Vay vốn Ngân hàng dễ hay khó???

  • Thread starter trangnga
  • Ngày gửi
Chào các anh chị em diễn đàn Agriviet.
Em là Thùy Anh, hiện là nhân viên tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
Hôm 27/12/2015, em có tham gia buổi off của diễn đàn và có nói một số vấn đề về vay vốn Ngân hàng. Tuy nhiên do không chuẩn bị nên nội dung chưa được cụ thể, có thể dẫn đến một số thành viên chưa hết thắc mắc.
Vì vậy, em lập topic này để tư vấn, hướng dẫn ( trong khả năng có thể ) về việc vay vốn Ngân hàng.
Hy vọng những kiến thức hay nội dung em cung cấp sẽ giúp ích được phần nào cho các anh chị em.
Nhân thể hôm trước có 1 bác hỏi em về tình hình triển khai nghị định 55 của Chính Phủ. Em xin nêu một số vấn đề cần chú ý:
1. Đối tượng áp dụng:
+ Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Địa bàn nông thôn được hiểu là xã, thị trấn( Theo nghị định 41 cũng về cho vay No trước đây thì không bao gồm thị trấn). Do đó, có 1 bác hỏi về cho vay Nghị định 55 tại thành phố Hòa Bình thì không thuộc đối tượng vay vốn theo Nghị định 55.
+ Hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn Nông thôn ( Các bác lưu ý cho em cái đăng ký hộ kinh doanh không phải là sổ hộ khẩu đâu nhé). Hộ kinh doanh có thể là các thành viên không cùng gia đình cùng lập một hộ kinh doanh có giấy phép đăng ký kinh doanh đàng hoàng. Cái này làm cũng rất dễ, chỉ khoảng 1 tuần là được cấp - cũng là 1 cách lách luật cho bác nào hộ khẩu thành phố muốn vay vốn Nông nghiệp.
+ Chủ trang trại ( phải có giấy chứng nhận trang trại)
+ Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp
2. Các lĩnh vực cho vay:
+ Chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ
+ Sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn Nông thôn
+ SX cây, con giống và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất Nông nghiệp
+ Phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới
+ Nhu cầu đời sống của cư dân trên địa bàn Nông thôn
+ Các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của chính phủ...
3. Mức cho vay và phương thức cho vay: cái này theo thỏa thuận, 70% do cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định.
 


Vì ko thấy ai chặt chém gì nên em được phép tung gạch trước ạ. Vay vốn ngân hàng thì khó ở chỗ là có gì thế chấp? Và vay bao nhiêu? Và tốt nhất là quan hệ với cán bộ tín dụng thật tốt để họ tư vấn cho cách hoàn thiện hồ sơ. Giả sử, muốn vay gói hỗ trợ nông nghiệp theo 41 cũ giờ là 55 thì không có chuyện tín chấp như thông tư đâu, mà phải thế chấp. Mà đã phải thế chấp thì sẽ có hàng trăm gói vay để lựa chọn, hiện tại có gói 30 nghìn tỉ hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp là em thấy rẻ mà hồ sơ cũng đơn giản. Còn không thì chọn gói vay kinh doanh gửi sang một người thân nào đó có cửa hàng kinh doanh cũng vay được với giá 7% năm. Vay thông thường hiện là 9%.
 
Last edited:
Mình khẳng định có cho vay tín chấp, khả năng cao nhất là 50% số tiền cho vay. Điều kiện để được vay tín chấp:
- Khách hàng đã có quan hệ tín dụng nhiều năm. Trong quan hệ tín dụng luôn sòng phẳng, trả nợ gốc lãi, đúng kỳ hạn, không bao giờ được phép phát sinh nợ xấu
- Phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả. Khả thi là các yếu tố liên quan như địa điểm, nguồn vốn, kỹ thuật, đầu ra đầu vào đều có khả năng thực hiện được. Có hiệu quả là dự án, phương án sản xuất kinh doanh có thu vào lớn hơn chi ra. Thường Ngân hàng tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = lợi nhuận/vốn tự có của người đầu tư( cả vốn cố định và lưu động) phải lớn hơn lãi suất tiền gửi của Ngân hàng. Mức hợp lý là khỏang 2 lần lãi gửi. Các bác lưu ý là chi phí phải tính cả sức lao động của chính chủ phương án hay dự án.
- Có khả năng tài chính để trả nợ.
- Thứ 4: Cái này nói nhỏ là phải thuyết phục được người đi thẩm định.
Điểm khó ở chỗ đa phần người đi vay không chứng minh được khả năng tài chính với Ngân hàng.
 
Mình khẳng định có cho vay tín chấp, khả năng cao nhất là 50% số tiền cho vay. Điều kiện để được vay tín chấp:
- Khách hàng đã có quan hệ tín dụng nhiều năm. Trong quan hệ tín dụng luôn sòng phẳng, trả nợ gốc lãi, đúng kỳ hạn, không bao giờ được phép phát sinh nợ xấu
- Phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả. Khả thi là các yếu tố liên quan như địa điểm, nguồn vốn, kỹ thuật, đầu ra đầu vào đều có khả năng thực hiện được. Có hiệu quả là dự án, phương án sản xuất kinh doanh có thu vào lớn hơn chi ra. Thường Ngân hàng tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = lợi nhuận/vốn tự có của người đầu tư( cả vốn cố định và lưu động) phải lớn hơn lãi suất tiền gửi của Ngân hàng. Mức hợp lý là khỏang 2 lần lãi gửi. Các bác lưu ý là chi phí phải tính cả sức lao động của chính chủ phương án hay dự án.
- Có khả năng tài chính để trả nợ.
- Thứ 4: Cái này nói nhỏ là phải thuyết phục được người đi thẩm định.
Điểm khó ở chỗ đa phần người đi vay không chứng minh được khả năng tài chính với Ngân hàng.
Thế cuối cùng là dễ hay khó vậy thím.
 
Vay tín chấp thì theo quy định hiện nay có thể vay tối đa là 100tr/hộ, trước đây là 50tr/hộ. Cái này thường là NH nông nghiệp họ liên hệ với địa phương, mỗi thôn hoặc vài thôn có một người (thường là cán bộ xã hoặc ở thôn) đứng ra làm tổ trưởng thu lãi hàng tháng. Chỗ tôi thì củ chuối mỗi hộ chỉ được vay tối đa 30tr. Còn vay cao hơn thì phải vay theo dự án (có nghĩa là có phương án sử dụng vốn hiệu quả, có TS thế chấp...và cả có quan hệ nữa
Vì ko thấy ai chặt chém gì nên em được phép tung gạch trước ạ. Vay vốn ngân hàng thì khó ở chỗ là có gì thế chấp? Và vay bao nhiêu? Và tốt nhất là quan hệ với cán bộ tín dụng thật tốt để họ tư vấn cho cách hoàn thiện hồ sơ. Giả sử, muốn vay gói hỗ trợ nông nghiệp theo 41 cũ giờ là 55 thì không có chuyện tín chấp như thông tư đâu, mà phải thế chấp. Mà đã phải thế chấp thì sẽ có hàng trăm gói vay để lựa chọn, hiện tại có gói 3 nghìn tỉ hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp là em thấy rẻ mà hồ sơ cũng đơn giản. Còn không thì chọn gói vay kinh doanh gửi sang một người thân nào đó có cửa hàng kinh doanh cũng vay được với giá 7% năm. Vay thông thường hiện là 9%.
Bạn có thể nói rõ hơn về vay gói 3 nghìn tỷ hỗ trợ làm nhà ở cho người thu nhập thấp được không, thủ tục thế nào, lãi suất, thời hạn vay...?
 
Vay tín chấp thì theo quy định hiện nay có thể vay tối đa là 100tr/hộ, trước đây là 50tr/hộ. Cái này thường là NH nông nghiệp họ liên hệ với địa phương, mỗi thôn hoặc vài thôn có một người (thường là cán bộ xã hoặc ở thôn) đứng ra làm tổ trưởng thu lãi hàng tháng. Chỗ tôi thì củ chuối mỗi hộ chỉ được vay tối đa 30tr. Còn vay cao hơn thì phải vay theo dự án (có nghĩa là có phương án sử dụng vốn hiệu quả, có TS thế chấp...và cả có quan hệ nữa

Bạn có thể nói rõ hơn về vay gói 3 nghìn tỷ hỗ trợ làm nhà ở cho người thu nhập thấp được không, thủ tục thế nào, lãi suất, thời hạn vay...?
Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ (gói 30.000 tỷ đồng) là chương trình cho vay ưu đãi về lãi suất được thực hiện trên phạm vi cả nước. Như vậy, gói 30.000 tỷ đồng có được triển khai ở anh mến. Nếu người vay đáp ứng được các điều kiện quy định tại các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, NHNN về chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này.

Để được vay vốn hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Chính phủ để xây dựng/sửa chữa lại nhà ở của mình, khách hàng cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại các văn bản sau: Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ; Thông tư số 17/2014/TT-BXD ngày 18/11/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác định về đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở; Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 của NHNN hướng dẫn về quy chế cho vay hỗ trợ nhà ở; Các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của NHNN (hiện nay là Quyết định 1627) và văn bản hướng dẫn trong hệ thống của ngân hàng thương mại.

Theo quy định hiện hành, các điều kiện để được vay vốn từ gói hỗ trợ nhà ở của Chính phủ bao gồm:

Về phương án vay vốn: Có mục đích vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh kể từ ngày 21/8/2014 (không bao gồm chi phí thuế) để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình.

Về khả năng tài chính: Người vay cần chứng minh có đủ vốn tối thiểu là 30% tổng chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở và có khả năng trả nợ vay ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

Các điều kiện khác như xác định đối tượng vay vốn, tính pháp lý của mảnh đất, hiện trạng nhà ở, đơn đề nghị... cần đáp ứng theo quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BXD ngày 18/11/2014 của Bộ Xây dựng. Căn cứ kiến nghị của bà Trần Thị Phương Thảo, đối chiếu với các quy định hiện hành, NHNN xét thấy chưa có đủ thông tin để trả lời bà Thảo có thuộc đối tượng và đủ các điều kiện vay vốn gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ hay không. Do vậy, NHNN đề nghị vợ chồng bà Thảo cần làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ, xem xét, thẩm định, quyết định cho vay theo đúng cơ chế tín dụng hiện hành và quy định tại Thông tư hướng dẫn của NHNN và Bộ Xây dựng.
Lãi suất là 5 chấm / năm. Và kỳ hạn là 10 năm, trong đó mỗi năm trả gốc 10%.
 
Mình chỉ tư vấn về đối tượng vay No, Ngân hàng cho vay là Ngân hàng TMCP. Các đối tượng vay Ngân hàng chính sách thì mình không nắm được rõ, nhưng có các chương trình cho vay như sau:
- Vay học sinh sinh viên: 8tr/kỳ
- Vay Bioga: 4-8tr tùy quy mô
- Vay nước sạch: 4tr/hộ
- Vay kinh doanh: tối đa 30tr
- Vay trang trại hay dự án nông nghiệp tối đa 200tr ( 200tr này là dư nợ tối đa chứ không phải mức cho vay không bảo đảm tối đa nhé)
Thường thì BVSP cho vay thông qua các tổ, hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hoặc thuê hẳn 1 người làm tổ trưởng tổ vay vốn .... chỉ cần lập danh sách chờ xét duyệt, giải ngân theo đợt và không phải thế chấp.
.....
Mức cho vay không có bảo đảm tài sản ( vay tín chấp ) theo nghị định 55 như sau:
- Tối đa 50trđ đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực Nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ( Trừ cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm)
- Tối đa 100trđ đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn, cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp ( trừ các cá nhân hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm)
- Tối đa 300trđ đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh
-Tối đa 500trđ đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp
- Tối đa 1tỷ đồng đối với hợp tác xã , chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực No
- Tối đa 2 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ, các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn, hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Tối đa 3 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủ sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
Đây là mức cho vay không bảo đảm theo quy định. Nhưng có được vay hay không thì tùy từng trường hợp.
Có bạn hỏi vay dễ hay khó thì cứ nêu các yếu tố cơ bản về tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, nhu cầu, phương án... Mình sẽ tư vấn trong khả năng hiểu biết của mình chứ không ai giống ai, không thể khẳng định được là dễ hay khó với tất cả mọi người đâu.
 

Vay ngân hàng thì em nghĩ phải có tài sản mới vay được phải không ạ? Còn những ai mà không có tài sản thế chấp hay không chứng minh được thu nhập như em mà muốn vay tiền chắc phải chấp nhận vay tiền online tại các công ty tài chính như Jeff vay tiền, HD Credit, Sg Credit hay mấy cái đại loại vậy thôi.
 


Back
Top