Vài suy nghĩ về đầu ra quả bơ nói riêng và trái cây nói chung.

Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?
 


Cũng đúng một phần, Thực ra bác ước mơ to lớn quá, tôi cũng đã ghé Trịnh mười nhiều, Mỗi năm chỉ thu vài tỷ thôi và Mười không nghĩ nhiều như bác nghỉ đâu. Mười có một vườn cây mẹ để lấy chồi khoảng hơn trăm cây, lấy lượng chồi vừa phải vì còn phải lấy quả (mỗi năm tiền quả khoảng 01 tỷ đồng). số thu nhập thêm chủ yếu là từ vườn ươm mỗi năm thu vài tỷ. tuy nhiên không thiết lập chắc chắn một mạng lưới những cây bơ giống do công ty xuất ra, đương nhiên chưa khẳng định rỏ ràng một đường dây thu gom bơ từ giống của mình để tiêu thụ theo bơ thương hiệu.(có thể là sau này). hiện chỉ mới dừng lại ở đấy thôi.
- Nói thêm tý nữa là hiện nay việc kinh doanh bơ chưa phải là lúc chạy đua và cạnh tranh vì thị trường còn thả nổi. một cái bánh ngon mà một vài người không thể ăn hết. trái bơ trước đây chỉ một vài vùng dùng thôi, nay cả nước đều biết, một vài người nước ngoài như (nhật) qua đặt hàng mà không có. Bây giờ mình vừa làm vừa động viên nhiều người cùng làm để tạo hiệu ứng vùng nguyên liệu, tạo vùng nguyên liệu lớn và tốt, sau đó thiết lập kênh tiêu thụ thế cũng là thành công rồi
Hihi, vụ Nhật đặt hàng D cũng có nghe nói đến, nhưng mà không chắc lắm về độ chính xác, vì D có tham khảo vài công ty xuất khẩu thì họ ít xuất khẩu đc bơ lắm. Nếu mà dễ dàng như thế, thì vay tiền làm 3 năm thành siêu tỉ phú mất. Cứ đơn giản, xuất qua cho Nhật thì bán dc khoảng 30k/kg tại vườn đi, trung bình mỗi cây cho 200kg đi, thì trồng đi 100ha. Tiền đốt không hết lun ấy chứ.

Sau thời gian tìm hiểu thì D thấy nó không đơn giản như thế. Người ta nói, siêng thì khá, còn muốn giàu thì phải khó. 1 người nông dân chăm chỉ và có kỹ thuật, thì có thể kiếm vài tỷ 1 năm (dạng khá), còn suy nghĩ lớn hơn thì phải giỏi, phải có gì đó đặc biệt.
 


Chuyện vui tân trang: Rùa chạy thi với Thỏ>
- Tập 1: Rùa chạy thi với Thỏ, Thỏ vừa chạy vừa chơi, Thỏ thua Rùa.
- Tập 2: Thỏ thua rùa về tức không ngủ được, hôm sau thách đấu thi tiếp, Thỏ không vừa chạy vừa chơi nữa, chạy một mạch về đích chấp Rùa mấy chục lần, Thỏ thắng to.
- Tập 3: Rùa thua to về buồn mất mấy tháng, chẳng lẽ chịu thua? nghĩ mãi rồi cũng ra, Rùa thách đấu với Thỏ thi tiếp. đợt này vẫn chạy theo đường củ nhưng xa hơn. Thỏ coi thường Rùa nên nhận lời không cần suy xét. Cuộc thi diễn ra, Thỏ chạy một mạch không nghỉ, nhưng gần về đích thì gặp ngay con suối sâu, Thỏ không bơi qua được, loay hoay mãi, rùa chậm chạp bò tới và bơi một mạch qua suối về đích, Rùa thắng Thỏ.
- Tập 4: Cả hai cùng thắng: Thỏ bị dẫn điểm tức lắm, đang nghĩ cách trả thù thì Rùa đến, chúng bàn bạc và đi đến thống nhất biện pháp thi để cả hai cùng thắng và đạt kỹ lục tốt nhất. Khi xuất phát Rùa ngậm vào đuôi Thỏ,Thỏ chạy nhanh hết sức đến bờ suối, đến suối Rùa bơi xuống nước cỏng Thỏ trên lưng bơi về đích.
...chúc các bác vui! chúng ta có thể liên kết để làm ăn?
 
Chuyện vui tân trang: Rùa chạy thi với Thỏ>
- Tập 1: Rùa chạy thi với Thỏ, Thỏ vừa chạy vừa chơi, Thỏ thua Rùa.
- Tập 2: Thỏ thua rùa về tức không ngủ được, hôm sau thách đấu thi tiếp, Thỏ không vừa chạy vừa chơi nữa, chạy một mạch về đích chấp Rùa mấy chục lần, Thỏ thắng to.
- Tập 3: Rùa thua to về buồn mất mấy tháng, chẳng lẽ chịu thua? nghĩ mãi rồi cũng ra, Rùa thách đấu với Thỏ thi tiếp. đợt này vẫn chạy theo đường củ nhưng xa hơn. Thỏ coi thường Rùa nên nhận lời không cần suy xét. Cuộc thi diễn ra, Thỏ chạy một mạch không nghỉ, nhưng gần về đích thì gặp ngay con suối sâu, Thỏ không bơi qua được, loay hoay mãi, rùa chậm chạp bò tới và bơi một mạch qua suối về đích, Rùa thắng Thỏ.
- Tập 4: Cả hai cùng thắng: Thỏ bị dẫn điểm tức lắm, đang nghĩ cách trả thù thì Rùa đến, chúng bàn bạc và đi đến thống nhất biện pháp thi để cả hai cùng thắng và đạt kỹ lục tốt nhất. Khi xuất phát Rùa ngậm vào đuôi Thỏ,Thỏ chạy nhanh hết sức đến bờ suối, đến suối Rùa bơi xuống nước cỏng Thỏ trên lưng bơi về đích.
...chúc các bác vui! chúng ta có thể liên kết để làm ăn?
D nghĩ muốn làm lớn thì phải hợp tác, chứ một mình thì không thể làm được. Người có tiền họ ít muốn làm cái gì trái nghề 1 mình, còn người muốn làm thì ko có tiền. Có tiền mà có tâm huyết thì hơi ít.

Thế nên vấn đề là: Ai cũng muốn hợp tác, nhưng lại không muốn trải quả 3 đợt thắng thua (như 3 lần thi đầu của rủa và thỏ). Vì thời gian, cơ hội không cho phép ta thử tới 3 lần.
 
Có những người nông dân họ chẳng cần biết đầu ra đầu vào như thế nào của quả bơ, họ đang làm và họ chỉ mong thành công được bước thứ nhất mà chẳng cần nghĩ đến bước 2 or 3 hay 4 gì gì vậy theo ý mình là chẳng cần la toáng lên bắt tay vào làm theo cách người nông dân làm trước đã , chú ý muốn làm cái gì thì toàn tâm toàn ý và đánh đổi , bạn sẵn sàng chưa ? bạn có dám bỏ việc Sg để làm chưa ? bạn tính toán kỹ chưa ? bạn chắc chắn rằng vùng đất của bạn nói đến phù hợp với sự đầu tư của bạn hay không ? ... Vâng tôi muốn nói nhiều nhưng sẽ rất dở nên ít nói thôi làm nghĩ đi và làm đi .
 
Có những người nông dân họ chẳng cần biết đầu ra đầu vào như thế nào của quả bơ, họ đang làm và họ chỉ mong thành công được bước thứ nhất mà chẳng cần nghĩ đến bước 2 or 3 hay 4 gì gì vậy theo ý mình là chẳng cần la toáng lên bắt tay vào làm theo cách người nông dân làm trước đã , chú ý muốn làm cái gì thì toàn tâm toàn ý và đánh đổi , bạn sẵn sàng chưa ? bạn có dám bỏ việc Sg để làm chưa ? bạn tính toán kỹ chưa ? bạn chắc chắn rằng vùng đất của bạn nói đến phù hợp với sự đầu tư của bạn hay không ? ... Vâng tôi muốn nói nhiều nhưng sẽ rất dở nên ít nói thôi làm nghĩ đi và làm đi .
- Hiện tại hầu hết người dân có bơ đang cho thu hoạch đều biết cây bơ rất có giá trị, số tiền thu được/ 1 cây là lớn hơn trồng các loại cây khác (bình quân một cây bơ ngon năm thứ 5-10 đạt 3- 10 triệu đồng /cây (thương lái thường vào dân và mua quạ cả cây). ở Đăk Lăk khi cây bơ có trái non thì một số thương lái đã đi trước và đặt cọc để tranh mua. nhưng có một điều lạ là họ đã có bơ bán hàng chục năm rồi nhưng ít ai trồng tiếp. hiện tại như bạn nói cũng đã có một số người cắm cúi trồng bơ. tuy nhiên thật đáng tiếc, trong số họ mua được giống tốt thì ít lắm. mỗi lần đi đường thấy người chở cây giống đi trồng T cũng ghé hỏi thăm, cây giống này bác biết giống gì, lấy ở đâu? ai cũng hồ hởi: giống bơ ghép đấy chú à, nghe nói trái to, trái vụ. nhưng hỏi thế có hóa đơn không và được hướng dẫn kỹ thuật không thì là không có...ôi! bơ ghép thì đâu chả có, nhưng ghép chồi của cây mẹ nào thì không biết, đôi khi gần vườn có cây mẹ là bơ nước, lấy ghép vào cho nhanh thấy, bán được nhiều cây....
 
- Hiện tại hầu hết người dân có bơ đang cho thu hoạch đều biết cây bơ rất có giá trị, số tiền thu được/ 1 cây là lớn hơn trồng các loại cây khác (bình quân một cây bơ ngon năm thứ 5-10 đạt 3- 10 triệu đồng /cây (thương lái thường vào dân và mua quạ cả cây). ở Đăk Lăk khi cây bơ có trái non thì một số thương lái đã đi trước và đặt cọc để tranh mua. nhưng có một điều lạ là họ đã có bơ bán hàng chục năm rồi nhưng ít ai trồng tiếp. hiện tại như bạn nói cũng đã có một số người cắm cúi trồng bơ. tuy nhiên thật đáng tiếc, trong số họ mua được giống tốt thì ít lắm. mỗi lần đi đường thấy người chở cây giống đi trồng T cũng ghé hỏi thăm, cây giống này bác biết giống gì, lấy ở đâu? ai cũng hồ hởi: giống bơ ghép đấy chú à, nghe nói trái to, trái vụ. nhưng hỏi thế có hóa đơn không và được hướng dẫn kỹ thuật không thì là không có...ôi! bơ ghép thì đâu chả có, nhưng ghép chồi của cây mẹ nào thì không biết, đôi khi gần vườn có cây mẹ là bơ nước, lấy ghép vào cho nhanh thấy, bán được nhiều cây....
Người nông dân VN ngại đi xa đi tìm hiểu đa số là nghe người ta nói ... rồi đến tận vườn người ta tham quan, gặp mấy ông thần tốt bụng thì không sao, gặp ông thần chém gió thì bảo là bơ vườn tôi trái vụ ... nói chung trên thị trường hiện nay bơ theo kiểu hầm bà lằng lung tung giống lung tung tên, ông nào cũng muốn giống bơ đó của riêng mình , nên tôi nói giống trịnh mười cũng là giống bơ ghép của người việt nam ngay cả trịnh mười tuy là đã gọi là vua bơ tây nguyên và kiếm được tiền tỷ từ cây bơ nhưng bao nhiêu năm rồi vẫn dặm chân tại chỗ vì trịnh mười cũng chỉ là nông dân đi lên và sau này cũng chỉ là người trong sản xuất , còn về các giá trị khác thì trịnh mười vốn có lợi thế nhưng không thể dùng được và tuy nhỏ bé nhưng anh ta lại có mộng ước to đùng vượt qua các đại gia lớn hơn mình(mỹ mexican) anh ta đang có thiên thời, anh ta đang có địa lợi nhưng theo như nhận thấy anh ta chưa có người nào giúp anh ta phát triển nó cũng như việc đầu tư một lượng tiền lớn để giống bơ của mình đi du lịch khắp năm châu . nói chung nông nghiệp vn hiện tại nói chung tương lai nói riêng để phát triển tốt ồ ạt thì đồng nghĩa với các nhà máy chiếu xạ mọc lên ít nhất cũng phải 64 tỉnh thành thì 64 cái thì may ra lúc đó trái cây VN mới đi xa được, con bây giờ muốn đi xa thì chắc hơi khó và trịnh mười cũng chỉ như con chim hót giữa một vùng trời và có vẻ như chưa hẳn là bình yên khi mà nhà nhà người người trồng bơ . nói cho vui thế này ai muốn làm vua gì thì không biết nhưng hội tụ đủ các yếu tố, thời vận - đắc địa - nhân hoà thì sẽ mau chóng trở thành vua thôi, còn bây giờ cây bơ đang trong tình trạng của một loại trái mà có nhiều người xưng vương quá ... khiến cho mọi thứ cứ rối rem hẳn ra, mong là trong lúc loạn như thế này ai sẽ là anh hùng đi xa và làm thay đổi đây . chờ thêm 10 năm nữa xem sao
mình viết thêm một ý nhỏ thế này : muốn có nhiều tiền từ làm nông nghiệp thì chẳng cần suy nghĩ cứ siêng năng chịu khó như trịnh mười là được , còn muốn ước mơ cao hơn thì ách hẳn phải có sự đánh đổi và mang trong mình một ngọn lửa không được tắt cho đến khi nó cháy lớn , trong làm ăn nhất là làm kinh tế nó như một canh bạc bạn đặt cược nó khi bạn có một đồng , và bạn sẽ đặt hết một đồng đó vào ván cược đó thắng ván cược đó và bạn có 2 đồng và bạn cũng sẽ phải dùng 2 đồng đó dặt cược tiếp , nếu không có gan làm giàu thì thắng cược như trịnh mười và dừng cuộc chơi và xem người khác chơi , và tôi tin răng sớm hay muộn cũng sẽ có một người trên tây nguyên chơi một cuộc chơi này hoàn hảo vì anh ta có trình độ, bản lĩnh , am tường từ A-Z anh ta coi tiền bạc là quân lính, ngân hàng là người tình , và sẽ sãn sàng bỏ hết những thứ mình đang có ra để cược một ván cược lớn và xem sao đây ?
 
Muốn cho trái ngon và đúng cỡ, thì không khó.
Cây nào cũng thế thôi, không kể riêng Bơ.

Muốn trái ngon:
1- Đúng giống, đúng chồi ghép.
2- Trồng thưa, khoảng cách lớn.
3- Chăm bón tốt, nước, phân.
4- Phải tỉa cành cho khỏi rậm. Tạo tán đều.
5- Hái trái đúng lúc.

Muốn trái đúng cỡ:
Chọn trái ra các cỡ. Trái lớn bán giá cao.

Bàn:
Kỹ thuật 1 hầu hết người Việt Nam chưa được.
Bơ không đúng giống thì chất lượng không thể
tốt và đồng đều, cho dù 4 kỹ thuật kia đều
tốt.

Kỹ thuật 2 cũng không làm được. Chúng ta ham
trồng dày và trồng xen để tiết kiệm đất. Cần
biết trái Táo, Lê, Ổi, Mận, Đào nào mà ở cành
lớn chĩa ra nắng, xa các cành khác thì ngọt
hơn những trái ở nơi rậm rạp. Bơ cũng thế.
Cho dù ở cùng một cây, ngon dở cũng khác nhau.

Việc chọn trái đúng cỡ, người Mỹ làm rất tốt.
Họ bày bán các thứ đều tùy người mua chọn.
Tôi đã mua Bơ nhiều lần, và chọn rất kỹ. Tôi
nhận thấy những trái Bơ tôi chọn chỉ hơn các
trái khác rất ít, không đáng kể. Người Mỹ khác
đi chợ, họ chẳng chọn, mà cứ vơ đại đi. Cái
công chọn ấy, bỏ thêm ra vài xu, mua thêm trái
là thừa bù cho cái công chọn. Chỉ người nghèo
mới bỏ công chọn, so đo hơn kém vài xu thôi.
 

Muốn cho trái ngon và đúng cỡ, thì không khó.
Cây nào cũng thế thôi, không kể riêng Bơ.

Muốn trái ngon:
1- Đúng giống, đúng chồi ghép.
2- Trồng thưa, khoảng cách lớn.
3- Chăm bón tốt, nước, phân.
4- Phải tỉa cành cho khỏi rậm. Tạo tán đều.
5- Hái trái đúng lúc.

Muốn trái đúng cỡ:
Chọn trái ra các cỡ. Trái lớn bán giá cao.

Bàn:
Kỹ thuật 1 hầu hết người Việt Nam chưa được.
Bơ không đúng giống thì chất lượng không thể
tốt và đồng đều, cho dù 4 kỹ thuật kia đều
tốt.

Kỹ thuật 2 cũng không làm được. Chúng ta ham
trồng dày và trồng xen để tiết kiệm đất. Cần
biết trái Táo, Lê, Ổi, Mận, Đào nào mà ở cành
lớn chĩa ra nắng, xa các cành khác thì ngọt
hơn những trái ở nơi rậm rạp. Bơ cũng thế.
Cho dù ở cùng một cây, ngon dở cũng khác nhau.

Việc chọn trái đúng cỡ, người Mỹ làm rất tốt.
Họ bày bán các thứ đều tùy người mua chọn.
Tôi đã mua Bơ nhiều lần, và chọn rất kỹ. Tôi
nhận thấy những trái Bơ tôi chọn chỉ hơn các
trái khác rất ít, không đáng kể. Người Mỹ khác
đi chợ, họ chẳng chọn, mà cứ vơ đại đi. Cái
công chọn ấy, bỏ thêm ra vài xu, mua thêm trái
là thừa bù cho cái công chọn. Chỉ người nghèo
mới bỏ công chọn, so đo hơn kém vài xu thôi.
Cho em hỏi thêm về kỹ thuật số 2. Ở Việt Nam, Bơ được khuyến cáo trồng 7x7m, trong khi ở Mỹ người ta trồng 20 x 20 feet, hoặc 20 x 15 feet. Bơ Mỹ trồng khá dày so với khuyến cáo ở Việt Nam, không biết lý do tại sao?
 
Do giống Bơ.

Mỗi giống có tán lá khác nhau.
Bạn đọc tài liệu Mỹ, có nói tán
lá từng giống: hình tán lá như
thế nào, cao và đường kính bao
nhiêu., và thời gian bao nhiêu
năm. Ví dụ giống Bơ Hass, cây tổ
khá to lớn, rồi chết vì bệnh rễ.
Người ta trồng giống này thì cứ
vài năm lại chặt bỏ và trồng cây
mới để nó luôn luôn trẻ. Cây mới
cũng rất to, nhiều năm có trái
rồi, chứ không 3-4 tuổi đâu.
 
Do giống Bơ.

Mỗi giống có tán lá khác nhau.
Bạn đọc tài liệu Mỹ, có nói tán
lá từng giống: hình tán lá như
thế nào, cao và đường kính bao
nhiêu., và thời gian bao nhiêu
năm. Ví dụ giống Bơ Hass, cây tổ
khá to lớn, rồi chết vì bệnh rễ.
Người ta trồng giống này thì cứ
vài năm lại chặt bỏ và trồng cây
mới để nó luôn luôn trẻ. Cây mới
cũng rất to, nhiều năm có trái
rồi, chứ không 3-4 tuổi đâu.
Em cũng có tìm hiểu nhiều tài liệu mỹ, nó nói rất nhiều thứ. Em cũng lên google tìm đến vườn bơ của Mỹ, người ta trồng khoảng 8ha 1 vườn, khoảng cách thì khoảng 15 x 20 feet, thấy cây cũng không cao cho lắm. Cũng trồng 3 năm là cho trái. Chỉ có điều chưa có dịp đến thực tế nên cũng không biết cách người ta tổ chức như thế nào!
 
Ở đoạn Đăk Mil có 1 trang trại trồng chuyên bơ Mỹ các loại Anh tiện đường về nhà có thể ghé tham quan.
 
Ví dụ, vào trang này, bạn coi:
http://www.backyardavocados.com/varieties-of-avocado-trees/

Cột thứ nhất là tên giống bơ.
Cột thứ hai là cỡ cây: Large - Rộng lớn,
Medium - Vừa, Dwarf - Lùn.
Cột thứ ba là cách mọc tán lá: Upright -
mọc thẳng lên, Spreading - mọc lan ngang,
Compact - Rậm rạp, mau cành.
Cột thứ tư: Chiều cao.
Cột thứ năm: Chiều ngang.
Cột Sáu: Nhiệt độ thấp mà không chết
Cột Bảy: Cách nở nhụy
Cột Tám: Năng suất. Một sao: năm nào được
mùa thì năm sau năng suất thấp, và trái lại,
năm nào năng suất thấp thì năm sau được mùa.
Có thể điều chỉnh bằng cách vặt bớt trái đi
thì năm sau năng suất khá hơn. Hai sao: giống
cho năng suất cao.

Nhìn vào giống bơ Hass là giống độc chiếm thị
trường Mỹ thì: Cây cỡ trung bình, cách mọc
cành vươn ngang, cao hơn 7 mét, rộng 6 mét,
chịu lạnh xuống 0 độ (chớm có sương muối),
Nhị nở lối A, Năng suất bấp bênh.

Giống Kona Sharwill là giống sắp bán cạnh tranh
với Hass thì cỡ trung bình, mọc lan ngang, nhị
nở lối B.

Giống Lam Hass là giống có vài điểm hơn Hass,
Cây cỡ trung bình, mọc ngang, thấp và nhỏ hơn
Hass, nở nhị lối A, năng suất cao và ổn định.

Bảng này không bàn về chất lượng trái, nên
không thể thấy được. Thật ra, chỉ 3 giống kể
trên mới được người Mỹ trồng và có trái bán.

Giống Fuerte là giống khá ngon, da xanh và
láng, chứ không da tím và sần như Hass. Trái
bự gấp rưỡi trái Hass. Nó cao 10 mét, đường
kính tán cũng 6 mét như Hass. Vì vậy phải
trồng thưa hơn trồng Hass (cao hơn thì độ ngả
bóng xa hơn). Giống này ngày xưa độc chiếm chợ
Mỹ, nhưng bây giờ hầu như tuyệt giống, chỉ còn
bán ở chợ nhà, không mang đi xa bán nữa. Từ
khi tôi đến Mỹ, cũng có thấy bán bơ da xanh
láng, nhưng không hề biết tên giống bơ là gì
và ở đâu trồng. Rất có thể đó là bơ Fuerte,
mà người ta không cần nói ra. Tuy thế, trái bơ
Sần vỏ tím bao giờ cũng ghi rõ Bơ Hass và ghi
rõ California, tỉnh nào, hay Mexico không nói
rõ tỉnh. Bơ Mexico giá rẻ hơn bơ California,
mặc dàu ăn cũng ngon như thế. Chỉ vì không nói
rõ tỉnh nào trồng.

Trao đổi với bà con hơi tỉ mỉ một chút để bà
con hiểu, kiếm được 1 xu ở Mỹ vất vả lắm, chứ
không phải cứ làm ào ào đi mà được đâu.
 
Trịnh Mười giá cao lắm, không chơi dc. ^^
Vay thi a trong bo trinh muoi voi so luong lon, cay trong da co thuong hieu và bán theo thuong hieu do. Giá bán thấp hon trinh muoi mot it, ma chất lượng tuong duong thi khach hang se tin tuong thoi. Con doi vs e thi gia thu mua nhu niêm yết, trái vu 40k, chinh vụ 20k thi e cung vui roi.
Cho em hỏi thêm về kỹ thuật số 2. Ở Việt Nam, Bơ được khuyến cáo trồng 7x7m, trong khi ở Mỹ người ta trồng 20 x 20 feet, hoặc 20 x 15 feet. Bơ Mỹ trồng khá dày so với khuyến cáo ở Việt Nam, không biết lý do tại sao?
do giống thì phải. Cay cang to khỏe, cứng cáp thì trồng thưa hơn. 7x7 la hơi thua, phải 6x6 nếu đất hơi xấu
 
Xin anh Leviet_law có thể chỉ cho em cách nâng cao chất lượng trái ổi nói riêng và trái cây nói chung?. Anh có tài liệu gì về công nghệ điều khiển sinh lý thực vật cho ra trái hảo hạng chia sẻ với em được không ạ?. Email em là Huumanh@gmail.com. Cảm ơn anh nhiều và chúc anh mạnh giỏi!
Đề tài của em quá ngắn: Nâng cao chất lượng nông sản.
Và tham vọng của em quá cao: Gói gọn trong một tài liệu.
Anh chịu thua, anh đầu hàng, anh xin bỏ cuộc!!!???
Thôi thì đang cũng anh chàng bơ này anh ngẫu hứng nói đại đi một ít, trúng trật đừng cười nhé!
Chất lượng nông sản là gì? là to hơn, là đồng đều hơn, là nhiều hơn, là ngon hơn... Thôi thì ta cứ lấy khái niệm là ngon hơn đi và ta bàn về cách làm cho nó ngon hơn.
Thị trường cây ăn trái cũng rất sòng phẳng, thương lái sẽ trả giá cao hơn cho trái cây có chất lượng thơm ngon hơn, bảo quản tốt hơn nên ta sẽ loại trừ yếu tố dùng GA3 tích nước cho trái cây, làm cho nó ăn vào nhạt phèo nhé.
Như vậy, để trái cây ngon hơn, ta chú trọng vào biện pháp canh tác, kỹ thuật canh tác, cách tạo cành tỉa tàn... như nhiều người đã đề cập rồi tôi không nhắc lại.
Anh chỉ nêu lên lập luận và cách suy luận của tôi theo một hướng khác để em tham khảo suy luận và vận hành tiếp cỗ máy sinh lý ở chỗ của mình thôi nhé.
Một trái cây muốn ngon thì phải bảo đảm quá trình tổng hợp dinh dưỡng từ lá và tích lũy dinh dưỡng vào trái xảy ra liên tục theo chiều thuận.
Những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến chiều thuận đó là quá trình phóng đọt, nuôi lá non quá nhiều sẽ dẫn tới giảm chất lượng trái ở giai đoạn trái đã tích lũy đủ tinh bột, nhưng nếu quá trình này xảy ra không tốt hoặc lá trở nên cằn cỗi ở giai đoạn trái non thì lại không đủ auxin để trái non đó lớn thì không thể tích lũy đủ tinh bột được. Để bảo đảm quá trình này, ta thường giảm N, P không đổi, bón tăng K ở giai đoạn nuôi trái. Đối với một số cây đọt ra quá mạnh như ổi, bí đỏ, khoai lang người ta đã cắt đọt, không cho phát triển đọt non.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở nhận thức này là chưa đủ; Bởi các dạng tồn tại của N, P trong đất luôn luôn tồn tại trong môi trường hóa - sinh phức tạp của kết cấu đất, hệ vi sinh vật đất; Cây trồng chỉ lấy được một phần của nó, còn lại lấy được khi kết thúc chuỗi hóa sinh này.
Mặt khác, chính sự hoạt động của vi sinh vật đất là góp phần làm cân bằng, ổn định quá trình trao đổi N, P, K và các dưỡng chất khác, như là phương pháp cung cấp phân bón qua tưới nhỏ giọt trong môi trường cát ở Iraen.
Có một số quan điểm bê nguyên nhà máy tưới nhỏ giọt từ Iraen về VN, tôi cho rằng, nó không đúng và trở nên lãng phí đối với sự trồng trọt trên đất cấu tượng, trong điều kiện nóng ẩm nhiệt đới xích đạo.
Mặt khác, chính sự phát triển của tập đoàn vi sinh vật đất trở thành chất sát khuẩn sinh học đối với các nấm và vi khuẩn có hại cho rễ cây. Nó cũng đồng thời cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng cho cây phát triển ổn định.
Như vậy, tôi đã đi qua 2 khái niệm ổn định để có chất lượng nông sản: Vô cơ - hữu cơ vi sinh.
Chúng ta biết rằng, cây trồng của chúng ta trồng ngoài môi trường khắc nghiệt, và phải chịu ảnh hưởng của môi trường: Mưa, nắng nóng, lạnh; Mà ở mỗi một giai đoạn của thời tiết chất lượng nông sản cũng bị ảnh hưởng, hoặc ở mỗi vùng thời tiết khác nhau, mỗi mùa khác nhau thì chất lượng, hương vị trái cây cũng sẽ khác nhau.
Chính sự khác biệt này đã làm nên thương hiệu của trái cây nhiệt đới mà dù các nước văn minh ở xứ sở ôn đới nào cũng phải thừa nhận và nhập khẩu trái cây nhiệt đới.
Nhưng nó có khắc nghiệt riêng có của nó.
Khi nắng nóng, trong thân cây, nồng độ một số chất có thể tăng cao, gây bất lợi cho quá trình phát triển của cây; và cũng đồng thời một số chất nồng độ cao đã thúc đẩy các enzim trong cây hoạt động mạnh hơn bình thường gây ra sự chín háp, chín trước tuổi, trong khi hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường chưa đủ cũng dẫn tới giảm chất lượng trái cây.
Ngược lại, khi thời tiết thuận lợi, cũng chưa chắc là có lợi cho sự tăng lên của chất lượng trái cây, tiêu biểu là trái chuối: Khi trời mưa nhiều, rễ phát triển mạnh, vi sinh vật đất phát triển mạnh, cung cấp kích thích tăng trưởng thực vật sẽ làm cho vỏ chuối trở nên dày, độ đường và hương vị trong trái chuối sẽ giảm...
Nhìn chung, vấn đề này rất rộng, và anh cũng không có tham vọng có thể lý giải được... Anh chỉ ngẫu hứng nêu ra các hướng có thể suy luận mà thôi...
 
Đề tài của em quá ngắn: Nâng cao chất lượng nông sản.
Và tham vọng của em quá cao: Gói gọn trong một tài liệu.
Anh chịu thua, anh đầu hàng, anh xin bỏ cuộc!!!???
Thôi thì đang cũng anh chàng bơ này anh ngẫu hứng nói đại đi một ít, trúng trật đừng cười nhé!
Chất lượng nông sản là gì? là to hơn, là đồng đều hơn, là nhiều hơn, là ngon hơn... Thôi thì ta cứ lấy khái niệm là ngon hơn đi và ta bàn về cách làm cho nó ngon hơn.
Thị trường cây ăn trái cũng rất sòng phẳng, thương lái sẽ trả giá cao hơn cho trái cây có chất lượng thơm ngon hơn, bảo quản tốt hơn nên ta sẽ loại trừ yếu tố dùng GA3 tích nước cho trái cây, làm cho nó ăn vào nhạt phèo nhé.
Như vậy, để trái cây ngon hơn, ta chú trọng vào biện pháp canh tác, kỹ thuật canh tác, cách tạo cành tỉa tàn... như nhiều người đã đề cập rồi tôi không nhắc lại.
Anh chỉ nêu lên lập luận và cách suy luận của tôi theo một hướng khác để em tham khảo suy luận và vận hành tiếp cỗ máy sinh lý ở chỗ của mình thôi nhé.
Một trái cây muốn ngon thì phải bảo đảm quá trình tổng hợp dinh dưỡng từ lá và tích lũy dinh dưỡng vào trái xảy ra liên tục theo chiều thuận.
Những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến chiều thuận đó là quá trình phóng đọt, nuôi lá non quá nhiều sẽ dẫn tới giảm chất lượng trái ở giai đoạn trái đã tích lũy đủ tinh bột, nhưng nếu quá trình này xảy ra không tốt hoặc lá trở nên cằn cỗi ở giai đoạn trái non thì lại không đủ auxin để trái non đó lớn thì không thể tích lũy đủ tinh bột được. Để bảo đảm quá trình này, ta thường giảm N, P không đổi, bón tăng K ở giai đoạn nuôi trái. Đối với một số cây đọt ra quá mạnh như ổi, bí đỏ, khoai lang người ta đã cắt đọt, không cho phát triển đọt non.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở nhận thức này là chưa đủ; Bởi các dạng tồn tại của N, P trong đất luôn luôn tồn tại trong môi trường hóa - sinh phức tạp của kết cấu đất, hệ vi sinh vật đất; Cây trồng chỉ lấy được một phần của nó, còn lại lấy được khi kết thúc chuỗi hóa sinh này.
Mặt khác, chính sự hoạt động của vi sinh vật đất là góp phần làm cân bằng, ổn định quá trình trao đổi N, P, K và các dưỡng chất khác, như là phương pháp cung cấp phân bón qua tưới nhỏ giọt trong môi trường cát ở Iraen.
Có một số quan điểm bê nguyên nhà máy tưới nhỏ giọt từ Iraen về VN, tôi cho rằng, nó không đúng và trở nên lãng phí đối với sự trồng trọt trên đất cấu tượng, trong điều kiện nóng ẩm nhiệt đới xích đạo.
Mặt khác, chính sự phát triển của tập đoàn vi sinh vật đất trở thành chất sát khuẩn sinh học đối với các nấm và vi khuẩn có hại cho rễ cây. Nó cũng đồng thời cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng cho cây phát triển ổn định.
Như vậy, tôi đã đi qua 2 khái niệm ổn định để có chất lượng nông sản: Vô cơ - hữu cơ vi sinh.
Chúng ta biết rằng, cây trồng của chúng ta trồng ngoài môi trường khắc nghiệt, và phải chịu ảnh hưởng của môi trường: Mưa, nắng nóng, lạnh; Mà ở mỗi một giai đoạn của thời tiết chất lượng nông sản cũng bị ảnh hưởng, hoặc ở mỗi vùng thời tiết khác nhau, mỗi mùa khác nhau thì chất lượng, hương vị trái cây cũng sẽ khác nhau.
Chính sự khác biệt này đã làm nên thương hiệu của trái cây nhiệt đới mà dù các nước văn minh ở xứ sở ôn đới nào cũng phải thừa nhận và nhập khẩu trái cây nhiệt đới.
Nhưng nó có khắc nghiệt riêng có của nó.
Khi nắng nóng, trong thân cây, nồng độ một số chất có thể tăng cao, gây bất lợi cho quá trình phát triển của cây; và cũng đồng thời một số chất nồng độ cao đã thúc đẩy các enzim trong cây hoạt động mạnh hơn bình thường gây ra sự chín háp, chín trước tuổi, trong khi hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường chưa đủ cũng dẫn tới giảm chất lượng trái cây.
Ngược lại, khi thời tiết thuận lợi, cũng chưa chắc là có lợi cho sự tăng lên của chất lượng trái cây, tiêu biểu là trái chuối: Khi trời mưa nhiều, rễ phát triển mạnh, vi sinh vật đất phát triển mạnh, cung cấp kích thích tăng trưởng thực vật sẽ làm cho vỏ chuối trở nên dày, độ đường và hương vị trong trái chuối sẽ giảm...
Nhìn chung, vấn đề này rất rộng, và anh cũng không có tham vọng có thể lý giải được... Anh chỉ ngẫu hứng nêu ra các hướng có thể suy luận mà thôi...
Em muốn hỏi anh 2 vấn đề được không ạ.
1. Anh anhmytran nói rằng cây to mà trồng dày quá thì chất lượng quả sẽ giảm? Có nhiều lý do như cây không đón được ánh nắng ..., tuy nhiên nếu mình tỉa cành nhằm hạn chế nó phát triển về chiều cao lẫn chiều rộng thì có ảnh hưởng đến chất lượng quả không anh. Em muốn nói đến chất lượng chứ không nói đến năng suất.

2. Hình như trái cây nào càng đeo trên cây lâu thì càng có xu hướng chất lượng cao hơn phải không ạ.
 
Đề tài của em quá ngắn: Nâng cao chất lượng nông sản.
Và tham vọng của em quá cao: Gói gọn trong một tài liệu.
Anh chịu thua, anh đầu hàng, anh xin bỏ cuộc!!!???
Thôi thì đang cũng anh chàng bơ này anh ngẫu hứng nói đại đi một ít, trúng trật đừng cười nhé!
Chất lượng nông sản là gì? là to hơn, là đồng đều hơn, là nhiều hơn, là ngon hơn... Thôi thì ta cứ lấy khái niệm là ngon hơn đi và ta bàn về cách làm cho nó ngon hơn.
Thị trường cây ăn trái cũng rất sòng phẳng, thương lái sẽ trả giá cao hơn cho trái cây có chất lượng thơm ngon hơn, bảo quản tốt hơn nên ta sẽ loại trừ yếu tố dùng GA3 tích nước cho trái cây, làm cho nó ăn vào nhạt phèo nhé.
Như vậy, để trái cây ngon hơn, ta chú trọng vào biện pháp canh tác, kỹ thuật canh tác, cách tạo cành tỉa tàn... như nhiều người đã đề cập rồi tôi không nhắc lại.
Anh chỉ nêu lên lập luận và cách suy luận của tôi theo một hướng khác để em tham khảo suy luận và vận hành tiếp cỗ máy sinh lý ở chỗ của mình thôi nhé.
Một trái cây muốn ngon thì phải bảo đảm quá trình tổng hợp dinh dưỡng từ lá và tích lũy dinh dưỡng vào trái xảy ra liên tục theo chiều thuận.
Những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến chiều thuận đó là quá trình phóng đọt, nuôi lá non quá nhiều sẽ dẫn tới giảm chất lượng trái ở giai đoạn trái đã tích lũy đủ tinh bột, nhưng nếu quá trình này xảy ra không tốt hoặc lá trở nên cằn cỗi ở giai đoạn trái non thì lại không đủ auxin để trái non đó lớn thì không thể tích lũy đủ tinh bột được. Để bảo đảm quá trình này, ta thường giảm N, P không đổi, bón tăng K ở giai đoạn nuôi trái. Đối với một số cây đọt ra quá mạnh như ổi, bí đỏ, khoai lang người ta đã cắt đọt, không cho phát triển đọt non.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở nhận thức này là chưa đủ; Bởi các dạng tồn tại của N, P trong đất luôn luôn tồn tại trong môi trường hóa - sinh phức tạp của kết cấu đất, hệ vi sinh vật đất; Cây trồng chỉ lấy được một phần của nó, còn lại lấy được khi kết thúc chuỗi hóa sinh này.
Mặt khác, chính sự hoạt động của vi sinh vật đất là góp phần làm cân bằng, ổn định quá trình trao đổi N, P, K và các dưỡng chất khác, như là phương pháp cung cấp phân bón qua tưới nhỏ giọt trong môi trường cát ở Iraen.
Có một số quan điểm bê nguyên nhà máy tưới nhỏ giọt từ Iraen về VN, tôi cho rằng, nó không đúng và trở nên lãng phí đối với sự trồng trọt trên đất cấu tượng, trong điều kiện nóng ẩm nhiệt đới xích đạo.
Mặt khác, chính sự phát triển của tập đoàn vi sinh vật đất trở thành chất sát khuẩn sinh học đối với các nấm và vi khuẩn có hại cho rễ cây. Nó cũng đồng thời cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng cho cây phát triển ổn định.
Như vậy, tôi đã đi qua 2 khái niệm ổn định để có chất lượng nông sản: Vô cơ - hữu cơ vi sinh.
Chúng ta biết rằng, cây trồng của chúng ta trồng ngoài môi trường khắc nghiệt, và phải chịu ảnh hưởng của môi trường: Mưa, nắng nóng, lạnh; Mà ở mỗi một giai đoạn của thời tiết chất lượng nông sản cũng bị ảnh hưởng, hoặc ở mỗi vùng thời tiết khác nhau, mỗi mùa khác nhau thì chất lượng, hương vị trái cây cũng sẽ khác nhau.
Chính sự khác biệt này đã làm nên thương hiệu của trái cây nhiệt đới mà dù các nước văn minh ở xứ sở ôn đới nào cũng phải thừa nhận và nhập khẩu trái cây nhiệt đới.
Nhưng nó có khắc nghiệt riêng có của nó.
Khi nắng nóng, trong thân cây, nồng độ một số chất có thể tăng cao, gây bất lợi cho quá trình phát triển của cây; và cũng đồng thời một số chất nồng độ cao đã thúc đẩy các enzim trong cây hoạt động mạnh hơn bình thường gây ra sự chín háp, chín trước tuổi, trong khi hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường chưa đủ cũng dẫn tới giảm chất lượng trái cây.
Ngược lại, khi thời tiết thuận lợi, cũng chưa chắc là có lợi cho sự tăng lên của chất lượng trái cây, tiêu biểu là trái chuối: Khi trời mưa nhiều, rễ phát triển mạnh, vi sinh vật đất phát triển mạnh, cung cấp kích thích tăng trưởng thực vật sẽ làm cho vỏ chuối trở nên dày, độ đường và hương vị trong trái chuối sẽ giảm...
Nhìn chung, vấn đề này rất rộng, và anh cũng không có tham vọng có thể lý giải được... Anh chỉ ngẫu hứng nêu ra các hướng có thể suy luận mà thôi...
Bài viết của anh quả là hữu ích, được mở mang tầm mắt, xin cảm ơn anh nhiều!
 
Người Mỹ rất coi trọng việc tỉa cành,
và họ liên tục tỉa cành cây suốt đời
nó, theo một kế hoạch lâu dài.

Vì vậy, không thể bàn chuyện so sánh
cây người Mỹ không tỉa cành với cây có
tỉa cành được.

Việc trồng dày, trồng thưa thì khác,
vì khi đã trồng xuống, tuyệt đối không
được động đến rễ Bơ nữa. Có nghĩa là
không thể tùy ý trồng thưa trồng dày
như thay áo được. Đã trồng là phải chịu.

Tuy thế, người Mỹ có kỹ thuật trồng Bơ
đã 4-5 tuổi, chứ không chỉ 2 tuổi mà thôi.
Họ làm bầu rễ rất lớn, cho cây đã có trái
một hai năm rồi mới đem đi trồng.

Việc hái trái: nếu để lâu trên cây, thì
ảnh hưởng đến năng suất. Nó theo một định
luật là bảo toàn năng lượng. Nếu trên một
đơn vị diện tích thu được một lượng ánh
sáng mặt trời, thì chỉ thu được một số
tiền tối đa tùy theo giống mà thôi. Ví dụ,
trồng lúa thì tối đa là 10 tấn thóc, còn
trồng bơ Trịnh Mười thì mấy tấn chẳng hạn.
Nếu bạn giữ trái lại trễ đi, thì số tấn sẽ
ít đi, để số tiền tối đa đó không thể vượt
quá được. Số tiền tối thiểu thì có thể vượt
qua nhiều, ví dụ lỗ chục triệu chẳng hạn.
- - - -- ---

Tỉa cành và đốn ngọn như bạn nói, để
tạo một dáng cây, thì tùy theo chủ vừon,
không ai giống ai. Có người tỉa ít thôi,
để cây phát triển theo giống. Có người
cố tình không cho cao, để dễ hái trái.
Thế nhưng đốn ngọn nhiều thì ảnh hưởng
tuổi thọ của cây, và chóng phải thay cây
mới. Chủ vườn đã tính chuyện này rồi.
Coi các Video ở YouTube có nói đến chuyện
đốn ngọn và tỉa cành, cho thấy họ tàn sát
đến làm mình đau lòng. Họ không nói rõ
ảnh hưởng đến năng suất năm sau như thế
nào, cũng không bàn đến so sánh với trồng
cây mới lợi hại ra sao. Riêng cá nhân tôi,
tôi không bao giờ đốn tỉa đến đau cây, tức
là không bao giờ đốn tỉa cành quá lớn.
Tôi chỉ đốn tỉa trước khi nó lớn thôi.
Ý bạn có muốn chờ cho cành ngọn thật to
mới đốn tỉa không?
 


Back
Top