Vấn đề đồng, cận huyết có ảnh hưởng gì đến chim bồ câu không?

  • Thread starter philnothing
  • Ngày gửi
Mình có một cặp chim bồ câu, chúng là anh em và hiện giờ đang ấp trứng, nghe người ta nói chim bồ câu non trong 1 tổ thì luôn là một trống,một mái, có đúng như vậy không? vậy nếu mình chỉ dùng một cặp chim anh em này để nhân giống thì có ảnh hưởng gì đến các thế hệ con cháu không?
 


Nói tóm lại Bác anhmytran đúng, đóng topic đi bà con tranh luận mệt, tốn time!
 


Xin giới thiệu một bài phối bồ câu đua tiếng Hán
để bà con tham khảo. Từ khoá 同系繁殖鸽 hay 鸽近亲交配
http://ask.chinaxinge.com/htmlmother/htmlaskshow.aspx?qid=285788
*
Có mấy cách phối máu gần sau đây, để bà con tham khảo:
*
1- Bố phối con gái, hay Mẹ phối con trai:
Bố phối con gái, thì chim con thường kém hơn đời trước,
Mẹ phối con trai, thì có chim con vượt hơn đời trước.
Nhiều người đua chim có tiếng xài cách này.
*
2- Ông phối cháu gái, hay Bà phối cháu trai:
Cũng như cách trên, Bà phối cháu trai có kết quả hơn.
*
3- Cùng Bố khác mẹ phối với Cùng Mẹ Khác Bố:
để củng cố một đặc tính của giống, một cách khá thành công.
Anh Em và Chị Em cùng bỗ cùng mẹ phối với nhau:
cũng có con giật giải, nhưng chim thi bị lạc cự ly gần cũng có.
*
4- Anh hay Chị em họ phối:
Cũng không hơn kém so với cách 3. Người nước ngoài phối cách
này cũng được vô địch nhiều năm.
*
5- Phối con của Anh Em Trai với cùng con Mái,
Phối con của Chị Em Gái với cùng một con Trống:
Tỷ số thành công cũng cao.
*
6- Phối con của cùng con Mái với Bố và Con Trai,
Phối con của cùng con Trống với Mẹ và Con Gái:
Nhiều người phối cách này cũng có chim giật giải.
Tôi chưa thử phối con Mái của Mẹ và Con Trai với con Trống
cùng Mẹ. Mong bà con phối thử để chia sẻ kinh nghiệm.
*
7- Cháu trai với cô ruột, hay Cháu gái với cậu ruột:
Tỷ số thành công cũng cao.
*
8- Chú với cháu gái, hay Dì với cháu trai:
Tỷ số thành công cũng cao.
*
Kết luận:
Mấy cách phối gần kể trên, đều có kết quả tốt, nhưng ta làm
để giữ giống, chứ không phải để ăn giải. Mù quáng cho thi ăn
giải gây thiệt hại nặng nề. Nên chú ý phối máu gần làm màu
mắt chim tối, con ngươi to, chỉ nên giữ giống. Một số người
mua chim cứ thấy màu mắt sáng đẹp là mua giá cao, chẳng mấy
để ý đến giòng giống và cách phối ra sao, vừa mất tiền, mà
chẳng được giải. Nên biết rõ bố mẹ và cách phối rõ ràng mới
mua cũng chưa muộn. Tóm lại, phối được 1/2 hay 7/8 giống là
tốt nhất. Bà con nên mạnh dạn sáng tạo phối để sự nghiệm đua
bồ câu nước ta có tầm cao mới.
*
Đọc bài này, nếu tin, thì có 2 cách nhìn trái ngược:
1- Cách nhìn tán đồng: Bồ câu phối gần có kết quả thi tốt.
2- Cách nhìn không tán thành: Bồ câu phối gần tỷ số con tồi cao.
Hai cách nhìn đó đều đúng, vì nhìn từ 2 góc độ khác nhau.
Ngoài 2 cách nhìn này, còn có cách nhìn khác:
1- Cách nhìn của nhà khoa học: phối gần thì bộ gien bó hẹp.
2- Cách nhìn của nhà chăn nuôi: không nên phối gần.
Các cách nhìn này đều đúng cả. Không bắt buộc cách nhìn này
đúng, cách nhìn kia sai.
*
Còn đây là ý kiến của tôi:
Bồ Câu phối gần là cách làm phổ biến của giới đua chim.
Người ngoài nhìn vào, cho rằng phối gần không ảnh hưởng xấu.
Chưa ai so sánh với cách phối 2 con chim vô địch khác chim
tổ với nhau. Gọi là chim Tổ vì không phải khác giống. Như
đã nói, giống là một quần thể chim lớn, nhưng chim Tổ thì
chỉ có nhiều con cháu mà chưa thành được giống. Ví dụ giống
chim Pháp, giống chim Ta, giống chim Đua. Trong chim Đua,
có nhiều chim Tổ, và con cháu của chúng mang tên chim Tổ này.
Người đua chim thường mua con chim vô địch với giá cao rồi
mang về phối gần như đã kể trên. Họ không có tiền mua 2 con
chim vô địch khác nhau ở các giải đua nổi tiếng khác để làm
2 con chim Tổ. Vì thế, chim họ mua về chỉ có 1 con, bắt buộc
phải phối với một con chim không tên tuổi khác. Về lý luận,
nếu có nhiều chim vô địch khác giòng khác tổ để phối, thì
dễ phối hơn, chẳng phải lo phối với con không vô địch.
*
Trên YouTube cũng có nhiều Video Clips tiếng Anh giải thích
và giảng dạy cách phối gần bồ câu đua, nhưng không được cặn
kẽ và dễ hiểu như bài này. Mặt khác, nếu phối phức tạp quá,
thì còn đâu gọi là phối gần?
*
Nghe người khác nói đúng thì mệt thật. Tốn thời gian.
Bực nhất là anhmytran kể ra rất nhiều ý kiến đúng mà
trái ngược nhau, nghe vào chẳng hiểu gì, tầu hoả nhập ma..
*
 
Mình đọc baii của mấy bác thì thấy có 2 phe 1 phe là bác anhmytran, 1 phe là các bác còn lại. Tất cả các bác đề nói đúng tuy nhiên mỗi người đứng ở 1 góc độ khác nhau (giống như thầy bói xem voi) đâm ra không thống nhất được ý kiến.
Ly thuyết gen của bác anhmytran là đúng, CGK cũng đúng.
Do đó nếu nói như trong sách "cận huyết không ảnh hưởng đối với bồ câu" thì các bác nên hiểu là ko ảnh hưởng nhiều, và người viết câu này đang đứng ở phương diện là người chăn nuôi lấy số đông là chính=> do đó các bác đừng quay ngược lại phản bác điều bác anhmytran, bác anhmytran thi lại đi xâu hơn đi lấy thiểu số để đua (hàng trăm hàng ngàn con chọn 1 con).
Như vậy 1 bên nói vế phải vấn đề 1 bên nói vế trái vấn đề.
Tóm lại 1 câu: nếu đứng phương diện người chăn nuôi thì nuôi bồ câu cận huyết là kg thành vấn đề
 
Cám ơn bạn đã có ý kiến nhìn nhận cả đôi bên.
*
Xin nói rõ với bạn và bà con là: kiến thức gien
di truyền tôi học là ở SGK đó. Còn câu nói "bồ câu
phối gần không ảnh hưởng xấu đến nòi giống" thì
cho đến nay "chưa được kiểm chứng" ở đâu cả. Đừng
nên nói là SGK, vì tôi học SGK không có câu đó.
Nếu SGK có nói, thì chỉ ở một năm xưa cũ nào đó
mà bây giờ không còn được giảng dạy ở Việt Nam nữa.
Vì thế, bà con chỉ nhớ được, mà không thể kiểm
chứng được.
*
 
Cám ơn bạn đã có ý kiến nhìn nhận cả đôi bên.
*
Xin nói rõ với bạn và bà con là: kiến thức gien
di truyền tôi học là ở SGK đó. Còn câu nói "bồ câu
phối gần không ảnh hưởng xấu đến nòi giống" thì
cho đến nay "chưa được kiểm chứng" ở đâu cả. Đừng
nên nói là SGK, vì tôi học SGK không có câu đó.
Nếu SGK có nói, thì chỉ ở một năm xưa cũ nào đó
mà bây giờ không còn được giảng dạy ở Việt Nam nữa.
Vì thế, bà con chỉ nhớ được, mà không thể kiểm
chứng được.
*

chú anhmytran .cháu có vài vấn đề chưa rỏ.cần hỏi chú.nhưng không tìm thấy hộp thư riêng!?
 
Nên hiểu nghĩa của từ ảnh hưởng như thế nào? Ảnh hưởng tốt? Ảnh hưởng xấu?
Tại sao lai cận/đồng huyết (lai gần) thường gây ảnh hưởng xấu? Vì các gen xấu thường là gen lặn, ở trạng thái dị hợp tử. Khi lai gần chúng sẽ trở thành đồng hợp tử và được biểu hiện ra kiểu hình.
Nếu lai gần kết hợp chọn lọc tự nhiên sẽ loại được các alen gây hại trong quần thể. Quá trình này phải diễn ra lâu dài và có định hướng.
Do vậy lai gần kết hợp chọn lọc dùng tạo giống thuần chủng và loại bỏ alen gây hại.
Bồ câu là loại động vật đã trải qua quá trình này lâu dài, phần lớn các alen có hại đã được loại bỏ. Do vậy trùng huyết ở bồ câu không ảnh hưởng xấu.
Thế nhưng ở động vật có 1 khái niệm là ưu thế lai. Các con lai giữa các bố mẹ thuần chủng (F1) sẽ có nhiều đặc điểm tốt. Nếu đem F1 này lai với nhau, các đời con cháu sau đó sẽ mất dần các đặc điểm tốt này. Bởi vậy giống thuần chủng chỉ dùng để lưu trữ, không dùng để sản suất. F1 chỉ dùng để sản xuất, không dùng làm giống. Bà con đi lựa giống không phải cứ nhìn con bố mẹ tốt là đời con sẽ tốt giống như thế.

Tôi đã giải thích nhiều lần như bạn, nhưng ông anhmytran gì đó ổng có được học về chuyên ngành gì đâu mà ổng biết...! Đi nghiên cứu sâu mới hiểu được điều đó..! Để có 1 giống thuần chuẩn làm giống lâu dài với những gen tốt trội, thì việc nhân giống thuần chuẩn phải có chọn lọc.
Nhưng ông ta quá cố chấp ko chịu đọc để hiểu...nên ông ta cho là hoàn toàn xấu, thật là điên rồ...!
Hôm nay tôi đọc được những dòng viết của bạn, riêng tôi biết bạn đã có trình độ chuyên ngành rất xứng đáng để giải thích vấn đề này, còn có tin hay ko thì mời những ông như vậy về nhà chịu khó học lại..!
Cám ơn được đọc những dòng viết của bạn.
 

Kiến thức về sinh học ngày xưa mình học rất kém, sau này mình học chuyên ngành hóa. nhưng theo mình thì bồ câu lai cận huyết không ảnh hưởng gì. người nhà tôi đã từng đổ gà rừng rặc 100%, dòng gà rừng lai cận huyết không ảnh hưởng gì đến con cháu ( đã cho anh em chúng thành cặp và đời con sau này không ảnh hưởng gì, đã đẻ nhiều lứa, các lứa không sao vẫn khỏe mạnh ), còn gà ta mình mà bị lai cận huyết chắc ăn sẽ bị dị tật ( nhà mình bị và phải thay trống khác và hết hiện tượng đó). nên mình nghĩ lai cận huyết có 2 ảnh hưởng xấu và tốt nhưng cái tốt trội hơn và luôn luôn thể hiện ra bên ngoài vậy thì bà con nông dân mình nên sử dụng cái tốt đó, nuôi bồ câu những điều cần là đẻ tốt nhiều lứa / năm, nuôi con giỏi, con giống khỏe mạnh to con, cần gì phải đổi giống tốn kém thời gian mà kết quả qua bao thế hệ cũng vậy? làm những cần làm và thành công là được. chúc bà con làm ăn tốt đẹp lợi nhuận lúc nào cũng có và nhiều nhiều......
 
Tôi đã giải thích nhiều lần như bạn, nhưng ông anhmytran gì đó ổng có được học về chuyên ngành gì đâu mà ổng biết...! Đi nghiên cứu sâu mới hiểu được điều đó..! Để có 1 giống thuần chuẩn làm giống lâu dài với những gen tốt trội, thì việc nhân giống thuần chuẩn phải có chọn lọc.
Nhưng ông ta quá cố chấp ko chịu đọc để hiểu...nên ông ta cho là hoàn toàn xấu, thật là điên rồ...!
Hôm nay tôi đọc được những dòng viết của bạn, riêng tôi biết bạn đã có trình độ chuyên ngành rất xứng đáng để giải thích vấn đề này, còn có tin hay ko thì mời những ông như vậy về nhà chịu khó học lại..!
Cám ơn được đọc những dòng viết của bạn.
Trong bàn luận này, "Kỹ sư" Chí không nói được
một câu nào về kỹ thuật hay lý thuyết về di
truyền hay phối giống.

"Kỹ sư" này chỉ cay cú tôi vì đã nêu cái sai
của cậu ta về lý thuyết.

Đừng dại thế nữa, "kỹ sư." Hãy viết đúng, lý
lẽ chặt chẽ, và đừng cay cú bất cứ ai cả, để
bà con thấy cậu có tiến bộ.
 
Tiếc là cháu lười hiểu đợt tuyển 1.5 để lên thành phố thi. Nhưng mà lí thuyết lai cận huyết bồ câu k biết nằm mục nào vì toàn xem nâng cao. Lai gần, cận, dưới 3 đời cho xác suất đồng trội, lặn cao mang theo quá trình tổng hợp kiểu tính trạng tốt, xấu theo nhau. Tức là về lí thuyết hợp tử có khả năng mắc bệnh di truyền cao hẳn, chết yểu hoặc rất đẹp. Nếu sgk ghi lai cà chua, bồ câu, đậu menđen k sao thì cũng nên công nhận.
Đi theo hướng khác, tiến hóa chỉ ra loài đẻ con, trứng phân hóa dần khác nhau. Đẻ trứng như chim thì hợp tử chịu dao động môi trường nhiều hơn nên chúng đẻ nhiều hơn, đang so sáng chim và người. Nhưng dù sao cháu vẫn tin phối cận huyết là không tốt. Vì giống như các dòng thuần, bị cách li để thoả mãn giá trị nào đó không phải là hay. Nên để tự nhiên quyết định.
 
Không vấn đề gì đâu bạn ạ. Bồ câu là loài có tập tính giao phối gần. Theo lí thuyết thì một bồ câu mái ẻ ra 2 trứng, nở 1 trống 1 mái và hai con này là 1 đôi, sau này rủi ro có 1 con chết nó mới bắt đôi với con khác, như thế gọi là giao phối cận huyết(gần), thông thường với các động vật khác thì nó có hại vì nó sẽ tạo ra các tổ hợp gen lặn có hại làm giảm năng suất. Còn loài bồ câu là loài giao phối gần nhưng đã được chọn lọc kỹ từ mấy mươi chục nghìn đời nay ròi, nó là giống thuần nên không phân li nữa. Suy ra không sao cả.
Ví dụ thế này nhé: Với những giống chưa thuần thì:Bố có kiểu gen Aa, giao phối gần với mẹ cũng Aa, theo lí thuyết đẻ con có khả năng có 1 con có kiểu gen AA: 2 Aa:1 aa. Kiểu gen aa thường là kiểu gen lặn có hại nên sức sống, khả năng sinh trưởng, sinh sản kém. Hại là ở chỗ này đó. Còn bồ câu là giống thuần vids dụ bố AA lai với mẹ AA thì lúc nào con cũng có kiểu gen AA nên không sao đâu.yên tâm đi
 
Tôi đã giải thích nhiều lần như bạn, nhưng ông anhmytran gì đó ổng có được học về chuyên ngành gì đâu mà ổng biết...! Đi nghiên cứu sâu mới hiểu được điều đó..! Để có 1 giống thuần chuẩn làm giống lâu dài với những gen tốt trội, thì việc nhân giống thuần chuẩn phải có chọn lọc.
Nhưng ông ta quá cố chấp ko chịu đọc để hiểu...nên ông ta cho là hoàn toàn xấu, thật là điên rồ...!
Hôm nay tôi đọc được những dòng viết của bạn, riêng tôi biết bạn đã có trình độ chuyên ngành rất xứng đáng để giải thích vấn đề này, còn có tin hay ko thì mời những ông như vậy về nhà chịu khó học lại..!
Cám ơn được đọc những dòng viết của bạn.
Đúng rồi, trong nhân giống muồn tạo dòng gen trội và thuần chủng người ta thường lai tạo cận huyết rồi chọn ra cá thể tốt nhất để tại dòng thuần chủng.
Trong chăn nuôi chúng ta không lựa chọn được đôi chim tốt và xấu do khi nào nào đẻ, nuôi con thì chúng mới biểu hiện và có khi qua các đời con cháu về sau mới biểu hiện. Khi đồng huyết thì sẽ có cá thể tốt và xấu nên vừa có cái lợi, vừa có cái hại.
Theo tôi nên trao đổi chéo để có giống chim chất lượng đồng đều hơn là con tốt quá, con xấu quá. Nhưng nuôi ít thì có thể cùng huyết thống cũng ko ảnh hưởng gì nhiều.
 
Kể ra cũng lạ, thế nào mà sinh sản hữu tính biến thành sinh sản vô tính nhờ suy luận cận huyết k đem lại hệ lụy.
 
Đúng rồi, trong nhân giống muồn tạo dòng gen trội và thuần chủng người ta thường lai tạo cận huyết rồi chọn ra cá thể tốt nhất để tại dòng thuần chủng.
Trong chăn nuôi chúng ta không lựa chọn được đôi chim tốt và xấu do khi nào nào đẻ, nuôi con thì chúng mới biểu hiện và có khi qua các đời con cháu về sau mới biểu hiện. Khi đồng huyết thì sẽ có cá thể tốt và xấu nên vừa có cái lợi, vừa có cái hại.
Theo tôi nên trao đổi chéo để có giống chim chất lượng đồng đều hơn là con tốt quá, con xấu quá. Nhưng nuôi ít thì có thể cùng huyết thống cũng ko ảnh hưởng gì nhiều.
giống bồ câu là giống thuần chủng đã được chọn lọc tự nhiên giũ lại rồi, hãy để cho nó phát triển theo quy luật tự nhiên của nó tức là cho phối cận huyết còn nếu anh trộn lung tung sẽ xuất hiện các tổ hợp gen mới, nếu để cận huyết ở chỗ này sẽ có hại cho chăn nuôi đó. Vấn đề di truyền học này nói ra dong dài mà chưa chắc đã tường tận hết, có thể tham khảo trong sách sinh học 12 - bộ Gd bài 16.
 
giống bồ câu là giống thuần chủng đã được chọn lọc tự nhiên giũ lại rồi, hãy để cho nó phát triển theo quy luật tự nhiên của nó tức là cho phối cận huyết còn nếu anh trộn lung tung sẽ xuất hiện các tổ hợp gen mới, nếu để cận huyết ở chỗ này sẽ có hại cho chăn nuôi đó. Vấn đề di truyền học này nói ra dong dài mà chưa chắc đã tường tận hết, có thể tham khảo trong sách sinh học 12 - bộ Gd bài 16.
Hi, có lẽ tất cả động, thực vật thì chỉ có chim BC là lai tạo cận huyết tốt nhất trong chăn nuôi thôi.
 
Hi, có lẽ tất cả động, thực vật thì chỉ có chim BC là lai tạo cận huyết tốt nhất trong chăn nuôi thôi.
đây là 1 trường hợp đặc biệt nên ít biết thôi, còn môt số trường hợp đặc biệt khác nữa đối với đv bậc cao còn đv bậc thấp và thục vật là đa số, vấn đề này trong sách sinh học 12 có nói về cơ bản các bác có thể tham khảo thêm khỏi tốn công cãi. thôi hài lòng tất cả nhé.
 


Back
Top