Ứng-phó với "Biến đổi khí-hậu"

Bài nầy đã được Loan Nguyễn đăng lên. Bà con nào có ý-kiến hay, mới để ứng-phó với tình-hình thời-tiết ở Việt-nam không?
Thân.
*
Thứ năm, 4/5/2017 | 15:51 GMT+7
Doanh nghiệp có thể 'ẵm' 75.000 USD khi ứng phó với biến đổi khí hậu
Nếu có ý tưởng xuất sắc giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ nhận tài trợ lên đến 75.000 USD mà còn được cố vấn đào tạo, tiếp cận đầy đủ dịch vụ ươm tạo, thương mại hóa và phát triển kinh doanh.
Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Ngân hàng thế giới (WB) ngày 4/5 tổ chức hội thảo nhằm kêu gọi đề xuất ý tưởng cho cuộc thi "Chứng minh ý tưởng" ứng phó với biến đổi khí hậu lần thứ hai.
Đại diện VCIC cho biết, cuộc thi nhằm tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ, công nghệ sáng tạo của nhóm khởi nghiệp, công ty hoặc cá nhân có tiềm năng nhằm giảm thiểu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dự án sẽ giúp doanh nghiệp nhận khoản tài trợ 75.000 USD cho việc phát triển, triển khai hoặc mở rộng sản phẩm, dịch vụ công nghệ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tham gia còn được tiếp cận đầy đủ các chương trình ưu tiên của VCIC như đào tạo, cố vấn, cơ sở vật chất, tiếp cận phòng thì nghiệm và các nguồn tài chính.

Anh Trần Thái Dương, doanh nhân khởi nghiệp và sản phẩm nông nghiệp được áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong 18 doanh nghiệp nhận giải cuộc thi tổ chức lần đầu năm 2016.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh Việt Nam đang là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Điều này đặt ra những thách thức về việc phát triển bền vững, nhưng cũng đem đến cơ hội để cải tiến công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu", Thứ trưởng Tùng nói và cho rằng cuộc thi trên sẽ giúp điều này thành hiện thực, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuộc thi bắt đầu nhận đề xuất từ ngày 28/4 và hạn cuối là 17h ngày 23/5. Các ứng viên có thể nộp đơn trực tuyến qua www.vietnamcic.org hoặc email: poc@vietnamcic.org, hay gửi qua đường bưu điện đến Ban quản lý dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam tầng 8, tòa nhà Hoàng Sâm, 262 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
"Chứng minh ý tưởng" lần thứ nhất tổ chức tháng 6/2016 với 18 doanh nghiệp có ý tưởng xuất sắc được lựa chọn từ hơn 300 ứng viên. Trong đó một số dự án tiêu biểu như bếp sinh khối và năng lượng mặt trời giúp cải thiện cuộc sống của phụ nữ nông thôn, giải quyết nạn ách tắc giao thông đô thị và giảm phát thải CO2 thông qua việc phát triển giải pháp đi chung xe...
Phạm Hương
Tui cũng có một dự-án Mini, hì hì, tức là Tiểu Dự-án, mà chưa thực-hiện được.
Thân.
Hì hì, Tiểu Dự-án, là bao nhiêu?
- 1000m2?
- 10.000m2, và Dự-án khá hơn chút, cỡ 1-2 mẫu... hay hơn nữa?
Không sao, bài chia rồi, thì mình cứ "binh" theo bài đó. Vậy là tui làm gì với sân vườn 1000m2, gà vịt 200 con, bươi tốc bụi, không còn cọng cỏ?
Thân.
Tui thích nuôi gà vịt. Đất cao, khô. Tui đi làm ngày 8 tiếng không kể chạy trên lộ. Ngày Chúa-nhật nghỉ. Chiều về không còn thì giờ rảnh nhiều. Vậy, làm sao nuôi ba bầy, bầy khá khá : Gà, Vịt với Ngan nữa! Vậy là tui tính:
- Rào chung quanh kỷ.
- Làm chuồng theo kiểu "chuồng máy lạnh", trong đó có cây cho gà và rơm cho Vịt với Ngan. Sàn chuồng được lót đủ rơm rạ có trộn vi-sinh để có thể không phải dọn chuồng luôn. Trên sàn có máng thức ăn và nước uống.
- Cạnh chuồng gà vịt là chòi đẻ trứng. Trứng lấy ra từ sau lưng, gà đang đẻ không biết.
- Ngoài sân, trồng cỏ trên liếp thổ-canh hay thủy-canh. Chia làm 4 khu. Ba khu đóng, chỉ có 1 khu gà vịt được vào ăn cỏ và uống nước.
- Liếp cỏ được thiết-kế: gà vịt ăn cỏ, nhưng không cạp hết, mà chừa đủ gốc để cỏ lên lại cho nhanh.
- Chòi ủ phân hữu-cơ, dùng phân ủ nầy, bón cho các liếp cỏ thổ-canh.
- Nếu có chỗ:
+ Trồng bắp, bo-bo, lúa, mì... cung-cấp gà vịt nuôi.
+ Trồng Rau cải ăn lá hoặc Su-su, Khoai lang ăn đọt.
+ Đào ao, hay làm bể nuôi cá. Ủ cứt cá, cung-cấp cho các liếp trồng.

Hì hì, đây cũng là một "Nông-trại Bền Vững"!
Chủ-đề nầy là "Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu". Thưa, chúng ta là nông-dân, nên tui cũng chỉ "Ứng-phó với biến đổi khí-hậu" trong phạm-vi Trồng-trọt & Chăn nuôi thôi, sao cho:
1- Có thể chịu đựng khí-hậu ngày càng khắc-nghiệt trong nuôi trồng?
2- Hạn-chế lạm-dụng phân bón và thuốc trừ sâu & thuốc bảo-vệ thực-vật?
3- Đạt được (1) và (2) trên đây mà không làm hại môi-trường? Tức là "hòa-hợp với thiên-nhiên"
Bây giờ tui phác-họa khu vườn "Nông-trại Bền Vững" 1000m2 thử xem ra sao? Hì hì...
SAM_3809.jpg~c100

Phần trên "Liếp Rau Thổ-canh & Thủy-canh" là khu trồng trong Nhà Lưới.




Hì hì, mô-hình nầy là dành cho Gà Thả Bộ. Tui chú ý đến sức khỏe của gà nuôi, bằng cách:
A- Chuồng:
1- Thông thoáng: không-khí được hút từ đáy chuồng và thổi ra trên nóc. Và có lưới ngăn muỗi.
2- Đáy sàn được rải dăm bào cây hoặc rơm rạ... rồi trộn với vi-sinh thích-hợp.
3- Giàn ngủ giúp gà không tranh giành chỗ ngủ.
4- Buổi chiều, gà vô chuồng: có sẵn thức ăn và nước uống cho gà ăn no trước khi leo lên giàn ngủ.
5- Buổi sáng, mở cửa chuồng thì không cho gà ăn chút nào, trừ khi mưa dầm!
6- Buổi sáng: nếu có gà không năng-động, nhốt riêng để theo dõi.

B-
1- Nhiều liếp cỏ gom lại thành một khu. Mỗi khu biệt-lập. Gà chỉ được vào 1 khu mà thôi. Sau khi trụi cỏ, sẽ mở ra khu kế, đây cỏ mới.
2- Cỏ được trồng cẩn-thận : nước, phân, trùn và mỗi liếp gieo giống cỏ khác nhau.
3- Ít khi cần phải thay cỏ. Nhưng nếu cần, thì:
+ Xới đất. Trộn phân trùn 5-10% đất mặt + phân đã ủ.
+ Đào một rãnh ngang 3tấc, sâu 3tấc. Bón phân chuồng cao 5cm. Sau nầy, mỗi lần quét phân gà, vịt, ngan... giữa các liếp, đổ xuống rãnh nầy, trùn sẽ ăn rất nhanh.
+ Liếp được bảo-vệ bằng lưới kẽm rộng 20cmX20cm cao 20cm. Gà vịt chỉ ăn được cỏ cỡ nầy, không sâu hơn.

C- Lối đi chính được che để gà tránh nắng trưa và che mưa. Bị mưa, gà không ăn cỏ đưọc, mình cho ăn thực-phẩm công-nghiệp.

D- Ổ đẻ.
1- Được ngăn nhiều ngăn vừa chỗ cho con mái nằm đẻ.
2- Sau lưng ngăn đẻ, được khoét lỗ, rộng bằng bàn tay, có bản lề mở lên được để lấy trứng, mà không sợ mấy con đang đẻ.

E- Sàn chuồng gồm cứt gà, vịt... và dăm bào hay rơm rạ được đưa tới khu ủ-phân/ổ nuôi trùn.

F- Khu trồng rau củ quả.... được bón bằng phân đã ủ. Khu nầy không cho Gà Vịt qua.
 


Last edited:
Cháu thấy bác dùng phân trùn bón cho vườn cây hơi nhiều - liệu chúng ta cần phải bón nhiều như thế không , không cần trộn thêm đất hay gì khác hả bác ?
Nếu giờ này làm bẫy côn trùn cháu nghĩ hiệu quả không cao , chắc chỉ có muỗi với buồn hăng + bướm đêm bay xô - còn lại những con khác phải theo mùa mới thấy nhiều bác ạ , nói chung côn trùng thì nhiều thì nhiều nhưng đôi khi không có con nào - cháu đã từng bãy như thế rồi , làm y như thế luôn , trên cháu để cái đền sáng , dưới là tấm gương trong suốt - cái bẫy côn trùng này nông dân việt đã biết và làm hơn 10 năm rồi nhưng không hiểu lý do gì mà mấy năm gần đây không hoặc hiếm thấy ai làm bẫy côn trùng như bác
Văn hóa là một trở ngại lớn cho mô hình trồng rau cỏ của bác - Khác biệt văn hóa khiến người ta bỡ ngỡ và chậm tiếp nhận hơn
Nếu bác hay ai đó về việt nam làm rồi chứng tỏ mô hình này hiệu quả vượt trội thì tuyệt nhỉ
Lúc đó sẽ có rất nhiều người làm theo
Chúc bác mây mắn
 


Last edited:
Tui cám ơn bạn Hai la vang, góp ý rất nhiều! Vậy, tui cũng xin góp ý với bạn từng phần:
1-
- Bón phân trùn như vậy là quá nhiều!
- Có cần trộn thêm đất hay gì đó nữa không?
Vậy tui góp ý:
- Có nên bón phân trùn/ phân ủ thêm không? Góp ý của tui là, nên! Nếu không, thì dùng phân ủ / phân trùn để bón vô đâu?
- Có thêm đất không? Thưa, nếu cần cải-tạo đất, thì phải trộn với đất.
- Phân chuồng ủ hoai và phân trùn có khác gì không?
Thân.
 
Tui cám ơn bạn Hai la vang, góp ý rất nhiều! Vậy, tui cũng xin góp ý với bạn từng phần:
1-
- Bón phân trùn như vậy là quá nhiều!
- Có cần trộn thêm đất hay gì đó nữa không?
Vậy tui góp ý:
- Có nên bón phân trùn/ phân ủ thêm không? Góp ý của tui là, nên! Nếu không, thì dùng phân ủ / phân trùn để bón vô đâu?
- Có thêm đất không? Thưa, nếu cần cải-tạo đất, thì phải trộn với đất.
- Phân chuồng ủ hoai và phân trùn có khác gì không?
Thân.
Ngày xưa bác nói 10% phân trùn quế còn giờ thì bác nói thoải mái là sao
Phân trùn sạch hơn phân chuồng ủ hoai , tốt hơn
Mà cháu nghĩ phân hữu cơ hay phân trùn bón thêm theo đợt định kỳ thôi - chủ yếu phải có đất
Ngày xưa cháu nói cháu trồng cây bầu trong lu phân trùn bễ rất tốt mà bác không tin ?
Câu kết : Phân trùn hay phân hữu cơ không phải là phân bón , nó chỉ là giá thể , chỉ bổ sung theo định kỳ . Cây không ăn hữu cơ cũng không ăn vô cơ , nó hút thứ nó cần - nên vì thế mới có môn thủy-canh
Dân nuôi trùn quế chưa ai thừa nhận phân trùn quế là một loại phân bón - chữ '' bón '' không có trong phân trùn quế
 
Ngày xưa bác nói 10% phân trùn quế còn giờ thì bác nói thoải mái là sao
Phân trùn sạch hơn phân chuồng ủ hoai , tốt hơn
Mà cháu nghĩ phân hữu cơ hay phân trùn bón thêm theo đợt định kỳ thôi - chủ yếu phải có đất
Ngày xưa cháu nói cháu trồng cây bầu trong lu phân trùn bễ rất tốt mà bác không tin ?
Câu kết : Phân trùn hay phân hữu cơ không phải là phân bón , nó chỉ là giá thể , chỉ bổ sung theo định kỳ . Cây không ăn hữu cơ cũng không ăn vô cơ , nó hút thứ nó cần - nên vì thế mới có môn thủy-canh
Dân nuôi trùn quế chưa ai thừa nhận phân trùn quế là một loại phân bón - chữ '' bón '' không có trong phân trùn quế
Bạn có nhớ, có người nói :
- 10cm đất mặt,
- Trộn với 5% tới 10% phân trùn. Nếu quá hơn 10% trộn với đất mặt dầy 1 tấc, thì cũng không cải-thiện đất thêm chút nào.
Còn chuyện dùng phân trùn đổ vô lu để trồng bầu, rất tốt! Vậy tui thưa, "bác nói thế, thì tớ nghe thế, nhưng mà tin, thì tớ chả có dám tin!"
Còn phần sau, thì tui xin phép không có ý kiến.
Bạn là dân nuôi trùn quế, nên tui chỉ biết nghe thôi! Nhưng nếu bạn giải-thích thêm về phân trùn quế, thì tui cám ơn bạn lắm!
À, phân trùn quế có thật là tốt không? Xin bạn nói cho nghe! Tui thành thật cám ơn!
Thân.
Cháu thấy bác dùng phân trùn bón cho vườn cây hơi nhiều - liệu chúng ta cần phải bón nhiều như thế không , không cần trộn thêm đất hay gì khác hả bác ?
Nếu giờ này làm bẫy côn trùn cháu nghĩ hiệu quả không cao , chắc chỉ có muỗi với buồn hăng + bướm đêm bay xô - còn lại những con khác phải theo mùa mới thấy nhiều bác ạ , nói chung côn trùng thì nhiều thì nhiều nhưng đôi khi không có con nào - cháu đã từng bãy như thế rồi , làm y như thế luôn , trên cháu để cái đền sáng , dưới là tấm gương trong suốt - cái bẫy côn trùng này nông dân việt đã biết và làm hơn 10 năm rồi nhưng không hiểu lý do gì mà mấy năm gần đây không hoặc hiếm thấy ai làm bẫy côn trùng như bác
Văn hóa là một trở ngại lớn cho mô hình trồng rau cỏ của bác - Khác biệt văn hóa khiến người ta bỡ ngỡ và chậm tiếp nhận hơn
Nếu bác hay ai đó về việt nam làm rồi chứng tỏ mô hình này hiệu quả vượt trội thì tuyệt nhỉ
Lúc đó sẽ có rất nhiều người làm theo
Chúc bác mây mắn
Bẫy côn-trùng của Thủy-canh (bắt chước của người khác):
- Đèn trên đầu,
- Dưới đèn là 1 tấm Plastic trong suốt, dựng đứng,
- Dưới tấm Plastic là 1 chậu nước.
Bẫy côn-trùng của Bạn Hai la vang:
- Đèn trên đầu,
- Dưới là tấm gương trong suốt, (không biết là dựng đứng hay nằm ngang).
cháu đã từng bãy như thế rồi , làm y như thế luôn , trên cháu để cái đền sáng , dưới là tấm gương trong suốt - cái bẫy côn trùng này nông dân việt đã biết và làm hơn 10 năm rồi nhưng không hiểu lý do gì mà mấy năm gần đây không hoặc hiếm thấy ai làm bẫy côn trùng như bác
*
Bạn Hai la vang! Cách làm bẫy nầy của bạn, vậy mà dân Việt đã biết và làm hơn 10 năm rồi!
Tui báo tin buồn cho bạn : Tui không tin dân Việt ngu tới mức đó đâu! Tui "khiếu-kiện" bạn đó! Có thì nói, không có thì không ai ép phải nói ra chuyện... buồn (chết cười!)
Ngày xưa bác nói 10% phân trùn quế còn giờ thì bác nói thoải mái là sao
Phân trùn sạch hơn phân chuồng ủ hoai , tốt hơn
Mà cháu nghĩ phân hữu cơ hay phân trùn bón thêm theo đợt định kỳ thôi - chủ yếu phải có đất
Ngày xưa cháu nói cháu trồng cây bầu trong lu phân trùn bễ rất tốt mà bác không tin ?
Câu kết : Phân trùn hay phân hữu cơ không phải là phân bón , nó chỉ là giá thể , chỉ bổ sung theo định kỳ . Cây không ăn hữu cơ cũng không ăn vô cơ , nó hút thứ nó cần - nên vì thế mới có môn thủy-canh
Dân nuôi trùn quế chưa ai thừa nhận phân trùn quế là một loại phân bón - chữ '' bón '' không có trong phân trùn quế
Bạn chưa hồi-đáp tui:
- Phân chuồng ủ hoai và phần trùn có khác gì không?
Thân.
Cháu thấy bác dùng phân trùn bón cho vườn cây hơi nhiều - liệu chúng ta cần phải bón nhiều như thế không , không cần trộn thêm đất hay gì khác hả bác ?
Nếu giờ này làm bẫy côn trùn cháu nghĩ hiệu quả không cao , chắc chỉ có muỗi với buồn hăng + bướm đêm bay xô - còn lại những con khác phải theo mùa mới thấy nhiều bác ạ , nói chung côn trùng thì nhiều thì nhiều nhưng đôi khi không có con nào - cháu đã từng bãy như thế rồi , làm y như thế luôn , trên cháu để cái đền sáng , dưới là tấm gương trong suốt - cái bẫy côn trùng này nông dân việt đã biết và làm hơn 10 năm rồi nhưng không hiểu lý do gì mà mấy năm gần đây không hoặc hiếm thấy ai làm bẫy côn trùng như bác
Văn hóa là một trở ngại lớn cho mô hình trồng rau cỏ của bác - Khác biệt văn hóa khiến người ta bỡ ngỡ và chậm tiếp nhận hơn
Nếu bác hay ai đó về việt nam làm rồi chứng tỏ mô hình này hiệu quả vượt trội thì tuyệt nhỉ
Lúc đó sẽ có rất nhiều người làm theo
Chúc bác mây mắn
Để tui hát vài câu... "Biết trả lời sao?"... khi đứng trước cổng chào "Ấp Văn-hóa".
Bạn à, tui với bạn đâu cần phải trưng lên khẩu-hiệu "Văn-hóa", để làm gì? Khi chúng ta đang nói chuyện về một sân sau của một nông-dân đang bỏ trống, để tạo thành một tiểu Nông-trại Bền Vững, trong đó các thứ nuôi trồng được liên-hệ với nhau, hỗ-tương cho nhau để sống hùng, sống mạnh mà không bị lệ-thuộc bên ngoài. Ví-dụ, tui lấy các thứ, các chất thải ra trong nuôi trồng để ủ thành phân hữu-cơ. Rồi dùng phân đó, bón lại cho các liếp cỏ, rau... cũng tại chỗ nầy để có được một khu cỏ sum-sê, để cung-cấp cho Gà Vịt Dê mà không phí-phạm cỏ theo cách truyền-thống, cứ thả ra cho ăn, dẫm-đạp... chẳng bao lâu, khu vườn chỉ còn đất khô đầy cứt..., không còn cọng cỏ!
Nông-trạnh Bền Vững là điều tui ước-ao được có. Bởi, nông-trại nầy sẽ thích-hợp cho người già cho tui và cho người không có việc làm ở vùng quê có được chút lợi-nhuận.
Hì hì, nhưng tui chưa hoàn-thiện cái Nông-trại Bền Vững nầy, xin bà con thứ lỗi. Vậy tui xin tiếp-tục, để sau cái nông-trại 1000m2, là sẽ 2000m2, 5000m2 và lớn hơn nữa... thì làm sao có thể Ứng-phó với Khí-hậu nóng bức ở quê mình? Mà không phải chỉ-định ở chỗ nào, vùng nào cũng dễ-dàng thực-hiện được? Vậy mà tui tin là tui có thể "ứng-phó với khí-hậu khắc-nghiệt" ở quê mình? Bất cứ là vùng khô cằn sỏi đá, vùng thiếu nước như phèn hay nước mặn, hải đảo hay cao-nguyên! Thưa, tui tin là được! Vậy xin bà con cho tui thử. Bởi, mình chưa thử, thì làm sao biết được có hiệu-quả hay không? Phải không nào?
Hì hì, vậy chúng ta trở lại, tiếp-tục các chuyện đang làm:
- Phân ủ,
- Phân Trùn,
- Nhân giống vi-sinh,
- Toilet, nhà tắm vùng quê,
- Và còn nhiều thứ thích-thú liên-quan tới nuôi trồng.... đều là Bền Vững và Ứng-phó với khí-hậu.
Vậy, chúng ta tiếp-tục...!
http://2.pik.vn/201786078f88-4ebe-4945-a892-9abc6d4c5584.jpg
2017793b287f-b370-48f5-aa85-0c0c1fcaf041.jpg

Trước đây, tui trồng khoai lang lấy đọt. Đọt ra nhanh lắm! Nhưng chỉ sau vài tháng, tui bỏ luôn! Bạn bè muốn thì cắt tự-nhiên, tui không bán nữa. Bởi, phải dẫm lên để cắt.
Đây là hình tui định sẽ trồng dây cắt đọt Khoai lang và Su-su.
Thân.
 
Last edited:
Bác nói rõ hơn về dàn khoai lang cắt đọt được không ạ? Nhìn hình cháu không hiểu lắm, trước cháu trồng một ít rau lang mà cũng khó thu hoạch lắm.
Kính!
 
Bác nói rõ hơn về dàn khoai lang cắt đọt được không ạ? Nhìn hình cháu không hiểu lắm, trước cháu trồng một ít rau lang mà cũng khó thu hoạch lắm.
Kính!
Tui cũng vậy, thu-hoạch rất cực! Mà thêm vào đó là khó bón phân, cũng như không tưới nhỏ giọt được!
Vậy, mỗi liếp, nâng giàn cao ngang thắt lưng, và chiều ngang mỗi giàn 1.5m. Chừa đường đi giữa hai liếp 0,5m để đi cắt đọt, thì em thấy có gọn hơn không?
Thân.
 
Theo hình vẽ của bác, thì có phải là cho cây mọc từ đất leo thẳng lên 1,5m rồi phát truyển ngang phải không ạ. Nếu vậy thì tiện cho việc đứng ngắt đọt thiệt, nhưng mà cây leo thẳng lên 1,5m thì nó khó phát truyển đọt được lắm bác. Cháu thấy dây lang cần độ ẩm cao, và rể mọc ở từng nách lá thì mới phát truyển đọt mạnh được ạ.
Kính!
 

2017e216e6b6-ea4f-46ce-a68b-d2ac002ce160.jpg
2017e216e6b6-ea4f-46ce-a68b-d2ac002ce160.jpg

Vậy, nếu em Khang Trung làm một cái vỹ cao 1m, ngang 1,5m. Rồi cho khoai lang hay Su-su leo lên thì được không em?
Chiều ngang 1,5m là vì, người cắt đọt bên trái, vói tay chỉ được phân nửa chiều ngang liếp, tức là 0,75m, còn người bên phải cũng vói tay ra giữa liếp. Như vậy thì cắt rất nhanh. Em đồng ý không?
Em có để ý :
- Giữa có 1 rãnh 3tấcX3tấcX3tấc, để quét lá hay phân tươi xuống đó, trùn sẽ ăn từ-từ.
- Hai bên rãnh :
+ Phân hữu-cơ đã hoai,
+ Phân NPK,
+ Ống nước tưới nhỏ giọt.
Em Khang Trung thấy như vậy thì cây trên giàn có sung không?
Thân.
 
--- @ Hôm nay lúc 04:33 ---
2017793b287f-b370-48f5-aa85-0c0c1fcaf041.jpg

--- @ Hôm nay lúc 04:41 --- Trước đây, tui trồng khoai lang lấy đọt. Đọt ra nhanh lắm! Nhưng chỉ sau vài tháng, tui bỏ luôn! Bạn bè muốn thì cắt tự-nhiên, tui không bán nữa. Bởi, phải dẫm lên để cắt.
Đây là hình tui định sẽ trồng dây cắt đọt Khoai lang và Su-su.
Thân.
Cái này thích hợp trồng cây mồng tơi
Nói vui bác thôi chứ 1000 m vuông thì bác bón 1 tháng 1 tấn phân hữu cơ thì cũng chả thấm vào đâu nên bác yên tâm mà thả phân hữu cơ nhé
Phân trùn nó khác phân ủ hoai ở điểm phân trùn quế nó sạch hơn , xốp hơn và nhiều nguyên tố hơn phân ủ hoai
Theo bác đất chết là đất như thế nào , đất sống là đất như thế nào và đất bệnh là đất như thế nào ????? Kính hỏi bác !
Còn cái đèn dụ côn trùng đó dân việt nam , gần hơn là dân thừa thiên Huế đã làm và áp dụng cách đây hơn 10 năm
Cháu không có hình nên miêu tả coi bác hiểu không nhé
Cái đền bẫy côn trùng có mấy bộ phận - bộ phận 1 là cái cột treo đèn , 2 là dây điện , 3 cái nón úp xuống , 4 cái đèn điện nằm trong cái nón , 5 là 1 hoặc 2 tắm gương trong nằm theo phương thẳng đứng , 6 là cái chậu đựng côn trùng gần chết rớt xuống , 8 là những chi tiết kết nối cái bộ phận trên lại với nhau - chậu đựng côn trùng có chứa nước
2017e216e6b6-ea4f-46ce-a68b-d2ac002ce160.jpg
2017e216e6b6-ea4f-46ce-a68b-d2ac002ce160.jpg

Vậy, nếu em Khang Trung làm một cái vỹ cao 1m, ngang 1,5m. Rồi cho khoai lang hay Su-su leo lên thì được không em?
Chiều ngang 1,5m là vì, người cắt đọt bên trái, vói tay chỉ được phân nửa chiều ngang liếp, tức là 0,75m, còn người bên phải cũng vói tay ra giữa liếp. Như vậy thì cắt rất nhanh. Em đồng ý không?
Em có để ý :
- Giữa có 1 rãnh 3tấcX3tấcX3tấc, để quét lá hay phân tươi xuống đó, trùn sẽ ăn từ-từ.
- Hai bên rãnh :
+ Phân hữu-cơ đã hoai,
+ Phân NPK,
+ Ống nước tưới nhỏ giọt.
Em Khang Trung thấy như vậy thì cây trên giàn có sung không?
Thân.
Quan trọng là cây gì bác ơi
Bác trồng cây rau khoai này lên giàn được 1 mùa thôi , qua mùa 2 dây nó tra , nó già rồi thì yếu nên dù rễ nó ăn nhiều cũng không đưa lên ngọn nổi đâu bác ạh
 
Cái này thích hợp trồng cây mồng tơi
Nói vui bác thôi chứ 1000 m vuông thì bác bón 1 tháng 1 tấn phân hữu cơ thì cũng chả thấm vào đâu nên bác yên tâm mà thả phân hữu cơ nhé
Phân trùn nó khác phân ủ hoai ở điểm phân trùn quế nó sạch hơn , xốp hơn và nhiều nguyên tố hơn phân ủ hoai
Theo bác đất chết là đất như thế nào , đất sống là đất như thế nào và đất bệnh là đất như thế nào ????? Kính hỏi bác !
Còn cái đèn dụ côn trùng đó dân việt nam , gần hơn là dân thừa thiên Huế đã làm và áp dụng cách đây hơn 10 năm
Cháu không có hình nên miêu tả coi bác hiểu không nhé
Cái đền bẫy côn trùng có mấy bộ phận - bộ phận 1 là cái cột treo đèn , 2 là dây điện , 3 cái nón úp xuống , 4 cái đèn điện nằm trong cái nón , 5 là 1 hoặc 2 tắm gương trong nằm theo phương thẳng đứng , 6 là cái chậu đựng côn trùng gần chết rớt xuống , 8 là những chi tiết kết nối cái bộ phận trên lại với nhau - chậu đựng côn trùng có chứa nước

Quan trọng là cây gì bác ơi
Bác trồng cây rau khoai này lên giàn được 1 mùa thôi , qua mùa 2 dây nó tra , nó già rồi thì yếu nên dù rễ nó ăn nhiều cũng không đưa lên ngọn nổi đâu bác ạh
Tui lở trồng 5 năm, sau đó tui phá bỏ. Có cái Video nầy, mời bạn xem đỡ buồn:
Cái này thích hợp trồng cây mồng tơi
Nói vui bác thôi chứ 1000 m vuông thì bác bón 1 tháng 1 tấn phân hữu cơ thì cũng chả thấm vào đâu nên bác yên tâm mà thả phân hữu cơ nhé
Phân trùn nó khác phân ủ hoai ở điểm phân trùn quế nó sạch hơn , xốp hơn và nhiều nguyên tố hơn phân ủ hoai
Theo bác đất chết là đất như thế nào , đất sống là đất như thế nào và đất bệnh là đất như thế nào ????? Kính hỏi bác !
Còn cái đèn dụ côn trùng đó dân việt nam , gần hơn là dân thừa thiên Huế đã làm và áp dụng cách đây hơn 10 năm
Cháu không có hình nên miêu tả coi bác hiểu không nhé
Cái đền bẫy côn trùng có mấy bộ phận - bộ phận 1 là cái cột treo đèn , 2 là dây điện , 3 cái nón úp xuống , 4 cái đèn điện nằm trong cái nón , 5 là 1 hoặc 2 tắm gương trong nằm theo phương thẳng đứng , 6 là cái chậu đựng côn trùng gần chết rớt xuống , 8 là những chi tiết kết nối cái bộ phận trên lại với nhau - chậu đựng côn trùng có chứa nước

Quan trọng là cây gì bác ơi
Bác trồng cây rau khoai này lên giàn được 1 mùa thôi , qua mùa 2 dây nó tra , nó già rồi thì yếu nên dù rễ nó ăn nhiều cũng không đưa lên ngọn nổi đâu bác ạh
Bạn Hai la vang,
Bạn có từng bón phân chuồng chưa? Tui gánh phân 2 thúng 50kg phân, rải đều trên đất đồng thời trộn xuống đất luôn. Một gánh 50kg, 2 gánh 100kg, 20 gánh 1000kg = 1 tấn.
Tui cần ít nhứt 3 tấn phân chuồng để cải-thiện 1000m2 đất.
Phân trùn nó khác phân ủ hoai ở điểm phân trùn quế nó sạch hơn , xốp hơn và nhiều nguyên tố hơn phân ủ hoai
Theo bác đất chết là đất như thế nào , đất sống là đất như thế nào và đất bệnh là đất như thế nào ????? Kính hỏi bác !

Kính hỏi bác, để làm gì? Tui biết bạn mù tịt về phân ủ hoai và phân trùn. Lại còn bày đặt là phân trùn nhiều nguyên-tố hơn phân ủ hoai! Chủ trại trùn mà nói kiểu nầy, làm sao bán được?
Còn cái vụ đất chết, đất sống, đất bệnh nằm bệnh-viện, tức là hết xài chẳng khác người "xi-cà-que" như tui...!
Chúng ta bỏ 1 tấn rác, phân tươi... vô khu ủ phân. Thì sau thời-gian, sẽ thành phân ủ hoai hoặc phân trùn, tùy theo. Vậy 1 tấn đó có gì thay đổi về các nguyên-tố trong đống phân?
 
Last edited:
Tui lở trồng 5 năm, sau đó tui phá bỏ. Có cái Video nầy, mời bạn xem đỡ buồn
Bác trồng 5 năm mà vẫn tươi tốt, không lão hóa như vậy thì bác siêu quá. Bác làm sao mà thân nó không bị già, và cây nó sung lâu vậy bác.
Cái vụ cái dàn, có phải là bác làm sàn cao 1m, rồi trồng cây lên đó giống như mình kê thùng xốp lên cao, vậy thì cây nó chỉ bò thẳng lên khoảng 20cm phải không ạ.
Kính!
 
Bác trồng 5 năm mà vẫn tươi tốt, không lão hóa như vậy thì bác siêu quá. Bác làm sao mà thân nó không bị già, và cây nó sung lâu vậy bác.
Cái vụ cái dàn, có phải là bác làm sàn cao 1m, rồi trồng cây lên đó giống như mình kê thùng xốp lên cao, vậy thì cây nó chỉ bò thẳng lên khoảng 20cm phải không ạ.
Kính!
Hì hì! Nhớ ngày trước, tui cuốc làm thành luống, rồi tui xuống bãi sông, gom thật nhiều rong biển, đổ xuống. Đất cát, tui không làm liếp, mà dăm dây khoai ngang mặt đất. Hom khoai, cắt khoảng 3 tấc. Sau 2 tháng, tui trở dây khoai lộn ngược. Dây khoai không lên mầm nữa. Sau hơn 1 tháng nữa, tui moi lên thấy có củ. Từ đó, tui cứ moi lên bán dài dài mua gạo... Củ nhiều lắm! Do tui bón bằng rong biển. Đó là thứ chứa rất nhiều Bồ-tạt (Kali).
Bây giờ, tui không bón Kali, mà bón thêm Nitrogen (N), khiến dây khoai không bị đưa vào "lão-hóa", nên cứ bò dài, và nó không làm củ, mà cứ lên tược non mãi!
Thân.
Tui có lần trồng một cây cà trên một máng thủy-canh "màng dung-dịch". Cây hết sức tốt! Phải nói là bụi mới đúng! Nhưng hoa thi rất ít, và hoa cũng không đậu trái được, dù tui tự tay thụ-phấn mỗi ngày...
Khang Trung biết không, nguyên-do là do phân. Máng thủy-canh nầy tui đang trồng Rau Thơm, nên công-thức dung-dịch là tốt lá. Mà cây cà chua đã qua thời "niên-thiếu", cần "lão-hóa", tức là phải giảm N và tăng K để nó làm trái để sinh-tồn. Cây cà của tui "tốt lá" mà không "tốt củ", à quên, "tốt trái" là vậy!
Thân.
Để xả hơi, chúng ta bàn chơi về:
- Nông-trại hữu-cơ!
Khang Trung nghĩ sao?
Thân.
Nông-trại Hữu-cơ!
Canh-tác theo hướng Hữu-cơ, rất khó! Đó là vì chủ-trại tự bó buộc mình theo cách trồng mà các cách trồng liên-hệ tới Phân bón và thuốc sát-trùng hay thuốc tăng-trưởng. Chỉ vài điều nầy thôi là tui đã không theo được! Vậy, để xem, khi tui trồng theo cách của tui, thì nó có khác với cách trồng Hữu-cơ hay không? Để tui thử liệt-kê vài món:
- Thuốc Tăng-trưởng : Tui không dùng.
- Thuốc sát-trùng : Tui phải dùng.
- Thuốc trị Nấm : Tui Phải dùng.
- Nấm có lợi : Tui phải dùng.
- Vi-sinh có lợi : Tui phải dùng.
Về phần dinh-dưỡng:
- Phân Hữu-cơ : Tui phải dùng.
- Phân Vô-cơ : Tui Phải dùng.
Em KhangTrung có thêm gì không?
Thân.
2017793b287f-b370-48f5-aa85-0c0c1fcaf041.jpg

Em Khang Trung,
Em xem, từ giàn cây trở lên là lá và tược non. Tược non là phần chúng ta sẽ cắt, rồi bó lại. Bà bà xã tui thì lại thích lấy cọng lá già. Bả bỏ lá, chỉ lấy cọng. Rồi bả tước vỏ của cái cọng đó, chỉ còn ruột non của cọng thôi. Đem ruôt non nầy hấp cơm, chấm nước kho... Đôi khi, bà cho tui ăn cua, trộn ruột non nầy, tui ghiền luôn!
Còn dưới giàn? Là vòi tưới nhỏ giọt, khiến đất dưới giàn không bao giờ khô, mà cũng không bị ướt đẫm. Thỉnh-thoảng, có phân ủ đã hoai, thì bón chung quanh vòi tưới... trùn thích lắm! Đối với trùn, thì 1 tấc đất ở trên là khu sinh-hoạt, ăn ngủ và trùn truyền-giống, sau đó chui xuống thấp một chút để đẻ trứng. Và với bản tính tự-nhiên, trùn con sau khi chui ra khỏi kén, để khỏi bị các thứ thích ăn chúng, chúng chui ngay xuống dưới tầng đất nữa.
Còn trùn lớn? Chúng ăn trên mặt, dưới sâu, bất cứ chỗ nào... khi làm như vậy, chúng làm thành đường đi, và đường ngầm nầy được trùn tráng theo vách đường hầm bằng chất nhớt tiết ra từ chính cơ-thể chúng.
Vậy, trên đường hầm của trùn có:
- Ốc-xy, rất thông-thoáng,
- Nhớt, thành thức ăn cho cây,
- Trùn bài-tiết ra : vi-sinh sống và vi-sinh chết. Cả hai đều thành thức-ăn cho cây.
Em Khang Trung thấy, như vậy, giàn Khoai lang, giàn Su-su được "săn-sóc" kiểu nầy, thì chúng có "sung" không em? Hì Hì!
Thân.
Tui có tới thăm một Nông-trại Hữu-cơ. Ông ấy dùng khá nhiều thuốc trị nấm. Tui không dám hỏi thêm. Dùng thuốc trị nấm thì không hề gì.
Thân.
 
Theo bác phân trùn quế và phân ủ hoai thì phân nào bán giá tiền cao hơn ?

Giun gì mà đẻ trứng dưới đất thấp một chút thế ạ ?
Để tui hỏi người nuôi trùn, xem phân trùn quế và phân ử hoai, thì phân nào bán giá tiền cao hơn?
Thưa, có bạn nào giúp!
 
Để tui hỏi người nuôi trùn, xem phân trùn quế và phân ử hoai, thì phân nào bán giá tiền cao hơn?
Thưa, có bạn nào giúp!
Phân trùn quế có 3 loại
Loại 1 là hữu cơ được giun quế ăn hết hoàn toàn gọi là phân trùn quế chín - Phân trùn quế chín là loại phân đang bàn luận
Loại 2 là hữu cơ được giun ăn chưa hết 90% được gọi là phân giun quế sống - phân này không bàn luận
Loại 3 là phân trùn quế pha tạp - loại này không bàn luận
Tất nhiên phân ủ hoai pha tạp cũng không bàn luận ở đây
---giờ bác so sánh hai loại phân trên xem loại nào tốt hơn , khi một con giun nuốt hữu cơ thải ra một loại phân chứa dịch ướt - dịch ướt này bên ủ hoai không có
---Con gì ăn ỉa phân cũng có dịch ướt cả
 
Phân trùn quế có 3 loại
Loại 1 là hữu cơ được giun quế ăn hết hoàn toàn gọi là phân trùn quế chín - Phân trùn quế chín là loại phân đang bàn luận
Loại 2 là hữu cơ được giun ăn chưa hết 90% được gọi là phân giun quế sống - phân này không bàn luận
Loại 3 là phân trùn quế pha tạp - loại này không bàn luận
Tất nhiên phân ủ hoai pha tạp cũng không bàn luận ở đây
---giờ bác so sánh hai loại phân trên xem loại nào tốt hơn , khi một con giun nuốt hữu cơ thải ra một loại phân chứa dịch ướt - dịch ướt này bên ủ hoai không có
---Con gì ăn ỉa phân cũng có dịch ướt cả
Bạn Hai la vang,
Vì tui không biết cả 3 loại phân trùn quế nầy, nên tui chỉ biết dựa cột mà nghe thôi!
Thân,
 
Bác @Thuy-canh !
Vậy là giàn rau của bác chỉ do cách bón phân mà có khác biệt lớn vậy. Còn giống có liên quan ít nhiều không ạ. Trước cháu có giống rau lang ăn lá, nghĩa là cây ra nhiều đọt, ít tạo củ mà của ăn cũng không ngon. Cây bác trồng có phải là giống này không ạ?
Cháu không biết gì về nông trại bền vững đâu ạ. Cháu thấy thật hay nếu chu trình được khép kín mà không hại đến môi trường xung quoanh. Nên bác nói gì thì cháu xin nghe.
Kính!
 


Back
Top