Vất vả nuôi loài cuồng sát - cà cuống

  • Thread starter nuoide
  • Ngày gửi
Quý hiếm đến mức có tên trong sách đỏ, cà cuống được mang đi bảo tồn. Nhưng bản tính loài này hung tợn, thậm chí tàn sát cả đồng loại khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.

Một giọt tinh dầu giá 50.000 đồng

Cà cuống là loài côn trùng đặc biệt, xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của người Việt, thể hiện qua câu thành ngữ “cà cuống chết đến đít còn cay”.

Nếu trứng và thịt của cà cuống cái là món cao lương mỹ vị thì bọng tinh dầu của cà cuống đực có một mùi thơm đặt biệt, là gia vị quý được thêm vào nước mắm, dùng làm nước chấm cho các món bánh cuốn, chả cá, bún chả, bún thang... Thế nhưng, việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu và phân hóa học khiến loài côn trùng thủy sinh này ngày càng hiếm. Hiện cà cuống có tên trong sách đỏ Việt Nam, xếp ở bậc R (hiếm, ít gặp trong tự nhiên).

Trên thị trường một giọt tinh dầu cà cuống nguyên chất có giá lên tới 50.000 đồng. Hiện các nhà hàng phải nhập cà cuống từ nước ngoài (Campuchia, Thái Lan), thường là cà cuống đông lạnh, có giá từ 20.000-25.000 đồng/con.




Vất vả bảo tồn loài côn trùng quý

Do giá trị rất lớn về kinh tế và khoa học, việc nhân nuôi cà cuống nhận được sự quan tâm lớn của các nhà sinh học và nông nghiệp. Trong số đó, có anh Nguyễn Minh Phương, nhân viên Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội.

Thuyết phục các giảng viên khoa Sinh, đại học Sư phạm Hà Nội, anh Phương được phép nuôi cà cuống dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Vũ Quang Mạnh, giảng viên bộ môn Động vật học, từ năm 2007.
Để có giống cà cuống, anh Phương phải đặt hàng của người dân làng Văn Lao, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, một làng chuyên làm nghề đánh dậm. Mỗi khi nhận được tin báo có cà cuống, anh lại tức tốc phi xe máy về địa phương để thu mua. Sau đó, cà cuống được chuyển về nuôi tại nhà lưới chuyên dùng, trong vườn thực vật ĐH Sư phạm.

Cà cuống được nuôi trong hai bể xi măng, rộng khoảng 1m2, mực nước cao chừng 15cm, chứa bèo tây và rong. Thức ăn dành cho cà cuống là các loài động vật nhỏ như cá, tôm tép, côn trùng… Trong ảnh là anh Nguyễn Minh Phương bên bể nuôi cà cuống. Ảnh: Hồng Quân.








Là người trực tiếp nuôi cà cuống, anh Vũ Quang Mạnh bày tỏ mong muốn có điều kiện nuôi cà cuống ở quy mô bán công nghiệp. Khi đó với tầng nước sâu, diện tích thả nuôi rộng sẽ hạn chế cà cuống tàn sát lẫn nhau. Khi đó, việc bảo tồn sẽ được thực hiện tốt hơn.
Cà cuống không khó nuôi nhưng đây là loài đặc biệt hung dữ. Khi rình mồi, bất cứ một vật gì chuyển động ngang qua tầm nhìn đều bị chúng lao vào tấn công dữ dội.

Thậm chí, cà cuống còn đánh lẫn nhau đến chết. Cà cuống con còn là con mồi của cà cuống trưởng thành. Do vậy, cà cuống trong bể nuôi cứ chết dần chết mòn.


Đầu hè là thời gian sinh sản của cà cuống. Lúc này người nuôi cắm thêm những cọc tre vào lòng bể. Theo bản năng, cà cuống sẽ trèo lên cọc tre và các nhánh bèo tây để đẻ trứng. Ổ trứng cà cuống trông giống trứng ốc, với số lượng từ 40-50 quả. Sau khoảng 2 tuần sẽ nở thành cà cuống con. Trong ảnh là cà cuống trong bể nuôi và trứng cà cuống (góc phải phía dưới). Ảnh: Vũ Quang Mạnh.






Tiến sĩ Vũ Quang Mạnh, người đã nghiên cứu chuyên sâu về tập tính của loài cà cuống cho biết: Hiện tượng trên, ngoài nguyên nhân từ tập tính của cà cuống, còn phải xét đến điều kiện vật chất nơi nuôi dưỡng. "Điều kiện của khoa còn có hạn, bể nuôi chật hẹp nên cà cuống tấn công lẫn nhau là điều đã được tiên liệu", tiến sĩ Minh nói.



Theo giáo sư Nguyễn Lân Hùng, giảng viên khoa Sinh học, đại học Sư phạm Hà Nội:

Cà cuống là một loại côn trùng sống dưới nước có tên khoa học Belostoma indica hay Lethocerus indicus, thuộc họ Cryptocerate.

Cà cuống có mình dài 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khoẻ. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển.

Muốn lấy dầu cà cuống, người ta áp bụng cà cuống xuống phía dưới, để phía lưng lên, lấy một que tre đầu vót nhọn, đem rạch ngang lưng nơi tiếp giáp với ngực, nghĩa là ở vị trí đôi chân thứ ba, sau đó gấp bụng cà cuống xuống, tức khắc hai cái bọng dầu cà cuống sẽ lòi lên phía trên. Lấy đầu tre nhọn khều hai cái bọng này ra, dùng ngón tay khẽ bỏ bọng vào bát hay chén.

Khi được nhiều bọng, chích bọng cho dầu thoát ra khỏi bọng. Vỏ bọng được loại bỏ đi, nếu không, để lâu dầu cà cuống sẽ có mùi hôi. Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong như nước lọc. Để ngoài không khí rất dễ bay hơi do đó dầu cà cuống cần đựng trong lọ nhỏ, nút kín.

Tuỳ theo con to, nhỏ mà tinh dầu có nhiều hay ít. Trung bình một con cho 0,02ml, 1.000 con đực mới thu được chừng 20ml.
 


nghe nói từ lâu nay mới biết được hình dáng con cà cuống nó như thế nào...có chút xíu mà mấy chục ngàn 1 con,đúng là mắc thiệt....
 
nghe nói từ lâu nay mới biết được hình dáng con cà cuống nó như thế nào...có chút xíu mà mấy chục ngàn 1 con,đúng là mắc thiệt....

Ừa,
Mắc ơi là mắc !
Nên mới thắc mắc :
- "Thú quí bảo-tồn"

Xin hỏi bạn hiền
Bạn chỉ dùm tui
Ai có thực tâm
Bảo tồn thú quí ?

Bạn mà chỉ được
Phục bạn sát đất ...
Bái !
 
Em hôm nay cũng dc biết mặt anh Minh Phương rồi!Nuôi con cà cuống khó vậy thảo nào bấy lâu chưa có người nuôi thành công.Thành công trên quy mô nhỏ còn khó huống chi là nuôi công nghiệp để lấytinh dầu!Thật đáng khen các bác ấy đã bỏ bao công sức để bảo tồn nguồn gen quý.Với những người tâm huyết như thế thì chắc chắn trong tương lai sẽ nuôi thànhcong6 và có thể dân ta lại có thêm nghề mới : Nuôi Cà Cuống!
 
Đúng bác ấy rồi ... Thi thoảng Bác ấy có phone cho nuôi dế . Hai anh em bàn tán đủ thứ . Bác ấy rất hiểu về các loại bò sát như rùa .. . Nhà bác ấy ở Khâm thiên " Nội thành HN " . Mình cũng gợi ý bác ấy sinh hoạt bên agriviet nhiều hơn để năm nay cuối năm off . Nhưng bác ấy bận con nhỏ ,làm ở sở văn hóa cũng nhiều việc nên ít tham gia được...Bác ấy quen biết khá nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi động vật hoang dã đấy ... Bác này sinh hoạt bên AQB nhièu hơn là AGRIVIET..
 
cà cuống không có ai bán con giống đâu bạn ơi, chỉ bắt ở ngoài tự nhiên về nuôi thôi,ở việt nam những nhà khoa học làm trong các cơ quan nhà nước nghiên cứu về ĐVHD hàng năm chỉ được cho rất ít kinh phí để nghiên cứu nên không thể làm đến nơi đến chốn như các nhà khoa học nước ngoài đâu, ở bên mỹ người ta nuôi cà cuống sinh sản được từ lâu rồi,nhưng người ta chỉ nghiên cứu thôi chứ không ăn như ở việt nam,rùa hộp ba vạch của việt nam được mang sang mỹ nghiên cứu cũng đã sinh sản thành công rồi đấy, ngoài ra 1 số loài lưỡng cư và bò sát quý hiếm của việt nam cũng được các chuyên gia nước ngoài mua rất nhiều với giá rất đắt nhưng không rõ mục đích của họ làm gì,ở nước ta có rất nhiều động vật và thực vật quý hiếm nhưng không nghiên cứu đến nơi đến chốn để bây giờ nguồn tài nguyên đó lại làm giàu cho trung quốc và 1 số nước khác
 

không biết dạo này anh phương có cần mua cà cuống dể nuôi nữa không nhỉ , nghe nói cách mà anh đi mua giống thật vất vả quá, tôi ở gần làng võ lao xã văn võ nếu có thể tôi sẽ chuyển cà cuống giúp anh
 
không biết dạo này anh phương có cần mua cà cuống dể nuôi nữa không nhỉ , nghe nói cách mà anh đi mua giống thật vất vả quá, tôi ở gần làng võ lao xã văn võ nếu có thể tôi sẽ chuyển cà cuống giúp anh
cám ơn bác quốc toàn , nhưng dạo này điều kiện không cho phép nên em chưa nghĩ đến chuyện nuôi lại cà cuống , nếu bác có thì thỉnh thoảng bán cho em vài con em cho vào nước mắm để ăn thôi bác ạ , bác có nuôi DVHD không hôm nào em đến thăm quan nhé
 
chào minh phương mình chỉ ở gần nơi bạn mua cà cuống thôi chứ nhà mình không có bán , không biết phương nuôi cà cuống thành công chưa ? mình cũng đang tò mò về loài này đấy còn dvhd thì mình có nuôi mấy chục cặp nhím đang thời kỳ sinh sản nếu có dịp mời phương ghé qua nhà mình chơi nhé , mình ở thanh mai , thanh oai ....thân
 
ngày xưa lúc nhỏ đi đánh rậm cà cuống nhiều vô kể , từ năm 90 trở lại đây ít dần và giờ thì không còn thấy chúng nữa ! đáng tiếc thật , ko chỉ cà cuống ko đâu mà còn nhiều con khác nữa , cà liễng giờ cũng ko thấy rồi . chậc.. chậc ..
 
cà cuống

,
chào minh phương mình chỉ ở gần nơi bạn mua cà cuống thôi chứ nhà mình không có bán , không biết phương nuôi cà cuống thành công chưa ? mình cũng đang tò mò về loài này đấy còn dvhd thì mình có nuôi mấy chục cặp nhím đang thời kỳ sinh sản nếu có dịp mời phương ghé qua nhà mình chơi nhé , mình ở thanh mai , thanh oai ....thân
loài này con trưởng thành em bắt ngoài tự nhiên vẫn nuôi được , nhưng con nhỏ nở từ trứng ra thì vài ngày sau nó chết không rõ nguyên nhân, nhà bác ở đấy có rộng không ,hôm nọ trên TV giới thiệu ở thanh oai có nhà làm trang trại đất rộng lắm bác ạ,người ta toàn trồng cam thôi
 
Last edited by a moderator:
chào minh phương nhà mình làm trang trại đất tương đối rộng chủ yếu chăn gia cầm nhưng mấy năm gần đây thì gặp khó khăn nhiều nên mình có ý định chuyển nuôi động vật hoang dã nhưng còn nhiều bỡ ngỡ lắm do chưa có kinh nghiệm , không biết phương có nhiềi kinh nghiệm về món này không ?khi nào có điều kiện ghé thăm trang trại và cố vấn giúp mình nhé , phon của mình 0915452465....thân
 
Bài viết sưu tầm trên báo về việc nuôi cà cuống. Nhân vật trong ảnh là anh Minh Phương ...Hôm nay em biết mặt bác Phương rồi :D.

Quý hiếm đến mức có tên trong sách đỏ, cà cuống được mang đi bảo tồn. Nhưng bản tính loài này hung tợn, thậm chí tàn sát cả đồng loại khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.
<LINK rel=File-List href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CDORAVI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml" reoriginalpositionmarker="RadEditorStyleKeeper1"><STYLE type=text/css reoriginalpositionmarker="RadEditorStyleKeeper2"> </STYLE>

Một giọt tinh dầu giá 50.000 đồng

Cà cuống là loài côn trùng đặc biệt, xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của người Việt, thể hiện qua câu thành ngữ “cà cuống chết đến đít còn cay”.

Nếu trứng và thịt của cà cuống cái là món cao lương mỹ vị thì bọng tinh dầu của cà cuống đực có một mùi thơm đặt biệt, là gia vị quý được thêm vào nước mắm, dùng làm nước chấm cho các món bánh cuốn, chả cá, bún chả, bún thang... <?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>Thế nhưng, việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu và phân hóa học khiến loài côn trùng thủy sinh này ngày càng hiếm. Hiện cà cuống có tên trong sách đỏ Việt Nam, xếp ở bậc R (hiếm, ít gặp trong tự nhiên).

Trên thị trường một giọt tinh dầu cà cuống nguyên chất có giá lên tới 50.000 đồng. Hiện các nhà hàng phải nhập cà cuống từ nước ngoài (Campuchia, Thái Lan), thường là cà cuống đông lạnh, có giá từ 20.000-25.000 đồng/con.


<TABLE style="MARGIN: 5px" border=0 cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=center><TBODY><TR><TD class=cms_img>
baodatviet_020848_925484874_0.jpg
</TD></TR><TR><TD style="TEXT-ALIGN: center" class=cms_imgCaption>Tiêu bản cà cuống.</TD></TR></TBODY></TABLE>

Vất vả bảo tồn loài côn trùng quý

Do giá trị rất lớn về kinh tế và khoa học, việc nhân nuôi cà cuống nhận được sự quan tâm lớn của các nhà sinh học và nông nghiệp. Trong số đó, có anh Nguyễn Minh Phương, nhân viên Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội.

Thuyết phục các giảng viên khoa Sinh, đại học Sư phạm Hà Nội, anh Phương được phép nuôi cà cuống dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Vũ Quang Mạnh, giảng viên bộ môn Động vật học, từ năm 2007.
Để có giống cà cuống, anh Phương phải đặt hàng của người dân làng Văn Lao, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, một làng chuyên làm nghề đánh dậm. Mỗi khi nhận được tin báo có cà cuống, anh lại tức tốc phi xe máy về địa phương để thu mua. Sau đó, cà cuống được chuyển về nuôi tại nhà lưới chuyên dùng, trong vườn thực vật ĐH Sư phạm.
<O:p></O:p>
<TABLE style="MARGIN: 5px" border=0 cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=center><TBODY><TR><TD class=cms_img>
baodatviet_020848_228649149_1.jpg
</TD></TR><TR><TD class=cms_imgCaption>
Cà cuống được nuôi trong hai bể xi măng, rộng khoảng 1m2, mực nước cao chừng 15cm, chứa bèo tây và rong. Thức ăn dành cho cà cuống là các loài động vật nhỏ như cá, tôm tép, côn trùng… Trong ảnh là anh Nguyễn Minh Phương bên bể nuôi cà cuống. Ảnh: Hồng Quân.






</TD></TR></TBODY></TABLE>

Là người trực tiếp nuôi cà cuống, anh Vũ Quang Mạnh bày tỏ mong muốn có điều kiện nuôi cà cuống ở quy mô bán công nghiệp. Khi đó với tầng nước sâu, diện tích thả nuôi rộng sẽ hạn chế cà cuống tàn sát lẫn nhau. Khi đó, việc bảo tồn sẽ được thực hiện tốt hơn.
Cà cuống không khó nuôi nhưng đây là loài đặc biệt hung dữ. Khi rình mồi, bất cứ một vật gì chuyển động ngang qua tầm nhìn đều bị chúng lao vào tấn công dữ dội.

Thậm chí, cà cuống còn đánh lẫn nhau đến chết. Cà cuống con còn là con mồi của cà cuống trưởng thành. Do vậy, cà cuống trong bể nuôi cứ chết dần chết mòn.

<TABLE style="MARGIN: 5px" border=0 cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=center><TBODY><TR><TD class=cms_img>
baodatviet_020848_531813422_2.jpg
</TD></TR><TR><TD class=cms_imgCaption>
Đầu hè là thời gian sinh sản của cà cuống. Lúc này người nuôi cắm thêm những cọc tre vào lòng bể. Theo bản năng, cà cuống sẽ trèo lên cọc tre và các nhánh bèo tây để đẻ trứng. Ổ trứng cà cuống trông giống trứng ốc, với số lượng từ 40-50 quả. Sau khoảng 2 tuần sẽ nở thành cà cuống con. Trong ảnh là cà cuống trong bể nuôi và trứng cà cuống (góc phải phía dưới). Ảnh: Vũ Quang Mạnh.






</TD></TR></TBODY></TABLE>
Tiến sĩ Vũ Quang Mạnh, người đã nghiên cứu chuyên sâu về tập tính của loài cà cuống cho biết: Hiện tượng trên, ngoài nguyên nhân từ tập tính của cà cuống, còn phải xét đến điều kiện vật chất nơi nuôi dưỡng. "Điều kiện của khoa còn có hạn, bể nuôi chật hẹp nên cà cuống tấn công lẫn nhau là điều đã được tiên liệu", tiến sĩ Minh nói.



<TABLE style="MARGIN: 5px" cellSpacing=0 cellPadding=3 bgColor=#ececd9 align=center><TBODY><TR><TD style="PADDING-LEFT: 5px; PADDING-RIGHT: 5px">Theo giáo sư Nguyễn Lân Hùng, giảng viên khoa Sinh học, đại học Sư phạm Hà Nội:

Cà cuống là một loại côn trùng sống dưới nước có tên khoa học Belostoma indica hay Lethocerus indicus, thuộc họ Cryptocerate.

Cà cuống có mình dài 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khoẻ. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển.

Muốn lấy dầu cà cuống, người ta áp bụng cà cuống xuống phía dưới, để phía lưng lên, lấy một que tre đầu vót nhọn, đem rạch ngang lưng nơi tiếp giáp với ngực, nghĩa là ở vị trí đôi chân thứ ba, sau đó gấp bụng cà cuống xuống, tức khắc hai cái bọng dầu cà cuống sẽ lòi lên phía trên. Lấy đầu tre nhọn khều hai cái bọng này ra, dùng ngón tay khẽ bỏ bọng vào bát hay chén.

Khi được nhiều bọng, chích bọng cho dầu thoát ra khỏi bọng. Vỏ bọng được loại bỏ đi, nếu không, để lâu dầu cà cuống sẽ có mùi hôi. Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong như nước lọc. Để ngoài không khí rất dễ bay hơi do đó dầu cà cuống cần đựng trong lọ nhỏ, nút kín.

Tuỳ theo con to, nhỏ mà tinh dầu có nhiều hay ít. Trung bình một con cho 0,02ml, 1.000 con đực mới thu được chừng 20ml.



</TD></TR></TBODY></TABLE>
anh nuôi thử nghiệm cà cuống trong thời gian bao lâu, đã sinh sản thành công chưa, trên chỗ tôi ở Mông Phụ - Đường Lâm - Sơn Tây chuyên nuôi đặc sản và DVHD (chỗ Thầy Sự bên Viện chăn nuôi), khi nào có điều kiện mời anh lên thăm quan (đtlh 0433.837.145) tôi cũng đang rất quan tâm tới cà cuống, mong được anh tư vấn, về vốn và diện tích nuôi thì tôi không ngại chỉ ngại không có nguồn con giống và kỹ thuật lúc ban đầu mà thôi.
 
anh nuôi thử nghiệm cà cuống trong thời gian bao lâu, đã sinh sản thành công chưa, trên chỗ tôi ở Mông Phụ - Đường Lâm - Sơn Tây chuyên nuôi đặc sản và DVHD (chỗ Thầy Sự bên Viện chăn nuôi), khi nào có điều kiện mời anh lên thăm quan (đtlh 0433.837.145) tôi cũng đang rất quan tâm tới cà cuống, mong được anh tư vấn, về vốn và diện tích nuôi thì tôi không ngại chỉ ngại không có nguồn con giống và kỹ thuật lúc ban đầu mà thôi.
Nếu là con giống lấy từ hoang dã về, mình có rất nhiều, nhưng chưa biết cách vận chuyển, bạn muốn cần con giống hoang dã thì gọi sdt 0907938476, mình sẽ cung cấp con giống cho bạn
 
hỏi mua cà cuống

có bác nào có cà cuống bán không
cho mua một ít
hiện tại bây giờ em đang rất cần
---------------
bác nào có cà cuống bán thì liên hệ trực tiếp với em theo số điện thoại này nhé 0984948307. em cần mua với lượng tương đối lớn
 
Last edited by a moderator:
không biết dạo này anh phương có cần mua cà cuống dể nuôi nữa không nhỉ , nghe nói cách mà anh đi mua giống thật vất vả quá, tôi ở gần làng võ lao xã văn võ nếu có thể tôi sẽ chuyển cà cuống giúp anh
 


Back
Top