Vì sao chúng ta cần yêu nông nghiệp?

  • Thread starter chienmdht
  • Ngày gửi
Em là 1 kỹ sư, là người làm ngành khác, nhưng em yêu nông nghiệp rất nhiều, em tôn trọng những sản phẩm của nông nghiệp và em hiểu người nông dân Việt Nam đáng được tôn trọng hơn thế này nhiều. Lẽ ra nông nghiệp phải được tôn trọng nhất so với các ngành khác chứ, sao lại ngược lại thế này? Cứ thử tưởng tượng rằng không có ai còn làm lúa, không có ai còn trồng rau, xem các ngành khác có ai sống được 1 ngày không? Vì thị trường không tôn trọng nông sản sạch nên người nông dân nhiều người vì tiền mà quên cái tâm, vì các ngành khác bất công với nông nghiệp, quá coi thường nông nghiệp, trả giá cho nông nghiệp quá thấp, đặc biệt là mấy cái người được gọi cái tên là "thương lái" và cả vì lúc nhỏ ai cũng được dạy là phải cố học hành để thoát nông nghiệp mới thoát nghèo, lúc nhỏ em làm nông với mẹ, em cũng được dạy như thế, nhưng giờ lớn lên rồi em hiểu rằng sao người ta lại dạy ngược đời thế chứ? Người ta vẫn nói cơm áo gạo tiền làm người ta phải phũ, nhưng ai bắt họ phũ vậy? Thị trường này, đích thị là thị trường bạc bội này rồi. Mà cái gốc của thị trường bội bạc là do từng thành viên trong xã hội bội bạc, mà gốc của từng thành viên trở nên như thế là do chúng ta ăn vội, làm vội, đi vội... quá lo lắng cho tương lai và đổ lỗi hay tiếc quá khứ mà ko biết tôn trọng hiện tại và làm cho nó tốt hơn. (Chiến sửa vì có 1 comment của Chiến ở cuối có khác 1 chút, Chiến của hôm nay sau 1 thời gian học hỏi có thay đổi nhận thức khác xưa 1 chút. Nếu ai mới đọc thì thử đọc comment của Chiến sẽ thấy vì sao chúng ta lại vội thế nhé :)


Thử hỏi người nông dân người ta sống bằng gì để vừa phục vụ giá rẻ cho quý vị, vừa có tiền để trao đổi mua bán với các vị bằng các ngành khác, thử hỏi con họ sống thế nào, đi học thế nào, ngành nào cũng đòi nhiều tiền, còn chưa kể tham nhũng và cách móc túi vĩ mô của các ngành khác nữa, chỉ có nông dân là chẳng được trả nhiều tiền, họ chi trả các chi phí khác thế nào khi tại vườn có 1000đ đến 2000đ/1 kg vải? Đừng bảo nông dân họ tham lam mà chính thị trường, những nhà kinh tế đang tung hô, đang nâng và dìm giá trị thực thay vào đó chỉ tính sự chênh lệch giá trị kinh tế, đánh vào tâm lý người dùng là muốn các thứ ngon bổ lại còn rẻ nữa, chúng ta, người nông dân và những người tiêu dùng chân chính bị thương mại hóa, các vị muốn được rẻ, được an toàn trước tiên các vị phải yêu nông nghiệp, tôn trọng nông sản, phải biết công biết của cho người ta. Chính các vị mới là người tham lam hám rẻ nhiều nhất chứ không phải nông dân, tất nhiên là mình không nói tất cả mọi người đều thế, nhưng nhìn thị trường và thương lái là như thế đấy.


Vâng, còn việc có thể thoát nông thì thoát nghèo nhưng thoát nông thì bất ổn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Có tiền nhiều nhưng giá trị cuộc sống, chất lượng cuộc sống liệu có tăng? Ngày nào cũng nhìn thấy thực phẩm bẩn, hít không khí bẩn với nồng độ CO2 quá mức cho phép khiến khó thở, uống nước bị ô nhiễm, thiên tai đe dọa, ai cũng chen chân lên thành phố thì tất nhiên đất thành phố phải tăng, bê tông hóa phải nhiều, CO2 phải vượt cấp....... Ví dụ nhà máy sản xuất xe máy làm cho kinh tế tăng, công nhân có việc làm.... thế nhưng mất đất nông nghiệp, ô nhiễm nhiều, sống vội vàng nhiều hơn, ép nhau nhiều hơn, vô cảm nhiều hơn, stress nhiều hơn, bất công nhiều hơn, tham ô nịnh bợ nhiều hơn (mình chứng kiến cảnh công nhân phải đút lót mới được vào làm nhân viên chính thức)....người nông dân tự dưng bị ép phải đi làm ngành khác vì họ cho rằng không làm thì không sống được, vì nông sản của họ rẻ mạt quá, vì họ bị cướp đất ruộng làm nhà máy. Tiền chỉ là phương tiện thanh toán, tiền là cái thứ ảo để trao đổi giá trị thực của hàng hóa, nhưng nhiều người đã coi tiền là tất cả, coi tiền có thể làm mọi thứ, cứu sống mọi con người.... tính ra con số tiền về kinh tế để làm gì khi chất lượng cuộc sống đang đi xuống? Sự phân công lao động đang bị bất công, đang bị quá lệch với người nông dân.


Tiền nhiều do doanh nghiệp thu về có cải thiện được cuộc sống không? Tiền cứ tăng, lạm phát tăng, thực phẩm, nông sản không có mà ăn thì tiền để làm gì?


Người đẹp người ta bảo ko có tiền thì cạp đất mà ăn à, còn tôi thì bảo nếu 1 ngày không có nông nghiệp, không có trồng trọt, thì lúc đó mới phải cạp đất mà ăn đấy? Cứ thử tưởng tượng 1 cảnh chiến tranh, hay có sóng thần, lũ quét cuốn trôi hết tiền của bạn, hết các sản phẩm hàng hiệu của bạn, thì lúc ấy bạn chắc chỉ nguyện cầu có 1 bát cháo mà ăn thôi. Đến đây bạn có yêu nông nghiệp không, có yêu môi trường không ạ? Lúc đó thì đúng là "phấn trắng son môi chẳng đẹp bằng mồ hôi trên má".
Nhìn lại nhu cầu thiết yếu của con người thì mới nhìn ra được sự phá hủy của cái xã hội hiện đại nó kinh khủng thế nào, và mới biết được đâu mới là hạnh phúc. Hạnh phúc có thể tìm thấy ở đâu nếu như cứ chạy theo mãi những thú vui giả tạo, cứ phải tranh giành mãi bằng chiến tranh, cứ phải thật hô vang hoành tráng.... để làm gì????? Khi nhu cầu sống đầu tiên là sự an toàn trong con người cần phải có mà con người cứ sống vội nên quên mất: nhu cầu ăn, ở, ngủ nghỉ, uống, thương yêu, chơi đùa và nhu cầu sống trong sự an toàn và làm việc để có được 1 cuộc sống an toàn như thế. Không phải là cần có nhiều tiền mà cần có sự hiểu biết về chất lượng cuộc sống.
Người ta vẫn bảo: "phi thương bất phú" thế nhưng người ta cũng bảo "phi nông bất ổn". Thế các bạn thích "phú" mà bất ổn hay các bạn thích "ổn" mà hạnh phúc, ổn mà không cần phải phú vẫn đủ cân bằng, đủ bình yên, dễ thở và không bị stress.


Hy vọng tất cả mọi người biết trân trọng nông sản, biết yêu nông nghiệp, yêu môi trường, sống vì lợi ích chung vì đó chính là yêu cuộc sống của chính mình, tôn trọng chính sức khỏe của mình! Em chỉ muốn điều đầu tiên là mọi người biết yêu nông nghiệp và biết mình đang sống vì 1 cuộc sống chất lượng hay cuộc sống giàu sang mà phá hủy.


Còn việc thực tế em muốn là lúc này là kết nối với doanh nghiệp khác để cùng giúp nông dân, em nghĩ đầu tiên mình nên làm các thứ đơn giản trước là:
- Thay đổi giáo dục con trẻ rằng: chúng ta cần phải yêu nông nghiệp chứ không phải thoát nông là thoát nghèo. Yêu nông nghiệp để cuộc sống ổn hơn, bình yên hơn. Ở nước ngoài làm nông dân hạnh phúc lắm chứ không bất hạnh như nông dân Việt Nam.
- Giúp hội mình ngày càng lớn mạnh, để có 1 thương hiệu nhiều người biết đến

- Làm lây lan lên cộng đồng để mọi người cùng biết yêu nông nghiệp, bảo vệ người nông dân, tăng thêm số người yêu nông nghiệp.


- Mỗi người sẽ có những đồng nghiệp với các ngành khác, hãy cùng kết nối với họ và rủ họ đến offline nông nghiệp với chúng ta. Việc này khó nhưng mỗi người cố gắng em nghĩ sẽ được, vì thông thường ai cũng lo mảng chuyên môn của mình, nhưng khi nhìn lại được cái gốc của cuộc sống là gì, có hạnh phúc không thì chúng ta cần 1 sức mạnh của cả cộng đồng mới có thể làm nên tiếng nói của nông dân.


- Chỉ cho họ cái nông nghiệp đang cần kết nối là làm gì, thì doanh nghiệp họ sẽ tìm được chỗ đứng liên kết với chúng ta: ví dụ ngành cơ khí giúp nông dân làm ra máy móc, ngành thủ công nghiệp giúp nông dân tận dụng sản phẩm nông nghiệp, ngành phân bón hữu cơ, ngành môi trường, ngành công nghệ thông tin đều có thể giúp nông dân, ngành y cần cây thuốc, cần bảo vệ 1 số thuốc quý của nông nghiệp, ngành lâm nghiệp kết hợp với nông nghiệp. Tất cả các ngành đều cần nông nghiệp và nông nghiệp cần tất cả các ngành lắng nghe tiếng nói của mình.

Em mới nghĩ được thế, em có gì còn sai sót mong mọi người góp ý và chia sẻ với em thêm nhé. Em mong rằng 1 ngày nào đó em góp được chút tâm nhỏ cho cộng đồng agriviet và cho người nông dân nói chung. Em viết bài này không có mục đích gì khác ngoài việc mong nông dân được tôn trọng, để nền nông nghiệp Việt Nam - thế mạnh của nước ta phát triển về đúng với vai trò của nó.

Chúc agriviet tuần mới an lành.
 


Last edited by a moderator:
Yêu nông nghiệp nhưng biết làm như thế nào đây khi mà giá cả ma người nông dân làm ra lại bán quáthấp. Híc. Tội mấy bác nông dân quá.
 
Có khá nhiều lý do để nông nghiệp VN chậm phát triển, trong đó có việc đất đai manh mún, sản xuất nhỏ lẻ. Đến lúc phải chấp nhận tích tụ đất đai, sản xuất lớn, nhiều nông dân sẽ trở thành công nhân trong nông nghiệp, còn hơn là nghèo cả đời để làm giàu cho gian thương.
 
Đến lúc phải chấp nhận tích tụ đất đai, sản xuất lớn, nhiều nông dân sẽ trở thành công nhân trong nông nghiệp, còn hơn là nghèo cả đời để làm giàu cho gian thương.

Vấn đề mấu chốt đầu tiên là Thị Trường và Quản Lý Thị Trường trước tiên bác ợ .... hàng tàu nó tràn lan giá rẻ nên sản phẩm nn của ta ko cạnh tranh nổi trên đất ta .... ngược lại những thứ chuyên biệt của dân ta lại phụ thuộc vào thu mua của TQ như Vải,Tôm Hùm,dưa hấu.thanh long

Ko giải quyết được thị trường ... thì các vấn đề khác như quy mô,con giống,sản xuất,chính sách hỗ trợ,vvv chả ăn thua
 
Em là 1 kỹ sư, là người làm ngành khác, nhưng em yêu nông nghiệp rất nhiều, em tôn trọng những sản phẩm của nông nghiệp và em hiểu người nông dân Việt Nam đáng được tôn trọng hơn thế này nhiều. Lẽ ra nông nghiệp phải được tôn trọng nhất so với các ngành khác chứ, sao lại ngược lại thế này? Cứ thử tưởng tượng rằng không có ai còn làm lúa, không có ai còn trồng rau, xem các ngành khác có ai sống được 1 ngày không? Vì thị trường không tôn trọng nông sản sạch nên người nông dân nhiều người vì tiền mà quên cái tâm, vì các ngành khác bất công với nông nghiệp, quá coi thường nông nghiệp, trả giá cho nông nghiệp quá thấp, đặc biệt là mấy cái người được gọi cái tên là "thương lái" và cả vì lúc nhỏ ai cũng được dạy là phải cố học hành để thoát nông nghiệp mới thoát nghèo, lúc nhỏ em làm nông với mẹ, em cũng được dạy như thế, nhưng giờ lớn lên rồi em hiểu rằng sao người ta lại dạy ngược đời thế chứ? Người ta vẫn nói cơm áo gạo tiền làm người ta phải phũ, nhưng ai bắt họ phũ vậy? Thị trường này, đích thị là thị trường bạc bội này rồi.
Chúc agriviet tuần mới an lành.
vì sau chúng ta yêu nông nghiệp ?vì nó nằm trong máu trong tiềm thức của mổi người việt nam.tất cả chúng ta sinh ra và lớn lên từ 1 quốc gia thuần nông .dù ai đi đâu làm gì trong họ vẩn man mác kí ức về làng quê của cha ông họ.những việt kiều xa xứ dù cuộc sống vật chất nơi ấy cao sang thế nào họ vẩn trăn trở về quê hương bản xứ nơi có những cánh đồng mênh mông .nơi có những người dân chất phát thật thà.và củng là nơi thiệt thòi nhất.nơi ấy luôn là tiền tuyến .muôn đời nông dân việt nam đứng ở đầu sóng ngọn gió.
muốn đưa nông dân . nông nghiệp việt lên tầm cao là 1 cuộc cách mạng khổng lồ chứ không phãi là những lời hứa suôn. những dự án mơ hồ . kiểu đánh trống bỏ dùi.
không ít anh em mơ đến 1 cách đồng mẩu lớn.mơ đến nền nông nghiệp hiện đại tự động hóa...làm nổi không ?hảy cứ mơ đi.khi mà những cái nhỏ nhất từ hạt phân bón.hạt giống còn bị lừa lên lừ xuốn.khi mà chỉ vài sào đất nông dân còn mất phương hướng canh tác. làm gì ? làm được rồi bán cho ai ?ai cần mua giá như thế nào.tất cả đều trong chờ vào yếu tố hên xui...
nông nghiệp việt.nông dân việt .đang đơn độc đấy. đang thiếu lòng tin đấy,thiếu khoa học kỷ thuật đấy.thiếu vốn đấy.hảy nhìn họ kỉ và thấy họ là 1 thị trường rộng mở .đem đến cho họ sản phẩm kỷ thuật.sản phẩm trí tuệ. những dự án khoa học thật sự hửu ít.nhửng phương pháp kinh doanh hàng hóa .phương pháp bảo quản nông sản.kỷ thuật chăn nuôi trồng trọt .tất cả phãi đem đến với họ bằng cái tâm .bằng lòng tự trọng nếu làm được như vậy họ sẽ đón nhận bằng sự hàm ơn.và người đem đến cho họ được cả 1 thị trường đắc địa vô cùng tận.vậy có mấy thương nhân nào thấy chưa ? mấy cơ sở khoa học nào thấy chưa? các nhà khoa học ở đâu.các nhà chiến lược ở đâu .1 thị trường khan hiếm tất cả đang chờ gọi sau không vào .chúng ta thiếu tài hay thiếu đức.cứ nhìn họ bằng cặp mắt đạo đức giả mãi sao? đừng nghĩ họ cần ta.đừng nghĩ ta đang cứu họ .mà hiểu là ta cần họ.ta đang cứu ta.muốn cùng họ đến đỉnh cao thì phãi thật sự đồng hành với họ có tiếng nói chung với họ.hiện nay họ đang phòng thủ đấy.đang có những tiếng nói riêng đấy.đang có những thành tựu cá nhân đấy .cho dù tất cả chỉ là 1 sự phòng thủ phòng thủ để tồn tại.muốn vực họ lên thế tấn công chỉ có thể làm được khi chúng ta có 1 hệ thống tham mưu thật tài.thật đức.khó quá làm sau ?được không ?uổn thiệt một niến bánh quá ngon đang chờ người biết cách ăn mãi mà chưa thấy.
chúng ta đừng buồn với nông sản luôn bị thương lái chèn ép.mà chúng ta phãi buồn là mình chưa đủ lực đủ tài đề đối phó.đó là nổi buồn thực tế .
man mác mãi mãi là những làn điệu dân ca ...buồn
 
Yêu nông nghiệp nhưng biết làm như thế nào đây khi mà giá cả ma người nông dân làm ra lại bán quáthấp. Híc. Tội mấy bác nông dân quá.
Thế thì bác ủng hộ cho những người làm nông sản sạch, tìm đến tận gốc của những người nông dân để mua nông sản, để họ được tự biết bán sản phẩm của mình mà ko phụ thuộc vào thương lái, hoặc tự sản xuất nông sản để cung cấp cho gia đình và người thân, để sức khỏe của bác cũng được an tâm. Đầu tiên là thế. Riêng với nông nghiệp thì em tránh con buôn càng xa càng tốt :D
Có khá nhiều lý do để nông nghiệp VN chậm phát triển, trong đó có việc đất đai manh mún, sản xuất nhỏ lẻ. Đến lúc phải chấp nhận tích tụ đất đai, sản xuất lớn, nhiều nông dân sẽ trở thành công nhân trong nông nghiệp, còn hơn là nghèo cả đời để làm giàu cho gian thương.
Em thì nghĩ khác bác, em nghĩ từ những cái nhỏ trước và nghĩ giải quyết đầu ra an toàn trước thì mới làm được lớn ạ. Bao giờ em cũng ghi nhớ 1 điều là "think big do small"
Vấn đề mấu chốt đầu tiên là Thị Trường và Quản Lý Thị Trường trước tiên bác ợ .... hàng tàu nó tràn lan giá rẻ nên sản phẩm nn của ta ko cạnh tranh nổi trên đất ta .... ngược lại những thứ chuyên biệt của dân ta lại phụ thuộc vào thu mua của TQ như Vải,Tôm Hùm,dưa hấu.thanh long
Ko giải quyết được thị trường ... thì các vấn đề khác như quy mô,con giống,sản xuất,chính sách hỗ trợ,vvv chả ăn thua
Đúng rồi ạ, muốn giải quyết thị trường thì cũng cần 1 tập thể, 1 thương hiệu và cần cả tình yêu nông nghiệp của các ngành khác dành cho nông dân. Nông dân cần biết điều khiển thị trường từ đầu vào đầu ra, không để cho họ ép mình nữa, sản xuất có quy mô và kế hoạch. Ví dụ thành lập hội trồng vải, hội trồng rau, hội cây thuốc... trong đó em ví dụ hội tự điều chỉnh vụ rau lệch nhau, hoặc mỗi người trồng 1 loại, tập trung những loại đó thành 1 cửa hàng nông sản sạch, đa dạng các mặt hàng, hoặc chia sẻ cho nhau những phương pháp hữu cơ và các phương pháp bảo quản, sấy khô để sản xuất vải sấy xuất sang nước ngoài chẳng hạn...
vì sau chúng ta yêu nông nghiệp ?vì nó nằm trong máu trong tiềm thức của mổi người việt nam.tất cả chúng ta sinh ra và lớn lên từ 1 quốc gia thuần nông .dù ai đi đâu làm gì trong họ vẩn man mác kí ức về làng quê của cha ông họ.những việt kiều xa xứ dù cuộc sống vật chất nơi ấy cao sang thế nào họ vẩn trăn trở về quê hương bản xứ nơi có những cánh đồng mênh mông .nơi có những người dân chất phát thật thà.và củng là nơi thiệt thòi nhất.nơi ấy luôn là tiền tuyến .muôn đời nông dân việt nam đứng ở đầu sóng ngọn gió.
muốn đưa nông dân . nông nghiệp việt lên tầm cao là 1 cuộc cách mạng khổng lồ chứ không phãi là những lời hứa suôn. những dự án mơ hồ . kiểu đánh trống bỏ dùi.
không ít anh em mơ đến 1 cách đồng mẩu lớn.mơ đến nền nông nghiệp hiện đại tự động hóa...làm nổi không ?hảy cứ mơ đi.khi mà những cái nhỏ nhất từ hạt phân bón.hạt giống còn bị lừa lên lừ xuốn.khi mà chỉ vài sào đất nông dân còn mất phương hướng canh tác. làm gì ? làm được rồi bán cho ai ?ai cần mua giá như thế nào.tất cả đều trong chờ vào yếu tố hên xui...
nông nghiệp việt.nông dân việt .đang đơn độc đấy. đang thiếu lòng tin đấy,thiếu khoa học kỷ thuật đấy.thiếu vốn đấy.hảy nhìn họ kỉ và thấy họ là 1 thị trường rộng mở .đem đến cho họ sản phẩm kỷ thuật.sản phẩm trí tuệ. những dự án khoa học thật sự hửu ít.nhửng phương pháp kinh doanh hàng hóa .phương pháp bảo quản nông sản.kỷ thuật chăn nuôi trồng trọt .tất cả phãi đem đến với họ bằng cái tâm .bằng lòng tự trọng nếu làm được như vậy họ sẽ đón nhận bằng sự hàm ơn.và người đem đến cho họ được cả 1 thị trường đắc địa vô cùng tận.vậy có mấy thương nhân nào thấy chưa ? mấy cơ sở khoa học nào thấy chưa? các nhà khoa học ở đâu.các nhà chiến lược ở đâu .1 thị trường khan hiếm tất cả đang chờ gọi sau không vào .chúng ta thiếu tài hay thiếu đức.cứ nhìn họ bằng cặp mắt đạo đức giả mãi sao? đừng nghĩ họ cần ta.đừng nghĩ ta đang cứu họ .mà hiểu là ta cần họ.ta đang cứu ta.muốn cùng họ đến đỉnh cao thì phãi thật sự đồng hành với họ có tiếng nói chung với họ.hiện nay họ đang phòng thủ đấy.đang có những tiếng nói riêng đấy.đang có những thành tựu cá nhân đấy .cho dù tất cả chỉ là 1 sự phòng thủ phòng thủ để tồn tại.muốn vực họ lên thế tấn công chỉ có thể làm được khi chúng ta có 1 hệ thống tham mưu thật tài.thật đức.khó quá làm sau ?được không ?uổn thiệt một niến bánh quá ngon đang chờ người biết cách ăn mãi mà chưa thấy.
chúng ta đừng buồn với nông sản luôn bị thương lái chèn ép.mà chúng ta phãi buồn là mình chưa đủ lực đủ tài đề đối phó.đó là nổi buồn thực tế .
man mác mãi mãi là những làn điệu dân ca ...buồn
Em cũng buồn vì tất cả những gì em nhìn thấy, nhưng 1 mình em ko thay đổi được mà phải cả cộng đồng này mới thay đổi được. Trước tiên em sẽ phải giải quyết những cái nhỏ quanh em đã, em ko tham cánh đồng mẫu lớn, em muốn từng cánh đồng mẫu nhỏ hiệu quả đã rồi mới nghĩ đến xa hơn, em muốn nông dân tự tin hơn, muốn kết hợp với nhau cùng làm, muốn nhiều anh chị em tuổi trẻ cống hiến và đam mê với nông nghiệp nhiều hơn thay vì bỏ làng bỏ ruộng đi làm thuê những ngành mang tính phá hủy...Điều cần thay đổi trước tiên em nghĩ là từ sự tự tin của con người và cái tâm của con người.
 

Em cũng buồn vì tất cả những gì em nhìn thấy, nhưng 1 mình em ko thay đổi được mà phải cả cộng đồng này mới thay đổi được. Trước tiên em sẽ phải giải quyết những cái nhỏ quanh em đã, em ko tham cánh đồng mẫu lớn, em muốn từng cánh đồng mẫu nhỏ hiệu quả đã rồi mới nghĩ đến xa hơn, em muốn nông dân tự tin hơn, muốn kết hợp với nhau cùng làm, muốn nhiều anh chị em tuổi trẻ cống hiến và đam mê với nông nghiệp nhiều hơn thay vì bỏ làng bỏ ruộng đi làm thuê những ngành mang tính phá hủy...Điều cần thay đổi trước tiên em nghĩ là từ sự tự tin của con người và cái tâm của con người.
suy nghĩ của em thực tế đấy.muốn vượt khỏi 1 sa mạc mênh mông cần những bước chân kiên nhẩn.hảy bắt đầu từ cái nhỏ nhất .tạo hiệu quả từ nó để tồn tại và phát triển.nông dân mình không ai thích rời bỏ ruộn vườn mà đến xứ người đâu.nhưng canh tác không hiệu quả. thiếu vốn thiếu kỷ thuật ...làm sau mà sống.hảy tìm hiểu và phát triển những mô hình nông hộ .làm sau để có hiệu quả thực tế ngay trên mãnh vườn khu ruộng của chính mình trước cái đã.khi mọi nông dân liên kết cùng có hiệu quả rồi mới ngẩn đầu cao hơn nhìn xa hơn.chỉ bấy nhiêu thôi mà còn chưa làm nổi thì chuyện lớn mơ làm gì.hảy mời gọi lớp trẻ của chúng ta đông hơn nhiều hơn tư duy thực tế cho nông nghiệp chúng ta đi.chính các bạn trẻ các bạn hảy nói.hảy nghĩ, và hãy làm .nông dân mình giờ mắt thấy tai nghe họ còn nghi ngờ nữa chứ văn bản ..báo cáo..kiểu gỏ phím họ không tin nữa đâu hành động thực tế cho họ cho chính chúng ta đi.làm sau để 1 bác nông dân đừng rời bỏ ruộn khi giáp hạt mà phải ở lại làm 1 cái gì đó vừa chăm nhà vừa chăm vườn đả là thành công rồi.
 
vì sao chúng ta cần yêu nông nghiệp ?.................ôi câu hỏi này sẽ đẻ ra vô vàng chuyện và lí do vì sao.nhưng có những lí do thâm thúy nhất chắc có lẽ phải nhờ tới bác @Mục-Tử rồi.
 
Em cảm nhận được nhiệt huyết của chị đối với ngành nông nghiệp, rất nhiệt huyết, bài phân tích cũng rất hay nhưng mà sao toàn trách móc không vậy ạ, em thấy nông nghiệp Việt Nam cũng đang phát triển lắm chứ, hôm nào chị viết thêm một bài về chiều hướng tốt thử xem nhé em nghĩ tinh thần sẽ tốt hơn nhiều, còn một cái nữa em nghĩ yêu nông nghiệp không chỉ có bấy nhiêu lý do đó đâu ạ, nhiều người làm vườn họ yêu từng cành cây, ngọn cỏ, con vật mà họ nuôi, nhìn thấy chúng lớn từng ngày, đơm thành những quả ngọt phục vụ cho người tiêu dùng, sẽ vui lắm khi đi ra đường nhìn thấy người khác đang dùng những sản phẩm mình ra và tấm tắc khen, vậy là về nhà lại thêm sức mạnh để làm nông nghiệp hihi
 
Em cảm nhận được nhiệt huyết của chị đối với ngành nông nghiệp, rất nhiệt huyết, bài phân tích cũng rất hay nhưng mà sao toàn trách móc không vậy ạ, em thấy nông nghiệp Việt Nam cũng đang phát triển lắm chứ, hôm nào chị viết thêm một bài về chiều hướng tốt thử xem nhé em nghĩ tinh thần sẽ tốt hơn nhiều, còn một cái nữa em nghĩ yêu nông nghiệp không chỉ có bấy nhiêu lý do đó đâu ạ, nhiều người làm vườn họ yêu từng cành cây, ngọn cỏ, con vật mà họ nuôi, nhìn thấy chúng lớn từng ngày, đơm thành những quả ngọt phục vụ cho người tiêu dùng, sẽ vui lắm khi đi ra đường nhìn thấy người khác đang dùng những sản phẩm mình ra và tấm tắc khen, vậy là về nhà lại thêm sức mạnh để làm nông nghiệp hihi
Hic, cảm ơn em nhé. Mong có nhiều bạn trẻ cùng giúp nông dân.
Chị viết chủ yếu kêu gọi những người ko yêu nông nghiệp thì biết nhìn lại mình và biết yêu nông nghiệp. Còn những người yêu nông nghiệp thì chắc chắn là sẽ có cảm xúc với cây cối như em nói, cả chị cũng thế. Chị cũng là người tích cực lắm, em yên tâm :D Lúc nào có thời gian chị viết thêm, nhưng bài này thì chị muốn mọi người nhìn ra cái thực tế, trước khi nói với họ về mấy thứ lãng mạn của tình yêu nông nghiệp em ạ :D. Chị thấy nông nghiệp Việt Nam phát triển nhưng nông dân vẫn khổ và người tiêu dùng vẫn dùng sản phẩm không an toàn, giá cả vẫn đắt, có những sự vô lý ở đó, có phát triển nhưng không hiệu quả và không thực sự vì một cuộc sống chất lượng mà vì 1 cuộc sống chạy theo đồng tiền, vì 1 cuộc sống mang tính phá hủy. Ý của chị là thế :D
Nông nghiệp và thiên nhiên vốn dĩ rất tuyệt vời, là 1 quy trình khép kín của sự sống, nên chúng ta cần phải bảo vệ, ở trên này ai cũng yêu nông nghiệp thì mới vào đây, còn các ngành khác không biết đến bao giờ họ mới biết yêu nông nghiệp, chúng ta cần phải có tiếng nói của chúng ta, những người nông dân vốn dĩ là thật thà.
 
Yêu thì được gì. Nước mình cái gì cũng nhập khẩu. Mới đây nghe rằng nước mình đang nhập nhiều bò úc vào để lấy thịt. Liệu như thế ngành chăn nuôi nước mình có bị điêu đứng không? Người chăn nuôi sẽ còn con gì để mà nuôi nữa đây.
 
Yêu thì được gì. Nước mình cái gì cũng nhập khẩu. Mới đây nghe rằng nước mình đang nhập nhiều bò úc vào để lấy thịt. Liệu như thế ngành chăn nuôi nước mình có bị điêu đứng không? Người chăn nuôi sẽ còn con gì để mà nuôi nữa đây.
Ngành nông nghiệp ai cũng yêu nông nghiệp, mỗi tội ai cũng có câu hỏi yêu thì được gì. Em hiểu. Bài viết của em dành cho những người ngành khác, những người không hiểu được nông dân khổ như thế nào. Nếu các ngành khác biết được rằng tôn trọng nông nghiệp trong nước thì họ vừa được rẻ vừa được an toàn, thì có lẽ không bị nhà nước nhập khẩu nhiều như thế....Nếu ai cũng có tình thương với nhân loại và sống vì cộng đồng thì có lẽ tình yêu lúc ấy mới phát huy được hết.
Em thì không có định hướng chăn nuôi bác ạ, vì em là người thích ăn chay nên em có nhiều dự định về trồng trọt, trồng nấm nên với em thì lời khuyên ngành chăn nuôi có điêu đứng không thì hơi khó.
 
nông dân khi sản xuất ra nông phẩm không tự quyết định được giá cả mà phải qua buôn..đó là lý do nông dân không được tôn trọng.
 
Yêu thì được gì khi mà nhà nước cứ nhập hết cái này đến cái kia làm giá cả trong nước giảm mạn. Nông dân điêu đứng. Mệt. Nói hoài
 
Vấn đề mấu chốt đầu tiên là Thị Trường và Quản Lý Thị Trường trước tiên bác ợ .... hàng tàu nó tràn lan giá rẻ nên sản phẩm nn của ta ko cạnh tranh nổi trên đất ta .... ngược lại những thứ chuyên biệt của dân ta lại phụ thuộc vào thu mua của TQ như Vải,Tôm Hùm,dưa hấu.thanh long

Ko giải quyết được thị trường ... thì các vấn đề khác như quy mô,con giống,sản xuất,chính sách hỗ trợ,vvv chả ăn thua
Làm ăn lớn thì mới giải quyết được vấn đề thị trường và nhiều vấn đề khác Bác ợ ! Mai mốt đây sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ chỉ còn ở những người có thú làm nông, và những người này cũng ít dần theo thời gian vì những biến chuyển tất yếu của xã hội.
Vậy nên những ai có thú làm nông hãy tranh thủ tận dụng thời gian nhé để thỏa mãn cái thú này và cũng chia sẻ với những người cùng sở thích nhé :Huh:
 
nông dân khi sản xuất ra nông phẩm không tự quyết định được giá cả mà phải qua buôn..đó là lý do nông dân không được tôn trọng.
- nước ngoài nhập hàng của ta thì kiểm tra này nọ nói ta phá giá. việt nam thì ai muốn nhập gì thì nhập. :D . có lẽ vấn đề này nông dân chúng ta ko giải quyết được. đợi nhà nước thôi. có bao nhiêu anh lãnh đạo nhà nước ta mà ko xuất thân từ nông dân cơ chứ( chắc tầm 10% xuất thân từ ngành khác). thế mà quên mất hết nguồn góc của mình rồi, bỏ chúng ta ở đây than với vãn.
 
có người hỏi tôi làm nông có giàu được không? tôi kinh doanh thua lổ 1 số tiền khá lớn nhiều người nói với tôi làm nhà nông chừng nào mới có nổi số tiền đó ? những câu hỏi rất thực tế mình lại không can đảm trả lời mà chỉ nói chung chung thôi .vì trong tâm mình sợ người ta sẽ bỏ nông nghiệp.cuộc sống cơm áo gạo tiền nó đã tách quá nhiều nông dân tìm cách rời bỏ ruộn vườn.
phần đông những nông trang nông trại hiện nay họ phát triển không từ lợi nhuận nông nghiệp mà từ nguồn tích lủy của những nghành khác .họ đầu tư vào nông nghiệp với tâm lí.về vườn.hưởng thú điền viên.hoặc tìm hiểu tìm hướng đột phá.hoặc cố duy trì bảo vệ nền nông nghiệp nước nhà.và củng không ít nông trại là để..rửa tiền.
một số nữa là những nông dân có ô, có gốc đầu tư vào nông nghiệp bằng vốn của ngân hàng bằng các nguồn vốn ưu đãi mà nông dân thường không thể có vé dự.
thực tế trước mắt .những nông dân thuần chất cầm cố sổ đỏ đất đai đầu tư vào cây cao su .tưởng như đã thoát nghèo bây giờ thì sau đây .hàng loạt cao su đang thành củi .nông dân việt nam nghèo nhưng chơi sang là vậy đó.
bức tranh nông nghiệp việt nam là 1 gam màu tối chưa có họa sỉ nào đủ sức làm cho nó sáng cả .trong tranh có hình ảnh 1 người nông dân đang lom khom cấy lúa trên mảnh ruộn cằn cổi .sát chân ruộn ấy là cả 1 nhà máy đồ sộ của nước ngoài nó sẽ 1 ngày nào nuốt gọn mãnh ruộn nhỏ của anh ta thôi . anh sẽ có 1 số tiền và sẽ bước vào sân chơi vốn dĩ không dành cho anh và ...anh sẽ nghèo hơn chử nghèo .sự thật là như vậy đấy . tôi nhớ 2 câu thơ
đêm sau đêm mãi tối mò.
đêm đến bao giờ mới sáng cho.
không còn nhớ tên tác giả nhưng còn nhớ nó xuất hiện vào khoảng giủa thế kỷ 19 khi đất còn chìm trong nô lệ .nó đã nhen nhóm trong lòng các nông dân 1 niềm tin ngày mai trời sẽ sáng. tôi sẽ tìm lại bài thơ này .và trân trọng nó như 1 cổ vật vì ...nó đúng mãi với nông dân việt .cái đúng đáng nguyền rủa.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top