Vì sao bò Úc đang “nuốt” bò Việt ?

Với chi phí nuôi đắt đỏ, số lượng nuôi nhỏ lẻ đã khiến bò Việt bị bò Úc áp đảo về số lượng và lấn chiếm thị phần. Nếu không có chính sách phát triển kịp thời, bò Việt sẽ tiến dần đến cái chết là điều có thể thấy trước, nhất là khi thuế nhập khẩu thịt giảm dần đến 0%.
“Điên cuồng” nhập khẩu


Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập về khoảng 120.000 con bò Úc, cao gấp khoảng 4 lần cùng kỳ và nhiều hơn gần 50% cả năm 2013. Tốc độ nhập bò Úc vào Việt Nam tăng khủng khiếp.

Năm 2012, Việt Nam mới bắt đầu nhập bò Úc với số lượng khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3.000 con. Nhưng qua năm 2013 đã tăng vọt lên gần 67.000 con, và như đã đề cập, 7 tháng đầu năm nay là 120.000 con. Vượt qua cả Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành thị trường nhập khẩu bò Úc đứng thứ 2 sau Indonesia.

CFPTbieu_do_VNJX.jpg.ashx

Biểu đồ số lượng bò Úc nhập khẩu vào Việt Nam.

Với tốc độ nhập “điên cuồng” như thế, bò Úc đã lấn chiếm thị phần nhanh chóng, đánh bật bò nội ra khỏi các cửa hàng, siêu thị, quán ăn. Theo đánh giá của các doanh nghiệp thì hiện bò Úc đã chiếm 70% thị phần bò tươi tại TP.HCM và vẫn còn đang tiếp tục tăng lên từng ngày.

Bò Việt Nam gần như vắng bóng hẳn, chỉ còn xuất hiện rải rác ở một số chợ truyền thống. “Năm ngoái bò Úc nhập về nhiều là do lượng bò nội và bò nhập về từ Campuchia, Lào nguồn cung giảm sút mạnh, giá lại cao trong khi bò Úc giá lại rẻ hơn 30 – 50%, chỉ khoảng 2,4USD/kg bò hơi.

Nhưng năm nay giá đã tăng lên gần 35%, hơn 3,2 USD/kg, vậy mà lượng bò Úc nhập về không những không giảm mà còn tăng lên gấp 2,5 lần là điều chưa từng thấy” - ông Lưu Sơn Thủy- Giám đốc DNTN Thủy Hà chia sẻ.

Ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng sở dĩ bò Úc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam là do nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong dân còn rất lớn. Hiện trong khẩu phần ăn của người Việt, thịt trâu bò chỉ mới chiếm có 6% trong khi con số trung bình của thế giới là 23%.

Bên cạnh đó, thịt bò Úc nhập về được phía Úc giám sát kỹ về chất lượng, độ an toàn vệ sinh thực phẩm, hơn hẳn bò trong nước nên được người tiêu dùng tin cậy hơn. “Do không có lợi thế về chăn nuôi đại gia súc nên mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất khoảng 370.000 tấn thịt trâu bò hơi, không đủ cho tiêu dùng trong nước nên phải nhập khẩu thêm” - ông Vang nói.

Cái chết được báo trước?

Hiện để được nhập khẩu bò Úc, theo quy định từ phía quốc gia Úc, các nhà kinh doanh Việt Nam phải xây dựng khu nuôi nhốt bò, nhà máy giết mổ theo tiêu chuẩn Úc. Theo các doanh nghiệp, thì số tiền nhập khẩu bò Úc chỉ bằng ½ chi phí đầu tư hệ thống chuồng trại và quy trình giết mổ này. Và toàn bộ các khâu này đều có sự giám sát của chuyên gia Úc từ khi khởi động đến khi hoạt động.

“Úc yêu cầu các nhà giết mổ phải đảm bảo theo quy trình giết mổ nhân đạo, tức là không được làm cho con vật bị hoảng loạn, stress từ khi vận chuyển đến giết mổ. Nếu không thực hiện đúng cam kết, họ sẽ ngừng hợp đồng bán bò” - ông Văn Đức Mười - Tổng Giám đốc Công ty Vissan, giải thích thêm. Do vậy, thịt bò có được từ quy trình giết mổ này sẽ đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng yên tâm.

Trong khi đó, những quy trình này hoàn toàn xa lạ với người nuôi bò Việt Nam. Hiện ở Việt Nam, bò được nuôi nhỏ lẻ, tự phát trong các hộ dân với một quy trình cũng “nhỏ lẻ và tự phát” như thế theo trình độ và hiểu biết của người nuôi. Quy trình giết mổ và vận chuyển cũng không đảm bảo vệ sinh.

Ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc kinh doanh và phát triển thị trường Công ty TNHH TM DV XNK Thực phẩm sạch (thương hiệu Fresfoco), cho biết sau khi được nhập về và giết mổ, thịt bò Úc được đóng gói, hút chân không, gắn thương hiệu, chuyên chở bằng xe đông lạnh đến các điểm bán và tại đây, thịt bò được bảo quản bằng tủ mát nên bảo đảm chất lượng. Tất cả các khâu đều theo một chuỗi khép kín.

Trong khi đó, bò nội do nông dân nuôi nhỏ lẻ thiếu về số lượng cũng như sự đồng bộ nên khó tham gia chuỗi khép kín. Thịt được giết tươi, chở đi bằng xe máy và bán ở các chợ lẻ suốt từ sáng tới chiều tối mà không có lấy viên nước đá ướp lạnh nào.

Ông Nguyễn Trí Công- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, ngậm ngùi cho biết không phải các doanh nghiệp trong nước không thấy được tiềm năng to lớn của con bò thịt. Nhưng với những đặc thù tự nhiên và chính sách của Việt Nam không thể chăn nuôi lớn theo quy mô công nghiệp như Úc và các nước khác có thảo nguyên, đồng cỏ bao la.

“Tốc độ đô thị hóa phát triển chóng mặt trong những thập niên gần đây đã đẩy giá đất ở Việt Nam lên cao đắt đỏ. Chính điều này đã làm “teo tóp” dần lượng bò được chăn nuôi ở Việt Nam, chi phí chăn nuôi theo đó cũng tăng lên cao, khiến bò Việt không thể nào cạnh tranh nổi về giá và cả chất lượng với bò Úc và bò các nước khác. Nếu cứ tiếp tục như vậy, cái chết của bò nội là điều có thể thấy trước” – ông Công buồn bã.

Theo các chuyên gia, hiện các cơ quan chức năng hầu như cũng đang bất lực trước nguy cơ thịt ngoại ồ ạt nhập vào Việt Nam với giá rẻ sẽ giết chết nền chăn nuôi trong nước, nhất là một khi các Hiệp định AFTA, TPP,… có hiệu lực, thuế nhập khẩu sẽ bằng 0. Vốn không có lợi thế về chăn nuôi quy mô đại gia súc lớn, nên ngay cả trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Bộ NNPTNN cũng “ngó lơ” việc phát triển đàn bò thịt mà chỉ tập trung phát triển đàn bò sữa. Bộ chỉ đặt mục tiêu “chung chung” là đến năm 2020, sản lượng thịt bò “cố gắng” chiếm 10% tổng sản lượng thịt.
Ngọc Minh
Theo: http://danviet.vn/
 


lão haclong nói đâu có sai...rồi vài năm nữa bò của bầu Đức sẽ tràn lan VN còn rẻ hơn nữa do chi phì nhân công và vận chuyển từ Lào về VN gần hơn Úc

Theo nghiên cứu của Nielsen, năm 2012 mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam là 15 lít mỗi năm, thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan (34 lít/năm), Trung Quốc (25 lít/năm) và Anh (112 lít/năm). Cục chăn nuôi Việt Nam ước tính người dân sẽ tiêu thụ gấp đôi mức hiện nay, lên đến 28 lít sữa/năm vào năm 2020.
Người Việt đang sở hữu chiều cao trung bình ở mức thấp nhất Đông Nam Á. Với đề án “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt giai đoạn 2011-2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm cải thiện chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam, thị trường sữa sẽ còn tiếp tục được đầu tư và tăng trưởng trong thời gian tới.

đọc ở đây :
http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-d...an-ty-nuoi-bo-sua-2014062216512894318ca47.chn

Chỉ tiêu của chính phủ đó : trong 6 năm tới người VN sẽ được tiêu thụ sữa và thịt bò gấp đôi hiện nay
cũng có ngĩa là nó sẽ rẻ đi nhiều đấy...thì người ta mới mua đươc gấp đôi chứ
 
Dân việt nam đa số là nông dân. Họ chăn nuôi trong những lĩnh vực khác nhau. Việt nam mình cái gì cũng nhập, nhập tràn lan, nhập vô tội vạ, tuy biết rằng nhà nước không cấm nhập khẩu nhưng ý thức mỗi người phải biết nhập như thế nào, nhạp sao cho hợp lý. Gà cũng nhập, thịt heo, thịt vịt giờ lại đến thịt bò. Khi cung lớn hơn cầu sẽ như thế nào nhỉ. Đương nhiên rằng sẽ dội chợ, hành nhập về nhiều không bán hết sẽ xảy ra tình trạng đại hạ giá làm cho giá thành trong hành nội lao đao. Khi đã xảy ra điều đó . Nông dân sẽ bỏ con vật nuôi, cây trồng lên thành phố sinh sống. Trình độ ko có, họ quay về lại quê thì không có công ăn việc làm. Ở thành phố rơi vào bế tắc cùng đường. Họ sinh ra rượu chè, ma túy, trộm cắp, cướp giật. Đây chính là những điều nhức nhối trong xã hội. Nhưng không làm như thế thì làm sao có tiền để sống. Đó là nói về những thanh niên nông dân. Bên cạnh họ còn có con cái. Khi cái cày, vật nuôi không còn, họ sẽ làm gì nuôi con họ. Rồi khong có tiền đóng tiền học, con họ sẽ như thoa nào. Bỏ học. Dẫn đến tình trạng thất học. Tội nghiệp. Vậy thì nếu muốn rằng những điều đó xảy ra, nước mình hãy nhập thật nhiều vào. Nhập vào để giết ngàng chăn nuôi nước mình cho chết. Có lẽ sẽ chết thật
Tại sao nước mình không khuyên khích nông dân đẩy mạnh việc chăn nuôi, không tạo điều kiện cho họ. Cứ tối ngày qui hoạch đất xây dựng chung cư, khu dân cư. Vậy mà cứ phải đòi hỏi nông dân ta hãy phát triển chăn nuôi.
Một bên nhập nhiều, một bên qui hoạch đất thì liệu rằng dân còn đất đâu mà chăn nuôi, nhập nhiều, thuê suất 0% lafm cho giá thành giảm. Trong khi đó công sức người dân, tiền thức ăn chăn nuôi cao ma giá thành giảm. Họ sẽ làm gì. ...Haclong nói quả không sai tí nào.
 
Đây là tín hiệu vui để kinh tế đất nước phát triển !

Vấn đề không phải ở kinh tế mà là…Tầm vóc thanh niên VN trong thế hệ tới cần phải cao lớn hơn

Kinh ngiệm của tôi thế này cần phải chia sẽ với các bác có lưu tâm đến …chất lượng con cái

Tôi lấy vợ năm tôi 27 tuổi lúc đó là năm 1977…thời kinh tế cực kì khó khăn. vì mới sau chiến tranh chỉ có 2 năm…1 người chỉ được phân phối 9 kg gạo 1 tháng…1/2kg thịt heo 1 tháng..1 năm 2 m vải. và em bé sơ sanh 9 hộp sữa bò ông thọ 1 tháng

Tôi ngiên cứu nhiều về nuôi em bé qua sách vở của nhà xuất bản phụ nữ
Đây là nhà xuất bản của hội phụ nữ VN chỉ viết về các vấn đề của…gia đình

Tôi vẫn còn nhớ mạch lạc 1 khúc trong cuốn sách “chăm sóc trẻ em” như sau :
Người âu châu cao lớn và thông minh vì trẻ em của họ sau 5 tuổi mới được… dứt sữa …và sau 15 tuổi mới được dứt sữa hoàn toàn

Ngĩa là từ lúc mới sanh ra đến 5 tuổi, thực phẩm chính của bé là sữa…ăn thêm là phụ

Từ 6 tuổi đến 15 tuổi, ăn là chính. uống sữa là phụ. Cũng có ngĩa là trong 1 ngày tối thiểu cũng phải được uống 1 ly sữa tươi

Các đứa con của tôi được sanh ra và lớn lên trong thời bao cấp khó khăn.. tôi cố gắng lắm cùng chỉ giải quyết được 1 nửa yêu cầu trên :
Sau 2 tuổi, dứt sữa mẹ hoàn toàn…và sau khi dứt sữa mẹ mỗi ngày chúng vẫn được uống sữa tươi khi nó thích…đến lúc 5 tuổi thì ngưng cho uống thêm sữa bò hằng ngày

Kết quả : 3 đứa con của tôi bây giờ đều cao 1m8 và nặng trên 88kg. đứa nào cũng thông minh tốt ngiệp đại học, và thành đạt lúc 32 tuổi

Trong khi tôi chỉ cao có 1m65 và nặng bây giờ chỉ có 60kg
 

Last edited by a moderator:
Vấn đề không phải ở kinh tế mà là…Tầm vóc thanh niên VN trong thế hệ tới cần phải cao lớn hơn

Kinh ngiệm của tôi thế này cần phải chia sẽ với các bác có lưu tâm đến …chất lượng con cái

Tôi lấy vợ năm tôi 27 tuổi lúc đó là năm 1977…thời kinh tế cực kì khó khăn. vì mới sau chiến tranh chỉ có 2 năm…1 người chỉ được phân phối 9 kg gạo 1 tháng…1/2kg thịt heo 1 tháng..1 năm 2 m vải. và em bé sơ sanh 9 hộp sữa bò ông thọ 1 tháng

Tôi ngiên cứu nhiều về nuôi em bé qua sách vở của nhà xuất bản phụ nữ
Đây là nhà xuất bản của hội phụ nữ VN chỉ viết về các vấn đề của…gia đình

Tôi vẫn còn nhớ mạch lạc 1 khúc trong cuốn sách “chăm sóc trẻ em” như sau :
Người âu châu cao lớn và thông minh vì trẻ em sau của họ 5 tuổi mới được… dứt sữa …và sau 15 tuổi mới được dứt sữa hoàn toàn

Ngĩa là từ lúc mới sanh ra đến 5 tuổi, thực phẩm chính của bé là sữa…ăn thêm là phụ

Từ 6 tuổi đến 15 tuổi, ăn là chính. uống sữa là phụ. Cũng có ngĩa là trong 1 ngày tối thiểu cũng phải được uống 1 ly sữa tươi

Các đứa con của tôi được sanh ra và lớn lên trong thời bao cấp khó khăn.. tôi cố gắng lắm cùng chỉ giải quyết được 1 nửa yêu cầu trên :
Sau 2 tuổi, dứt sữa mẹ hoàn toàn…và sau khi dứt sữa mẹ mỗi ngày chúng vẫn được uống sữa bò ông thọ khi nó thích…đến lúc 5 tuổi thì ngưng cho uống thêm sữa bò hằng ngày

Kết quả : 3 đứa con của tôi bây giờ đều cao 1m8 và nặng trên 88kg. đứa nào cũng thông minh tốt ngiệp đại học, và thành đạt lúc 32 tuổi

Trong khi tôi chỉ cao có 1m65 và nặng bây giờ chỉ có 60kg

Một người cha tốt !

Đọc bài này mà lệ tuôn rơi.

Thật.
Tôi hơi xúc động khi đọc xong bài viết này.Khâm phục Muctu !Chúc bác có nhiều sức khỏe và hạnh phúc bên gia đình !Bài viết của Muctu là bài hay nhất tôi từng đọc trên agriviet.

Tôi thích bài viết này !
 
Last edited by a moderator:
Đây là tín hiệu vui để kinh tế đất nước phát triển !
Em cũng đồng ý với bác.Cái gì ko hợp thời nữa thì sẽ bị loại bỏ đó là điều tất yếu.Tại sao ta cứ muốn cạnh tranh những cái ko phải thế mạnh của mình,trong trường hợp này là chăn nuôi đại gia súc:
1,về con giống:bò VN quá nhỏ con
2,về điều kiện đất đai:quá manh mún,chăn thả sang đất người khác chỉ sợ họ chặt chân bò hehe,trong khi Úc thì đồng cỏ bao la
3,về công nghệ:qúa lạc hậu
Thế mạnh ở đâu?Cạnh tranh sao nổi.
Chẳng trồng dc cây này thì ta trồng cây khác,chẳng nuôi dc con này thì ta nuôi con khác,cứ tùy cơ mà ứng biến,xem cái nào là thế mạnh của mình mà mình làm
 
Bac muc tu la nguoi cha tot qua. Hien tai con rat nhieu nguoi vn minh muon duoc la con bac o nhung nam 80. Cai an con ko co đủ chu dung nghi den sữa. Chỉ co mot cach la phai thay đổi suy nghi. Kt thi truong co cái hay va do. Tuy theo thời luc ma ta thay doi theo cho phu hop. Nghĩ tính nuoi 30 con ma jo doc tin nay muon nhuc chí luon. Chac minh phai thay doi truoc khi nha nuoc ra tay..:2cat:
 
Thời bao cấp, người dân miền Bắc nghèo lắm, kể cả cán bộ.
Trẻ con được bán cho 15 ký lương thực trong đó độn bo bo,
bố mẹ làm gì có tiền mua sữa cho con?

Dân miền Nam thì giàu hơn, thừa tiền mua sữa cho con, nhưng
không mấy người biết làm vậy. Kết quả, những đứa con đẻ
ở Việt Nam rồi sang Mỹ thì vẫn thấp lùn, trong khi những
đứa em cùng cha mẹ lại cao to hơn.

Tôi sang Mỹ đã lâu, mãi sau này mới học về ăn uống, và
tác dụng của sữa. Tuy vậy, tôi đến Mỹ thì hơn 40 tuổi
rồi, có uống sữa bao nhiêu cũng chẳng cao lên được nữa.
Các con tôi thì chẳng cần tôi phải suy tính, mà cứ sống
nếp sống Mỹ, mỗi ngày 2 cốc sữa tươi. Ấy thế mà có nhà
Việt Nam, mỗi đứa trẻ uống cả chục cốc một ngày, đến nỗi
khỏi ăn cơm nữa. Đó cũng chẳng phải điều tốt. Làm Cha
Mẹ phải biết dạy dỗ, rèn luyện con ăn uống cho tốt, chứ
không mặc kệ cho chúng muốn ăn uống thế nào cũng được.
Nói chung, trẻ con Việt Nam đẻ ra ở Mỹ thì cao to hơn
bố mẹ và anh chị chúng.
 
Cái lợi của gia nhập TPP nó lớn hơn rất nhiều mà các bác ngồi đây rên rỉ cho ngành chăn nuôi bò,nó tác động đến tất cả các ngành khác và nếu biết nắm bắt cơ hội thì nó rõ ràng là cái phao cho nền kinh tế Việt.
Với những người chăn nuôi bò thì đây quả thật là điều chẳng vui tí nào,nhưng với người tiêu dùng thì đây quả lại là điều vui, bởi họ được dùng thực phẩm có xuất xứ rõ ràng,giá cả và chất lượng tốt,đảm bảo hơn.
Không chỉ ở diễn đàn Agriviet của chúng ta các nhà chăn nuôi đang cảm thấy lo ngại,mà ở các diễn đàn và ngành nghề khác họ cũng đang trong tâm trạng như ta.
Nhưng rõ ràng là với người tiêu dùng chúng ta đang rất mong chờ vào TPP này,đơn giản chỉ là chúng ta đang chờ những sản phẩm mà hôm nay chúng ta phải mua với giá 10 triệu nhưng sẽ không lâu nữa món đồ này chỉ còn 6,đến 7 triệu.
Hãy lạc quan đón làn gió mới,khi đó năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ được nâng cao,họ không còn dựa dẫm quá nhiều vào Nhà nước nữa.
Còn các nhà chăn nuôi và trồng trọt?
Chúng ta đang phải mua những bao cám và thuốc trừ bệnh cho cây trồng với giá tạm gọi là '' cắt cổ'' vậy tới đây sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài họ nhảy vào để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước về lĩnh vực này điều đó khiến chúng ta không sướng sao?
 
Vấn đề không phải ở kinh tế mà là…Tầm vóc thanh niên VN trong thế hệ tới cần phải cao lớn hơn

Kinh ngiệm của tôi thế này cần phải chia sẽ với các bác có lưu tâm đến …chất lượng con cái

Tôi lấy vợ năm tôi 27 tuổi lúc đó là năm 1977…thời kinh tế cực kì khó khăn. vì mới sau chiến tranh chỉ có 2 năm…1 người chỉ được phân phối 9 kg gạo 1 tháng…1/2kg thịt heo 1 tháng..1 năm 2 m vải. và em bé sơ sanh 9 hộp sữa bò ông thọ 1 tháng

Tôi ngiên cứu nhiều về nuôi em bé qua sách vở của nhà xuất bản phụ nữ
Đây là nhà xuất bản của hội phụ nữ VN chỉ viết về các vấn đề của…gia đình

Tôi vẫn còn nhớ mạch lạc 1 khúc trong cuốn sách “chăm sóc trẻ em” như sau :
Người âu châu cao lớn và thông minh vì trẻ em của họ sau 5 tuổi mới được… dứt sữa …và sau 15 tuổi mới được dứt sữa hoàn toàn

Ngĩa là từ lúc mới sanh ra đến 5 tuổi, thực phẩm chính của bé là sữa…ăn thêm là phụ

Từ 6 tuổi đến 15 tuổi, ăn là chính. uống sữa là phụ. Cũng có ngĩa là trong 1 ngày tối thiểu cũng phải được uống 1 ly sữa tươi

Các đứa con của tôi được sanh ra và lớn lên trong thời bao cấp khó khăn.. tôi cố gắng lắm cùng chỉ giải quyết được 1 nửa yêu cầu trên :
Sau 2 tuổi, dứt sữa mẹ hoàn toàn…và sau khi dứt sữa mẹ mỗi ngày chúng vẫn được uống sữa bò ông thọ khi nó thích…đến lúc 5 tuổi thì ngưng cho uống thêm sữa bò hằng ngày

Kết quả : 3 đứa con của tôi bây giờ đều cao 1m8 và nặng trên 88kg. đứa nào cũng thông minh tốt ngiệp đại học, và thành đạt lúc 32 tuổi

Trong khi tôi chỉ cao có 1m65 và nặng bây giờ chỉ có 60kg

Hy vọng
...
3 người con của anh
....
Đọc được topic này.
 
Với chi phí nuôi đắt đỏ, số lượng nuôi nhỏ lẻ đã khiến bò Việt bị bò Úc áp đảo về số lượng và lấn chiếm thị phần. Nếu không có chính sách phát triển kịp thời, bò Việt sẽ tiến dần đến cái chết là điều có thể thấy trước, nhất là khi thuế nhập khẩu thịt giảm dần đến 0%.
“Điên cuồng” nhập khẩu


Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập về khoảng 120.000 con bò Úc, cao gấp khoảng 4 lần cùng kỳ và nhiều hơn gần 50% cả năm 2013. Tốc độ nhập bò Úc vào Việt Nam tăng khủng khiếp.

Năm 2012, Việt Nam mới bắt đầu nhập bò Úc với số lượng khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3.000 con. Nhưng qua năm 2013 đã tăng vọt lên gần 67.000 con, và như đã đề cập, 7 tháng đầu năm nay là 120.000 con. Vượt qua cả Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành thị trường nhập khẩu bò Úc đứng thứ 2 sau Indonesia.

CFPTbieu_do_VNJX.jpg.ashx

Biểu đồ số lượng bò Úc nhập khẩu vào Việt Nam.

Với tốc độ nhập “điên cuồng” như thế, bò Úc đã lấn chiếm thị phần nhanh chóng, đánh bật bò nội ra khỏi các cửa hàng, siêu thị, quán ăn. Theo đánh giá của các doanh nghiệp thì hiện bò Úc đã chiếm 70% thị phần bò tươi tại TP.HCM và vẫn còn đang tiếp tục tăng lên từng ngày.

Bò Việt Nam gần như vắng bóng hẳn, chỉ còn xuất hiện rải rác ở một số chợ truyền thống. “Năm ngoái bò Úc nhập về nhiều là do lượng bò nội và bò nhập về từ Campuchia, Lào nguồn cung giảm sút mạnh, giá lại cao trong khi bò Úc giá lại rẻ hơn 30 – 50%, chỉ khoảng 2,4USD/kg bò hơi.

Nhưng năm nay giá đã tăng lên gần 35%, hơn 3,2 USD/kg, vậy mà lượng bò Úc nhập về không những không giảm mà còn tăng lên gấp 2,5 lần là điều chưa từng thấy” - ông Lưu Sơn Thủy- Giám đốc DNTN Thủy Hà chia sẻ.

Ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng sở dĩ bò Úc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam là do nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong dân còn rất lớn. Hiện trong khẩu phần ăn của người Việt, thịt trâu bò chỉ mới chiếm có 6% trong khi con số trung bình của thế giới là 23%.

Bên cạnh đó, thịt bò Úc nhập về được phía Úc giám sát kỹ về chất lượng, độ an toàn vệ sinh thực phẩm, hơn hẳn bò trong nước nên được người tiêu dùng tin cậy hơn. “Do không có lợi thế về chăn nuôi đại gia súc nên mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất khoảng 370.000 tấn thịt trâu bò hơi, không đủ cho tiêu dùng trong nước nên phải nhập khẩu thêm” - ông Vang nói.

Cái chết được báo trước?

Hiện để được nhập khẩu bò Úc, theo quy định từ phía quốc gia Úc, các nhà kinh doanh Việt Nam phải xây dựng khu nuôi nhốt bò, nhà máy giết mổ theo tiêu chuẩn Úc. Theo các doanh nghiệp, thì số tiền nhập khẩu bò Úc chỉ bằng ½ chi phí đầu tư hệ thống chuồng trại và quy trình giết mổ này. Và toàn bộ các khâu này đều có sự giám sát của chuyên gia Úc từ khi khởi động đến khi hoạt động.

“Úc yêu cầu các nhà giết mổ phải đảm bảo theo quy trình giết mổ nhân đạo, tức là không được làm cho con vật bị hoảng loạn, stress từ khi vận chuyển đến giết mổ. Nếu không thực hiện đúng cam kết, họ sẽ ngừng hợp đồng bán bò” - ông Văn Đức Mười - Tổng Giám đốc Công ty Vissan, giải thích thêm. Do vậy, thịt bò có được từ quy trình giết mổ này sẽ đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng yên tâm.

Trong khi đó, những quy trình này hoàn toàn xa lạ với người nuôi bò Việt Nam. Hiện ở Việt Nam, bò được nuôi nhỏ lẻ, tự phát trong các hộ dân với một quy trình cũng “nhỏ lẻ và tự phát” như thế theo trình độ và hiểu biết của người nuôi. Quy trình giết mổ và vận chuyển cũng không đảm bảo vệ sinh.

Ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc kinh doanh và phát triển thị trường Công ty TNHH TM DV XNK Thực phẩm sạch (thương hiệu Fresfoco), cho biết sau khi được nhập về và giết mổ, thịt bò Úc được đóng gói, hút chân không, gắn thương hiệu, chuyên chở bằng xe đông lạnh đến các điểm bán và tại đây, thịt bò được bảo quản bằng tủ mát nên bảo đảm chất lượng. Tất cả các khâu đều theo một chuỗi khép kín.

Trong khi đó, bò nội do nông dân nuôi nhỏ lẻ thiếu về số lượng cũng như sự đồng bộ nên khó tham gia chuỗi khép kín. Thịt được giết tươi, chở đi bằng xe máy và bán ở các chợ lẻ suốt từ sáng tới chiều tối mà không có lấy viên nước đá ướp lạnh nào.

Ông Nguyễn Trí Công- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, ngậm ngùi cho biết không phải các doanh nghiệp trong nước không thấy được tiềm năng to lớn của con bò thịt. Nhưng với những đặc thù tự nhiên và chính sách của Việt Nam không thể chăn nuôi lớn theo quy mô công nghiệp như Úc và các nước khác có thảo nguyên, đồng cỏ bao la.

“Tốc độ đô thị hóa phát triển chóng mặt trong những thập niên gần đây đã đẩy giá đất ở Việt Nam lên cao đắt đỏ. Chính điều này đã làm “teo tóp” dần lượng bò được chăn nuôi ở Việt Nam, chi phí chăn nuôi theo đó cũng tăng lên cao, khiến bò Việt không thể nào cạnh tranh nổi về giá và cả chất lượng với bò Úc và bò các nước khác. Nếu cứ tiếp tục như vậy, cái chết của bò nội là điều có thể thấy trước” – ông Công buồn bã.

Theo các chuyên gia, hiện các cơ quan chức năng hầu như cũng đang bất lực trước nguy cơ thịt ngoại ồ ạt nhập vào Việt Nam với giá rẻ sẽ giết chết nền chăn nuôi trong nước, nhất là một khi các Hiệp định AFTA, TPP,… có hiệu lực, thuế nhập khẩu sẽ bằng 0. Vốn không có lợi thế về chăn nuôi quy mô đại gia súc lớn, nên ngay cả trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Bộ NNPTNN cũng “ngó lơ” việc phát triển đàn bò thịt mà chỉ tập trung phát triển đàn bò sữa. Bộ chỉ đặt mục tiêu “chung chung” là đến năm 2020, sản lượng thịt bò “cố gắng” chiếm 10% tổng sản lượng thịt.
Ngọc Minh
Theo: http://danviet.vn/
Chuẩn bị hành trang về quê chăn nuôi bò mà đọc bài này thấy nản
 
Vô duyên quá. Admin ơi. Làm.ơn khóa nick codon2322 đi. Vi phạm rồi
 
Cái lợi của gia nhập TPP nó lớn hơn rất nhiều mà các bác ngồi đây rên rỉ cho ngành chăn nuôi bò,nó tác động đến tất cả các ngành khác và nếu biết nắm bắt cơ hội thì nó rõ ràng là cái phao cho nền kinh tế Việt.
Với những người chăn nuôi bò thì đây quả thật là điều chẳng vui tí nào,nhưng với người tiêu dùng thì đây quả lại là điều vui, bởi họ được dùng thực phẩm có xuất xứ rõ ràng,giá cả và chất lượng tốt,đảm bảo hơn.
Không chỉ ở diễn đàn Agriviet của chúng ta các nhà chăn nuôi đang cảm thấy lo ngại,mà ở các diễn đàn và ngành nghề khác họ cũng đang trong tâm trạng như ta.
Nhưng rõ ràng là với người tiêu dùng chúng ta đang rất mong chờ vào TPP này,đơn giản chỉ là chúng ta đang chờ những sản phẩm mà hôm nay chúng ta phải mua với giá 10 triệu nhưng sẽ không lâu nữa món đồ này chỉ còn 6,đến 7 triệu.
Hãy lạc quan đón làn gió mới,khi đó năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ được nâng cao,họ không còn dựa dẫm quá nhiều vào Nhà nước nữa.
Còn các nhà chăn nuôi và trồng trọt?
Chúng ta đang phải mua những bao cám và thuốc trừ bệnh cho cây trồng với giá tạm gọi là '' cắt cổ'' vậy tới đây sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài họ nhảy vào để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước về lĩnh vực này điều đó khiến chúng ta không sướng sao?
Rất hay ! Rất nhiều mặt có lợi !
Còn thì, thị trường sẽ tự động điều chỉnh theo những quy luật vốn có của nó : VD : Từ trc tới nay, giá con giống bò luôn ở mức mà theo mình thấy là "quá cao" sẽ phải tự động điều chỉnh "đi xuống, còn xuống bao nhiêu và khi nào xuống thì thị trường sẽ quyết định ! Miễn sao giá cả đó giúp hàng nội "tồn tại" đc !, Thứ nữa là giá thức ăn chăn nuôi và các yếu tố đầu vào khác, có khi là cả "Lợi nhuận đơn vị tính trên mỗi con bò" cũng sẽ phải giảm xuống, và người chăn nuôi sẽ phải và hoàn toàn có thể thích nghi dần đc với sự thay đổi này . Thí dụ, Ở Chỗ mình, trung bình một con bò bắt về giá khoảng 15-17tr. Sau thời gian nuôi 10-15 tháng, xuất ra giá 27-30 triệu, như vậy, thu nhập ròng khoảng 10-15tr/con/ (Với tgian 1 năm). Số liệu này là tương đối thôi nhé ! Vì hộ nuôi này nuôi sl khoảng 10con/ lứa. Và quen đc với địa chỉ bắt giống cũng như lò thịt nên "mua gốc, bán ngọn".
Như trên đã nói, khi mà các hiệp định chính thức có hiệu lực thì chắc chắn lợi nhuận tính trên mỗi con bò sẽ phải giảm xuống ! Nhưng chắc chắn Ngành chăn nuôi bò thjt vẫn sẽ tồn tại, các yếu tố liên quan đều sẽ phải tự động điều chỉnh : Nhà sản xuất TACN, nhà sản xuất thuốc, nhà sản xuất con giống... đều sẽ phải tìm cách hạ giá thành sp và cả nhà chăn nuôi nữa, sẽ phải tìm cách tiết giảm chi phí đồng thời thay vì đc hưởng lợi nhuận đơn vị trên mỗi con bò cao như lúc trc thì nay họ sẽ phải nuôi với Số lượng lớn hơn !

Cũng chưa chắc tỷ suất lơị nhuận đã giảm đối với người chăn nuôi ! Giả sử với giá con giống 15tr/con thì sau 1 năm nuôi, lợi nhuận = 10tr/con (TSLN = 0,67), thì nay,. với giá con giống khoảng 10tr/con thì sau 1 năm nuôi, với giá TACN, thuốc thang... giảm thì lợi nhuận = 8tr/con/năm (TSLN = 0,8).
 
Nuôi một con bò một năm trời được công 15 triệu
thì không bằng đi lái xe ôm. Sau khi giá cả đã
ổn định, được công 10 triệu thì chết đói. Đó là
tôi đã tính cao hơn giá bạn đưa ra rồi đó nhé.
Bạn nói nuôi 10 con bò, thì một năm được trăm
triệu, có bằng công nhân trong hãng xưởng không?
 


Back
Top