Vất vả nuôi loài cuồng sát - cà cuống

  • Thread starter nuoide
  • Ngày gửi
Quý hiếm đến mức có tên trong sách đỏ, cà cuống được mang đi bảo tồn. Nhưng bản tính loài này hung tợn, thậm chí tàn sát cả đồng loại khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.

Một giọt tinh dầu giá 50.000 đồng

Cà cuống là loài côn trùng đặc biệt, xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của người Việt, thể hiện qua câu thành ngữ “cà cuống chết đến đít còn cay”.

Nếu trứng và thịt của cà cuống cái là món cao lương mỹ vị thì bọng tinh dầu của cà cuống đực có một mùi thơm đặt biệt, là gia vị quý được thêm vào nước mắm, dùng làm nước chấm cho các món bánh cuốn, chả cá, bún chả, bún thang... Thế nhưng, việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu và phân hóa học khiến loài côn trùng thủy sinh này ngày càng hiếm. Hiện cà cuống có tên trong sách đỏ Việt Nam, xếp ở bậc R (hiếm, ít gặp trong tự nhiên).

Trên thị trường một giọt tinh dầu cà cuống nguyên chất có giá lên tới 50.000 đồng. Hiện các nhà hàng phải nhập cà cuống từ nước ngoài (Campuchia, Thái Lan), thường là cà cuống đông lạnh, có giá từ 20.000-25.000 đồng/con.




Vất vả bảo tồn loài côn trùng quý

Do giá trị rất lớn về kinh tế và khoa học, việc nhân nuôi cà cuống nhận được sự quan tâm lớn của các nhà sinh học và nông nghiệp. Trong số đó, có anh Nguyễn Minh Phương, nhân viên Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội.

Thuyết phục các giảng viên khoa Sinh, đại học Sư phạm Hà Nội, anh Phương được phép nuôi cà cuống dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Vũ Quang Mạnh, giảng viên bộ môn Động vật học, từ năm 2007.
Để có giống cà cuống, anh Phương phải đặt hàng của người dân làng Văn Lao, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, một làng chuyên làm nghề đánh dậm. Mỗi khi nhận được tin báo có cà cuống, anh lại tức tốc phi xe máy về địa phương để thu mua. Sau đó, cà cuống được chuyển về nuôi tại nhà lưới chuyên dùng, trong vườn thực vật ĐH Sư phạm.

Cà cuống được nuôi trong hai bể xi măng, rộng khoảng 1m2, mực nước cao chừng 15cm, chứa bèo tây và rong. Thức ăn dành cho cà cuống là các loài động vật nhỏ như cá, tôm tép, côn trùng… Trong ảnh là anh Nguyễn Minh Phương bên bể nuôi cà cuống. Ảnh: Hồng Quân.








Là người trực tiếp nuôi cà cuống, anh Vũ Quang Mạnh bày tỏ mong muốn có điều kiện nuôi cà cuống ở quy mô bán công nghiệp. Khi đó với tầng nước sâu, diện tích thả nuôi rộng sẽ hạn chế cà cuống tàn sát lẫn nhau. Khi đó, việc bảo tồn sẽ được thực hiện tốt hơn.
Cà cuống không khó nuôi nhưng đây là loài đặc biệt hung dữ. Khi rình mồi, bất cứ một vật gì chuyển động ngang qua tầm nhìn đều bị chúng lao vào tấn công dữ dội.

Thậm chí, cà cuống còn đánh lẫn nhau đến chết. Cà cuống con còn là con mồi của cà cuống trưởng thành. Do vậy, cà cuống trong bể nuôi cứ chết dần chết mòn.


Đầu hè là thời gian sinh sản của cà cuống. Lúc này người nuôi cắm thêm những cọc tre vào lòng bể. Theo bản năng, cà cuống sẽ trèo lên cọc tre và các nhánh bèo tây để đẻ trứng. Ổ trứng cà cuống trông giống trứng ốc, với số lượng từ 40-50 quả. Sau khoảng 2 tuần sẽ nở thành cà cuống con. Trong ảnh là cà cuống trong bể nuôi và trứng cà cuống (góc phải phía dưới). Ảnh: Vũ Quang Mạnh.






Tiến sĩ Vũ Quang Mạnh, người đã nghiên cứu chuyên sâu về tập tính của loài cà cuống cho biết: Hiện tượng trên, ngoài nguyên nhân từ tập tính của cà cuống, còn phải xét đến điều kiện vật chất nơi nuôi dưỡng. "Điều kiện của khoa còn có hạn, bể nuôi chật hẹp nên cà cuống tấn công lẫn nhau là điều đã được tiên liệu", tiến sĩ Minh nói.



Theo giáo sư Nguyễn Lân Hùng, giảng viên khoa Sinh học, đại học Sư phạm Hà Nội:

Cà cuống là một loại côn trùng sống dưới nước có tên khoa học Belostoma indica hay Lethocerus indicus, thuộc họ Cryptocerate.

Cà cuống có mình dài 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khoẻ. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển.

Muốn lấy dầu cà cuống, người ta áp bụng cà cuống xuống phía dưới, để phía lưng lên, lấy một que tre đầu vót nhọn, đem rạch ngang lưng nơi tiếp giáp với ngực, nghĩa là ở vị trí đôi chân thứ ba, sau đó gấp bụng cà cuống xuống, tức khắc hai cái bọng dầu cà cuống sẽ lòi lên phía trên. Lấy đầu tre nhọn khều hai cái bọng này ra, dùng ngón tay khẽ bỏ bọng vào bát hay chén.

Khi được nhiều bọng, chích bọng cho dầu thoát ra khỏi bọng. Vỏ bọng được loại bỏ đi, nếu không, để lâu dầu cà cuống sẽ có mùi hôi. Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong như nước lọc. Để ngoài không khí rất dễ bay hơi do đó dầu cà cuống cần đựng trong lọ nhỏ, nút kín.

Tuỳ theo con to, nhỏ mà tinh dầu có nhiều hay ít. Trung bình một con cho 0,02ml, 1.000 con đực mới thu được chừng 20ml.
 


muốn nuôi ma nghe các bác bàn ra quá nghe cũng nản
 


không biết dạo này anh phương có cần mua cà cuống dể nuôi nữa không nhỉ , nghe nói cách mà anh đi mua giống thật vất vả quá, tôi ở gần làng võ lao xã văn võ nếu có thể tôi sẽ chuyển cà cuống giúp anh
bác có thì ới em vs nha,em lấy về nuôi thử,lấy kn xem dk k ah
 
Xin chao anh phuong hien em dan nuoi ca cuong voi mo hinh thu nghiem va da sinh san thanh cong ma em chua biet cach cham con con moi no rat mong duoc anh chi dan
 


Back
Top