Vài suy nghĩ về đầu ra quả bơ nói riêng và trái cây nói chung.

Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?
 


Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?
Nói có vẻ hơi "quá" chút thì như thế này: Cái lòng THAM của người trồng + Cái GIAN của thương lái = chất lượng nông sản nói chung của Việt Nam nó lộn xộn mãi... Tôi đang học cách kinh doanh nông sản bằng chính sản phẩm của mình làm ra. Vì chỉ có như vậy tôi mới thực sự tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm mình bán cho khách hàng!
 


Chả hiêu sao thấy trên FB mấy bạn kêu đak nông bơ đang rẻ 15k/kg nên ngta vặt vứt quả đi.Sáng nay nhà e mới mua 7 kg vẫn 15k/kg tại vườn.Mà bơ sáp loại 4trái/kg
Chỗ này trôg giống bơ sáp mà ta.15k/kg vẫn tốt đó chứ nhỉ.E thấy uổng quá
screenshot_2015-07-11-16-02-48-png.4399

screenshot_2015-07-11-16-02-44-png.4398
 

File đính kèm

  • Screenshot_2015-07-11-16-02-44.png
    Screenshot_2015-07-11-16-02-44.png
    755.3 KB · Lượt xem: 127
  • Screenshot_2015-07-11-16-02-48.png
    Screenshot_2015-07-11-16-02-48.png
    649.4 KB · Lượt xem: 129
Chả hiêu sao thấy trên FB mấy bạn kêu đak nông bơ đang rẻ 15k/kg nên ngta vặt vứt quả đi.Sáng nay nhà e mới mua 7 kg vẫn 15k/kg tại vườn.Mà bơ sáp loại 4trái/kg
Chỗ này trôg giống bơ sáp mà ta.15k/kg vẫn tốt đó chứ nhỉ.E thấy uổng quá
Hic, 15k/kg mà còn vứt, chơi sang ghê hén. Công hái 1k/kg, công chở 1k/kg thì cũng còn 13k/kg ấy chứ. 1 tấn cũng dc 13tr, 1 ngày làm siêng cũng hái dc 500kg là cũng hơn 5tr/ngày rồi. Vậy mà vẫn chê, không hiểu nổi nhỉ?
 
Em muốn hỏi anh 2 vấn đề được không ạ.
1. Anh anhmytran nói rằng cây to mà trồng dày quá thì chất lượng quả sẽ giảm? Có nhiều lý do như cây không đón được ánh nắng ..., tuy nhiên nếu mình tỉa cành nhằm hạn chế nó phát triển về chiều cao lẫn chiều rộng thì có ảnh hưởng đến chất lượng quả không anh. Em muốn nói đến chất lượng chứ không nói đến năng suất.

2. Hình như trái cây nào càng đeo trên cây lâu thì càng có xu hướng chất lượng cao hơn phải không ạ.
1. Nếu cây to mà trồng dày thì cả năng suất và chất lượng đều giảm, cây không đón được năng lượng, không tích lũy được cacbonhydrat thì việc ra hoa cũng đã khó chứ đừng nói tới việc nuôi trái.
Nếu vì vậy mà chặt cành, chặt đọt để có nhiều ánh sáng hơn trên đơn vị diện tích lá còn lại, thì lại dẫn tới một mâu thuẫn tiếp là cây lúc này đã lớn, rễ phát triển mạnh, cây mất cân bằng giữa tổng chiều dài rễ và diện tích lá, từ đó, các auxin tổng hợp từ rễ nhiều đưa lên cây sẽ tạo sự phóng đọt, cây trước hết là không phân hóa mầm hoa được, và nếu phân hóa được mầm hoa thì việc đậu trái cũng khó, hoặc là trái sẽ bị xồ (to quá cỡ), chín trễ, chất lượng trái rất dở.
2. Trái càng neo trên cây lâu, thì càng ngon hơn. Tuy nhiên có ngoại lệ, trước hết là trái chỉ là nơi dự trữ dinh dưỡng, khi cần thiết nó sẽ lấy dinh dưỡng từ đó đi để nuôi các bộ phận khác. Một số cây biểu hiện rõ việc này như sầu riêng, đu đủ: Khi cây gặp điều kiện bất lợi về sinh trưởng thì còn trái trên cây thì cây hoặc cành còn sống tốt, khi hái trái đi thì cành suy kiệt, có thể dẫn tới chết cả thân. Những trường hợp này trái càng để lâu, chất lượng trái càng giảm; Khi đến tuổi chín, trái trở nên nhạt, hương vị không được ngon.
Tuy nhiên có những loại trái càng để lâu càng ngon, không kể tới điều kiện sống của cây mẹ; tiêu biểu là cam xoàn các nhà vườn thường bị: Nếu cam không ngọt thì lái không mua, khi lái tới vườn bẻ trái ăn thử nếu độ ngọt chưa đúng thì họ tiếp tục neo trái cho ngọt mới hái bán được, neo tới chết cây luôn.
 
Chả hiêu sao thấy trên FB mấy bạn kêu đak nông bơ đang rẻ 15k/kg nên ngta vặt vứt quả đi.Sáng nay nhà e mới mua 7 kg vẫn 15k/kg tại vườn.Mà bơ sáp loại 4trái/kg
Chỗ này trôg giống bơ sáp mà ta.15k/kg vẫn tốt đó chứ nhỉ.E thấy uổng quá


công nhận sang và giàu thiệt, bơ mua tại vuờn 15k/1kg và bỏ ko bán... nhãn và vải mấy ngàn 1kg nguời bán còn bán ko kip...
 
Chả hiêu sao thấy trên FB mấy bạn kêu đak nông bơ đang rẻ 15k/kg nên ngta vặt vứt quả đi.Sáng nay nhà e mới mua 7 kg vẫn 15k/kg tại vườn.Mà bơ sáp loại 4trái/kg
Chỗ này trôg giống bơ sáp mà ta.15k/kg vẫn tốt đó chứ nhỉ.E thấy uổng quá
cho minh 6-8k/kg loại 3qua/kg kia, co thay ai bao re dau
 
cho minh 6-8k/kg loại 3qua/kg kia, co thay ai bao re dau
Vâng.Nhà e bán đầu mùa bị thươg lái ép giá cũng có 8k/kg vẫn đc mà.Ko hiểu lí do gì ngta lại làm như thế kia nhỉ.Cũng ko đc đến tận nơicoi sự tình như nào.Chứ e định trồng bơ mà bây giờ đã thế thì phiêu quá
 

Chuyện vui tân trang: Rùa chạy thi với Thỏ>
- Tập 1: Rùa chạy thi với Thỏ, Thỏ vừa chạy vừa chơi, Thỏ thua Rùa.
- Tập 2: Thỏ thua rùa về tức không ngủ được, hôm sau thách đấu thi tiếp, Thỏ không vừa chạy vừa chơi nữa, chạy một mạch về đích chấp Rùa mấy chục lần, Thỏ thắng to.
- Tập 3: Rùa thua to về buồn mất mấy tháng, chẳng lẽ chịu thua? nghĩ mãi rồi cũng ra, Rùa thách đấu với Thỏ thi tiếp. đợt này vẫn chạy theo đường củ nhưng xa hơn. Thỏ coi thường Rùa nên nhận lời không cần suy xét. Cuộc thi diễn ra, Thỏ chạy một mạch không nghỉ, nhưng gần về đích thì gặp ngay con suối sâu, Thỏ không bơi qua được, loay hoay mãi, rùa chậm chạp bò tới và bơi một mạch qua suối về đích, Rùa thắng Thỏ.
- Tập 4: Cả hai cùng thắng: Thỏ bị dẫn điểm tức lắm, đang nghĩ cách trả thù thì Rùa đến, chúng bàn bạc và đi đến thống nhất biện pháp thi để cả hai cùng thắng và đạt kỹ lục tốt nhất. Khi xuất phát Rùa ngậm vào đuôi Thỏ,Thỏ chạy nhanh hết sức đến bờ suối, đến suối Rùa bơi xuống nước cỏng Thỏ trên lưng bơi về đích.
...chúc các bác vui! chúng ta có thể liên kết để làm ăn?
Từ chuyện ngụ ngôn bình thường.
BẠN SÁNG TẠO ĐƯA VÀO VẤN ĐỀ HÔM NAY HAY QUÁ.
PHẢI BẮT TAY NHAU CÙNG NHAU HỢP TÁC MỚI PHÁT TRIỂN VÀ ĐI LÊN ĐƯỢC.
QUÁ HAY.
MỌI NGƯỜI CÙNG NHAU SUY NGHĨ VÀ TÌM CÁCH HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT VỚI NHAU ĐỂ PHÁT TRIỂN./.
 
Từ chuyện ngụ ngôn bình thường.
BẠN SÁNG TẠO ĐƯA VÀO VẤN ĐỀ HÔM NAY HAY QUÁ.
PHẢI BẮT TAY NHAU CÙNG NHAU HỢP TÁC MỚI PHÁT TRIỂN VÀ ĐI LÊN ĐƯỢC.
QUÁ HAY.
MỌI NGƯỜI CÙNG NHAU SUY NGHĨ VÀ TÌM CÁCH HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT VỚI NHAU ĐỂ PHÁT TRIỂN./.
Nhưng mà ai cũng muốn ăn 1 mình :D
 
Nhãn, Vải neo trái thì trái nhạt,
khô đi, và nảy mầm hạt, thối vỏ,
như hạt cố tình đẻ ra trên cây mẹ.
Vì thế, khi Nhãn Vải chín, chỉ trong
1 hay 2 ngày là phải hái ngay.

Cam, Bưởi neo trái thì cuối cùng
chỉ còn các tép khô, không có nước,
cũng chẳng ngọt. Cam Mỹ rất hay bị
khô nhạt như thế. Có lẽ để trong kho
hay bị ế hàng quá lâu.
 
Cho em hỏi thêm về kỹ thuật số 2. Ở Việt Nam, Bơ được khuyến cáo trồng 7x7m, trong khi ở Mỹ người ta trồng 20 x 20 feet, hoặc 20 x 15 feet. Bơ Mỹ trồng khá dày so với khuyến cáo ở Việt Nam, không biết lý do tại sao?
Người nông dân việt nam canh tác cây trồng theo chu kỳ thời gian dài, khai thác kiệt quệ, đầu tư ít
Người nông dân VN ngại đi xa đi tìm hiểu đa số là nghe người ta nói ... rồi đến tận vườn người ta tham quan, gặp mấy ông thần tốt bụng thì không sao, gặp ông thần chém gió thì bảo là bơ vườn tôi trái vụ ... nói chung trên thị trường hiện nay bơ theo kiểu hầm bà lằng lung tung giống lung tung tên, ông nào cũng muốn giống bơ đó của riêng mình , nên tôi nói giống trịnh mười cũng là giống bơ ghép của người việt nam ngay cả trịnh mười tuy là đã gọi là vua bơ tây nguyên và kiếm được tiền tỷ từ cây bơ nhưng bao nhiêu năm rồi vẫn dặm chân tại chỗ vì trịnh mười cũng chỉ là nông dân đi lên và sau này cũng chỉ là người trong sản xuất , còn về các giá trị khác thì trịnh mười vốn có lợi thế nhưng không thể dùng được và tuy nhỏ bé nhưng anh ta lại có mộng ước to đùng vượt qua các đại gia lớn hơn mình(mỹ mexican) anh ta đang có thiên thời, anh ta đang có địa lợi nhưng theo như nhận thấy anh ta chưa có người nào giúp anh ta phát triển nó cũng như việc đầu tư một lượng tiền lớn để giống bơ của mình đi du lịch khắp năm châu . nói chung nông nghiệp vn hiện tại nói chung tương lai nói riêng để phát triển tốt ồ ạt thì đồng nghĩa với các nhà máy chiếu xạ mọc lên ít nhất cũng phải 64 tỉnh thành thì 64 cái thì may ra lúc đó trái cây VN mới đi xa được, con bây giờ muốn đi xa thì chắc hơi khó và trịnh mười cũng chỉ như con chim hót giữa một vùng trời và có vẻ như chưa hẳn là bình yên khi mà nhà nhà người người trồng bơ . nói cho vui thế này ai muốn làm vua gì thì không biết nhưng hội tụ đủ các yếu tố, thời vận - đắc địa - nhân hoà thì sẽ mau chóng trở thành vua thôi, còn bây giờ cây bơ đang trong tình trạng của một loại trái mà có nhiều người xưng vương quá ... khiến cho mọi thứ cứ rối rem hẳn ra, mong là trong lúc loạn như thế này ai sẽ là anh hùng đi xa và làm thay đổi đây . chờ thêm 10 năm nữa xem sao
mình viết thêm một ý nhỏ thế này : muốn có nhiều tiền từ làm nông nghiệp thì chẳng cần suy nghĩ cứ siêng năng chịu khó như trịnh mười là được , còn muốn ước mơ cao hơn thì ách hẳn phải có sự đánh đổi và mang trong mình một ngọn lửa không được tắt cho đến khi nó cháy lớn , trong làm ăn nhất là làm kinh tế nó như một canh bạc bạn đặt cược nó khi bạn có một đồng , và bạn sẽ đặt hết một đồng đó vào ván cược đó thắng ván cược đó và bạn có 2 đồng và bạn cũng sẽ phải dùng 2 đồng đó dặt cược tiếp , nếu không có gan làm giàu thì thắng cược như trịnh mười và dừng cuộc chơi và xem người khác chơi , và tôi tin răng sớm hay muộn cũng sẽ có một người trên tây nguyên chơi một cuộc chơi này hoàn hảo vì anh ta có trình độ, bản lĩnh , am tường từ A-Z anh ta coi tiền bạc là quân lính, ngân hàng là người tình , và sẽ sãn sàng bỏ hết những thứ mình đang có ra để cược một ván cược lớn và xem sao đây ?

OK! Bác nói đúng, tôi cũng đã đánh giá như vậy đấy. Tôi muốn nói rằng hiện tại lỉnh vực sản xuất tiêu thụ bơ đang rất lộn xộn, tuy nhiên nhìn thật kỹ thì trong đó chứa đủ các yếu tố để có thể bước vào kinh doanh, ví dụ như để nấu nồi canh ngọt thì phải có đầu bếp giỏi và có đủ nguyên vật liệu từ cá, thịt, rau, gia vị vv…hiện tại trên thị trường bơ tuy rằng lộn xộn nhưng nếu có người đứng ra thì vẫn thu xếp được: cụ thể tại các vùng đã có cây bơ được trồng từ trước, nếu có ai đó đứng ra thu xếp liên kết vùng nào đó có hang ngàn hộ dân trồng bơ, thống kê, phân lập được từng loại bơ, mùa nào, chất lượng ra sao từ đó ước lượng khống lượng bơ theo loại, lập đường dây tiêu thụ từ thu hái, vận chuyển, bảo quản phân phối thì đương nhiên sẽ đẩm bảo chất lượng, chủng loại, giá cả vv…

Hiện tại người có thương hiệu về cây trồng thì chỉ chăm chăm làm cây giống tranh thủ bán kiếm tí. Người có thương hiệu về bơ trái thì chỉ chăm chăm thu mua và bán trái…

Chưa ai hoạch định liên kết giữa họ với nhau, nếu ai có điều kiện thì theo tôi nên làm như sau:

- Trước tiên cần phải liên kết các nhà lại với nhau:

+ Các nhà vườn chuyên sản xuất cây giống “Đã có thương hiệu, có cây đầu dòng và vườn giống tốt”;

+ Các vựa trái cây “ Đã có thị trường” nhưng đang gom hàng tự do

+ Các Công ty có thương hiệu “đã được cấp phép kinh doanh, đã có chứng nhận đầy đủ về sản phẩm, có đủ các thủ tục kinh doanh…”

+ Các hộ dân trồng bơ trong tỉnh.

(Khi liên kết được thì phân tích hiện trạng ngành bơ, tìm ra điểm yếu , điểm mạnh của từng bộ phận, lập kế hoạch liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ)

- Phương hướng sản xuất:

(1)- Tạo vùng nguyên liệu đủ số lượng và chuẩn về chất lượng:

a/ Nâng cao chất lượng vườn bơ đã có, chăm sóc theo tiêu chuẩn vietgap, thống kê, phân loại hang hóa và dự kiện sản lượng từng loại.

b/ Trồng mới vùng nguyên liệu bằng giống tốt của các nhà vườn giống có thương hiệu.

c/ Hỗ trợ người dân về kỹ thuật: Trồng, chăm sóc cây, bơ, cách thu hái, vận chuyển, bảo quản vv..

(2) – Tạo hệ thống sản xuất, thu hái, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.

a/ Nâng cấp hệ thống thu hái, bảo quản: xe vận chuyển, phân loại sản phẩm, kho bải vv..

b/ Tạo mới hệ thống kho bảo quản “kho lạnh”, xe vận chuyển “xe đông lạnh”.

c/ Cũng cố đường dây tiêu thụ đã có bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm.

d/ Thiết lập mới hệ thống tiêu thụ toàn quốc (Siêu thị, chợ đầu mối vv…)

(Nghỉ đến đâu viết đến đó, các bác góp thêm nhé)
 
Người nông dân việt nam canh tác cây trồng theo chu kỳ thời gian dài, khai thác kiệt quệ, đầu tư ít


OK! Bác nói đúng, tôi cũng đã đánh giá như vậy đấy. Tôi muốn nói rằng hiện tại lỉnh vực sản xuất tiêu thụ bơ đang rất lộn xộn, tuy nhiên nhìn thật kỹ thì trong đó chứa đủ các yếu tố để có thể bước vào kinh doanh, ví dụ như để nấu nồi canh ngọt thì phải có đầu bếp giỏi và có đủ nguyên vật liệu từ cá, thịt, rau, gia vị vv…hiện tại trên thị trường bơ tuy rằng lộn xộn nhưng nếu có người đứng ra thì vẫn thu xếp được: cụ thể tại các vùng đã có cây bơ được trồng từ trước, nếu có ai đó đứng ra thu xếp liên kết vùng nào đó có hang ngàn hộ dân trồng bơ, thống kê, phân lập được từng loại bơ, mùa nào, chất lượng ra sao từ đó ước lượng khống lượng bơ theo loại, lập đường dây tiêu thụ từ thu hái, vận chuyển, bảo quản phân phối thì đương nhiên sẽ đẩm bảo chất lượng, chủng loại, giá cả vv…

Hiện tại người có thương hiệu về cây trồng thì chỉ chăm chăm làm cây giống tranh thủ bán kiếm tí. Người có thương hiệu về bơ trái thì chỉ chăm chăm thu mua và bán trái…

Chưa ai hoạch định liên kết giữa họ với nhau, nếu ai có điều kiện thì theo tôi nên làm như sau:

- Trước tiên cần phải liên kết các nhà lại với nhau:

+ Các nhà vườn chuyên sản xuất cây giống “Đã có thương hiệu, có cây đầu dòng và vườn giống tốt”;

+ Các vựa trái cây “ Đã có thị trường” nhưng đang gom hàng tự do

+ Các Công ty có thương hiệu “đã được cấp phép kinh doanh, đã có chứng nhận đầy đủ về sản phẩm, có đủ các thủ tục kinh doanh…”

+ Các hộ dân trồng bơ trong tỉnh.

(Khi liên kết được thì phân tích hiện trạng ngành bơ, tìm ra điểm yếu , điểm mạnh của từng bộ phận, lập kế hoạch liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ)

- Phương hướng sản xuất:

(1)- Tạo vùng nguyên liệu đủ số lượng và chuẩn về chất lượng:

a/ Nâng cao chất lượng vườn bơ đã có, chăm sóc theo tiêu chuẩn vietgap, thống kê, phân loại hang hóa và dự kiện sản lượng từng loại.

b/ Trồng mới vùng nguyên liệu bằng giống tốt của các nhà vườn giống có thương hiệu.

c/ Hỗ trợ người dân về kỹ thuật: Trồng, chăm sóc cây, bơ, cách thu hái, vận chuyển, bảo quản vv..

(2) – Tạo hệ thống sản xuất, thu hái, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.

a/ Nâng cấp hệ thống thu hái, bảo quản: xe vận chuyển, phân loại sản phẩm, kho bải vv..

b/ Tạo mới hệ thống kho bảo quản “kho lạnh”, xe vận chuyển “xe đông lạnh”.

c/ Cũng cố đường dây tiêu thụ đã có bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm.

d/ Thiết lập mới hệ thống tiêu thụ toàn quốc (Siêu thị, chợ đầu mối vv…)

(Nghỉ đến đâu viết đến đó, các bác góp thêm nhé)
Đ có thể lập đc 1 kế hoạch chi tiết cho việc này, nhưng ai là người thực hiện? Phải đông người, và fai có uy tín thì người nông dân mới nghe.
 
Tôi đọc topic này đã lâu, tôi cố gắn không viết 1 dòng nào cả vào topic này vì sợ người ta nói mình nghĩ xấu cho người ta. Nhưng mà tôi thề, tôi cố gắn tin nhưng vẫn không tin chủ top thật sự đi mua bơ đem về sài gòn bán thử.

Tôi tin là tất cả, tất cả chỉ là 1 kịch bản được lập trình sẵn !

Haclong !
 
Tôi đọc topic này đã lâu, tôi cố gắn không viết 1 dòng nào cả vào topic này vì sợ người ta nói mình nghĩ xấu cho người ta. Nhưng mà tôi thề, tôi cố gắn tin nhưng vẫn không tin chủ top thật sự đi mua bơ đem về sài gòn bán thử.

Tôi tin là tất cả, tất cả chỉ là 1 kịch bản được lập trình sẵn !

Haclong !
Bạn haclong đánh giá D cao quá, cảm ơn nhìu!

Kể ra trên diễn đàn này, có người đánh giá mình có tài thao lược, sắp xếp kịnh bản, dẫn dụ người khác... Thì cũng đáng mừng thiệt. Biết đâu mình có khả năng đó mà lâu nay chưa nhận ra.
 
Tôi đọc topic này đã lâu, tôi cố gắn không viết 1 dòng nào cả vào topic này vì sợ người ta nói mình nghĩ xấu cho người ta. Nhưng mà tôi thề, tôi cố gắn tin nhưng vẫn không tin chủ top thật sự đi mua bơ đem về sài gòn bán thử.

Tôi tin là tất cả, tất cả chỉ là 1 kịch bản được lập trình sẵn !

Haclong !
CÓ NHỮNG LÚC THỜI THẾ SẼ TẠO RA ANH HÙNG.
RỒI CŨNG CÓ NHỮNG KHI ANH HÙNG SẼ TẠO NÊN THỜI THẾ.
Cứ làm một kế hoạch chi tiết cụ thể.
Có nhiều phản biện--có nhiều góp ý .
Đúc kết sẽ được một kế hay và có nhiều người ủng hộ.
Dám nghĩ ----Dám làm---- là ok.
Bây giờ thì cứ nghĩ trước đã rồi từ từ làm
Mình không làm được thì.......... sẽ làm./.
 
Từ chuyện ngụ ngôn bình thường.
BẠN SÁNG TẠO ĐƯA VÀO VẤN ĐỀ HÔM NAY HAY QUÁ.
PHẢI BẮT TAY NHAU CÙNG NHAU HỢP TÁC MỚI PHÁT TRIỂN VÀ ĐI LÊN ĐƯỢC.
QUÁ HAY.
MỌI NGƯỜI CÙNG NHAU SUY NGHĨ VÀ TÌM CÁCH HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT VỚI NHAU ĐỂ PHÁT TRIỂN./.
Cảm ơn bạn!
một số thông tin bơ 15 k/kg mà vứt đi thì uổng quá, chắc là có vấn đề gì đấy. trong ảnh mình thấy loại bơ bị vứt đi ấy khoảng 3 trái /kg, nghĩa là 5000 đồng/ trái. nếu không ăn . không bán thì cho người ta đi cũng được mà, đổ đi phí quá. "Được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng", người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời , thu được đồng nào hay đồng đó mới đúng chứ
 
Người nông dân việt nam canh tác cây trồng theo chu kỳ thời gian dài, khai thác kiệt quệ, đầu tư ít


OK! Bác nói đúng, tôi cũng đã đánh giá như vậy đấy. Tôi muốn nói rằng hiện tại lỉnh vực sản xuất tiêu thụ bơ đang rất lộn xộn, tuy nhiên nhìn thật kỹ thì trong đó chứa đủ các yếu tố để có thể bước vào kinh doanh, ví dụ như để nấu nồi canh ngọt thì phải có đầu bếp giỏi và có đủ nguyên vật liệu từ cá, thịt, rau, gia vị vv…hiện tại trên thị trường bơ tuy rằng lộn xộn nhưng nếu có người đứng ra thì vẫn thu xếp được: cụ thể tại các vùng đã có cây bơ được trồng từ trước, nếu có ai đó đứng ra thu xếp liên kết vùng nào đó có hang ngàn hộ dân trồng bơ, thống kê, phân lập được từng loại bơ, mùa nào, chất lượng ra sao từ đó ước lượng khống lượng bơ theo loại, lập đường dây tiêu thụ từ thu hái, vận chuyển, bảo quản phân phối thì đương nhiên sẽ đẩm bảo chất lượng, chủng loại, giá cả vv…

Hiện tại người có thương hiệu về cây trồng thì chỉ chăm chăm làm cây giống tranh thủ bán kiếm tí. Người có thương hiệu về bơ trái thì chỉ chăm chăm thu mua và bán trái…

Chưa ai hoạch định liên kết giữa họ với nhau, nếu ai có điều kiện thì theo tôi nên làm như sau:

- Trước tiên cần phải liên kết các nhà lại với nhau:

+ Các nhà vườn chuyên sản xuất cây giống “Đã có thương hiệu, có cây đầu dòng và vườn giống tốt”;

+ Các vựa trái cây “ Đã có thị trường” nhưng đang gom hàng tự do

+ Các Công ty có thương hiệu “đã được cấp phép kinh doanh, đã có chứng nhận đầy đủ về sản phẩm, có đủ các thủ tục kinh doanh…”

+ Các hộ dân trồng bơ trong tỉnh.

(Khi liên kết được thì phân tích hiện trạng ngành bơ, tìm ra điểm yếu , điểm mạnh của từng bộ phận, lập kế hoạch liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ)

- Phương hướng sản xuất:

(1)- Tạo vùng nguyên liệu đủ số lượng và chuẩn về chất lượng:

a/ Nâng cao chất lượng vườn bơ đã có, chăm sóc theo tiêu chuẩn vietgap, thống kê, phân loại hang hóa và dự kiện sản lượng từng loại.

b/ Trồng mới vùng nguyên liệu bằng giống tốt của các nhà vườn giống có thương hiệu.

c/ Hỗ trợ người dân về kỹ thuật: Trồng, chăm sóc cây, bơ, cách thu hái, vận chuyển, bảo quản vv..

(2) – Tạo hệ thống sản xuất, thu hái, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.

a/ Nâng cấp hệ thống thu hái, bảo quản: xe vận chuyển, phân loại sản phẩm, kho bải vv..

b/ Tạo mới hệ thống kho bảo quản “kho lạnh”, xe vận chuyển “xe đông lạnh”.

c/ Cũng cố đường dây tiêu thụ đã có bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm.

d/ Thiết lập mới hệ thống tiêu thụ toàn quốc (Siêu thị, chợ đầu mối vv…)

(Nghỉ đến đâu viết đến đó, các bác góp thêm nhé)
Chào bạn.
Người nông dân việt nam canh tác cây trồng theo chu kỳ thời gian dài, khai thác kiệt quệ, đầu tư ít


OK! Bác nói đúng, tôi cũng đã đánh giá như vậy đấy. Tôi muốn nói rằng hiện tại lỉnh vực sản xuất tiêu thụ bơ đang rất lộn xộn, tuy nhiên nhìn thật kỹ thì trong đó chứa đủ các yếu tố để có thể bước vào kinh doanh, ví dụ như để nấu nồi canh ngọt thì phải có đầu bếp giỏi và có đủ nguyên vật liệu từ cá, thịt, rau, gia vị vv…hiện tại trên thị trường bơ tuy rằng lộn xộn nhưng nếu có người đứng ra thì vẫn thu xếp được: cụ thể tại các vùng đã có cây bơ được trồng từ trước, nếu có ai đó đứng ra thu xếp liên kết vùng nào đó có hang ngàn hộ dân trồng bơ, thống kê, phân lập được từng loại bơ, mùa nào, chất lượng ra sao từ đó ước lượng khống lượng bơ theo loại, lập đường dây tiêu thụ từ thu hái, vận chuyển, bảo quản phân phối thì đương nhiên sẽ đẩm bảo chất lượng, chủng loại, giá cả vv…

Hiện tại người có thương hiệu về cây trồng thì chỉ chăm chăm làm cây giống tranh thủ bán kiếm tí. Người có thương hiệu về bơ trái thì chỉ chăm chăm thu mua và bán trái…

Chưa ai hoạch định liên kết giữa họ với nhau, nếu ai có điều kiện thì theo tôi nên làm như sau:

- Trước tiên cần phải liên kết các nhà lại với nhau:

+ Các nhà vườn chuyên sản xuất cây giống “Đã có thương hiệu, có cây đầu dòng và vườn giống tốt”;

+ Các vựa trái cây “ Đã có thị trường” nhưng đang gom hàng tự do

+ Các Công ty có thương hiệu “đã được cấp phép kinh doanh, đã có chứng nhận đầy đủ về sản phẩm, có đủ các thủ tục kinh doanh…”

+ Các hộ dân trồng bơ trong tỉnh.

(Khi liên kết được thì phân tích hiện trạng ngành bơ, tìm ra điểm yếu , điểm mạnh của từng bộ phận, lập kế hoạch liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ)

- Phương hướng sản xuất:

(1)- Tạo vùng nguyên liệu đủ số lượng và chuẩn về chất lượng:

a/ Nâng cao chất lượng vườn bơ đã có, chăm sóc theo tiêu chuẩn vietgap, thống kê, phân loại hang hóa và dự kiện sản lượng từng loại.

b/ Trồng mới vùng nguyên liệu bằng giống tốt của các nhà vườn giống có thương hiệu.

c/ Hỗ trợ người dân về kỹ thuật: Trồng, chăm sóc cây, bơ, cách thu hái, vận chuyển, bảo quản vv..

(2) – Tạo hệ thống sản xuất, thu hái, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.

a/ Nâng cấp hệ thống thu hái, bảo quản: xe vận chuyển, phân loại sản phẩm, kho bải vv..

b/ Tạo mới hệ thống kho bảo quản “kho lạnh”, xe vận chuyển “xe đông lạnh”.

c/ Cũng cố đường dây tiêu thụ đã có bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm.

d/ Thiết lập mới hệ thống tiêu thụ toàn quốc (Siêu thị, chợ đầu mối vv…)

(Nghỉ đến đâu viết đến đó, các bác góp thêm nhé)
Chào bạn.
Mục đích của kế hoạch, của việc làm, của suy nghĩ này là gì?
Tìm lợi nhuận.
Chứ không phải là "suy nghĩ về đầu ra cho quả bơ nói riêng và trái cây nói chung".
Việc suy nghĩ này là việc của Ttg, của Bộ trưởng BNN.
Còn mục đích của mỗi cá nhân về quả bơ là lợi nhuận, mục đích tối cao là lợi nhuận.
Người trồng bơ (hoặc một trái cây x nào đó) có mục đích tối cao là lợi nhuận, khi bơ (hoặc trái cây x) không đảm bảo mục tiêu đó, họ (và ta) sẽ chặt bỏ.
Mục đích tối cao của người mua và bán bơ (và trái cây x nào đó) là lãi.
Và người ta có thể kiếm lãi bằng nhiều cách khác nhau: chào hàng này, bán hàng này ở trên mặt, dưới là đồ hư đồ thúi; Trồng bơ dở mà cứ ước muốn và tìm mọi cách bán được giá cao.
Tôi có nghe một câu nói của ai đó: "Kinh doanh là làm ra lợi nhuận bằng cách tạo ra cho xã hội một giá trị". Và tôi cảm thấy thích câu nói này.
Như vậy, chúng ta nên suy nghĩ lại, tìm hướng đi lại, suy luận lại "Làm thế nào để tạo được trái bơ (hoặc trái cây x nào đó) đồng nhất về chất lượng, phẩm chất, và có lợi nhuận ổn định cho việc kinh doanh và trồng bơ (hoặc trái cây x nào đó) chất lượng, nhằm bảo đảm lợi nhuận ổn định và kinh doanh cũng như canh tác bền vững".
Tức là, chúng ta làm rõ để thống nhất chuỗi giá trị, chuỗi công việc:
- Sản xuất sản phẩm ổn định về chất lượng: Nhà sản xuất phải biết rõ và chủ động công nghệ sản xuất nhà máy thực vật để cho ra kết quả phản ứng hóa học diễn ra trong cây là chất lượng ổn định.
- Tiếp thị sản phẩm và quảng bá giá trị ổn định đó, có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất yên tâm sản xuất và cam kết chất lượng cũng như sự đồng nhất và chịu trách nhiệm về sản phẩm mình sản xuất ra, nhà phân phối đảm bảo tiêu thụ ổn định sản phẩm mà nhà sản xuất đã sản xuất ra theo đơn đặt hàng, người tiêu dùng yên tâm về giá trị thương hiệu mà nhà sản xuất và kênh phân phối đưa tới tay người tiêu dùng mục tiêu.
Theo nghĩa này thì thị trường nông nghiệp ở VN còn quá nhiều cơ hội kinh doanh, chưa có đối thủ.
 
Chào bạn.

Chào bạn.
Mục đích của kế hoạch, của việc làm, của suy nghĩ này là gì?
Tìm lợi nhuận.
Chứ không phải là "suy nghĩ về đầu ra cho quả bơ nói riêng và trái cây nói chung".
Việc suy nghĩ này là việc của Ttg, của Bộ trưởng BNN.
Còn mục đích của mỗi cá nhân về quả bơ là lợi nhuận, mục đích tối cao là lợi nhuận.
Người trồng bơ (hoặc một trái cây x nào đó) có mục đích tối cao là lợi nhuận, khi bơ (hoặc trái cây x) không đảm bảo mục tiêu đó, họ (và ta) sẽ chặt bỏ.
Mục đích tối cao của người mua và bán bơ (và trái cây x nào đó) là lãi.
Và người ta có thể kiếm lãi bằng nhiều cách khác nhau: chào hàng này, bán hàng này ở trên mặt, dưới là đồ hư đồ thúi; Trồng bơ dở mà cứ ước muốn và tìm mọi cách bán được giá cao.
Tôi có nghe một câu nói của ai đó: "Kinh doanh là làm ra lợi nhuận bằng cách tạo ra cho xã hội một giá trị". Và tôi cảm thấy thích câu nói này.
Như vậy, chúng ta nên suy nghĩ lại, tìm hướng đi lại, suy luận lại "Làm thế nào để tạo được trái bơ (hoặc trái cây x nào đó) đồng nhất về chất lượng, phẩm chất, và có lợi nhuận ổn định cho việc kinh doanh và trồng bơ (hoặc trái cây x nào đó) chất lượng, nhằm bảo đảm lợi nhuận ổn định và kinh doanh cũng như canh tác bền vững".
Tức là, chúng ta làm rõ để thống nhất chuỗi giá trị, chuỗi công việc:
- Sản xuất sản phẩm ổn định về chất lượng: Nhà sản xuất phải biết rõ và chủ động công nghệ sản xuất nhà máy thực vật để cho ra kết quả phản ứng hóa học diễn ra trong cây là chất lượng ổn định.
- Tiếp thị sản phẩm và quảng bá giá trị ổn định đó, có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất yên tâm sản xuất và cam kết chất lượng cũng như sự đồng nhất và chịu trách nhiệm về sản phẩm mình sản xuất ra, nhà phân phối đảm bảo tiêu thụ ổn định sản phẩm mà nhà sản xuất đã sản xuất ra theo đơn đặt hàng, người tiêu dùng yên tâm về giá trị thương hiệu mà nhà sản xuất và kênh phân phối đưa tới tay người tiêu dùng mục tiêu.
Theo nghĩa này thì thị trường nông nghiệp ở VN còn quá nhiều cơ hội kinh doanh, chưa có đối thủ.
E rất thích những bài viết về kỹ thuật của a.

Nhưng bài viết này e thích nhất.
 
Chào bạn.

Chào bạn.
Mục đích của kế hoạch, của việc làm, của suy nghĩ này là gì?
Tìm lợi nhuận.
Chứ không phải là "suy nghĩ về đầu ra cho quả bơ nói riêng và trái cây nói chung".
Việc suy nghĩ này là việc của Ttg, của Bộ trưởng BNN.
Còn mục đích của mỗi cá nhân về quả bơ là lợi nhuận, mục đích tối cao là lợi nhuận.
Người trồng bơ (hoặc một trái cây x nào đó) có mục đích tối cao là lợi nhuận, khi bơ (hoặc trái cây x) không đảm bảo mục tiêu đó, họ (và ta) sẽ chặt bỏ.
Mục đích tối cao của người mua và bán bơ (và trái cây x nào đó) là lãi.
Và người ta có thể kiếm lãi bằng nhiều cách khác nhau: chào hàng này, bán hàng này ở trên mặt, dưới là đồ hư đồ thúi; Trồng bơ dở mà cứ ước muốn và tìm mọi cách bán được giá cao.
Tôi có nghe một câu nói của ai đó: "Kinh doanh là làm ra lợi nhuận bằng cách tạo ra cho xã hội một giá trị". Và tôi cảm thấy thích câu nói này.
Như vậy, chúng ta nên suy nghĩ lại, tìm hướng đi lại, suy luận lại "Làm thế nào để tạo được trái bơ (hoặc trái cây x nào đó) đồng nhất về chất lượng, phẩm chất, và có lợi nhuận ổn định cho việc kinh doanh và trồng bơ (hoặc trái cây x nào đó) chất lượng, nhằm bảo đảm lợi nhuận ổn định và kinh doanh cũng như canh tác bền vững".
Tức là, chúng ta làm rõ để thống nhất chuỗi giá trị, chuỗi công việc:
- Sản xuất sản phẩm ổn định về chất lượng: Nhà sản xuất phải biết rõ và chủ động công nghệ sản xuất nhà máy thực vật để cho ra kết quả phản ứng hóa học diễn ra trong cây là chất lượng ổn định.
- Tiếp thị sản phẩm và quảng bá giá trị ổn định đó, có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất yên tâm sản xuất và cam kết chất lượng cũng như sự đồng nhất và chịu trách nhiệm về sản phẩm mình sản xuất ra, nhà phân phối đảm bảo tiêu thụ ổn định sản phẩm mà nhà sản xuất đã sản xuất ra theo đơn đặt hàng, người tiêu dùng yên tâm về giá trị thương hiệu mà nhà sản xuất và kênh phân phối đưa tới tay người tiêu dùng mục tiêu.
Theo nghĩa này thì thị trường nông nghiệp ở VN còn quá nhiều cơ hội kinh doanh, chưa có đối thủ.
Vâng chào bạn!

Đương nhiên là chúng ta muốn tìm hướng đi với lợi nhuận cao nhất rồi, bởi vì hiện tại cây bơ nói riêng và cây trái khác nói chung vẫn đang tồn tại mà. tuy nhiên như trên đã nói mình phải phân tích chuổi giá trị của nó, tại sao người dân sản xuất ra có hàng hóa nhưng giá vẫn thấp? hiện nay thị trường tự do rồi, người tiêu dùng cũng thông minh hơn nhiều, có tiền có quyền lựa chọn, sẵn sàng trả giá cao để hưởng trái ngon. bởi vậy phân tích ra từng công đoạn từ sản xuất đến thu hái , vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ sao cho thỏa mản nhu cầu khách hàng mới thu lợi nhuận cao nhất. Hiện nay các cơ quan nghiên cứu cây nông nghiệp cũng như đơn vị khuyến nông nhà nước chưa vào cuộc cho riêng cây bơ nhiều đâu, thị trường còn bỏ ngỏ, bản thân mình cũng đang làm thị trường. mình cũng buồn mạnh ai nấy làm. qua diễn đàn mình thấy có nhiều người tâm huyết thì thảo luận hướng đi, muốn giàu nhanh và ổn định thì các nhà phải tự liên kết lại để làm chứ chờ chủ trương thì còn lâu lắm. Còn quá trình buôn bán mà làm giả hàng, lớp trên đẹp, lớp dưới xấu thì lỗi thời rồi, bây giờ người ta quy định chặt chẻ lắm, kiểm tra đường hoàng, nếu có lừa thì may lắm củng chỉ một lần rồi trốn chui trốn lũi mà thôi, không bền được, không phát triển bền vững được
 


Back
Top