có thể tiết ra môi trường một hoặc một vài men trong hệ đó. Các nhóm này cộng tác với nhau trong quá trình phân huỷ tinh bột thành đường. Trong sản xuất người ta thường sử dụng các nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ tinh bột. Chính vì vậy B. subtilis có ý nghĩa quan trọng trong việc phân hủy tinh bột có trong rác thải hữu cơ và phân thải do vật nuôi chưa hấp thụ hết.
- B.subtilis có khả năng sinh tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn Gram(-), Gram(+) và nấm gây bệnh.
Theo tài liệu của Nguyễn Huỳnh Nam, 2006. B. Bacillus có khả năng tổng hợp 20 loại kháng sinh khác nhau: Subtilin, Subtilocin A, Tas A, Sublancin, chlorotetain, mycobacillin,, bacillanene … với các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm hữa ích
- B. subtilis thường tồn tại trong sản phẩm ở trạng thái bào tử, nhờ vậy nó có khả năng tồn tại ở các điều kiện khắc nghiệt và trong các môi trường acid khác nhau. Khi được thả vào môi trường giàu dinh dưỡng như rác ủ, phân thải động vật các bào tử này nhanh chóng hoạt động, sinh sản và đồng thời tạo ra các Enzyme trên tạo nguồn thức ăn. Khi môi trường dinh dưỡng bị cạn kiệt B. subtilis tạo ra các chất kháng sinh (như trên) giết chết các tế bào vi khuẩn bên cạnh chưa bắt đầu quá trình này nhằm tiêu thụ chất dinh dưỡng từ các tế bào này với mục đích kéo dài thời kỳ trước khi tạo bào tử (Richard Losik, Jone Gonzales và cộng sự 1993)
Đây chính là cơ sở hoạt động của chủng Bacillus subtilis giúp AT-YTB có khả năng phân hủy các chất hữu cơ từ phân thải, rác thải một cách hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cho người nông dân, đồng thời an toàn tuyệt đối cho người và vật nuôi trong quá trình ứng dụng.
2.2. Saccharomyces cerevisiae
Tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae có dạng hình cầu hay hình trứng, có kích thuớc nhỏ, từ 5-6 đến 10-14 µm, sinh sản bằng cách tạo chồi và tạo bào tử. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của chúng là sử dụng đường glucose, galactose, saccharose, maltose như nguồn cacbon, chúng sử dụng axit amin và muối amon như nguồn nitơ.
Vai trò Saccharomyces cerevisiae trong xử lý chất thải chăn nuôi:
- Trung hoà độc tố của vi khuẩn gây bệnh.
- Kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactic.
- Bám dính vào vi khuẩn có tiêm mao do sự có mặt của các thụ thể đường mannose và làm cho vi khuẩn có hại bị bất hoạt.
2.3. Lactobacillus acidophilus (có nghĩa vi khuẩn sữa yêu axít) là một loài trong chi Lactobacillus. L. acidophilus phân hóa đường thành axít lactic. L. acidophilus là một trực khuẩn thường cư trú ở đường tiêu hóa của con người, có khả năng sinh ra acid lactic, do đó tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn và nấm gây bệnh kể cả các vi khuẩn gây thối rữa.
Đặc điểm trao đổi chất của Lactobacillus:
- Lactobacillus sản sinh enzyme proteinate phân giải protein thành các propetide mạnh ngắn.
- Phân giải lipid: nhờ có enzyme lipase có khả năng phân cắt chất béo
- Phân giải đường latose: Lactobacillus mang enzeme Beta-galactosidase, glycolase và lactic dehydrogenase có tác dụng chuyển hóa đường lactose thành axid lactic
* Hai chủng vi sinh vật Lactobacillus và Saccharomyces cerevisiae có tác dụng bổ trợ cho Bacillus subtilis trong việc phân hủy một số thành phần đường, protein, chất béo do vật nuôi chưa hấp thu hết, đồng thời ức chế sự hoạt động của các vi sinh vật có hại và các vi sinh vật gây thối rữa, từ đó giảm tối đa mùi hôi từ chất thải.
3.3. Ủ phân vi sinh bằng chế phẩm AT-YTB từ các chất thải chăn nuôi.
* Tác dụng: Tận dụng nguồn rác thải, rơm rạ, các loại phụ phẩm nông nghiệp và phân gia súc, gia cầm để ủ làm phân vi sinh cung cấp cho cây trồng. giúp bảo vệ môi trường, giảm chi phí đầu tư phân bón, tăng nguồn chất hữu cơ giúp cải tạo đất.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: rác hữu cơ, rơm rạ phụ phẩm nông nghiệp, phân gia súc, gia cầm (những nguyên liệu có sẵn trong các trang trại).
Bước 2: chọn địa điểm ủ: chọn nơi đất trống cao ráo có khả năng thoát nước, nơi gần nguồn nước để tiện tưới ẩm. Có thể chọn ngay góc vườn nhà, góc ruộng, trong nhà kho hay chuồng nuôi không còn sử dụng.
Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng. Nền chỗ ủ bằng đất nện hoặc lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc. Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để tận dụng mái che. Nếu ủ trong kho phải có thoát nước. Để ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2.
Bước 3: Ủ với các vật liệu khác nhau:

3.3.1. Sử dụng AT-YTB ủ rơm rạ: dùng 1 kg chế phẩm AT-YTB cho 1 tấn phân thải. Lượng rơm rạ có được sau khi thu hoạch khoảng 3 tạ/sào (360m2)
- Rơm rạ sau khi thu hoạch được thu gom và tập trung thành từng đống rại chỗ. Tiến hành xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học AT-YTB, đống ủ có chiều rộng khoảng 2m, cứ mỗi lớp 30cm rơm rạ thì tưới một lượt dung dịch đươc pha từ 200g chế phẩm AT-YTB (độ đậm đặc của dung dịch tùy thuộc vào độ ẩm của rơm rạ sao cho khi ủ rơm rạ có độ ẩm 50%). Bổ sung phân chuồng và lân, khi kiểm tra độ ẩm của đống ủ thấy nước ngấm đều trong rơm rạ và khi cầm vào thấy mềm là đạt yêu cầu. Tiếp tục rải cho đến khi chiều cao đạt 1,5 - 1,6m. Sau đó, dùng các loại vật liệu đã chuẩn bị để che đậy. Phải che kín cả đống ủ đảm bảo duy trì nhiệt độ đống ủ luôn ở mức 40oC.
Cách 10 ngày kiểm tra và đảo trộn đống ủ một lần. Sau 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng
(để ủ 1 tấn rơm rạ bà con dùng hết 1kg chế phẩm)
3.3.2. Sử dụng AT-YTB để ủ phân gia súc gia cầm: dùng 1kg chế phẩm AT-YTB cho 1 tấn phân thải.
Thu gom phân gia súc, gia cầm, các chất làm đệm lót chuồng (gà) đã qua sử dụng, tiến hành như khi ủ rơm rạ, rải đều lên một lớp phân chuồng (chiếm 30 % tổng lượng phân chuồng để ủ) xuống dưới cùng, rộng mỗi chiều khoảng 1,5 m, dày 0,3-0,4 m; Sau đó hòa 200g chế phẩm để phun đều lên bề mặt, rắc thêm vào đó vài nắm cám gạo hoặc bột sắn làm dinh dưỡng ban đầu cho vi sinh vật hoạt động mạnh; Tiếp tục rải lớp phân thải lên trên với một lớp dày 40 cm, rồi lại rải một lớp phân chuồng lên rồi tưới dung dịch chế phẩm . Cứ tiếp tục từng lớp như vậy cho đến khi hoàn thành sẽ được đống phân ủ cao khoảng 1,5m.
Lưu ý: Nếu nguyên liệu ủ khô nhiều thì sau mỗi lớp ủ cần tưới thêm nước, lượng nước (kể cả nước dùng hòa chế phẩm) khoảng 1 nửa ô doa đến 2 ô doa tùy thuộc vào nguyên liệu khô nhiều hay ít.
Bước 4: Che đậy đống ủ.
Sau khi ủ xong, ta che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon. Để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp đống ủ nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 - 50oC.
Bước 5: Đảo đống ủ và bảo quản.
+ Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40-50oC. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí (oxy) cần cho hoạt động của vi sinh vật ít dần. Vì vậy, cứ khoảng 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ xung nước (khoảng vài ô doa), nếu quá ướt dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh.
Cách kiểm tra nhiệt độ đống ủ: Sau ủ khoảng 7-10 ngày, dùng gậy tre vót nhọn chọc vào giữa đống phân ủ, khoảng 10 phút sau rút ra, cầm vào gậy tre thấy nóng tay là được. Nếu không đủ nóng có thể là do nguyên liệu đem ủ quá khô hoặc quá ướt.
Cách kiểm tra độ ẩm đống ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Với than bùn, mùn cưa, mùn mía... nếu bóp chặt thấy nước rịn qua kẽ tay là đạt ẩm khoảng 50 %, nếu nước chảy ra là quá ẩm, xòe tay ra thấy vỡ là quá khô.
+ Sau ủ 15-20 ngày nên đảo đống phân ủ. Đối với các loại nguyên liệu khó phân hủy như thân cây ngô, rơm rạ cứ sau 20 ngày đảo 1 lần.
* Sử dụng phân ủ vi sinh: Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngẫu), hoàn toàn có thể đem sử dụng. Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngẫu.
Phân ủ chủ yếu dùng để bón lót cho các loại cây trồng, có thể sử dụng bón thúc đối với các loại rau và hoa. Cách bón tương tự như bón phân hữu cơ truyền thống khác.
Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn có thể ủ phân vi sinh bằng phân gia súc gia cầm và bán cho bà con nông dân trồng rau màu, các loại cây ăn quả … để tạo nguồn thu nhập cho trang trại vì giá thành của phân ủ vi sinh này chỉ bằng khoảng 30% so với các loại phân vi sinh ngoài thị trường, mang lại lợi ích cho người bán và người sử dụng.
Đặc biệt PCI hiện đang cộng tác với các chuyên gia trong lĩnh vực phân bón với chương trình “chuẩn đoán dinh dưỡng của từng loại đất trồng” giúp bà con có thể bổ xung hợp lý các chất dinh dưỡng còn thiếu trong đất để phối hợp thêm các nguyên tố đa, trung vi lượng tạo ra chủng loại phân bón vi sinh phù hợp nhất với các loại đất với chi phí thấp nhất./.
Mọi thắc mắc xin liên hệ: Phòng kinh doanh công ty cổ phần đầu tư PCI
Địa chỉ: Địa chỉ: Tầng 5, Tòa Nhà VP Grandplaza 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, HN
Điện thoại: 0435539824 Fax: 0435539825
Hotline: 0973.815.519 (gặp Đức - p.kinh doanh)
email: vgreenpci@gmail.com
Khách hàng mua hàng và đăng ký mở đại lý gọi điện theo số máy bàn vào giờ hành chính hoặc hotline vào tất cả các ngày trong tuần.
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi chủ đề trên agriviet và chúc các bạn nhiều thành công!
 




Back
Top